TERRY OLSON – Thẩm phán Tham Chính Viện, Cộng hòa Pháp
Ở Pháp, nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước có hai đặc điểm đáng chú ý:
– Nguyên tắc này được khẳng định trong pháp luật Pháp sớm hơn nhiều so với các nước khác;
– Nguyên tắc này không xuất phát từ ý chí của nhà lập pháp, mà hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án.
1. Tình hình trước năm 1873
Tại một số Quốc gia Châu Âu, trách nhiệm bồi thường nhà nước chỉ được thừa nhận trong thế kỷ thứ XX chứ không sớm hơn. Ví dụ như ở Anh Quốc, phải đến năm 1947 thì trách nhiệm bồi thường nhà nước mới được quy định trong luật.
Nước Pháp đã thực hiện bước đi đó ngay từ năm 1873. Như vậy, có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường nhà nước đã được ghi nhận tương đối sớm trong hệ thống pháp luật Pháp.
Cho đến tận giai đoạn đầu của nền Đệ tam Cộng hòa (1875 – 1940), ý tưởng buộc các cơ quan nhà nước phải bồi thường những thiệt hại do hành động sai trái của họ gây ra vẫn chưa được khẳng định rõ nét. Các cơ quan nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trong hai trường hợp:
– Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng;
– Khi luật quy định rõ trường hợp cơ quan nhà nước phải bồi thường. Trong thực tế, chỉ có một trường hợp được quy định rõ trong luật, đó là trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện các công trình công mà gây ra thiệt hại (Luật ngày 28 tháng Mưa, năm thứ VIII, lịch Cộng hòa).
Trong tất cả các trường hợp khác, vẫn áp dụng quan niệm truyền thống theo đó mọi pháp nhân công pháp – hay suy cho cùng là Nhà nước – đều không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành động của họ gây ra. Tiếp nối tinh thần của câu ngạn ngữ “Vua không thể làm sai“, quan niệm thời đó cho rằng việc thực hiện các hành vi công quyền không thể đi đôi với trách nhiệm bồi thường thiệt hại như được quy định trong Bộ luật dân sự 1804 cho các chủ thể của luật tư. Quan niệm này được duy trì trong một thời gian khá dài, bởi vì cho đến tận năm 1896, nhà lý luận nổi tiếng về luật hành chính của Pháp là Edouard LAFERRIERE vẫn còn viết như sau “Nét riêng biệt của quyền lực công, đó là tất cả mọi chủ thể đều phải tuân thủ theo nó mà không thể đòi hỏi bất kỳ sự đền bù nào”.
Chế độ trách nhiệm của các pháp nhân công pháp được hình thành trên cơ sở hai yếu tố: thứ nhất là sự khẳng định trách nhiệm của hệ thống hành chính, thứ hai là việc chuyên biệt hóa trách nhiệm đó bởi Tòa án xung đột thẩm quyền. Xin nhắc lại rằng Tòa án xung đột thẩm quyền là tòa án có cơ cấu bao gồm một nửa thành viên là thẩm phán của Tham Chính viện (Tòa án hành chính tối cao[1]) và một nửa thành viên là thẩm phán của Tòa án Tư pháp tối cao. Nhiệm vụ của Tòa án xung đột thẩm quyền là giải quyết mọi trường hợp có xảy ra xung đột thẩm quyền xét xử giữa hai ngạch tòa án (ngạch tòa án tư pháp và ngạch tòa án hành chính). Chính Tòa án xung đột thẩm quyền đã xác định những hệ quả cụ thể của việc thành lập hệ thống tài phán hành chính hoàn toàn độc lập với bộ máy hành pháp sau sự sụp đổ của Đệ nhị Đế chế (chế độ quân chủ của Napoléon III, kéo dài từ 1852 đến 1870).
Thật vậy, đạo luật ngày 24/05/1872 (hay còn gọi là Luật Gambetta) đã khởi đầu cho một cuộc cải cách hết sức quan trọng trong lĩnh vực pháp luật hành chính. Đạo luật này đã xóa bỏ hệ thống tài phán hành chính kiềm chế và thay thế vào đó hệ thống tài phán hành chính ủy quyền. Đối với những ai chưa biết về luật hành chính của Pháp, thì đây là hai khái niệm rất khó hiểu. Tuy nhiên, nội hàm của chúng rất đơn giản:
– Trước thời điểm ban hành luật Gambetta, mọi vụ kiện hành chính – dù là kiện đòi hủy quyết định hành chính hay kiện đòi bồi thường thiệt hại – đều được Tham Chính viện thẩm cứu và xét xử, sau đó Tham Chính viện xây dựng dự thảo bản án và trình lên người đứng đầu Nhà nước; bản án chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đã được người đứng đầu Nhà nước phê chuẩn. Người ta gọi hệ thống tài phán này là “tài phán kiềm chế“, có nghĩa là việc xét xử “nằm trong sự kiềm chế của người đứng đầu Nhà nước”. Trong thực tiễn, hầu như mọi dự thảo bản án do Tham Chính viện trình đều được phê chuẩn, vấn đề chỉ là nhanh hay chậm mà thôi. Nhìn chung, chưa có người đứng đầu Nhà nước nào của Pháp từ chối phê chuẩn một dự thảo đã được Tham Chính viện tranh luận và thông qua. Với cơ chế phê chuẩn như vậy, bản án giải quyết bồi thường thiệt hại rõ ràng mang tính chất của một quyết định giải quyết khiếu nại. Chính vì lẽ đó cho nên khi Nhà nước bồi thường thiệt hại không có nghĩa là Nhà nước đã thực hiện một nghĩa vụ, nói cách khác là vẫn chưa có sự thừa nhận chính thức về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các pháp nhân công pháp;
– Với việc ban hành Luật Gambetta, Tham Chính viện trở thành một cơ quan tài phán độc lập, được quyền “nhân danh nhân dân Pháp” để ra bản án tương tự như các tòa án tư pháp. Kể từ đây, sợi “dây rốn“ giữa quyền hành pháp và Tham Chính viện chính thức bị cắt bỏ. Tài phán hành chính không còn bị “kiềm chế” trong tay của người đứng đầu Nhà nước nữa mà được “ủy quyền” cho Tham Chính viện.
2. Sự khẳng định của án lệ, xuất phát điểm cho những bước phát triển mới về trách nhiệm bồi thường nhà nước trong thực tiễn xét xử và trong pháp luật thực định
Sau thời điểm ban hành luật Gambetta, một vấn đề mới được đặt ra: có hay không trách nhiệm bồi thường của cơ quan hành chính đối với những thiệt hại do lỗi của họ gây ra.
Lúc đó có ba hướng giải quyết vấn đề này :
ü Tiếp tục phủ nhận mọi trách nhiệm bồi thường của pháp nhân công pháp đối với những thiệt hại mà hành động của họ có thể gây ra;
Khẳng định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân công pháp theo quy định chung của pháp luật, tức là một cơ chế trách nhiệm theo quy định tại Điều 1382 Bộ luật dân sự. Nếu theo hướng này thì các pháp nhân công pháp cũng trở thành những chủ thể pháp luật giống như mọi tổ chức, cá nhân khác và có trách nhiệm bồi thường thiệt
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
[1] Những phần in nghiêng và đóng ngoặc đơn là chú thích của người dịch.
SOURCE: HỘI THẢO QUỐC TẾ “PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC”. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, Hà Nội, 10- 11/09/2007
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, 8. Tố tụng nước ngoài, Lý luận chung, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Trách nhiệm dân sự |
Leave a Reply