ALEXANDRE DAVID – Thẩm phán, Ban Pháp luật tố tụng và pháp luật lao động, Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp[1]
Điều khoản lạm dụng là một quy định đặc thù trong pháp luật về tiêu dùng ở Pháp và châu Âu. Trong khoảng một thập kỷ, từ năm 1970, ở Pháp, châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, người ta bắt đầu xem xét lại những quy định chung về hiệu lực hợp đồng và nhận thấy rằng những quy định đó không đủ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng.
Trong hợp đồng, có một số quy định bất lợi cho người tiêu dùng nhưng ngay chính bản thân họ lại không nhận thức được điều đó. Nhà làm luật cảm thấy phải quan tâm đặc biệt hơn nữa đến các điều khoản lạm dụng để có thể thiết lập một mối quan hệ bình đẳng giữa bên mua và bên bán. Với mục đích đó, đã có rất nhiều hợp đồng theo mẫu được soạn thảo và rất nhiều nước lựa chọn áp dụng các hợp đồng này như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức và Pháp (năm 1978)…
Cách tiếp cận của Pháp đặc biệt ở chỗ dành nhiều ưu tiên cho việc phòng ngừa thiệt hại hơn là các giải pháp nhằm bồi thường thiệt hại. Chính vì thế, giải quyết bằng biện pháp hành chính được ưu tiên hơn là giải quyết qua con đường tài phán. Các nhà làm luật lo ngại nhiều nguy cơ phát sinh từ các giải pháp khác nhau mà tòa án có thể đưa ra cho cùng một vấn đề.
Ví dụ, thẩm phán A sau khi xem xét nghiên cứu hợp đồng mẫu sẽ đưa ra một giải pháp khác hoàn toàn với thẩm phán B cũng nghiên cứu cùng một hợp đồng đó.
Nói cách khác, cùng một điều khoản quy định trong hợp đồng nhưng lại có nhiều giải pháp khác nhau do các thẩm phán ở các địa hạt khác nhau đưa ra. Vì vậy, nhà làm luật đã quyết định sẽ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính.
Theo quan điểm của các nhà làm luật, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được biết về những điều khoản không thể đưa vào hợp đồng để tránh vi phạm các quy định về điều khoản lạm dụng. Đây cũng là một phương thức để cảnh báo người tiêu dùng, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, họ nắm được những điều khoản thế nào thì bị coi là lạm dụng và bản thân người tiêu dùng cũng tự bảo vệ mình.
…
[1] Tác giả cũng từng là thành viên của Ủy ban về Điều khoản lạm dụng của Pháp trong nhiều năm
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: HỘI THẢO VỀ DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP. HÀ NỘI, 20-21/4/2010
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, 4. Bảo vệ người tiêu dùng, 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, Hợp đồng, Lý luận chung, TÀI LIỆU THAM KHẢO |
Leave a Reply