admin@phapluatdansu.edu.vn

Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Picture1BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới

1. Các cách tiếp cận chủ đạo về pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới

Do sự yếu thế của người tiêu dung (NTD) trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ, NTD đôi khi không thể đưa ra các quyết định mua sắm, chọn lựa đúng đắn và phù hợp nhất với lợi ích của họ. Chính vì lý do đó, Nhà nước phải can thiệp để bảo vệ lợi ích của NTD. Có hai cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của NTD:

(i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm; hoặc Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Product-Liability PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH & TS. NGUYỄN BÍCH THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái quát sự phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới

Trong mối tương quan giữa các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn luôn ở vị thế yếu hơn. Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm là các thương nhân có kinh nghiệm và luôn nắm giữ thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm so với người tiêu dùng. Trong khi đó, người tiêu dùng là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy cơ mất an toàn và bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng hoặc có khuyết tật gây ra. Xã hội càng phát triển, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng – bên yếu thế càng được đặt ra cấp thiết.

Continue reading

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

Kỷ yếu Tọa đàm “LUẬT THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”

Commercial-law-services1-533x800GS. Michel GERMAIN, Đại học Paris II – Cộng hòa Pháp:

Trước tiên, tôi cũng sẽ trình bày một vài nhật xét chung về dự thảo Luật Thương mại này. Theo tôi, đây là một dự thảo rất giàu về nội dung và rất bổ ích. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết và đây là các vấn đề luôn tồn tại trong những hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa Luật Thương mại và luật dân sự. Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG YẾU THẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN

 NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP – Khoa Luật, Đại học Quốc gia

NGUYỄN TIẾN ĐẠT – Học viện Chính sách và Phát triển

1. Khái niệm “người tiêu dùng yếu thế” trong quan hệ tiêu dùng

Mặc dù, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO từng phân tích: “Tính dễ bị tổn thương là một phần của điều kiện của con người; một số người có thể nói rằng những tổn thương đó khiến chúng ta ‘con người’ hơn. Không ai là không bị tổn thương…”[1]. Điều này cho thấy bất cứ chủ thể nào không chỉ riêng người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng đều phải đối mặt với những rủi ro bị tổn thương. Nhu cầu bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng xuất hiện từ khi khái niệm “hợp đồng” chính thức được quy định trong luật pháp thời kỳ La Mã. Ví dụ, nguyên tắc thiện chí bona fides của Tòa án; cơ chế exception doli để giải phóng nghĩa vụ cho con nợ hay các quy định bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong Luật 12 bảng… Trong pháp luật hiện đại, mỗi chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác nhau sẽ được đặc trưng bởi những rủi ro bị tổn thương khác nhau, và người tiêu dùng là một chủ thể như vậy. Khái niệm “nhóm yếu thế” (tiếng anh: Disadvantaged groups) thường được sử dụng để nói về một nhóm người đặc trưng bởi những rủi ro cao hơn về sự nghèo đói, loại trừ khỏi xã hội, sự phân biệt và bị bạo lực hơn so với cư dân bình thường khác. “Nhóm yếu thế” trong luật quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn tới những dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật, người bị cách ly khỏi xã hội và trẻ em [2]. Tuy nhiên, so sánh với những rủi ro pháp lí mà người tiêu dùng phải đối diện khi tham gia quan hệ tiêu dùng, Dennis E. Garrett và Peter G. Toumanoff đã đặt ra một câu hỏi về vấn đề này, rằng: “Liệu người tiêu dùng có phải là một nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương” [3]. Câu hỏi này đã được Tổ chức Consumer Affairs Victoria (Autralia) trả lời khi đưa ra định nghĩa về “Người tiêu dùng yếu thế” được hiểu là “những người có thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bị thiệt hại trong quá trình tiêu dùng, tính dễ bị tổn thương phát sinh từ những đặc điểm của thị trường đối với một sản phẩm cụ thể, hoặc các thuộc tính hoặc hoàn cảnh của cá nhân đó khi quyết định tiêu dùng hoặc việc theo đuổi biện pháp khắc phục cho bất kỳ thiệt hại nào họ phải chịu, hoặc sự kết hợp của những điều này” [4].

Continue reading

KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ MUA HÀNG AN TOÀN QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

 Hiện nay, thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến bên cạnh các phương thức mua bán truyền thống. Tuy nhiên, phương thức này cũng ẩn chứa một số rủi ro cho người tiêu dùng. Pháp luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có các văn bản quan trọng như sau:

B lut Dân s

B lut Tiêu dùng

B lut Tin t và tài chính

B lut Bưu đin và truyn thông đin t

Lut s 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 liên quan đến nim tin trong thương mi đin t

Lut ngày 06 tháng 01 năm 1978 v thông tin và các quyn t do

Ngh định ngày 31 tháng 12 năm 2008 v thông báo gim giá đi vi ngưi tiêu dùng.

Sau đây là một số kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về mua hàng an toàn qua trang thương mại điện tử.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ & THS. VÕ SỸ MẠNH – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình[1]. Hoạt động quảng cáo thương mại đã được luật định từ Điều 102 đến Điều 116 Luật thương mại năm 2005 nhằm tạo hành lang pháp lý cho thương nhân tiến hành các hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự đang dạng, phong phú trong hoạt động quảng cáo thương mại của thương nhân. Vì vậy, các quy định về quảng cáo thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 dần bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn thương mại đòi hỏi phải hoàn thiện. Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về quảng cáo thương mại của các nước phát triển trên thế giới là một trong những hướng đi có ý nghĩa trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật thương mại Việt Nam nói chung, quy định pháp luật về quảng cáo thương mại nói riêng.

Trong phạm vi của bài viết này, người viết sẽ sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quảng cáo thương mại của Hoa Kỳ, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về quảng cáo thương mại có thể được chia ra thành hai nhóm. Đó là các quy định về hình thức quảng cáo thương mại và các quy định về kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại thương mại (2). Trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể hai nhóm quy định này, bài viết sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống các quy định đó (1). Đồng thời, để có thể rút ra được những bài học cho Việt Nam (4) từ kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quảng cáo của Hoa Kỳ, bài viết cũng sẽ phân tích một số hạn chế của pháp luật về quảng cáo thương mại của Việt Nam (3). Continue reading

KỶ YẾU HỘI THẢO “DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT–PHÁP, THÁNG 4 NĂM 2010

 Mt s nhn xét chung v d tho Lut bo v quyn li người tiêu dùng

Ông Alexandre DAVID

Nghĩa vụ thông tin cho người tiêu dùng là một nội dung quan trọng và được đề cập ở các Điều 10, 11, 12, 13 của Dự thảo Luật. Điều 10 tập trung vào nghĩa vụ thông tin cho người tiêu dùng, các điều còn lại quy định về các hành vi thương mại không lành mạnh. Tôi cho rằng muốn bảo vệ người tiêu dùng, phải hành động trước khi có tranh chấp, thậm chí là trước khi giao kết hợp đồng để đảm bảo sự bình đẳng giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng trước khi hợp đồng được ký kết, đồng thời ngăn cản và xử lý các phương thức bán hàng gây ảnh hưởng xấu không những đến người tiêu dùng mà đến toàn bộ những đối thủ cạnh tranh khác. Ở Pháp, các hành vi này có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự (hủy hợp đồng) hay hình sự (đối với hành vi của cá nhân, tổ chức kinh doanh lợi dụng khách hàng).

Trước hết, tôi xin đề cập đến việc bảo vệ người tiêu dùng thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin. Ở Pháp, quy định này đã tồn tại từ thời La Mã, và đến thời Trung Cổ, đã có nhiều nguyên tắc được thiết lập giữa thương nhân và người mua hàng, theo đó người bán có nghĩa vụ nêu rõ các điều kiện của hợp đồng. Nếu hợp đồng không rõ ràng thì điều khoản không rõ ràng phải được giải thích theo hướng có lợi cho người mua. Nội dung này cũng đã được đưa vào Bộ luật Dân sự của Pháp năm 1804. Nhà lập pháp của Pháp đã sớm ban hành nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi các bên trong giao kết hợp đồng, chẳng hạn đối với hợp đồng mua bán sản nghiệp thương mại, đã có nhiều văn bản luật quy định những các điều khoản cần nêu rõ trong hợp đồng.

Continue reading

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 SORAYA AMRANI MEKKIGiáo sư trường Đại học Paris Ouest – Nanterre La défense Trung tâm Pháp luật hình sự và Tội phạm học

1. Thời xưa Portalis đã khuyên nhủ chúng ta rằng « khi làm luật nên biết “run” “một chút”. Sự cẩn trọng này đặc biệt cần thiết trong bảo vệ người tiêu dùng vì lĩnh vực này được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật được ban hành với những mục đích khác nhau tùy thuộc đó là văn bản pháp luật quốc gia hay văn bản pháp luật cộng đồng châu Âu[1]. Pháp luật quốc gia hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì mối tương quan lực lượng ở đây không cân bằng, người tiêu dùng là bên yếu thế nên cần phải được bảo vệ. Trái lại, trong pháp luật cộng đồng châu Âu, bảo vệ người tiêu dùng, bản thân nó, không phải là một mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt được một mục đích khác. Trên thực tế, bảo vệ người tiêu dùng là nhằm làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng để khuyến khích họ tiêu thụ nhiều hơn. Bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào việc bảo vệ thị trường. Hai mục đích này dễ dàng được nhận thấy trong các hợp đồng tiêu dùng được ký kết từ xa qua mạng điện tử và thông qua hàng loạt các quy định phức tạp, khó hiểu và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

2. Tính đặc thù của các hợp đồng ký kết từ xa qua mạng điện tử là khi ký kết hợp đồng, bên này không ký với sự có mặt của bên kia, loại hợp đồng này trước đây gọi là hợp đồng giữa các bên vắng mặt[2]. Trong loại hợp đồng này, người tiêu dùng là một bên ở vị thế đặc biệt mong manh. Họ không được tiếp xúc trực tiếp, không thể đánh giá cụ thể sản phẩm, do đó đòi hỏi phải có những quy định bảo vệ phù hợp[3]. Cần phải đảm bảo mức độ bảo vệ tương tự cho người tiêu dùng trong các giao dịch từ xa hoặc qua mạng điện tử, đây chính là mục tiêu ưu tiên mà Tham Chính viện đã đặt ra ngay từ năm 1998[4]. Mặt khác, do các hợp đồng được ký kết từ xa qua mạng điện tử thúc đẩy sự phát triển trao đổi thương mại quốc tế nên cần phải phòng ngừa nguy cơ giảm mức độ bảo hộ trong nước[5].

Continue reading

NGHĨA VỤ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

THS. NGUYỄN THỊ KIM THOA – Khoa Luật kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM

1. Việc ghi nhận nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng trong pháp luật một số nước theo hệ thống dân luật và thông luật

Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng (TCHĐNH)[1] đã manh nha hình thành cách đây khoảng 4000 năm[2] và được ghi nhận lần đầu tiên trong các quy định của ngân hàng Banco Ambrosiano Milano năm 1593.[3] Ngày nay, nghĩa vụ này được quy định trong pháp luật của nhiều nước theo hệ thống dân luật như Pháp, Đức, Thụy Sĩ… và hệ thống thông luật như Anh, Mỹ Australia… nhưng bản chất của nghĩa vụ, các trường hợp ngoại lệ, hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật này lại khác nhau ở từng nước và theo thời gian.

1.1. Bản chất của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng

Bản chất của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của TCHĐNH được thể hiện qua một số nội dung dưới đây:

a. Bảo mật thông tin khách hàng – một bộ phận của quyền riêng tư Continue reading

ĐIỀU KHOẢN LẠM DỤNG TRONG PHÁP LUẬT VỀ TIÊU DÙNG Ở CỘNG HÒA PHÁP

ALEXANDRE DAVID – Thẩm phán, Ban Pháp luật tố tụng và pháp luật lao động, Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp[1]

Điều khoản lạm dụng là một quy định đặc thù trong pháp luật về tiêu dùng ở  Pháp và châu Âu. Trong khoảng một thập kỷ, từ năm 1970, ở Pháp, châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, người ta bắt đầu xem xét lại những quy định chung về hiệu lực hợp đồng và nhận thấy rằng những quy định đó không đủ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng.

Trong hợp đồng, có một số quy định bất lợi cho người tiêu dùng nhưng ngay chính bản thân họ lại không nhận thức được điều đó. Nhà làm luật cảm thấy phải quan tâm đặc biệt hơn nữa đến các điều khoản lạm dụng để có thể thiết lập một mối quan hệ bình đẳng giữa bên mua và bên bán. Với mục đích đó, đã có rất nhiều hợp đồng theo mẫu được soạn thảo và rất nhiều nước lựa chọn áp dụng các hợp đồng này như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức và Pháp (năm 1978)…

Cách tiếp cận của Pháp đặc biệt ở chỗ dành nhiều ưu tiên cho việc phòng ngừa thiệt hại hơn là các giải pháp nhằm bồi thường thiệt hại. Chính vì thế, giải quyết bằng biện pháp hành chính được ưu tiên hơn là giải quyết qua con đường tài phán. Các nhà làm luật lo ngại nhiều nguy cơ phát sinh từ các giải pháp khác nhau mà tòa án có thể đưa ra cho cùng một vấn đề.

Continue reading

BÁO CÁO CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2017

 Chương 1 – TỔNG QUAN

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên nhanh chóng. Đồng thời, sự khác biệt lớn giữa các địa phương về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là tên miền, và thu nhập bình quân đầu người đã góp phần tạo ra khoảng cách rất lớn trong chỉ số thương mại điện

tử. Để thu hẹp khoảng cách này đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan tới thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin và truyền thông.

1. Thương mại điện tử xuyên biên giới

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: