admin@phapluatdansu.edu.vn

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN và sức mạnh thị trường

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_5d95d03767dd830006a295b6_0x0TÁC GIẢ (Chưa xác định)

Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi người mua và người bán thực hiện các  giao dịch trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, thuật ngữ “thị trường liên quan” là một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề về chính sách cạnh tranh, từ kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền cho đến tập  trung kinh tế.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do hành vi vi phạm pháp luật cạnh gây ra tại Việt Nam

TRẦN ANH TÚ & TRỊNH VĂN HƯNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại Việt Nam hiện nay, việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra được Luật Cạnh tranh (2018) dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền khởi kiện để yêu cầu bên có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, khung pháp lý về giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy trình giải quyết không rõ ràng, đồng bộ gây khó khăn cho thiết chế có thẩm quyền khi xử lý; thiếu các đảm bảo cần thiết cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi thực hiện tố quyền; các quy định không phù hợp với tính chất đặc thù của thiệt hại trong cạnh tranh,…

Continue reading

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018

unnamed PHÒNG ĐIỀU TRA VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy cùng với sự nỗ lực và tăng cường các hoạt động điều tra, xử lý đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các cơ quan cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngầm hóa. Điều này làm cho việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

1. Sự cần thiết xây dựng và áp dụng chính sách khoan hồng tại Việt Nam

Continue reading

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2020

2021-07-21 (2)   Vụ việc Công ty thuốc bảo vệ thực vật Bayer Việt Nam

1. Các bên liên quan

– Công  ty TNHH Hiệp Thanh;

– Công ty TNHH Bayer Việt Nam;

2. Nội dung vụ việc

Continue reading

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

ĐÀO KIM ANH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện nhất định (Điều 284). Một điểm nổi bật trong quan hệ nhượng quyền là tồn tại tình trạng bất đối xứng thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng. Continue reading

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỦA PHÁP

 JACQUELINE RIFFAULT-SILK – Chánh toà Toà án Phúc thẩm Paris

Phần mở đầu

Pháp lệnh ngày 1 tháng 12 năm 1986[1] đã phi hình sự hoá các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Pháp và thành lập ra một cơ quan hành chính độc lập, gọi là Hội đồng Cạnh tranh, có nhiệm vụ chủ yếu là xử lý dưới hình thức phạt tiền hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, dưới sự kiểm tra, giám sát của Toà án Phúc thẩm Paris.

Theo quy định tại Điều L.410-1 Bộ luật Thương mại[2], Hội đồng Cạnh tranh có thẩm quyền đối với “tất cả các hoạt động sản xuất, phân phối và dịch vụ, bao gồm cả hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, đặc biệt là các hoạt động trong khuôn khổ hợp đồng uỷ thác dịch vụ công”. Giống như Uỷ ban Châu Âu có thẩm quyền xử lý các vụ việc cạnh tranh được thực hiện trên phạm vi Liên minh châu Âu, Hội đồng Cạnh tranh xét xử các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trên một thị trường và xử lý các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm đó.

Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan duy nhất có thẩm quyền chung điều tiết thị trường, trong đó có thẩm quyền cưỡng chế và thẩm quyền xử phạt. Đây là điểm khác biệt của Hội đồng Cạnh tranh so với các toà án có thẩm quyền chung theo quy định của pháp luật, dù là toà án tư pháp hay toà án hành chính. Các toà án này, khi thụ lý giải quyết tranh chấp giữa các lợi ích tư theo quy định pháp luật quốc gia và/hoặc pháp luật cộng đồng về cạnh tranh thì sẽ xem xét tính hợp pháp của hợp đồng hoặc văn bản bị khiếu kiện, huỷ hợp đồng hoặc văn bản đó, buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 1382 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Continue reading

XỬ LÝ HỒ SƠ TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

CHANTAL ARENS – Thẩm phán, Chánh án Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng EVREUX, Toà Phúc thẩm ROUEN

I. Cạnh tranh không lành mạnh

Tự do kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật Pháp. Nhưng cũng có những giới hạn nhất định đối với các hành vi do các đối thủ cạnh tranh khác nhau thực hiện để đạt được mục đích của mỗi người. Việc kiếm soát các hành vi này đã dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về cạnh tranh không lành mạnh vốn không phải là hệ quả của các văn bản luật mà chủ yếu từ các học giả và án lệ.

Pháp luật áp dụng đối với việc cạnh tranh không lành mạnh là pháp luật của Quốc gia nơi sự việc gây thiệt hại đã xảy ra.

1. Cơ sở của quyền khởi kiện chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Án lệ đã căn cứ vào các điều 1382 và 1383 của Bộ luật dân sự[1] để cho phép kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là áp dụng nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định chung của pháp luật.

Tranh chấp thường có tính chất thương mại, nên các phương thức chứng minh là tự do và chứng cứ có thể được đưa ra bằng bất kỳ cách nào.

Quyền khởi kiện được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện chung được áp dụng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa là phải có lỗi, có thiệt hại và quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại.

Lỗi có thể là lỗi cố ý hay vô ý.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

Điều L.420-6 Bộ luật thương mại Pháp có quy định cho phép xử lý hình sự đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Điều luật này cũng quy định chế tài hình sự đối với các thỏa thuận trái pháp luật, trên cơ sở dẫn chiếu trực tiếp đến Điều L.420-1 của cùng Bộ luật đó.

Thế nào là một thỏa thuận trái pháp luật?

Bản thân các quy định tại Điều L.420-1 Bộ luật thương mại đã đưa ra lời đáp cho câu hỏi trên, đồng thời cũng xác định luôn mục đích của việc xử lý hình sự đối với hành vi này.

Thỏa thuận trái pháp luật là một thỏa thuận nhằm mục đích làm sai lệch quy luật cạnh tranh, cản trở cạnh tranh trên một thị trường nhất định. Đó chủ yếu là những thỏa thuận nhằm:

– Hạn chế các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường hoặc tự do tham gia cạnh tranh;

– Cản trở việc tự do xác định giá cả theo quy luật thị trường bằng cách tạo ra sự tăng giá hoặc giảm giá một cách giả tạo;

Continue reading

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI HẠN THỰC HIỆN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA PHÁP

clip_image002LUT S 93-122 NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1993 V PHÒNG, CHNG THAM NHŨNG, MINH BCH HÓA ĐỜI SNG KINH T VÀ TH TC HÀNH CHÍNH

Điu 20

Một bên trung gian chỉ có thể mua diện tích quảng cáo hoặc dịch vụ in ấn và phát hành ấn phẩm quảng cáo cho một bên quảng cáo trên cơ sở một hợp đồng uỷ quyền bằng văn bản.

Hợp đồng uỷ quyền phải xác định rõ các điều kiện trả thù lao cho bên được uỷ quyền, trong đó quy định cụ thể về tất cả các dịch vụ (nếu có) sẽ được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng uỷ quyền và mức phí cho từng dịch vụ đó. Hợp đồng cũng phải nêu tất cả các công việc khác mà bên trung gian thực hiện ngoài khuôn khổ của hợp đồng, và tổng mức thù lao cho các công việc đó. Nếu bên bán giảm giá hoặc có ưu đãi về phí dịch vụ thì phải ghi rõ trong hóa đơn gửi cho bên quảng cáo. Bên trung gian chỉ được phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ số phí dịch vụ được giảm hoặc được ưu đãi nếu hợp đồng uỷ quyền có quy định cụ thể.

Đối với những trường hợp mua diện tích quảng cáo hoặc dịch vụ quy định tại đoạn 1 Điều này, hóa đơn phải được gửi trực tiếp cho bên quảng cáo, ngay cả khi bên quảng cáo không trực tiếp thanh toán cho bên bán.

Điu 21

Bên trung gian quy định tại đoạn 1 Điều 20 không được phép nhận bất kỳ khoản thù lao nào khác ngoài khoản thù lao do bên uỷ quyền trả cho việc thực hiện công việc được uỷ quyền. Bên trung gian cũng không được phép nhận bất kỳ khoản thù lao hoặc lợi ích nào khác từ bên bán. Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

TS. NGUYỄN NGỌC HÀ & THS. VÕ SỸ MẠNH – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình[1]. Hoạt động quảng cáo thương mại đã được luật định từ Điều 102 đến Điều 116 Luật thương mại năm 2005 nhằm tạo hành lang pháp lý cho thương nhân tiến hành các hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự đang dạng, phong phú trong hoạt động quảng cáo thương mại của thương nhân. Vì vậy, các quy định về quảng cáo thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 dần bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn thương mại đòi hỏi phải hoàn thiện. Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về quảng cáo thương mại của các nước phát triển trên thế giới là một trong những hướng đi có ý nghĩa trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật thương mại Việt Nam nói chung, quy định pháp luật về quảng cáo thương mại nói riêng.

Trong phạm vi của bài viết này, người viết sẽ sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quảng cáo thương mại của Hoa Kỳ, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Các quy định của pháp luật Hoa Kỳ về quảng cáo thương mại có thể được chia ra thành hai nhóm. Đó là các quy định về hình thức quảng cáo thương mại và các quy định về kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại thương mại (2). Trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể hai nhóm quy định này, bài viết sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống các quy định đó (1). Đồng thời, để có thể rút ra được những bài học cho Việt Nam (4) từ kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quảng cáo của Hoa Kỳ, bài viết cũng sẽ phân tích một số hạn chế của pháp luật về quảng cáo thương mại của Việt Nam (3). Continue reading

XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM TRÊN CƠ SỞ BẢN CHẤT PHẢN CẠNH TRANH CỦA HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CHÂU ÂU

 PHÙNG VĂN THÀNH – Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương

I. Giới thiệu và phân loại hành vi theo Điều 101, TFEU

Điều 101 trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu (TFEU – Treaty on the Functioning of the European Union) là một trong những điều khoản cơ bản làm nền tảng pháp lý cho pháp luật cạnh tranh hay pháp luật chống độc quyền của Châu Âu. Điều 101 quy định mọi thoả thuận giữa các chủ thể trên thị trường, quyết định của hiệp hội và các hành vi phối hợp khác mà có thể gây ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên và mang tính chất hoặc có tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch bóp méo cạnh tranh trên thị trường chung trong liên minh đều bị cấm bởi không phù hợp với tinh thần và mục tiêu chung của thị trường.

Trước tiên có thể thấy quy định trên đây đã nêu rõ hai dạng hành vi khác nhau dựa trên mức độ cam kết giữa các thành viên tham gia đó là hành vi thoả thuận và hành vi phối hợp. Thoả thuận là trường hợp có sự trao đổi, gặp gỡ và đi đến thống nhất ý chí (meeting of mind) giữa hai hay nhiều chủ thể kinh doanh trên thị trường về một hay một số các yếu tố kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp thoả thuận thường có sự cam kết cao nhất của các thành viên đối với những nội dung đã được thống nhất, ít nhất là về mặt hình thức. Trong nhiều trường hợp các bên tham gia thoả thuận còn đặt ra các hình thức hay biện pháp chế tài để đảm bảo thực hiện các nội dung đã cam kết. Thoả thuận có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như thoả thuận miệng (trao đổi miệng trực tiếp, điện thoại…) hoặc bằng văn bản (email, thư tín, quyết định cuộc họp, biên bản cuộc họp, biên bản thoả thuận…). Trong trường hợp hành vi phối hợp không có sự thống nhất và tính cam kết cao như thoả thuận. Đây là trường hợp giữa các doanh nghiệp có sự ngầm hiểu với nhau về một vấn đề nào đó và từ đó có thể đưa ra những hành vi kinh doanh mang tính tương đồng.

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA CÔNG LÝ CHÂU ÂU VỀ VẤN ĐỀ CHIẾT KHẤU CỦA DOANH NGHIỆP THỐNG LĨNH

 PHÙNG VĂN THÀNH – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương

Ngày 6 tháng 10 năm 2015, Toà án công lý Châu Âu (ECJ) đã đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề chiết khấu trong vụ Post Danmark[1]. Phán quyết của ECJ đưa ra trong vụ việc này là sự tổng hợp và hệ thống hoá lại tất cả các quyết định liên quan đến vấn đề chiết khấu mà ECJ đã đưa ra trong các vụ việc trước đây, qua đó hình thành hướng dẫn thực thi cho các cán bộ thực thi cũng như các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi xây dựng các chính sách chiết khấu.

1. Thông tin vụ việc

Post Denmark là doanh nghiệp bưu chính có vị trí thống lĩnh trên thị trường Vương quốc Đan Mạch. Doanh nghiệp này nguyên là một doanh nghiệp độc quyền do nhà nước là chủ sở hữu. Đến năm 2007 – 2008, doanh nghiệp này được tái cơ cấu trong đó có cả phần vốn góp của tư nhân và một phần thuộc sở hữu của người lao động.

Sau khi tái cơ cấu, doanh nghiệp này áp dụng chính sách chiết khấu dựa trên định mức về khối lượng đối với từng phân đoạn thị trường dịch vụ bưu chính trực tiếp của toàn bộ thị trường dịch vụ bưu chính. Tại thời điểm này trên thị trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đối thủ là Bring Citymail (một công ty của Na Uy).

Trên cơ sở điều tra, vào năm 2009, Cơ quan cạnh tranh Đan Mạch đi đến kết luận rằng Post Danmark đã lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ bưu chính thông qua việc áp dụng các chính sách chiết khấu nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành và bóp méo thị trường cạnh tranh trong khi không đưa ra được các biện pháp tạo hiệu quả kinh tế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Continue reading

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP, THANH LÝ DOANH NGHIỆP, XỬ LÝ PHÁ SẢN CÁ NHÂN VÀ TỘI PHÁ SẢN

LUẬT SỐ 67-563, NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1967

Thiên 1

PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP

Chương 1. Tình trạng ngừng thanh toán

Điều 1

Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thì đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp.

Điều 2

Thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp cũng có thể được mở theo đơn yêu cầu của một chủ nợ, không cần tính đến bản chất khoản nợ của người đó là như thế nào.

Toà án cũng có thể tự thụ lý vụ việc để giải quyết sau khi đã chất vấn con nợ hoặc con nợ đã được triệu tập hợp lệ.

Điều 3

Nếu một thương nhân đang trong tình trạng ngừng thanh toán mà chết thì người được hưởng thừa kế và chủ nợ của người đó được hưởng thời hạn khởi kiện ra toà thương mại là một năm, kể từ ngày người đó chết.

Toà thương mại cũng có thể tự thụ lý vụ việc để xét xử trong cùng thời hạn như quy định ở đoạn trên, sau khi những người được hưởng thừa kế được biết đến vào thời điểm đó đã được lấy ý kiến hoặc đã được triệu tập hợp lệ.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: