admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người đứng tên hộ và áp dụng Án lệ số 02/2016/AL

kat-1-960x640 TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG – TAND Tp. Hồ Chí Minh

1. Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” Hiến pháp năm 2013 tại Điều 22 quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” và Điều 32 tiếp tục khẳng định “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, …”.

Continue reading

VẤN ĐỀ ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Luật, Đại học Công nghệ TP.HCM

Là một trong các loại chủ thể phổ biến của Tư pháp quốc tế, pháp nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Vì vậy, việc xác định người đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của các quan hệ mà pháp nhân tham gia. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế.

1. Xác định đại diện của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế

Xác định đại diện của pháp nhân có ý nghĩa quan trọng trong Tư pháp quốc tế vì thông qua hành vi của người đại diện, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể trên thực tế sẽ được xác lập, đặc biệt là quan hệ xác lập, thực hiện hợp đồng của các pháp nhân là doanh nghiệp. Theo Coronne Renault – Brahinsky (2002) thì xác định chủ thể có quyền ký kết hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật về hợp đồng. Còn theo Jean – Marc Favret (2002) thì xác định chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng luôn là nội dung điều chỉnh quan trọng của pháp luật hợp đồng Liên minh châu Âu. Trong Tư pháp quốc tế,việc xác định người đại diện của pháp nhân thường căn cứ vào quốc tịch của pháp nhân bởi lẽ Hệ thuộc Luật quốc tịch pháp nhân (Lex societatis) thường được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp nhân nước ngoài. Điều này xuất phát từ thực tế pháp nhân luôn hoạt động ở nơi mình không có quốc tịch. Nói cách khác pháp nhân luôn được xem là chủ thể nước ngoài tại quốc gia pháp nhân đang hoạt động. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến pháp nhân, trong đó có vấn đề xác định người đại diện, thường căn cứ vào hệ thống pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.

Continue reading

QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG

THS. NGUYỄN THỊ THU TRANG

I. Quyền con người và giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng

Tự do ý chí là nền tảng hình  của hợp đồng. Không có tự do ý chí không thể hình thành quan hệ hợp đồng và ngược lại, ‘tự do ý chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhằm biến các dự định hoặc kế hoạch trở thành hiện thực.’ (Ngô Huy Cương, 2013, tr 25). Tự do ý chí nói chung và tự do hợp đồng nói riêng là quyền cơ bản của con người nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt đối. Bởi vì, để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, nếu tuyệt đối tự do ý chí sẽ không giải quyết được hài hòa một số giao dịch phát sinh trên thực tế. Vì vậy, ‘hạn chế tự do ý chí cũng có nghĩa tương đối, nhưng là một nguyên tắc được ghi nhận trong quan hệ dân sự’ (Ngô Huy Cương, 2013, tr 27). Do đó, (Nguyễn Trọng Điệp và Cao Thị Hồng Giang, 2016) cho rằng giới hạn của tự do ý chí nói chung và tự do hợp đồng nói riêng có ý nghĩa tích cực nhất định như: (i) Cân bằng lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung của toàn xã hội; (ii) Bảo vệ người yếu thế trong các giao dịch nhất định; (iii) đảm bảo trật tự và có định hướng trong sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.

Continue reading

YÊU CẦU VỀ “MỐI LIÊN HỆ GẮN BÓ” TRONG THỎA THUẬN CHỌN LUẬT theo pháp luật một số nước và những nội dung có thể tham khảo

photo_contract-pen-gavel THS. PHAN HOÀI NAM – Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

1. Yêu cầu về “mối liên hệ gắn bó” trong thoả thuận chọn luật theo pháp luật EU và một số quốc gia thành viên

Nguyên tắc đồng thuận giữa các bên trong hợp đồng đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và những nhà làm luật EU trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong quá trình thống nhất tư pháp quốc tế (TPQT) EU[1]. Trong đó, việc thống nhất các nội dung được thể chế hoá từ nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong TPQT tại EU được xác định là tương đối khó. Bởi vì quyền tự định đoạt sẽ bị những giới hạn mang tính ràng buộc với các vấn đề liên quan đến quyền tài phán, lợi ích công cộng gắn với yếu tố chủ quyền quốc gia hoặc những giá trị khác mà nhà nước của các quốc gia thành viên mong muốn bảo vệ… Điều đó có nghĩa là những thoả thuận đó không thể ngăn được toà án của các quốc gia có thể từ chối sự thoả thuận trên cơ sở quyền tự định đoạt với những lý do liên quan đến chính sách công, những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia thành viên[2]. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về các lĩnh vực, phạm vi của sự đồng thuận được cho phép… cũng trở thành rào cản lớn cho quá trình này.

Tuy nhiên, trong những chừng mực nhất định, các quyền này đã được thừa nhận dựa trên việc đảm bảo tính dung hoà với lợi ích của các quốc gia thành viên, và đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp quy mà EU đã ban hành. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định Rome I[3], quy định về sự ưu tiên áp dụng nguồn luật theo sự thoả thuận giữa các bên trong tranh chấp hợp đồng mà không đặt ra yêu cầu về sự kết nối giữa nguồn luật được lựa chọn với tranh chấp hoặc các bên trong tranh chấp. Thực tiễn của EU cũng cho thấy, điều kiện về mối liên hệ gắn bó không được đề cập mà chỉ đặt ra yêu cầu về tính hiệu lực hiện hành của nguồn luật được lựa chọn[4]. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, thông qua các quy định khác điều chỉnh về các điều kiện có hiệu lực của thoả thuận chọn luật tại Nghị định Rome I cũng như giải thích của Toà án Công lý Châu Âu (ECJ), yêu cầu về mối liên hệ gắn bó có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

Continue reading

Bộ luật Dân sự năm 2015 trong xu thế pháp điển hóa VÀ HÀI HÒA HÓA TƯ PHÁP QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI

NGUYỄN TIẾN VINH– Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

I. Giới thiệu

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 10 năm 2015, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017[1]. BLDS năm 2015 bao gồm 6 phần với 689 điều khoản. Phần thứ 5 của Bộ luật về Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm 25 điều, từ điều 663 đến đến 687. So với các quy định của BLDS năm 2005 ở phần thứ 7 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quy định của phần thứ 5 BLDS năm 2015 có nhiều thay đổi và phát triển, cả về cơ cấu, số lượng và nội dung tính chất. Phần thứ 5 của BLDS năm 2015 cũng là một chỉ dấu quan trọng cho thấy Tư pháp quốc tế của Việt Nam đang bắt nhịp với xu thế pháp điển hóa và hài hòa hóa Tư pháp quốc tế của các nước.

II. BLDS năm 2015 bắt nhịp với xu thế quốc tế về pháp điển hóa Tư pháp quốc tế

1. Một bước tiến về pháp điển hóa so với BLDS năm 2005

Phần thứ 5 BLDS năm 2015 có thể được coi là lần pháp điển hóa thứ ba của Tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật. Lần pháp điển hóa đầu tiên được đánh dấu bởi BLDS năm 1995 với các quy định trong phần thứ 7, với 13 điều về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Lần pháp điển hóa thứ hai là việc thông qua BLDS 2005 với 19 điều trong phần thứ 7 về Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. So với lần pháp điển hóa thứ hai, lần pháp điển hóa thứ ba có nhiều tiến bộ quan trọng:

Continue reading

Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

372974-contract-law TS. NGÔ QUỐC CHIẾN & TS. NGUYỄN MINH HẰNG – Khoa Luật, Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015)[1] đã có những sửa đổi quan trọng về lựa chọn pháp luật[2] áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi khẳng định nguyên tắc tự do lựa chọn pháp luật cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng này phải tuân theo các điều kiện nào về nội dung và hình thức? Liệu quyền này có phải là một quyền tuyệt đối, hay có những giới hạn và ngoại lệ? Trong thực tiễn, không hiếm trường hợp các bên được quyền lựa chọn pháp luật nhưng không thực hiện quyền của mình. Vậy BLDS 2015 trù liệu và giải quyết trường hợp này như thế nào? Nguyên tắc lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài dựa trên mối liên hệ gắn bó nhất đặt ra những khó khăn gì khi áp dụng trong thực tế? Nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ có yếu tố nước ngoài nêu trong phần thứ năm của Bộ luật dân sự 2015, phân tích rõ nội dung, ưu điểm, nhược điểm, các khó khăn khi áp dụng để từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam. Câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu vừa nêu sẽ được trình bày theo nhóm vấn đề và được đánh số thứ tự từ 1 đến 4 nằm trong phần Kết quả nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu

Các báo cáo giải trình và các tranh luận tại các phiên làm việc của Quốc hội chưa đủ để trả lời các câu hỏi nêu trong phần Đặt vấn đề ở trên. Hiện nay các giáo trình, các sách chuyên khảo tại Việt Nam chưa cập nhật các thông tin mới này. Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, chưa có bài viết nào đăng trên các tạp chuyên ngành luật học ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài trả lời cho các câu hỏi trên. Một số công trình công bố trước năm 2016 mới chỉ tìm cách trả lời các câu hỏi trên theo các quy định của các văn bản đã hoặc sắp hết hiệu lực, vì vậy có tính tham khảo thấp, thậm chí không còn ý nghĩa thực tiễn. Vì nội dung của nghiên cứu liên quan đến các quy định có hiệu lực từ năm 2017, nên chưa thể có các nghiên cứu thực tiễn xét xử về nội dung nghiên cứu. Và đây cũng chính là lý do tồn tại của nghiên cứu: đánh giá các quy định sắp có hiệu lực của luật để góp phần làm cho văn bản luật khi có hiệu lực sẽ được thực thi hiệu quả trong thực tế.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ QUỐC TẾ BỞI TÒA ÁN

Kết quả hình ảnh cho RESOLVING INTERNATIONAL CIVIL DISPUTES BY COURTS ĐỖ MINH TUẤN

Việc xác định nội dung luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với tòa án. Cho đến nay trên thế giới tồn tại ba học thuyết chủ yếu về xác định nội dung của pháp luật nước ngoài. Học thuyết chứng cứ được áp dụng ở Anh, Australia và nhiều nước thuộc khối thịnh vượng chung. Học thuyết pháp luật được áp dụng ở các nước thuộc hệ thống pháp luật dân sự như Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản. Học thuyết Hoa Kỳ được áp dụng ở các tòa án liên bang Hoa Kỳ và các tòa án ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong khi đó, vấn đề này chưa được định hình rõ ràng trong luật thực định và thực tiễn tòa án ở Việt Nam. Vì vậy bài viết dưới đây nghiên cứu ba học thuyết về xác định nội dung luật nước ngoài và thực tiễn vấn đề này tại Việt Nam.

1. Các học thuyết xác định nội dung luật nước ngoài trên thế giới:

a. Học thuyết chứng cứ (fact doctrine)[2]

Trong thời kỳ Trung cổ (Middle Ages), nước Anh là nhà nước trung ương tập quyền, với hệ thống tư pháp tập trung có sự tham gia xét xử của bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn được coi là tập hợp những người làm chứng. Bản án được đưa ra trên cơ sở sự hiểu biết về sự thật của vụ việc của bồi thẩm đoàn. Hội thẩm không thể biết được sự kiện xảy ra ngoài cộng đồng của họ. Vì vậy, tòa án không có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc xảy ra một phần hoặc toàn bộ ở nước ngoài.[3] Án lệ được phát triển trong xã hội phong kiến Anh thiếu vắng những qui phạm điều chỉnh các hoạt động của thương nhân. Do đó, để giải quyết các tranh chấp thương mại, tòa án đặc thù ở Anh (không phải là tòa án common law[4]) phải áp dụng một hệ thống pháp luật không quen thuộc, đó chính là luật của thương nhân. Trong thế kỷ thứ 14, ở Anh đã xuất hiện tòa án hàng hải áp dụng pháp luật của các quốc gia, pháp luật về hàng hải và pháp luật của thương nhân có nguồn gốc từ bên ngoài, để chuyên giải quyết các tranh chấp về hàng hải. Đến thế kỷ 16, sự phát triển mạnh mẽ của tòa án hàng hải đã có tác động đến vị thế của tòa án common law. Điều này đỏi hỏi phải mở rộng thẩm quyền của tòa án common law. Bước đầu tiên của sự mở rộng thẩm quyền là thay đổi bồi thẩm đoàn từ chức năng người làm chứng sang chức năng người xét xử. Và như vậy thẩm quyền của tòa án common law được mở rộng đến việc xét xử các vụ việc vốn chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án hàng hải. Tòa án common law thống nhất áp dụng luật của thương nhân để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, luật thương nhân không quen thuộc với tòa án. Do đó, tòa án coi luật của thương nhân là chứng cứ, các đương sự phải nêu ra và chứng minh về nội dung của luật của thương nhân.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC SỬ DỤNG ÁN LỆ VÀO NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LUẬT QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hình ảnh có liên quanTS. TRẦN THĂNG LONG – Khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật TPHCM

Đặt vấn đề

Án lệ trong hệ thống thông luật (common law) có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở chỗ chúng được coi là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử. Việc nghiên cứu án lệ là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên và những người làm công tác pháp luật. Trong hệ thống các giáo trình và tài liệu nghiên cứu của nhiều nước, các án lệ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể và sự thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu và vận dụng các án lệ. Trong khoa học luật quốc tế, án lệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng không những là sự tổng kết của quá trình vận dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của các thẩm phán quốc tế mà còn là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, án lệ thường được tiếp cận như một loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế và việc vận dụng án lệ vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy luật quốc tế còn tương đối hạn chế.

Bài viết này nhằm tìm hiểu vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật quốc tế, qua đó tìm hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc vận dụng án lệ quốc tế trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn học luật quốc tế tại Việt Nam.

1.Vai trò của án lệ trong luật quốc tế

1.1. Khái niệm án lệ

Án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế (judicial decisions) được xác định là một phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế hay đầy đủ hơn là “những phương tiện bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật” (subsidiary means for the determination of rules of law)[1]. Thuật ngữ “án lệ” được đề cập đến tại điều 38(1) Quy chế Tòa án quốc tế[2]. (Thuật ngữ “án lệ” trong bài viết này chỉ liên quan đến vấn đề vai trò của các án lệ quốc tế đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế). Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

TS. BÙI ĐỨC GIANG – Tập đoàn Rent-A-Port Vietnam

Trong hoạt động ngân hàng và thương mại quốc tế, việc ngân hàng Việt Nam phát hành bảo lãnh cho bên thụ hưởng là tổ chức hay cá nhân nước ngoài đã trở nên khá phổ biến trong thực tế. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng công nhận quyền của các bên trong quan hệ bảo lãnh được lựa chọn luật áp dụng và tòa án giải quyết tranh chấp cũng như có những quy định điều chỉnh các khía cạnh khác trong mối quan hệ bảo lãnh đặc biệt này.

Quan hệ hợp đồng

Cam kết bảo lãnh quốc tế có thể được phát hành cho bên thụ hưởng nước ngoài trực tiếp bởi một ngân hàng Việt Nam hoặc bởi một ngân hàng tại nước có trụ sở hoặc nơi ở của bên thụ hưởng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam cấp bảo lãnh đối ứng. Có thể minh họa quan hệ bảo lãnh này thông qua bảo lãnh hoàn trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ như sau:

Bảo lãnh ngân hàng phát hành trực tiếp bởi một ngân hàng Việt Nam cho bên thụ hưởng nước ngoài và các mối quan hệ hợp đồng phát sinh

Bên mua (M) tại London ký hợp đồng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ bên bán (B) tại Hà Nội. Hợp đồng mua bán quy định phải có bảo lãnh do một ngân hàng Việt Nam trực tiếp phát hành để bảo đảm việc hoàn trả cho M số tiền mà M trả cho B. Trong trường hợp này có ba mối quan hệ hợp đồng như sau:

(1) Hợp đồng mua bán giữa M và B.

(2) Thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa B và ngân hàng Việt Nam trong đó có thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay.

(3) Cam kết bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam cho bên thụ hưởng là M.

Continue reading

SỰ HÌNH THÀNH TẬP QUÁN QUỐC TẾ

LS. ĐIỀN ĐỨC THÀNH – Đoàn Luật sư TPHCM

Theo Điểm b khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế qui định những yếu tố để được công nhận là tập quán quốc tế là sự áp dụng thường xuyên của quốc gia và được thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris). Theo đó, nội dung của Điều 38 Tòa án quốc tế hướng dẫn tập quán quốc tế đã được thừa nhận là qui phạm pháp luật phải được các quốc gia thừa nhận và áp dụng thường xuyên, mà sự áp dụng thường xuyên này khó có thể chứng minh rõ ràng.

Tuy khó chứng minh, nhưng ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể chứng minh được như qua các tài liệu chuẩn bị cho các thủ tục khác như phê chuẩn điều ước; đàm phán điều ước hoặc tham gia hội nghị quốc tế; xây dựng luật pháp quốc gia; những bản án của tòa án quốc gia; bầu cử trong Đại hội Đồng Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác; những phát biểu của bộ trưởng đại diện chính phủ về ngoại giao; các văn kiện chính thức về ngoại giao, các ý kiến tư vấn hoặc bào chữa của luật sư trước Tòa án quốc gia và Tòa án quốc tế.

Những phán quyết của tòa án hoặc trọng tài quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành về thừa nhận tập quán quốc tế. Ví dụ như quan hệ song phương về môi trường được hình thành từ phán quyết trọng tài đối với tranh chấp Trail Smelter năm 1941: ”Không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác” và nguyên tắc này được mở rộng bằng tuyên bố Stockholm: ”Các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm những hoạt động chủ quyền quốc gia không gây thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền quốc gia” (Môi trường và luật quốc tế về môi trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996).

Continue reading

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN THỎA THUẬN CHỌN LUẬT ÁP DỤNG CHO HỢP ĐỒNG DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

THS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Hợp đồng dân sự (HĐDS) có yếu tố nước ngoài (YTNN) là HĐDS có chủ thể nước ngoài tham gia; căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài; tài sản liên quan đến hợp đồng nằm ở nước ngoài. Chính YTNN dẫn đến hiện tượng cùng một lúc có thể có nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh hợp đồng. Từ đó, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích của các bên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, một trong những nguyên tắc quan trọng được pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế (ĐƯQT) ghi nhận là các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng.

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng, pháp luật các nước đều thừa nhận luật áp dụng cho nội dung HĐDS có YTNN trước tiên là luật do các bên tham gia quan hệ hợp đồng thỏa thuận lựa chọn. Dĩ nhiên, sự lựa chọn này phải đáp ứng những điều kiện do chính hệ thống pháp luật đó đặt ra. Nhìn vào các HĐDS có YTNN, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế chúng ta thấy ngoài những nội dung cơ bản được ghi nhận tương tự với HĐDS trong nước như chủ thể, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên… còn xuất hiện điều khoản luật áp dụng (applicable law). Vận dụng nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam đã quy định quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho HĐDS có YTNN trong nhiều văn bản pháp luật: Bộ luật Hàng hải năm 2005 (khoản 2 Điều 4); Luật Thương mại 2005 (khoản 2, khoản 3 Điều 4); Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (khoản 2, khoản 3 Điều 4). Đặc biệt, đoạn 1 khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định rõ: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ sở đầu tiên để xác định luật áp dụng cho quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

Tuy nhiên, để có thể áp dụng điều khoản thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng, có hai vấn đề cần phải làm rõ là sự thỏa thuận lựa chọn luật này phải đáp ứng những điều kiện gì mới trở thành hợp pháp và căn cứ vào luật pháp nước nào để xác định những điều kiện này?

Trả lời câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc xác định rõ phạm vi những vấn đề trong hợp đồng mà pháp luật cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng. Tư pháp quốc tế các nước trên thế giới đều xác định phạm vi những vấn đề mà các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng và như vậy, những vấn đề khác các bên không được phép thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật bắt buộc áp dụng cho HĐDS có YTNN đó. Như vậy, điều kiện thứ nhất để thỏa thuận chọn luật hợp pháp là sự lựa chọn phải nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Cụ thể, khoản 1 Điều 769 BLDS năm 2005 chỉ cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; còn đối với vấn đề hình thức hợp đồng, các bên không được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng (Điều 770); hoặc vấn đề xác định nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 771).

Continue reading

NGUYÊN TẮC TỰ DO CHỌN LUẬT CHO HỢP ĐỒNG TỪ CÔNG ƯỚC ROME 1980 ĐẾN QUI TẮC ROME I VÀ NHÌN VỀ VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH – Khoa Luật, Đại học Huế

Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới1. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 202 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra3. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng4 và Quy tắc Rome I5 cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ. Nguyên tắc này được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Bài viết phân tích nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng trong Công ước Rome và sự phát triển ở Quy tắc Rome I. Từ đó so sánh với quy tắc chọn luật của pháp luật Việt Nam.

1. Nguyên tắc các bên tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng

Nguyên tắc cơ bản được Điều 3 Công ước Rome và Điều 3 Quy tắc Rome I đưa ra là “hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn”. Điều 769 của BLDS Việt Nam quy định: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo luật nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, so với sự ghi nhận trực tiếp của Công ước Rome và Quy tắc Rome I, pháp luật Việt Nam dùng cụm từ “nếu không có thỏa thuận khác” thì có phần chung chung và không rõ ràng bằng. Trong khi cả Công ước Rome và Quy tắc Rome I đều có Điều 3 về quyền tự do chọn luật với 4 khoản thì Điều 769 của BLDS Việt Nam chỉ ghi nhận trong cụm từ “nếu không có thỏa thuận khác”. Điều này dẫn đến hệ quả là có một số khía cạnh của quyền tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng được tư pháp quốc tế thế giới, trong đó có hai văn bản trên đề cập thì pháp luật Việt Nam lại chưa quy định hoặc nếu có cũng chưa rõ ràng6.

1.1. Các bên có được lựa chọn luật của một nước không phải là thành viên của Liên minh châu Âu không?

Công ước Rome ghi nhận quyền của các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng dù đó là luật của các nước thành viên EU hay không. Điều 2 Công ước quy định: “Bất kỳ luật nào được chỉ định bởi Công ước sẽ được áp dụng mặc cho đó là luật của nước ký kết Công ước hay không”. Tương tự, Quy tắc Rome I có đề cập đến vấn đề này tại Điều 2 nhưng với tiêu đề bao trùm hơn “áp dụng phổ biến (universal application)” như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quy tắc này sẽ được áp dụng cho dù đó có phải là luật của nước thành viên hay không”. Như vậy, luật được lựa chọn không giới hạn trong luật của các quốc gia ký kết Công ước Rome hay luật của nước thành viên Liên minh châu Âu7.

Continue reading

TỪ MỘT QUI ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA ÁN

THS. BÀNH QUỐC TUẤN – Khoa Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế thì các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra ngày càng tăng, kéo theo đó là các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại Tòa án của một quốc gia, vấn đề đầu tiên là Tòa án phải xác định xem mình có thẩm quyền thụ lý giải quyết hay không?

Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án trước hết được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trong trường hợp không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì xác định theo các quy định của Bộ luật Dân sự; Chương XXXI, XXXV của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Đặc biệt, Khoản 2, Điều 410 của BLTTDS đã có những quy định chung về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

1. Quy định của pháp luật

Khoản 2, Điều 410 của BLTTDS đã liệt kê những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường hợp:

– a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ở đây, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự có cơ quan, tổ chức nước ngoài tham gia khi cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn và phải có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý tại Việt Nam. Quy định này là cần thiết trong điều kiện hiện nay khi có nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và phát sinh tranh chấp trong quá trình tham gia các quan hệ pháp luật tại Việt Nam. Theo Khoản 20, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam khi thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài) nhưng có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý ở Việt Nam thì, các đối tác của doanh nghiệp vẫn có quyền khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án Việt Nam.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: