admin@phapluatdansu.edu.vn

Tổ chức và chức năng, thẩm quyền của CƠ QUAN QUẢN LÝ CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁP (AMF)

Picture1Ông Damien BARBIER – Trưởng Phòng Cơ quan Thị trường Tài chính thuộc AMF

Nhiệm vụ giám sát thị trường của AMF

Phát hiện các hành vi giao dịch nội bộ

Giao dịch nội bộ (Quy định chung của AMF Điều 621 & 622 và Điều L 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) – Thao túng giá (Quy định chung của AMF Điều 631 và Điều L 465-2 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) – Công bố thông tin sai lệch (Quy định chung của AMF Điều 632 và Điều L 4651 465-1 Bộ luật Tài chính và Tiền tệ) và – Không thực hiện kê khai khi vượt các ngưỡng cổ phiếu nắm giữ theo quy định – Không tuân thủ các quy định về việc mua lại cổ phiếu – Có hành vi lừa đảo về các sản phẩm lãi suất …

Continue reading

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường (Trích Quy chế của của Cơ quan quản lý các thị trường tài chính Pháp)

QUYỂN VIPicture1

LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường

(Được bổ sung, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 18 tháng 4 năm 2007)

Thiên I

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1

Đối tượng, phạm vi áp dụng

Điều 611-1. Trừ trường hợp có quy định khác, quyển này áp dụng đối với:

1. Mọi thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;

Continue reading

CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN VAY: Những vấn đề cần cân nhắc

TS. TRẦN THỊ VÂN ANH

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ, nhưng nợ xấu vẫn là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia phải đối mặt trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù việc chứng khoán hóa các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay dưới chuẩn bị đánh giá là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng tại Mỹ, tuy nhiên, không thể phủ nhận những ưu điểm của biện pháp này trong việc huy động nguồn lực cần thiết cho nền kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia vẫn coi chứng khoán hóa là một biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ xấu.

Continue reading

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁP

 FABRICE BAUMGARTNER – Văn phòng Cleary Gottlieb, Paris, Cộng hòa Pháp

1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Pháp

Cho tới năm 1980, Thị trường chứng khoán Paris được quản lý bởi Hiệp hội môi giới chứng khoán là một thiết chế nắm độc quyền về niêm yết chứng khoán. Ngay từ đầu những năm 1980 và sau khi có sự phục hồi cạnh tranh giữa các thị trường giao dịch chứng khoán quốc tế, đặt ra vấn đề hiện đại hóa Thị trường chứng khoán Paris mà cho tới thời điểm đó vẫn hoạt động theo phương thức khớp lệnh bằng lời. Việc quản lý thị trường chứng khoán được giao cho Công ty chứng khoán Pháp (SBF). Sau này Công ty chứng khoán Pháp có tên là ParisBourse S.A. Hệ thống CAC (Khớp lệnh tập trung) được từng bước đưa vào sử dụng vào những năm 1986-1989 đã cho phép áp dụng phương thức khớp lệnh tập trung và giúp thị trường chứng khoán Paris có thể tồn tại trước sự de dọa của Thị trường chứng khoán Luân Đôn. Kể từ năm 1989, việc khớp lệnh đã được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Tiếp theo đợt tin học hóa này, nhiều cải cách liên quan tới các thiết chế đã được tiến hành như việc thay đổi địa vị của các nhân viên môi giới chứng khoán với việc thay thế họ bằng các công ty chứng khoán.

Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ về Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán

BỘ TÀI CHÍNH

Báo cáo này khảo sát quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các quốc gia thuộc nhóm bao gồm: các nước phát triển (Mỹ, Nhật), các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Nga, Ba Lan), các nước Asean (Thái Lan, Philippines, Malaysia) và các nước Châu Á khác (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc). Đây là nhóm các nước có những đặc điểm kinh tế đặc trưng riêng, đại diện cho nhóm các thị trường chứng khoán phát triển các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đánh giá tổng quan đối với các hệ thống luật về chứng khoán đang tồn tại khác để có một cái nhìn toàn diện về chính sách phát triển và quản lý hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung trên thế giới.

Trong phạm vi Báo cáo, nhóm nghiên cứu tập trung về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thuộc phạm vi hướng dẫn của Luật Chứng khoán tại các nước nói trên. Các quy định khác liên quan đến chứng khoán theo Luật Doanh nghiệp, trên thị trường OTC, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước thực hiện theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Doanh nghiệp không được đề cập trong Báo cáo này.

Nội dung Báo cáo chia làm 02 phần bao gồm: Phần I là những đánh giá tổng quan về phạm vi điều chỉnh tại văn bản luật về chứng khoán và TTCK; Phần II Báo cáo tập trung nghiên cứu quy định cụ thể của các nước được khảo sát trên cơ sở 07 tiêu chí cơ bản dựa trên các nhóm Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi), cụ thể như sau:

(1) Về hàng hóa trên thị trường chứng khoán (bao gồm chào bán chứng khoán, công ty đại chúng) Continue reading

ẨN SỐ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM MADE IN VIETNAM

 ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC – Sau một thời gian tìm hiểu về cách thức vận hành, cơ chế giao dịch, ưu khuyết điểm của chứng quyền có bảo đảm, đặc biệt là những vấn đề cần chuẩn bị đối với các công ty chứng khoán muốn trở thành tổ chức phát hành chứng quyền, sẽ có nhiều câu hỏi được Quý độc giả đặt ra như: Tại sao phải triển khai sản phẩm này tại Việt Nam? Sản phẩm này có thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư không? Khi nào sẽ triển khai và loại chứng quyền nào được triển khai đầu tiên trên thị trường?, và trong bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những thông tin nhằm giúp cho Quý độc giả giải đáp được những thắc mắc của riêng mình.

1. Tổng quan thị trường chứng quyền có bảo đảm trên thế giới và những nét tương đồng tại Việt Nam

Chứng quyền có bảo đảm đầu tiên xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 tại Hồng Kông, sau đó lan rộng và phát triển mạnh ở cả thị trường Châu Á và Châu Âu, đặc biệt từ năm 2003 đến nay, số lượng chứng quyền niêm yết và giá trị giao dịch đã tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới, tính đến cuối năm 2015 đã có hơn 1,7 triệu loại chứng quyền được niêm yết trên toàn cầu và giá trị chứng quyền giao dịch đã đạt hơn 1.000 tỷ USD, và đặc biệt trong số Top 10 thị trường chứng quyền hàng đầu thế giới có 5 thị trường tại Châu Á bao gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Trong suốt thời gian xuất hiện trên thị trường chứng khoán, chứng quyền có bảo đảm luôn được đánh giá là một trong những sản phẩm tài chính phái sinh năng động nhất dành cho các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư thích rủi ro bởi các đặc tính như tỷ lệ đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp và vòng đời sản phẩm ngắn hạn. Nhìn tổng quan các thị trường có giao dịch chứng quyền sôi động và thành công như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,… có thể thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chính là thành phần tham gia tích cực vào thị trường.

Continue reading

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

TS. LÊ THỊ THÙY VÂN– Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, với nhiều biến động. Cùng với sự phát triển của thị trường, thể chế thị trường chứng khoán cũng từng bước được hoàn thiện về các mặt như thể chế xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán, thể chế về sản phẩm trên thị trường, thể chế về tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường, và thể chế về hệ thống giám sát giao dịch. Nhờ đó, trong 20 năm qua, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, sản phẩm phát triển đa dạng, cơ chế quản lý, giám sát ngày càng được hoàn thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần được chú trọng trong quá trình phát triển TTCK như: TTCK phát triển thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường quốc tế, quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực trong khi sản phẩm trên thị trường chưa đa dạng, chưa có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp; đặc biệt khung khổ pháp lý vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích quá trình hoàn thiện thể chế TTCK Việt Nam, đánh giá những tác động tích cực và nhận diện một số vấn đề đặt ra đối với TTCK. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thể chế và phát triển bền vững TTCK Việt Nam đến năm 2020.

1. Quá trình hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán Việt Nam

Quá trình hoàn thiện thể chế TTCK Việt Nam tập trung vào 4 trọng tâm chính bao gồm: (i) Thể chế xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán; (ii) Thể chế về sản phẩm trên thị trường chứng khoán; (iii) Thể chế về tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán; và (iv) Thể chế về quản lý, giám sát.

Continue reading

ĐIỀU LỆ MẪU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2017/TT-BTC ngày 22/9/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng)

ĐIỀU LỆ MẪU

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN

(Tên Công ty)

…, Ngày … tháng … năm 20 …

PHẦN MỞ ĐẦU

Điều lệ này được thông qua theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông tại đại hội tổ chức vào ngày … tháng … năm …

I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

1. Trong Điều lệ này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. "Vốn điều lệ" là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp và quy định tại Điều 6 Điều lệ này;

b. "Luật doanh nghiệp" là Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

c. "Luật chứng khoán" là Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Continue reading

THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM

TS. NGUYỄN THU THỦY – Đại học Thương mại

Đặt vấn đề

Thị trường chứng khoán phái sinh chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) cơ sở. Sau 16 năm hoạt động, với hai sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) như hiện tại và các công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… TTCK Việt Nam đã đến lúc cần phát triển lên một tầm cao hơn với các công cụ đa dạng hơn như các sản phẩm phái sinh. Trước đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và cũng nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam đã trở thành mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Phát triển TTCK phái sinh sẽ không chỉ làm tăng tính thanh khoản của thị trường và cung cấp các phương tiện để phòng ngừa rủi ro cho những nhà đầu tư, mà còn giúp thị trường trở nên hiệu quả hơn thông qua các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá liên thị trường. Với dữ liệu phân tích tổng hợp, bài viết đã chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm phát triển TTCK phái sinh Việt Nam trong thời gian tới.

Theo kinh nghiệm thế giới về phát triển TTCK phái sinh, để xây dựng và phát triển bền vững TTCK phái sinh cần dựa trên 05 tiền đề cơ bản, đó là: (i) Quy mô của TTCK cơ sở, sự biến động giá; (ii) nhu cầu về phòng ngừa rủi ro và đầu cơ; (iii) hiệu quả của TTCK và mức độ tự do hóa của hoạt động thị trường tài chính; (iv) hệ thống quy định pháp lý; (v) năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, SGDCK, các định chế trung gian. Ngoài ra, công chúng đầu tư cũng cần phải được đào tạo để nâng cao nhận thức về thị trường này. Đặt trong bối cảnh Việt Nam, theo chúng tôi, TTCK phái sinh trong giai đoạn sắp tới sẽ có thuận lợi và thách thức trong phát triển như sau:

1. Thuận lợi trong phát triển TTCK phái sinh Việt Nam

Thứ nhất, quy mô của TTCK cơ sở liên tục gia tăng

Sự gia tăng về quy mô của TTCK cơ sở được thể hiện rõ nét thông qua sự gia tăng về giá trị vốn huy động, số lượng chứng khoán niêm yết và nhà đầu tư tham gia thị trường. Nếu như vào năm 2000 trên TTCK cơ sở có 2 mã cổ phiếu niêm yết thì đến năm 2016, số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu niêm yết đã tăng lên rõ rệt. Tính đến cuối tháng 12/2016, thị trường đã có 695 công ty niêm yết trên 2 SGDCK và trên 400 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH SỐ 1191/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU GIAI ĐOẠN 2017 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

a) Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ – tín dụng ngân hàng.

b) Phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo an toàn hệ thống, từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa hạ tầng thị trường, đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.

c) Tiếp tục tập trung phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp.

d) Tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát

Continue reading

CHỨNG KHOÁN HÓA CÁC KHOẢN VAY CÓ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN: CON ĐƯỜNG KẾT NỐI GIỮA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Kết quả hình ảnh cho CONNECT stock market TO REAL ESTATE MARKETTẠP CHÍ CHỨNG KHOÁN – Thực tế diễn biến thị trường bất động sản (BĐS) những năm gần đây cho thấy, nguồn vốn từ các định chế tài chính vẫn là kênh huy động lớn nhất, cung cấp tới 60% thị phần. Tính đến cuối năm 2015, tín dụng từ hệ thống ngân hàng đã tăng khoảng 18% so với đầu năm, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2011 – 2014 (bình quân khoảng 12,6%). 

Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư kinh doanh BĐS năm 2015 đạt khoảng 14,5%, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 8,05% tổng dư nợ tín dụng (khoảng 358.000 tỷ đồng) và năm 2016 tăng 8,5% so với năm 2015. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nắm giữ một khối lượng lớn các khoản nợ tồn đọng (khoảng 23.000 tỷ đồng) vượt vốn tự có của ngân hàng.

Điều này dẫn đến tình trạng một lượng vốn lớn của nền kinh tế bị đóng băng, không được khai thác, gây tổn hại cho chính hoạt động của ngân hàng và cả hệ thống tài chính. Kinh nghiệm quốc tế từ các cuộc khủng hoảng gần đây cho thấy, các khoản thế chấp chủ yếu từ BĐS nếu không được giải quyết một cách cơ bản và nhanh chóng sẽ gây tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa tại Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) với mục tiêu giải quyết triệt để các khoản nợ tồn đọng, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án chứng khoán hóa các khoản nợ BĐS nhằm mục tiêu minh bạch và phát triển đồng bộ các phân mảng thị trường trong hệ thống tài chính Việt Nam.

BĐS luôn là tài sản có giá trị lớn thường chiếm trên 40% lượng của cải vật chất của một quốc gia. Do vậy, thị trường BĐS là một thị trường quan trọng của nền kinh tế vì nó liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản lớn về quy mô, phức tạp về tính chất và có giá trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì là tài sản có giá trị lớn, nên mọi giao dịch đầu tư kinh doanh BĐS đòi hỏi một lượng vốn lớn.

Continue reading

MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Kết quả hình ảnh cho stock marketTSKH. NGUYỄN THÀNH LONG – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – Bộ Tài chính

1. Mối quan hệ phát triển giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế

1.1. Quan hệ phát triển giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế

Một số nhà kinh tế chứng minh sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) có tác động tích cực, là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1860 – 1963 tại 35 quốc gia của Raymond W. Goldsmith cho thấy, thị trường tài chính phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu của Greenwood và Smith (1996), TTCK phát triển giúp tiết giảm chi phí huy động vốn, nhờ đó khuyến khích đầu tư, đặc biệt vào các lĩnh vực công nghệ cao. Bencivenga, Smith va Starr (1996), Levine (1991) cho rằng, sự thanh khoản của TTCK là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Kyle (1984), Hollmstrom và Tirole (1995) chứng minh được rằng, TTCK có mức độ thanh khoản tốt còn khiến nhà đầu tư quan tâm hơn tới hoạt động của các công ty đại chúng, nhờ đó cải thiện chất lượng quản trị công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đều có chung một nhận định là sự phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế và đây là mối quan hệ nhân quả trên nhiều phương diện. Đặc biệt, công trình của Robert G. King và Ross Levine từ nghiên cứu thực nghiệm tại hàng trăm quốc gia trong giai đoạn 1960 – 2000 được xem là có nhiều kết quả quan trọng. Thông qua các chỉ số tài chính về độ sâu, độ rộng và mức độ phát triển của thị trường tài chính, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, mức độ phát triển của thị trường tài chính còn là một chỉ báo tốt cho phép dự báo được mức độ tăng trưởng kinh tế từ 10 tới 30 năm sau. Robert G. King và Ross Levine sau đó mở rộng nghiên cứu này và đi đến kết luận rằng hệ thống tài chính càng phát triển thì càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, do vậy, các chính sách nhằm phát triển thị trường tài chính có thể tác động tạo nền tảng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế chứng minh điều ngược lại. Chẳng hạn, Mayer (1988) cho rằng, những TTCK lớn nhất cũng không phải là nguồn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp. Stiglitz (1985, 1993) cho rằng, TTCK thanh khoản không phải là nhân tố góp phần hoàn thiện cơ chế quản trị công ty hay chế độ công bố thông tin. Theo Devereux và Smith (1994), việc chia sẻ rủi ro ở phạm vi toàn cầu trên thị trường vốn quốc tế có khi lại làm giảm tiết kiệm, cản trở sự phát triển của kinh tế. Shleifer và Summers (1988), Morck, Shleifer và Vishny (1990) cho rằng, sự phát triển của TTCK còn có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thông qua những ảnh hưởng tiêu cực nảy sinh từ các hoạt động thâu tóm, sáp nhập.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn