QUYỂN VI
LẠM DỤNG THỊ TRƯỜNG: Giao dịch nội bộ và thao túng thị trường
(Được bổ sung, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 18 tháng 4 năm 2007)
Thiên I
QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 1
Đối tượng, phạm vi áp dụng
Điều 611-1. Trừ trường hợp có quy định khác, quyển này áp dụng đối với:
1. Mọi thể nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;
2. Các công cụ tài chính được nêu tại Điều L.211-1 của Bộ luật Tài Chính và Tiền tệ:
a) Được chấp nhận đưa vào giao dịch trên một thị trường chính thức theo nghĩa của Điều L. 421-1 của Bộ luật Tài Chính và Tiền tệ hay khi đơn xin đưa chúng vào giao dịch tại một thị trường như thế đã được nộp; hoặc
b) Được chấp nhận đưa vào giao dịch trên một hệ thống trao đổi chứng khoán đa phương có tổ chức quy định tại Điều 525-1; hoặc
c) Được chấp nhận đưa vào giao dịch trên một thị trường chính thức của một Nhà nước khác là thành viên của Cộng đồng Châu Âu hay là thành viên của hiệp định về Không gian kinh tế Châu Âu hay khi đơn xin đưa chúng vào giao dịch tại một thị trường như thế đã được nộp trong các trường hợp nêu tại điểm d khoản II Điều L. 621-15 của Bộ luật Tài Chính và Tiền tệ;
3. Đối với các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính dù thực tế đã được thực hiện hay chưa được thực hiện trên một thị trường chính thức hoặc là khi các giao dịch này diễn ra trên một hệ thống trao đổi chứng khoán đa phương có tổ chức.
Các điều 622-1 và 622-2 cũng áp dụng cho các công cụ tài chính không được chấp nhận đưa vào giao dịch trên một thị trường chính thức hay trên trên một hệ thống trao đổi chứng khoán đa phương có tổ chức nhưng giá trị của chúng phụ thuộc vào một công cụ tài chính được chấp nhận đưa vào giao dịch trên một thị trường hay một hệ thống như thế.
…
TRA CỨU ĐẦY ĐỦ VĂN BẢN TẠI ĐÂY
SOURCE: Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp (Tháng 6.2008)
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, 9. VBPL Dân sự, LUẬT TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG - CHỨNG KHOÁN - BẢO HIỂM, Nhà nước và nền KTTT, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Tài chính - Tín dụng - Chứng khoán - Bảo hiểm, Thị trường chứng khoán, VBPL Kinh doanh, VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply