admin@phapluatdansu.edu.vn

QUY CHẾ CHUNG CỦA ASEAN về thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Các tiêu chuẩn trong Quy chế chung này chỉ là nguồn tham khảo để hướng dẫn và làm rõ các thủ tục của các Cơ quan SHTT ASEAN nhằm mục đích hài hòa các điều kiện và tiêu chuẩn chung trong ngắn hạn. Tại thời điểm Quy chế chung này được thông qua, chỉ một số ít nguyên tắc và tiêu chuẩn không được áp dụng tại một số Cơ quan SHTT ASEAN hoặc khác biệt so với thủ tục ở những Cơ quan SHTT khác. Một số nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn trong Quy chế chung này sẽ không được áp dụng tại một quốc gia khi mà luật nhãn hiệu của quốc gia đó không quy định, chẳng hạn, nếu một luật nhãn hiệu cụ thể không cho phép đăng ký một số dấu hiệu là nhãn hiệu. Khi có những khác biệt như vậy, Cơ quan SHTT đó sẽ không áp dụng các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn liên quan cho đến khi các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn này tương thích với luật quốc gia của mình.

Quy chế chung này không quyết định kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu. Cơ quan SHTT vẫn giữ mọi quyền hạn và trách nhiệm được giao cho mình theo luật pháp quốc gia có liên quan.  Quy chế chung được hiểu rằng bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn có thể được áp dụng không phụ thuộc vào cách thức mà từng Cơ quan tiến hành quy trình thẩm định của mình. Quy chế chung không được dùng làm cơ sở pháp lý của bất kỳ bên nào trong việc khiếu nại kết luận của bất kỳ quyết định của Cơ quan SHTT quốc gia hoặc cơ quan tư pháp nào.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/2018/NĐ-CP NGÀY 23/2/2018 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2009 VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 (sau đây gọi chung là Luật sở hữu trí tuệ) về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2010/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.”

2. Sửa đổi khoản 1 Điều 14 như sau:

Điều 14. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng;

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 88/2010/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ đơn là tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Người nộp đơn là chủ đơn hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đơn;

3. Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

Continue reading

VĂN KIỆN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ NGƯỜI BIỂU DIỄN, NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM, TỔ CHỨC PHÁT SÓNG

Làm tại Rome ngày 26/10/1961

Điều 1. Bảo đảm sở hữu cá nhân quyền tác giả

Sự bảo hộ theo Công ước này là thống nhất và không ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào đến sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Do vậy, không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích làm phương hại tới sự bảo hộ đó.

Điều 2. Sự bảo hộ theo Công ước. Định nghĩa đối xử quốc gia

1. Trong Công ước này, đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử theo luật quốc gia của Nước thành viên nơi có yêu cầu bảo hộ dành cho:

a) Những người biểu diễn là công dân của Nước đó, đối với các buổi biểu diễn được thực hiện, phát sóng hoặc định hình lần đầu tại lãnh thổ Nước đó;

b) Các nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của Nước đó, đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu hay công bố lần đầu trên lãnh thổ Nước đó;

c) Tổ chức phát sóng có trụ sở tại lãnh thổ Nước đó, đối với các buổi phát sóng được truyền từ các đài phát đặt tại lãnh thổ Nước đó.

2. Đối xử quốc gia phải tuỳ thuộc vào sự bảo hộ được cấp cụ thể và các hạn chế quy định cụ thể trong Công ước này.

Điều 3. Định nghĩa: (a) Những người biểu diễn; (b) bản ghi âm; (c) nhà sản xuất bản ghi âm; (d) công bố; (e) sao chép; (f) phát sóng; (g) tái phát sóng

Trong Công ước này:

Continue reading

VĂN KIỆN THỎA ƯỚC MADRID VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

(Ban hành ngày 14.4.1891, được sửa đổi tại Brussel 14.12.1900, tại Washington 2.6.1911, tại La Hay 6.11.1925, tại London ngày 2.6.1934, tại Nice 15.6.1957 và tại Stockholm 14.7.1067, và thay đổi ngày 2.10.1979)

Điều 1. Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ

1) Các nước mà Thoả ước này áp dụng thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

2) Công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ , bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ ( sau đây gọi tắt là " Văn phòng quốc tế ") được quy định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (sau đây gọi là " Tổ chức") thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.

3) Nước được coi là nước xuất xứ là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và nghiêm túc , hoặc nếu không có các cơ sở đó trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt thì nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có chỗ ở cố định , hoặc nếu không có chỗ ở cố định trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt mà là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp, thì nước thành viên mà người nộp đơn là công dân .

Điều 2. áp dụng Điều 3 của Công ước Pari " đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt".

Continue reading

VĂN KIỆN NĂM 1991 CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

(Thông qua ngày 2.12.1961, được sửa đổi tại Giơnevơ ngày 10.11.1972, 23.10.1978 và 19.3.1991)

Chương I. Các kháI niệm

Điều 1. Trong Văn kiện này:

Các khái niệm

(i) “Công ước này” dùng để chỉ Văn kiện hiện hành (năm 1991) của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới;

(ii) “Văn kiện năm 1961/1972” dùng để chỉ Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới ngày 2.12.1961, được sửa đổi theo Văn kiện ngày10.11.1972;

(iii) “Văn kiện năm 1978” dùng để chỉ Văn kiện ngày 23.10.1978 của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới

(iv) “ Nhà tạo giống ” dùng để chỉ:

– người tạo ra, hoặc phát hiện và cải tạo một giống cây,

– người thuê hoặc trả công cho những người nói trên để tạo ra, phát hiện và

cải tạo một giống cây, nếu luật pháp của các Bên ký kết liên quan quy định như vậy, hoặc

– người thừa kế hợp pháp của người nêu trên đây, tuỳ trường hợp.

(v) “Quyền của nhà tạo giống” dùng để chỉ quyền của nhà tạo giống được quy định trong Công ước này;

(vi) “Giống cây” dùng để chỉ một nhóm cây thuộc duy nhất một cấp phân loại thực vật thấp nhất, bất kể có đáp ứng đầy đủ hay không các điều kiện để công nhận quyền của nhà tạo giống, nhóm cây có thể:

Continue reading

VĂN KIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ký ngày 15.4.1994

Các thành viên, Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp;

Thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có các quy định và nguyên tắc mới liên quan đến:

a) khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994 và của các Thoả ước, Công ước quốc tế thích hợp về sở hữu trí tuệ;

b) việc quy định các tiêu chuẩn và nguyên tắc đầy đủ liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại;

c) việc quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật quốc gia;

d) việc quy định các thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng nhằm ngăn ngừa và giải quyết đa phương các tranh chấp giữa các chính phủ; và

e) các quy định chuyển tiếp nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào kết quả của các cuộc đàm phán;

Thừa nhận sự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và trật tự nhằm xử  lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả;

Thừa nhận rằng các quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tư hữu;

Continue reading

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước đã có Lệnh số 12/2009/L – CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.

I. Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ

1. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ:

Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật cũng đã được ban hành kịp thời bao gồm 06 Nghị định của Chính phủ, 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư cùng 04 Quyết định của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Về cơ bản, đã kế thừa được các giá trị của các văn bản pháp luật được thể nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, gồm người sáng tạo, nhà sử dụng, công chúng hưởng thụ, bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia, góp phần quan trọng kết thúc quá trình đàm phán để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Continue reading

HIỆP ƯỚC LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

(Thông qua tại Geneva ngày 27.10.1994)

Điều 1. Thuật ngữ viết tắt

Với các mục đích của Hiệp ước này, trừ khi có tuyên bố khác một cách rõ ràng:

(i) "Cơ quan" là cơ quan được một Bên ký kết giao trách nhiệm về việc đăng ký nhãn hiệu;

(ii) "đăng ký" là đăng ký nhãn hiệu do một Cơ quan thực hiện; (iii) "đơn" là đơn đăng ký;

(iv) sự đề cập đến một "người " phải được hiểu là sự đề cập đến cả thể nhân và pháp nhân;

(v) "chủ sở hữu" là người được ghi nhận trong đăng bạ là chủ sở hữu đăng ký;

(vi) "đăng bạ nhãn hiệu" là tập hợp các dữ liệu tại một Cơ quan, bao gồm nội dung và dữ liệu liên quan đến tất cả các nhãn hiệu được đăng ký bất kể dữ liệu đó được lưu trữ trên phương tiện nào;

(vii) "Công ước Paris" là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, được ký tại Paris ngày 20 tháng 3 năm 1883, đã được sửa đổi, bổ sung;

(viii) "Bảng Phân loại Nice" là bảng phân loại theo Thỏa ước Nice về Phân loại quốc tế về Hàng hóa và Dịch vụ nhằm mục đích Đăng ký Nhãn hiệu, được ký tại Nice ngày 15 tháng 6 năm 1957, đã được sửa đổi, bổ sung;

(ix) "Bên ký kết" là bất kỳ Quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ nào là thành viên của Hiệp ước này;

(x) Sự đề cập một "tài liệu phê chuẩn" phải được hiểu là sự đề cập cả tài liệu chấp nhận và chấp thuận;

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP: CẦN CÓ THÊM HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

ĐẶNG NAM

Để phù hợp với một số luật được ban hành sau này như Luật Công chứng, Luật Thi hành án dân sự…, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 18/9/2009, thay thế Nghị định 76/NĐ-CP năm 2006.

Nghị định 60/NĐ-CP ra đời đã quy định nhiều nội dung nhằm siết lại một số kẽ hở được phát hiện trong quá trình thực hiện Nghị định 76/NĐ-CP. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến xung quanh việc cần phải có thêm hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc thực hiện Nghị định được thuận lợi.

Từ 18/9/2009, luật sư vòi vĩnh sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ

Theo Nghị định 60, Luật sư sách nhiễu, lừa dối thân chủ bị phạt tối đa 5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm.

Nhiều hành vi như tự ý tiết lộ thông tin của khách hàng, vòi vĩnh thêm tiền ngoài thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng, thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng nội dung không đúng quy định… sẽ bị phạt khá nặng.

Khi Nghị định 60/NĐ-CP được ban hành, có nhiều ý kiến cho rằng, với những quy định trongNghị định 60, các luật sư thường hoạt động ở ngoại tỉnh sẽ gặp khó khăn bởi hiện nay, nhiều luật sư có văn phòng ở tỉnh này nhưng mở chi nhánh và thường xuyên hoạt động ở tỉnh, thành khác. Khi được đoàn luật sư tỉnh mình phân công trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ án thì luật sư đó có thể không theo nổi và từ chối. Nếu làm vậy, sắp tới họ sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2009/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 60/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ tháng 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp ngày 29 tháng 9 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Continue reading

LUẬT SỐ 36/2009/QH12 NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮUTRÍ TUỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”

2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn