Các tiêu chuẩn trong Quy chế chung này chỉ là nguồn tham khảo để hướng dẫn và làm rõ các thủ tục của các Cơ quan SHTT ASEAN nhằm mục đích hài hòa các điều kiện và tiêu chuẩn chung trong ngắn hạn. Tại thời điểm Quy chế chung này được thông qua, chỉ một số ít nguyên tắc và tiêu chuẩn không được áp dụng tại một số Cơ quan SHTT ASEAN hoặc khác biệt so với thủ tục ở những Cơ quan SHTT khác. Một số nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn trong Quy chế chung này sẽ không được áp dụng tại một quốc gia khi mà luật nhãn hiệu của quốc gia đó không quy định, chẳng hạn, nếu một luật nhãn hiệu cụ thể không cho phép đăng ký một số dấu hiệu là nhãn hiệu. Khi có những khác biệt như vậy, Cơ quan SHTT đó sẽ không áp dụng các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn liên quan cho đến khi các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn này tương thích với luật quốc gia của mình.
Quy chế chung này không quyết định kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu. Cơ quan SHTT vẫn giữ mọi quyền hạn và trách nhiệm được giao cho mình theo luật pháp quốc gia có liên quan. Quy chế chung được hiểu rằng bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn có thể được áp dụng không phụ thuộc vào cách thức mà từng Cơ quan tiến hành quy trình thẩm định của mình. Quy chế chung không được dùng làm cơ sở pháp lý của bất kỳ bên nào trong việc khiếu nại kết luận của bất kỳ quyết định của Cơ quan SHTT quốc gia hoặc cơ quan tư pháp nào.
Bối cảnh
Quy chế chung về Thẩm định nội dung nhãn hiệu của các nước ASEAN (dưới đây gọi tắt là “Quy chế chung”) được biên soạn trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa ASEAN và EU về Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAPIII). Dự án được Liên minh Châu Âu và ASEAN phê duyệt vào năm 2009 nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Dự án nhằm hỗ trợ các mục tiêu chiến lược được đề ra trong Kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí tuệ của ASEAN giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn II của Dự án ECAP III sẽ giúp các nước ASEAN hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong khu vực. Mục tiêu cụ thể của Dự án là tăng cường hội nhập khu vực trong ASEAN và cải thiện cũng như hài hòa hóa hơn nữa hệ thống xác lập, bảo hộ, quản trị và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại khu vực ASEAN, phù hợp với tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế, cũng như phù hợp với Kế hoạch hành động về Quyền sở hữu trí tuệ của ASEAN giai đoạn 2011-2015. Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội khối Liên minh Châu Âu (OHIM) được giao là cơ quan triển khai Giai đoạn II của Dự án ECAP III giai đoạn 2013-2015. Quy chế chung được xây dựng trên cơ sở xem xét các quy định pháp luật, các quyết định hành chính và tư pháp của các nước ASEAN liên quan đến quy trình thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu cũng như thực tiễn thẩm định tại các Cơ quan Sở hữu trí tuệ ASEAN. Hiện tại, tài liệu hướng dẫn và quy chế nội bộ về thẩm định nhãn hiệu của một số Cơ quan Sở hữu trí tuệ đang được xem xét. Quy chế chung này có xem xét quy trình thực tế và tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Quy chế của Cộng đồng Châu Âu về Thẩm định nhãn hiệu cộng đồng đang áp dụng tại Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội khối – năm 2014 (dưới đây gọi tắt là “Quy chế OHIM”). Quy chế chung ASEAN nhằm bổ sung cho các tài liệu hướng dẫn và quy chế thẩm định nội bộ nêu trên và hỗ trợ việc so sánh và hài hòa hóa các tiêu chuẩn và điều kiện thẩm định nhãn hiệu đang được áp dụng tại các Cơ quan Sở hữu trí tuệ ASEAN. Quy chế chung này có thể được sử dụng như một công cụ đào tạo thiết thực cho các thẩm định viên nhãn hiệu và như một tài liệu tham khảo cho các chuyên gia tư vấn chuyên ngành và các đại diện sở hữu công nghiệp.
Những hoạt động dẫn tới việc hình thành Quy chế chung
Mười nước ASEAN đã triển khai nhiều cam kết khu vực trong bối cảnh xây dựng một thị trường hội nhập chặt chẽ hơn trong thời gian trung và dài hạn. Dự án khu vực tổng thể bao gồm các dự án và hoạt động cụ thể thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Dự án xây dựng Quy chế chung về thẩm định nội dung nhãn hiệu của khu vực ASEAN một phần bị thách thức bởi một thực tế rằng có nhiều khác biệt tồn tại giữa các nước thành viên đặc biệt là quy mô nền kinh tế và dân số, văn hóa và ngôn ngữ, cũng như trình độ phát triển kinh tế (Cam-pu-chia, Lào và Myanmar là những nước kém phát triển). Lịch sử của mỗi nước quyết định cách thức xây dựng quy định pháp luật của nước đó, và do vậy, ảnh hưởng đến cấu trúc và nội dung của pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có hệ thống bảo hộ nhãn hiệu. Tất cả các nước ASEAN đều đã và đang trong quá trình phê duyệt các quy định pháp luật về nhãn hiệu (dưới dạng một luật riêng hoặc dưới dạng chương hoặc điều khoản trong luật) cũng như rất nhiều quy định thấp hơn, bao gồm những quy định hướng dẫn thi hành và quyết định hành chính bổ trợ khác…
TẢI TOÀN VĂN QUY CHẾ TẠI ĐÂY
SOURCE: CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ, BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, TÀI LIỆU THAM KHẢO, VBPL Shtt&Cgnn |
Leave a Reply