admin@phapluatdansu.edu.vn

THÔNG TƯ SỐ 11/2017/TT-BLĐTBXH NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA BỘ LĐ-TB-XH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM VÀ QUỸ QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CÔNG

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm,

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về việc người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; chế độ đối với người lao động tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công áp dụng hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu (sau đây gọi chung là người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng) và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật việc làm cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công.

Continue reading

THÔNG TƯ SỐ 09/2012/TT-BLĐTBXH NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2012 CỦA BỘ LAO ĐỘNG–THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2012/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2012 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2012/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 35/2012/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 31/2012/NĐ-CP);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 và Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ,

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người nghỉ hưu hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 3375/LĐTBXH-LĐTL NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC

Kính gửi:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời công văn số 8188/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/8/2011 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về trợ cấp thôi việc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ thì các doanh nghiệp khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động (thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này).

Như vậy người lao động giữ chức vụ Phó giám đốc trong Công ty cổ phần thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cổ phần, theo quy định thì công ty cổ phần có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động theo quy định.

Trường hợp người lao động giữ chức Phó giám đốc ở công ty cổ phần, vừa là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho công ty mẹ và được công ty mẹ cử làm đại diện phần vốn góp của công ty mẹ ở công ty cổ phần thì khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nào, công ty đó có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định.

Cách tính trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo quy định./.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
Tống Thị Minh

CÔNG VĂN SỐ 3178/LĐTBXH-VL NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 17/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; để thực hiện Nghị định nói trên và tăng cường công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương tổ chức triển khai các nội dung sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ nêu trên đến các doanh nghiệp, các nhà thầu nước ngoài trên địa bàn.

2. Quán triệt các Sở, ban, ngành liên quan về yêu cầu và các giải pháp quản lý người nước ngoài đã nêu trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 20/01/2010 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Chỉ thị số 734/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý đối với gói thầu EPC; công văn số 3353/LĐTBXH-VL ngày 09/9/2009, công văn số 828/LĐTBXH-VL ngày 22/3/2010 và công văn số 95/LĐTBXH-VL ngày 11/01/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Chỉ đạo các cơ quan quản lý, các tổ chức tuyển dụng người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam:

a) Đối với nhà thầu nước ngoài:

– Phải có phương án sử dụng lao động Việt Nam và người nước ngoài trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 70/2011/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở CÔNG TY, DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, gồm:

1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gọi chung là doanh nghiệp.

Điều 2. Mức lương tối thiểu vùng

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:

1. Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 71/2011/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về các hành vi vi phạm quyền trẻ em; trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em

1. Trẻ em là công dân Việt Nam được hưởng các quyền, thực hiện bổn phận theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trẻ em là công dân Việt Nam trong thời gian sinh sống ở nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện bổn phận theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước nơi trẻ em đang sinh sống và điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

3. Trẻ em là người nước ngoài trong thời gian cư trú tại Việt Nam được hưởng các quyền và thực hiện các bổn phận theo quy định của các điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 64/2011/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC THI HÀNH BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cá nhân bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (gọi chung là người bị bắt buộc chữa bệnh) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Tuân thủ quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Kết hợp giữa quản lý với điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người bị bắt buộc chữa bệnh.

3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt buộc chữa bệnh và ngăn ngừa họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Điều 4. Kinh phí bảo đảm cho việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Kinh phí bảo đảm cho thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc điều trị y tế và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh; lập hồ sơ, trưng cầu giám định, tổ chức đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần, truy tìm người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn; chế độ ăn, mặc, ở, chăm sóc, điều trị y tế cho người bị bắt buộc chữa bệnh, giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2011/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, NGƯỜI TỰ NGUYỆN VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được gọi chung trong Nghị định này là Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.

Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành về đơn vị sự nghiệp công lập.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc các trường hợp sau đây mà có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh từ 01 năm đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

c) Đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 2289/LĐTBXH-LĐTL NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DANH MỤC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Kính gửi:

Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin

Trả lời công văn số 996/TKS-LĐTL ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin về việc xếp lương theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm căn cứ giải quyết chế độ đối với người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Tại Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, công nhân vận hành thiết bị lọc bụi điện, lọc túi (trong đó có vận hành, sửa chữa thiết bị thu bụi kim loại màu trong buồng bụi tĩnh điện) xếp lương theo nhóm III, thang lương A2: Luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản.

2. Tại Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chức danh nghề, công việc Vận hành, sửa chữa thiết bị thu bụi kim loại màu trong buồng bụi tĩnh điện thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, điều kiện lao động loại V, nhóm ngành cơ khí – luyện kim.

3. Công ty Kim loại màu Thái Nguyên (nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên) xếp lương đối với Ông Trần Lưu Linh, làm công việc vận hành, sửa chữa thiết bị thu bụi kim loại màu trong buồng tĩnh điện theo nhóm II, thang lương A2 nêu trên trong giai đoạn từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 11 năm 2003 là không đúng với quy định.

Đề nghị Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin, căn cứ các quy định nêu trên làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên để giải quyết chế độ hưu trí đối với Ông Trần Lưu Linh theo đúng quy định./.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/2011/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÔNG VỤ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức (không bao gồm công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập);

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (không bao gồm người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập);

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:

a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 2058/LĐTBXH-LĐTL NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHI HAI DOANH NGHIỆP GÓP VỐN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MỚI

Kính gửi:

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Trả lời công văn số 1087/BCVN-TCLĐ ngày 10/6/2011 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam về việc thực hiện hợp đồng lao động khi góp vốn vào Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về việc giải quyết chế độ đối với người lao động khi Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn với Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) để thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thì việc giải quyết chế độ đối với người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động và Điều 6 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ.

2. Theo trình bày tại công văn số 1087/BCVN-TCLĐ thì Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt sẽ tiếp nhận nguyên trạng toàn bộ số lao động của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện sang làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, như vậy sau khi bàn giao, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đã ký đối với người lao động hoặc người lao động và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt có thể thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật Lao động.

3. Trước thời điểm chuyển giao sang Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt mà người lao động làm việc tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện thực hiện chấm dứt hợp đồng đã ký với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam theo đúng quy định tại Điều 36, 37, 38 của Bộ luật Lao động thì Tổng công ty Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ.

4. Đối với người lao động sau khi đã bàn giao sang Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt mà bị mất việc làm hoặc thôi việc tại thì Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt thì Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt có trách nhiệm giải quyết chế độ thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động; mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động (thời gian tính trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm bao gồm cả thời gian người lao động đã làm việc tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện trước đây).

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 2062/LĐTBXH-LĐTL NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIẢI ĐÁP CHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Kính gửi:

Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

Trả lời công văn số 63/CSDT-LĐTL ngày 9/5/2011 của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng về việc giải đáp chế độ cho người lao động, sau khi xem xét, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì khi người lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật (chấm dứt theo Điều 36, Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung) thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động.

Vì vậy, trường hợp bà Thanh, sinh ngày 12/11/1956 (chưa đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu) thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật thì công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động.

2. Trường hợp ông Lê Văn Minh:

Trường hợp ông Minh, 56 tuổi, có 21 năm đóng bảo hiểm xã hội và 17 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại thì đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, tại thời điểm ông Minh có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty chưa làm thủ tục để giải quyết chế độ hưu trí cho ông Minh thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho ông Minh theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động.

3. Trường hợp bà Trần Thị Mai:

Trường hợp bà Mai, 46 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội và đã giám định y khoa và bị suy giảm khả năng lao động 62%, vì vậy, khi bà Mai có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mà đã giám định sức khỏe theo giới thiệu của công ty để giải quyết chế độ hưu trí thì bà Mai không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên và điểm b, khoản 2, mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 1997/LĐTBXH-LĐTL NGÀY 22 THÁNG 06 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Kính gửi:

Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
(Địa chỉ: 499 – Yersin, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)

Trả lời công văn số 46/CV-CD.KCN ngày 15/6/2011 của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng, tiếp theo công văn số 4242/BLĐTBXH-LĐTL ngày 01/12/2010 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thêm như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27, Bộ luật Lao động; khoản 4 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì khi hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký được hợp đồng lao động mới, hai bên phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết.

Đối với trường hợp nêu tại công văn số 46/CV-CD.KCN nêu trên, hợp đồng lao động hết hạn vào ngày 31/5/2011 nhưng những ngày sau đó công ty vẫn tiếp tục sử dụng lao động (ngày 01, 02/6/2011) thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng lao động (31/5/2011) hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký được hợp đồng lao động mới, hai bên phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết. Như vậy, trường hợp công ty ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt người lao động vào ngày 04/6/2011 (sau 4 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết thời hạn) là không đúng với quy định của Nhà nước.

Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương có biện pháp để chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: