admin@phapluatdansu.edu.vn

KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC trong công tác kiểm sát giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Agreement prepared by lawyer signing decree of divorce (dissolution or cancellation) of marriage, husband and wife during divorce process with male lawyer or counselor and signing of divorce contract THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH – Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội

Ly hôn và công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án ra quyết định nhằm gỡ bỏ những ràng buộc pháp lý giữa các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Qua thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, tác giả thấy có một số khó khăn vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết đối với việc công nhận thuận tình ly hôn.

Continue reading

YÊU CẦU LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT TÍCH có được thụ lý giải quyết trong một vụ việc không?

Thẩm phán. NGUYỄN HẢI PHONG – TAND Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là thật sự cần thiết nhằm cụ thể hóa, luật hóa những hướng dẫn dưới luật trước đây nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc Hôn nhân gia đình của Tòa án các cấp. Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết và thực tiễn giải quyết vụ việc án hôn nhân gia đình , tôi có vài ý kiến đóng góp, đề nghị TANDTC hướng dẫn.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC – Trường Đại học Luật TP.HCM

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn” đăng ngày 24 /6 / 2020 và bài “Xác định tư cách tố tụng của “con chung” chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trong vụ án ly hôn” của tác giả Trần Thanh Bình đăng ngày 27 /6 /2020 chúng tôi muốn trao đổi mở rộng về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn.

1. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự và hôn nhân và gia đình

Khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015 quy định để trở thành người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nói chung cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) người không khởi kiện, không bị kiện; (ii) việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; (iii) tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách thức xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Continue reading

XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH TỐ TỤNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN TỪ ĐỦ 7 TUỎI TRỞ LÊN TRONG VỤ ÁN LY HÔN

 TRẦN THANH BÌNH – TAND huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn đăng trên Tạp chí TAND điện tử ngày 24 /6 /2020 về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn”, chúng tôi thống nhất với tác giả bài viết về những nguyên nhân, hạn chế và bất cập khi giải quyết vụ án ly hôn phổ biến và rất đặc thù này.

1. Thủ tục tố tụng bắt buộc

Bài viết đưa ra tình huống “việc xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên có được xem là thủ tục bắt buộc hay không” và đưa ra hai quan điểm khác nhau và đặt ra vấn đề cần trao đổi ý kiến là “việc xem xét nguyện vọng của con khi Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn là điều cần thiết để giải quyết vụ án được toàn diện, hợp tình và hợp lý nhưng việc quy định xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên như tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 là còn bất cập, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tế không thống nhất”.

Về vấn đề này, chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau: Tại đoạn 2 khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên …” và khoản 26 Mục IV giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 “về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ” của TANDTC cũng đã hướng dẫn “… để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 07 tuổi trở lên…”.

Continue reading

XEM XÉT NGUYỆN VỌNG CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

THS. TRƯƠNG MINH TẤN – TAND huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập.

Trong vụ án hôn nhân gia đình thì bên cạnh việc xem xét, giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ (chung hoặc riêng) thì Tòa án còn xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân. Việc xem xét vấn đề nhân thân ở đây không chỉ là mối quan hệ giữa vợ với chồng mà còn xem xét quan hệ giữa cha, mẹ với người con. Thực tế cho thấy, khi Tòa án xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân không phải lúc nào cũng đơn giản mà đòi hỏi người tiến hành tố tụng ngoài việc nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải có thái độ, niềm tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hình thức thể hiện nguyện vọng của con

Pháp luật ghi nhận khi giải quyết việc ly hôn mà có con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con, nhưng không có quy định về hình thức lấy lời khai nguyện vọng của con. Do đó, thực tế cho thấy việc lấy lời khai nguyện vọng của con bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng.

Continue reading

VƯỚNG MẮC TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN YÊU CẦU CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG VỤ ÁN LY HÔN

NGUYỄN VĂN BẢO – Phó Chánh án TAND huyện Chư Păh, Gia Lai

Thông thường trong vụ án tranh chấp về hôn nhân & gia đình, Tòa án phải giải quyết đồng thời cả 3 mối quan hệ, đó là quan hệ về hôn nhân, quan hệ về nuôi con chung và quan hệ về chia tài sản. Tuy nhiên theo đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự có thể Tòa án chỉ giải quyết một hoặc hai trong 3 mối quan hệ trên.

Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề vướng mắc theo quy định pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp nguyên đơn trong vụ án ly hôn không yêu cầu chia tài sản chung nhưng bị đơn trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình (HNGĐ) lại yêu cầu chia tài sản chung.

Bị đơn yêu cầu chia tài sản chung

Trong tranh chấp về HNGĐ, nhiều vụ án nguyên đơn (vợ hoặc chồng) khởi kiện chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, phân chia quyền nuôi con, nghĩa vụ, mức cấp dưỡng khi ly hôn mà không yêu cầu phân chia tài sản chung, nhưng trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì bên bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Tranh chấp về chia tài sản chung bao gồm nhiều dạng: tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia; tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia cho rằng tài sản riêng hoặc có tranh chấp cho rằng là tài sản của người thứ ba, hoặc không có tài sản đó…

Nếu trong vụ án tranh chấp về dân sự thì Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục “Yêu cầu phản tố” của bị đơn còn trong vụ án tranh chấp về HNGĐ pháp luật về tố tụng không quy định về thủ tục này dẫn đến tùy theo từng Thẩm phán, từng Tòa án có mỗi cách giải quyết khác nhau không thống nhất và có nhiều quan điểm khác nhau:

Continue reading

HƯỚNG DẪN CỦA TANDTC TẠI VĂN BẢN SỐ 253/TANDTC-PC NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2018 VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN CÓ BỊ ĐƠN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI NHƯNG KHÔNG RÕ ĐỊA CHỈ

Kính gửi: – Các Tòa án nhân dân;

– Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về vướng mắc trong việc giải quyết một số vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là người Việt Nam ở trong nước với bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài nhưng nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài là một trường hợp đặc thù; quyền ly hôn là một trong các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do vậy, trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 72/TANDTC-PC NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2017 VỀ VIỆC THỐNG NHẤT ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN LY HÔN

 

Kính gửi:        – Các Tòa án nhân dân cấp cao;
– Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
–  Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 30-12-2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Trong quá trình triển khai thực hiện, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh vướng mắc về việc xác định án phí trong trường hợp các đương sự thuận tình ly hôn khi giải quyết vụ án ly hôn theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Để bảo đảm áp dụng thống nhất, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.

Điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.

Quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 là kế thừa, giữ nguyên quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Do không có sự thay đổi về nội dung của luật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa có hướng dẫn khác nên đối với vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn thì áp dụng tương tự hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13-6-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án, cụ thể trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa và các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định).

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 72/TANDTC-PC NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ ÁP DỤNG THỐNG NHẤT VỀ ÁN ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN LY HÔN

Kính gửi:

                  – Các Tòa án nhân dân cấp cao;
                  – Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
                  – Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 30-12-2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Trong quá trình triển khai thực hiện, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh vướng mắc về việc xác định án phí trong trường hợp các đương sự thuận tình ly hôn khi giải quyết vụ án ly hôn theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Để bảo đảm áp dụng thống nhất, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.

Điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: KHÓ LẤY Ý KIẾN CON TRẺ KHI LY HÔN

HOÀNG YẾN

Theo quy định, khi giải quyết án ly hôn, tòa phải hỏi ý kiến của con trẻ từ chín tuổi trở lên xem các em muốn sống với cha hay mẹ. Thủ tục bắt buộc này trên thực tế đã gặp vướng mắc khi các bậc cha mẹ không hợp tác.

Tại khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Lấy ý kiến là cần thiết      

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết. Khi cha mẹ ly hôn, các em đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Theo đó: Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của các em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em.

Cha mẹ không hợp tác

Thủ tục lấy ý kiến của con trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn. Nếu thiếu thủ tục này án sẽ bị tòa cấp trên tuyên hủy. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của ngành tòa án đã gặp nhiều vướng mắc.

Không ít tòa đau đầu vì các bậc cha mẹ không hợp tác, không đưa con cái tới để tòa lấy ý kiến của các em. Lý do chính là rất nhiều người không muốn cho con cái biết họ ly hôn, sợ các em bị tổn thương về tâm lý. Ra tòa, họ cương quyết ly hôn nhưng một, hai mong tòa xem xét không cho con cái biết.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN: “TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN TRẦM TRỌNG” – KHÓ ĐỊNH LƯỢNG

HOÀNG YẾN

Mỗi ngày, các trung tâm tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình tiếp không ít người đến than khổ vì tòa không cho ly hôn.

Theo luật, muốn được giải quyết ly hôn thì tình trạng hôn nhân của họ phải trầm trọng. Tuy nhiên, thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng thì ngay chính các thẩm phán cũng còn đang mơ hồ…

Năm 2005, chị NTK từ Hải Phòng vào TP.HCM làm việc rồi kết hôn với anh NTV. Đáng buồn là cuộc sống giữa chị và gia đình chồng sau khi cưới đã không thể hòa hợp. Cha mẹ chồng luôn có lời lẽ chê bai, xúc phạm chị ăn bám nhà họ dù chị vẫn có công việc ổn định.

Muốn chia tay mà không được

Để tránh đụng chạm, nhiều lần chị K. đề nghị chồng ở riêng nhưng anh không đồng ý vì anh là con trai một. Anh lại rất được gia đình cưng chiều, có vợ rồi nhưng vẫn quen thói ỷ lại, không chịu giúp đỡ vợ bất cứ việc gì. Ngày yêu nhau, chị nghĩ sau khi cưới anh sẽ thay đổi nhưng giờ chị biết là không thể. Tệ hơn, khi anh thấy cảnh vợ và gia đình mình bất đồng, anh không chủ động cùng vợ tháo gỡ mà còn thường xuyên rong chơi, nhậu nhẹt, nhậu say về lại đánh đập chị. Gia đình chồng thấy thế cũng không hề can thiệp, có lần chị bị thương nặng, chỉ có hàng xóm đưa vào bệnh viện.

Kể trong tủi hờn, chị bảo chỉ vì thương con, yêu anh mà chị mới ráng chung sống đến giờ. Nay nhận thấy tình cảm dành cho chồng đã hết, chị không muốn tiếp tục sống những tháng ngày đen tối thêm nữa nên đã nhiều lần đề nghị chồng ký vào đơn xin ly hôn nhưng anh không chịu. Chị đơn phương nộp đơn ra TAND quận xin ly hôn. Tuy nhiên, tòa nhận định mâu thuẫn giữa vợ chồng chị không trầm trọng, không cần thiết phải ly hôn nên bác đơn chị. Từ ngày tòa bác đơn, chồng chị không hề bày tỏ ý chí sẽ cải thiện tình hình để hàn gắn hôn nhân, vẫn thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với chị. Chị sống trong chuỗi ngày lo âu, không dám bỏ đi vì xót con thơ vừa hơn hai tuổi, còn tiếp tục nộp đơn ly hôn thì e tòa lại bác…

Continue reading

VÌ SAO ÁN LY HÔN Ở TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG MẠNH?

THANH TÙNG

Nhiều cặp vợ chồng trẻ trình độ học vấn cao, có thừa kiến thức xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp… nhưng lại thiếu hiểu biết và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình.

Theo TAND TP.HCM, năm qua lượng án hôn nhân-gia đình tăng đột biến so với các năm trước. Qua các vụ việc cụ thể, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được chỉ ra: Vợ chồng bất đồng trong lối sống, suy nghĩ; nạn bạo lực gia đình; thiếu kỹ năng chung sống… 

Theo TAND TP, năm qua tình trạng ly hôn nhiều chủ yếu xuất phát từ sự bất đồng trong suy nghĩ, lối sống giữa vợ chồng.

Bất đồng trong lối sống

Chẳng hạn như chuyện của vợ chồng anh T. ở quận Gò Vấp. Họ lôi nhau ra tòa, khăng khăng xin ly hôn cho bằng được chỉ vì ganh nhau trong những việc rất nhỏ như ai nấu cơm, ai đón con… Vợ thì nói không bao giờ chồng làm giúp một chút việc nhà dù là nhỏ nhất như quét nhà, vứt rác, hay đi đón con… Anh lại bảo rằng “những việc đó là thiên chức của người phụ nữ Việt Nam, có gì mà làm lớn chuyện”… Mâu thuẫn cứ chất chồng theo ngày tháng, cuối cùng họ quyết định chia tay nhau.

Vụ khác, tháng 6-2009, TAND quận Phú Nhuận từng giải quyết ly hôn cho một cặp vợ chồng trẻ chỉ vì cô vợ chê chồng không còn ga lăng, tâm lý như hồi còn đang yêu. Cô bảo: “Ngày chưa lấy nhau anh ấy lãng mạn lắm, hay kiếm cớ tặng hoa, quà cho em và thường nói những lời yêu thương ngọt ngào. Giờ lấy được nhau rồi thì cộc cằn, thậm chí ngày 8-3 còn bỏ đi nhậu”…

Continue reading

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC CHO NGƯỜI LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT TÍCH

PHẠM THỊ LIÊN

Có một thực trạng khá phổ biến trong quan hệ hôn nhân hiện nay, đó là khi xảy ra tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”, một bên vợ hoặc chồng thường bỏ đi mất tích. Để chấm dứt quan hệ hôn nhân, người có yêu cầu ly hôn với người mất tích phải khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định như vậy, nhưng trên thực tế, khi giải quyết việc ly hôn với người mất tích lại phát sinh vướng mắc.

Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự quy định về việc tuyên bố một người mất tích. Theo đó: Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Khoản 2 của điều luật này quy định: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trước đây, theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, để ly hôn với người mất tích, trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người đó mất tích, sau đó giải quyết việc ly hôn trong cùng một vụ án. Nghị quyết số 03/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh nêu rõ: Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đến cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh và trung ương nhắn tin tìm người vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìm người vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án. Tòa án cũng có quyền yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng cho việc thông báo tìm người vắng mặt trên báo chí, đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình của tỉnh và Trung ương để Tòa án thụ lý vụ án và thông báo tìm người vắng mặt. Người khởi kiện phải chịu phí tổn về việc thông báo tìm người vắng mặt. Như vậy, Nghị quyết 03 không quy định cụ thể cần phải đăng báo hoặc phát sóng thông báo tìm người vắng mặt trên đài, báo là bao nhiêu lần. Do vậy, thực tiễn giải quyết vụ án này trong những năm qua thường là Tòa án chỉ gửi thông báo tìm người vắng mặt cho cơ quan báo chí đăng báo hoặc đài phát thanh phát sóng 1 lần. Chi phí cho việc này hết khoảng vài ba trăm ngàn đồng.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn