admin@phapluatdansu.edu.vn

Các biện pháp thực thi quyền tác giả ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Copyright-Registration THS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI – Giảng viên Khoa Luật Đại học Sài Gòn

TS. NGUYỄN ĐÌNH HUY – Trưởng Ban Thanh tra – Pháp chế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt: Biện pháp thực thi quyền tác giả đối với chương trình máy tính là sự công nhận và bảo đảm từ nhà nước các quyền của chủ thể tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ và trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng lên các chủ thể có hành vi xâm phạm để trừng phạt, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Dù tại Việt Nam đã có hệ thống các quy phạm luật về quyền sở hữu trí tuệ làm cơ sở pháp lý cho quá trình thực thi quyền tác giả của các thể loại tác phẩm khác nhau nhưng thực tiễn dường như không phát huy hiệu quả khi áp dụng lên chương trình máy tính. Trong phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ các biện pháp thực thi quyền tác giả đối với chương trình máy tính: biện pháp áp dụng công nghệ, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp hành chính và kiến nghị đề xuất hoàn hiện pháp luật.


Continue reading

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ và thực trạng thị trường điện ảnh, nghe nhìn ở Cộng hòa Pháp

I. Vài nét khái quát

Sau khi bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, ngay từ năm 1936 Chính phủ Pháp đã nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước. Xét dưới góc độ văn hóa, thập niên 30 là giai đoạn mà điện ảnh Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng (với các tên tuổi như Renoir, Carné, v.v…).

Continue reading

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ đối với chương trình máy tính tại Việt Nam

learn-programming-code-keyboard TS. NGUYỄN ĐÌNH HUYTrưởng Ban Thanh tra Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

THS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI – Trường Đại học Sài Gòn

1. Nhận diện hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính

1.1. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Chương trình máy tính (CTMT) là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể1. CTMT có thể tồn tại dưới những dạng như game trò chơi, các ứng dụng được sử dụng trong điện thoại, máy tính, máy tính bảng; hệ thống mạng internet (bản chất của internet là sự kết nối rất nhiều CTMT), CTMT có thể chứa trong các sản phẩm máy móc, thiết bị điện tử…

Continue reading

PHÁP LUẬT HOA KỲ về bảo hộ các nhãn hiệu liên quan đến tên miền

 THANH XUÂN

Sự gia tăng giá trị kinh tế và xã hội của tên miền đã dẫn đến những xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền. Trước những xung đột này, các câu hỏi thường được đặt ra là: chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu của họ chống lại việc đăng ký tên miền hay không? Khi cuộc chiến giữa nhãn hiệu và tên miền xảy ra, đối tượng nào có quyền ưu tiên?… Bài viết cung cấp góc nhìn về các chính sách khác nhau mà chủ sở hữu nhãn hiệu ở Hoa Kỳ có thể sử dụng để bảo vệ các nhãn hiệu liên quan đến tên miền của mình.

Continue reading

QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG HỒNG & LƯU MINH SANG – Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trở thành một trong những khía cạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của các SME.

SME trong bản đồ kinh tế

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ về sáng chế liên quan đến Chương trình máy tính

THS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI  Giảng viên Khoa Luật, Đại học Sài Gòn

1. Đặt vấn đề

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dành cho chương trình máy tính (CTMT) đã và đang là vấn đề nhận được nhiều tranh luận trong giới chuyên gia pháp lý. Không những vậy, đây còn là vấn đề mang tính chiến lược của các nhà phát triển phần mềm. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường số đặt ra những yêu cầu thay đổi cách nhìn nhận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với CTMT. Mặc dù tại khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 (Luật SHTT) không công nhận bảo hộ CTMT dưới hình thức sáng chế, nhưng Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Quy chế TĐĐĐKSC) theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 do Cục SHTT Việt Nam ban hành vẫn cho phép cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho những giải pháp kỹ thuật liên quan đến CTMT.

Continue reading

THỰC TRẠNG QUYỀN BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật

ThS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG VI – Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn

1. Khái niệm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm thuộc nhóm quyền nhân thân được hình thành đầu tiên tại Pháp (Calvin D, 1999, tr. 422) và sau đó được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau. Đây là quyền phi kinh tế được coi là quyền gắn liền với mỗi cá nhân tác giả. Continue reading

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2019 (Annual Report of Intellectual Property of Vietnam 2019)

Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 93.909 đơn các loại (gồm 41.357 văn bằng bảo hộ (VBBH)/ đơn xác lập quyền), trong đó có 14.820 đơn nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến), cụ thể:

– 65.425 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: 7520 đơn sáng chế (4.254 đơn nộp trực tuyến); 599 đơn giải pháp hữu ích (121 đơn nộp trực tuyến); 3.491 đơn kiểu dáng công nghiệp (502 đơn nộp trực tuyến); 53.801 đơn nhãn hiệu (5.147 đơn nộp trực tuyến); 14 đơn chỉ dẫn địa lý; 282 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (24 đơn sáng chế; 258 đơn nhãn hiệu);

– 28.484 đơn yêu cầu thuộc các thủ tục khác, liên quan đến 41.357 đối tượng là VBBH/ đơn xác lập quyền, trong đó: sửa đổi đơn: 2.069 đơn/3.787 đơn xác lập quyền (185 đơn trực tuyến); chuyển nhượng đơn: 867 đơn /1.273 đơn xác lập quyền (82 đơn trực tuyến); cấp lại/phó bản VBBH: 1.876 đơn (213 đơn trực tuyến); gia hạn hiệu lực VBBH: 5.411 đơn/10.245 VBBH (813 đơn trực tuyến); sửa đổi VBBH: 2.500 đơn/5.989 VBBH (187 đơn trực tuyến); duy trì hiệu lực VBBH: 9.829 đơn (2.999 đơn trực tuyến); chuyển nhượng VBBH: 1.340 đơn/2.982 VBBH (120 đơn trực tuyến); chuyển giao quyền sử dụng VBBH: 198 đơn/417 VBBH (01 đơn trực tuyến); chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực VBBH: 413 đơn/423 VBBH; khiếu nại: 872 đơn; tra cứu: 10 đơn; phản đối cấp VBBH: 1.418 đơn/1.788 đơn xác lập quyền (194 đơn trực tuyến); các loại đơn khác: 1.565 đơn.

Continue reading

XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

THS. NGUYỄN HOÀNG VIỆT Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp

Đặt vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 – sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ). Hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ là một trong các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về mặt khoa học pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể liên quan đến toàn bộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung (quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng), tuy nhiên, về mặt luật thực định, pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thực chất chỉ gói trọn trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ, thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, vi phạm hoặc tranh chấp về sở hữu trí tuệ, các biện pháp (chế tài) dân sự, hành chính hoặc hình sự có thể được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác. Ngoài 03 chế tài dân sự, hành chính, hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định các biện pháp khác mang tính chất hỗ trợ áp dụng 03 loại chế tài nói trên trong những trường hợp cần thiết, bao gồm: biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

Continue reading

NHU CẦU THÀNH LẬP TÒA SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

 

TS. NGUYỄN VĂN LUẬT – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ  ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bảo hộ sở hữu trí tuệ(SHTT) là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, song ý tưởng về bảo hộ SHTT mà trước tiên là quyền tác giả đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13). Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và bảo đảm quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức. Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP – văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả. Từ đó đến nay, có nhiều văn bản về bảo hộ quyền SHTT tiếp tục được ban hành, thể hiện một bước tiến đáng kể trong hoạt động lập pháp về lĩnh vực bảo hộ SHTT.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi năm 2009), quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng, theo đó chủ thể của quyền SHTT gồm cả cá nhân và pháp nhân. Ở Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật (gồm cá nhân và pháp nhân) đều được pháp luật bảo hộ, Tòa án nhân dân (TAND) có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và các nhân: “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014).

 

Continue reading

LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ CỦA NHẬT BẢN

Phần 1. Qui định chung

Chương 1. Những nguyên tắc căn bản

(Mục đích)

Điều 1. Luật này qui định quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm cũng như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, phát sóng hoặc truyền đạt bằng phương tiện hữu tuyến, quan tâm chú ý đến việc sử dụng khai thác các tài sản văn hóa này một cách công bình hợp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của tác giả.v.v…nhằm đóng góp vào sự phát triển văn hóa.

(Định nghĩa)

Điều 2. Trong Luật này, thuật ngữ sử dụng trong các điều khoản được giải thích theo các điểm sau đây.

1. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo biểu hiện tư tưởng tình cảm thuộc thể loại văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc âm nhạc.

2. Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm.

3. Biểu diễn là thể hiện một tác phẩm trên sân khấu bằng kịch, múa, hát, diễn tấu âm nhạc, ngâm đọc hoặc bằng các phương pháp trình diễn khác (bao gồm các hành vi tương tự dù không phải là diễn xuất nhưng mang tính chất nghệ thuật giải trí).

Continue reading

QUY CHẾ CHUNG CỦA ASEAN về thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Các tiêu chuẩn trong Quy chế chung này chỉ là nguồn tham khảo để hướng dẫn và làm rõ các thủ tục của các Cơ quan SHTT ASEAN nhằm mục đích hài hòa các điều kiện và tiêu chuẩn chung trong ngắn hạn. Tại thời điểm Quy chế chung này được thông qua, chỉ một số ít nguyên tắc và tiêu chuẩn không được áp dụng tại một số Cơ quan SHTT ASEAN hoặc khác biệt so với thủ tục ở những Cơ quan SHTT khác. Một số nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn trong Quy chế chung này sẽ không được áp dụng tại một quốc gia khi mà luật nhãn hiệu của quốc gia đó không quy định, chẳng hạn, nếu một luật nhãn hiệu cụ thể không cho phép đăng ký một số dấu hiệu là nhãn hiệu. Khi có những khác biệt như vậy, Cơ quan SHTT đó sẽ không áp dụng các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn liên quan cho đến khi các nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn này tương thích với luật quốc gia của mình.

Quy chế chung này không quyết định kết quả thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu. Cơ quan SHTT vẫn giữ mọi quyền hạn và trách nhiệm được giao cho mình theo luật pháp quốc gia có liên quan.  Quy chế chung được hiểu rằng bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn có thể được áp dụng không phụ thuộc vào cách thức mà từng Cơ quan tiến hành quy trình thẩm định của mình. Quy chế chung không được dùng làm cơ sở pháp lý của bất kỳ bên nào trong việc khiếu nại kết luận của bất kỳ quyết định của Cơ quan SHTT quốc gia hoặc cơ quan tư pháp nào.

Continue reading

BẢO HỘ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM: THỰC TIỄN VÀ THÁCH THỨC

TS. TRẦN KIÊN – Khoa Luật Đại học, Quốc gia Hà Nội

1. Chương trình máy tính và bảo hộ chương trình máy tính trên thế giới

1.1. Chương trình máy tính

Chương tình máy tính (computer program) hay phần mềm máy tính (software) là một tập hợp các chỉ thị hoặc các câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định ra để chỉ dẫn máy tính thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng định nghĩa chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các mã lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kì dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.[1]

Bằng định nghĩa này, Việt Nam thuộc vào một trong số các ít nước trên thế giới có một định nghĩa chính thức về chương trình máy tính. Trung Quốc cũng có một định nghĩa chính thức về chương trình máy tính, và định nghĩa này khá giống với định nghĩa trong luật Việt Nam. [2] Qua các định nghĩa nêu trên cho thấy, dù vẫn chưa có một khái niệm phổ biến được sử dụng rộng rãi nhưng các tính chất căn bản của chương trình máy tính đã được chấp nhận cả về khía cạnh kĩ thuật và pháp lí.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d