admin@phapluatdansu.edu.vn

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Bàn về thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con

 VÕ VĂN TUẤN KHANH – TAND tỉnh Hậu Giang

1. Tình huống

Anh A và chị B cùng đăng ký thường trú tại ấp BN, xã ĐT, thị xã NB, tỉnh H, kết hôn vào năm 2008, không có đăng ký hôn. Quá trình chung sống đến năm 2009, A và B sinh được một con chung là cháu C, nhưng do D (là em trai của A) và vợ của D là E không có con nên muốn nhận C làm con đỡ đầu. Hơn nữa, do A và B không có đăng ký kết hôn, nên nhờ vợ chồng của D đi đăng ký khai sinh và đứng tên là cha, mẹ của C trên giấy khai sinh.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC – Trường Đại học Luật TP.HCM

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn” đăng ngày 24 /6 / 2020 và bài “Xác định tư cách tố tụng của “con chung” chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trong vụ án ly hôn” của tác giả Trần Thanh Bình đăng ngày 27 /6 /2020 chúng tôi muốn trao đổi mở rộng về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn.

1. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự và hôn nhân và gia đình

Khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015 quy định để trở thành người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nói chung cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) người không khởi kiện, không bị kiện; (ii) việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; (iii) tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách thức xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Continue reading

XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH TỐ TỤNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN TỪ ĐỦ 7 TUỎI TRỞ LÊN TRONG VỤ ÁN LY HÔN

 TRẦN THANH BÌNH – TAND huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn đăng trên Tạp chí TAND điện tử ngày 24 /6 /2020 về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn”, chúng tôi thống nhất với tác giả bài viết về những nguyên nhân, hạn chế và bất cập khi giải quyết vụ án ly hôn phổ biến và rất đặc thù này.

1. Thủ tục tố tụng bắt buộc

Bài viết đưa ra tình huống “việc xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên có được xem là thủ tục bắt buộc hay không” và đưa ra hai quan điểm khác nhau và đặt ra vấn đề cần trao đổi ý kiến là “việc xem xét nguyện vọng của con khi Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn là điều cần thiết để giải quyết vụ án được toàn diện, hợp tình và hợp lý nhưng việc quy định xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên như tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 là còn bất cập, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tế không thống nhất”.

Về vấn đề này, chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau: Tại đoạn 2 khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên …” và khoản 26 Mục IV giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 “về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ” của TANDTC cũng đã hướng dẫn “… để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 07 tuổi trở lên…”.

Continue reading

XEM XÉT NGUYỆN VỌNG CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

THS. TRƯƠNG MINH TẤN – TAND huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập.

Trong vụ án hôn nhân gia đình thì bên cạnh việc xem xét, giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ (chung hoặc riêng) thì Tòa án còn xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân. Việc xem xét vấn đề nhân thân ở đây không chỉ là mối quan hệ giữa vợ với chồng mà còn xem xét quan hệ giữa cha, mẹ với người con. Thực tế cho thấy, khi Tòa án xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân không phải lúc nào cũng đơn giản mà đòi hỏi người tiến hành tố tụng ngoài việc nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải có thái độ, niềm tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hình thức thể hiện nguyện vọng của con

Pháp luật ghi nhận khi giải quyết việc ly hôn mà có con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con, nhưng không có quy định về hình thức lấy lời khai nguyện vọng của con. Do đó, thực tế cho thấy việc lấy lời khai nguyện vọng của con bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng.

Continue reading

ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

JERRY SAINTE-ROSE – Công tố viên cao cấp tại Toà Phá án Cộng hòa Pháp, Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực pháp luật về đạo đức sinh học

I. Giới thiệu về đạo đức sinh học

Đạo đức sinh học là gì?

Bác sỹ chuyên khoa ung thư người Mỹ Von-Pater, người đã đưa ra khái niệm này, định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa những khám phá sinh học với những giá trị nhân bản. Các nhà nghiên cứu về sự sống và về cơ thể sống thì cho rằng đó là một cách tiếp cận mới trong quá trình đưa ra những quyết định về những vấn đề đạo đức và về việc sử dụng các công nghệ mới có liên quan đến cơ thể sống và đến sức khoẻ của con người.

Trong thực tế, thực tiễn đạo đức sinh học đã xuất hiện trước khi có thuật ngữ để chỉ thực tiễn đó. Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà bác học thuộc mọi quốc gia đã tập hợp lại với nhau, bày tỏ sự lo lắng của họ trước việc sử dụng vũ khí hạt nhân và mong muốn định hướng cho tương lai. Quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nakasaki đã là một dấu hiệu của thực tiễn đạo đức sinh học.

Continue reading

GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG – MỘT SỐ BẤT CẬP TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc thi hành án đặc thù của các vụ án hôn nhân và gia đình. Trong bối cảnh các vụ việc ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay thì số lượng các việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng mà các cơ quan thi hành án dân sự phải giải quyết ngày càng nhiều.

Đây là một loại việc thi hành án rất phức tạp do đối tượng thi hành án ở đây không phải là tiền hay tài sản mà là con người. Việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thường rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của cả người được thi hành án, người phải thi hành án và đặc biệt là người chưa thành niên. Thậm chí còn có thể gặp phải sự cản trở, chống đối từ rất nhiều phía như gia đình, họ hàng, dư luận địa phương….nên rất khó khăn khi thực hiện.Biện pháp cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định được quy định tại khoản 6 Điều 71, Điều 120 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất: Việc xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự: Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Continue reading

TRANH CHẤP VỀ NHẬN NUÔI CON NUÔI: THẾ NÀO LÀ “NGƯỜI CÔ ĐƠN”

PHƯƠNG LOAN

Một người già yếu cô đơn nhận người 31 tuổi làm con nuôi. 17 năm sau, cháu ruột của cụ kiện yêu cầu hủy quyết định vì khi nhận con nuôi, cụ không có tên trong danh sách người cô đơn ở địa phương. Tuy nhiên, tòa cho rằng không có tên trong danh sách này không có nghĩa là không phải người cô đơn tại thời điểm nhận con nuôi…

71 tuổi nhận con nuôi 31 tuổi

Năm 1988, cụ Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1928) gặp bà Lê Thị Bé Âu (sinh năm 1968, ở Lai Vung, Đồng Tháp, khi đó mới 20 tuổi) khi làm công quả trong chùa. Một năm sau, cụ Huệ đưa bà Âu về ở chung nhà với cụ ở phường 1, TP Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cụ Huệ không chồng, không con nên nhận bà Bé Âu làm con nuôi. Tháng 5/1999, UBND xã Tân Hòa (huyện Lai Vung, Đồng Tháp) ra quyết định công nhận nuôi con nuôi giữa cụ Huệ – khi đó 71 tuổi và bà Âu – khi đó 31 tuổi.

Quyết định ghi nhận: Cụ Huệ có đơn xin nhận con nuôi, cha mẹ bà Âu có giấy thỏa thuận cho con làm con nuôi; hai bên có các quyền và nghĩa vụ của mẹ con theo pháp luật về hôn nhân và gia đình…

Tháng 7/1999, bà Âu nhập hộ khẩu vào nhà cụ Huệ. Hai mẹ con chung sống với nhau được 16 năm, đến tháng 8-2015 thì cụ Huệ mất. Quá trình chung sống, cụ Huệ đã truyền nghề làm bánh bò cho con gái nuôi. Hai mẹ con sống bằng nghề làm bánh bò bỏ mối ở các chợ.

Continue reading

VẤN ĐỀ CON NUÔI THỰC TẾ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT “TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ” LIÊN QUAN ĐẾN CON NUÔI

 THS. NGUYỄN NAM HƯNG – Viện 2, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM

Xác định con nuôi thực tế là một vấn đề tương đối phức tạp đối với các Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”. Hệ thống quy phạm pháp luật trong những thời kỳ khác nhau lại có quy định khác nhau về vấn đề con nuôi và điều chỉnh con nuôi thực tế. Nghiên cứu, đề xuất để nhằm thống nhất nhận thức pháp luật trong quá trình giải quyết là việc hết sức cần thiết…

1. Về quy định của pháp luật đối với vấn đề con nuôi thực tế

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật đầu tiên điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật. Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch” (Điều 24). Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi.

Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý.

Continue reading

ĐÔI LỜI VỀ CHUYỆN MANG THAI HỘ

THS. BS HỒ MẠNH TƯỜNG – tổng thư ký hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM

Mang thai hộ được định nghĩa là kỹ thuật giúp người phụ nữ không có khả năng mang thai, có thể được làm mẹ với con của chính mình bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Phôi sẽ được cấy vào tử cung một người phụ nữ khác, gọi là người mang thai hộ, để mang thai và sinh em bé. Đứa trẻ sinh ra sẽ được chuyển giao cho bố mẹ sinh học (cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ). Người mang thai hộ hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ sinh ra.

Mang thai hộ bị nghiêm cấm thực hiện tại Việt Nam từ năm 2003 theo nghị định của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Do nhu cầu mang thai hộ ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam, việc xem xét cho phép và quản lý kỹ thuật mang thai hộ ở Việt Nam được đặt ra, cho thấy Nhà nước đã nhìn nhận một nhu cầu có thật của người dân và tìm cách đáp ứng nhu cầu này.

Điều 63b của dự thảo quy định “việc cho và nhận tinh trùng, noãn, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật”. Theo tôi, về cho nhận tinh trùng nên chấp nhận cả hai hình thức vô danh (bí mật) hoặc hữu danh (công khai). Trong văn hoá, phong tục của người Việt, huyết thống, dòng tộc là một yếu tố rất nhiều người quan tâm; khi một người nam không có tinh trùng, nhu cầu xin tinh trùng của người trong dòng tộc cần được xem xét. Còn bí mật trong cho nhận noãn khó có thể thực hiện vì: người cho noãn phải đi khám, xét nghiệm, tiêm thuốc và chọc hút noãn với tổng chi phí có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng, do đó gần như khó có người tự nguyện cho noãn; do đặc tính sinh học, việc đông lạnh noãn kém hiệu quả hơn nhiều so với đông lạnh tinh trùng và đông lạnh phôi, vì vậy thường phải thụ tinh noãn với tinh trùng chồng người nhận noãn để tạo phôi, sau đó mới chuyển phôi hoặc đông lạnh phôi. Trong một số trường hợp, có thể phải thực hiện quy trình theo dõi lấy noãn và chuẩn bị tử cung cho người nhận noãn cùng giai đoạn và cùng thời điểm. Theo quy định hiện nay, người có nhu cầu nhận noãn sẽ phải tự vận động người cho noãn tự nguyện để điều trị.

Continue reading

THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: TRUY NHẬN CHA CHO CON, KHÓ TRĂM BỀ

LS. ĐINH THỊ QUỲNH NHƯ – Trưởng Văn phòng luật sư An Luật

Vụ án nào cũng có những khó khăn dù ít dù nhiều cho người tiến hành xét xử khi phải thu thập, xem xét, đánh giá chứng cứ.

Với những vụ “truy nhận cha cho con” thì việc xét xử lại càng khó trăm bề.

Trước hết là về mặt chứng cứ. Nếu trong một giao dịch dân sự bình thường nào đó, các bên có thể tiến hành công khai, minh bạch, có giấy trắng, mực đen, có thể có thêm người làm chứng thì những sự vụ như thế này, thường chỉ có người trong cuộc biết rõ với nhau mà thôi.

Chứng cứ mù mờ, gánh nặng giám định

Phần lớn những vụ truy nhận cha cho con bắt nguồn từ một mối quan hệ oái oăm, chẳng hạn người đàn ông ngoại tình khi đang có gia đình. Đối với những vụ việc này, tòa căn cứ vào lời khai và các chứng cứ khác để chứng minh họ có quan hệ tình cảm như thư từ, email, hình ảnh… Tuy nhiên, từ quan hệ tình cảm để khẳng định có quan hệ tình dục để sinh ra đứa bé thì không có một căn cứ nào đảm bảo.

Nếu người cha sau khi được tòa phân tích, thấy được trách nhiệm của mình thì vụ việc còn có thể kết thúc tốt đẹp, bằng không thì đành phải cậy nhờ vào các giám định khác để làm căn cứ xét xử. Một biện pháp phổ biến mà ai cũng nghĩ ngay đến là xét nghiệm ADN. Nhưng chi phí để làm thủ tục xét nghiệm là cả một vấn đề lớn đối với không ít phụ nữ. Ngày nay, chi phí đã giảm khá nhiều (tương đương 10 triệu đồng) mà không ít phụ nữ còn không thể có để ứng ra, nói gì đến trước đây. Bao nhiêu trường hợp sau khi nhận được thông báo của tòa, người mẹ đó chỉ biết ngậm ngùi ôm con về buông xuôi mọi chuyện, chấp nhận con mình không có cha và đứa trẻ buộc phải chấp nhận rằng trong khai sinh của nó có một phần trống ở ô “tên họ người cha” cũng như một khoảng trống trong tâm hồn do thiếu vắng vai trò của người đã tạo ra mình.

Đương sự trốn, từ chối xét nghiệm

Nhiều trường hợp, người mẹ có đủ tiền xét nghiệm ADN nhưng rồi cũng không thể tiến hành để có kết quả cho tòa xét xử bởi người cha đã “nhấn nút” biến mất.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI: XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI CÓ NHIỂU RẮC RỐI

NGUYỄN THANH XUÂN

Pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi có những quy định cụ thể về việc xác lập quan hệ cha mẹ và con; giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Luật hiện hành cũng không cấm người độc thân không được quyền nhận con nuôi. Tuy nhiên, khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thời điểm độc thân và sau đó lại kết hôn, thì người còn lại có được quyền trở thành cha, mẹ nuôi hay không, điều này pháp luật còn bỏ ngỏ.

Tháng 3.2009, ông Lâm Thành đến UBND xã T.D, huyện L.V, tỉnh Đồng Tháp yêu cầu đăng ký làm cha nuôi cháu bé chưa tròn một tuổi. Tại thời điểm đăng ký và xác lập quan hệ nuôi con nuôi thì ông Thành trong tình trạng độc thân, do đó khi đăng ký khai sinh cho con nuôi, bản chính giấy khai sinh chỉ có tên cha, không ghi tên mẹ. Sự việc tưởng chừng đơn giản, nhưng đến tháng 5.2010 ông Thành đăng ký kết hôn với bà Trần Thị Ngọc Hoa. Khi có giấy chứng nhận kết hôn, ông Thành đến UBND xã yêu cầu ghi tên người vợ mới cưới của mình vào giấy khai sinh của con nuôi để người con nuôi có cha, mẹ trong hồ sơ, sau này không ảnh hưởng đến tình cảm cha mẹ và thuận lợi trong cuộc sống. UBND xã đã tra cứu các quy định pháp luật, nhưng vẫn không rõ trường hợp trên có được giải quyết hay không, vì pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp này.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ điều kiện của người được nhận làm con nuôi, theo đó một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Tuy nhiên, trong điều luật này chỉ công nhận việc nuôi con nuôi khi tại thời điểm nhận nuôi con nuôi cả hai người là cha, mẹ nuôi phải là vợ chồng. Luật cũng như các văn bản hướng dẫn không quy định một người độc thân xác lập quan hệ nuôi con nuôi, sau đó kết hôn thì vợ/chồng của họ được quyền xác lập quan hệ nuôi con nuôi tiếp theo, để trở thành cha/mẹ nuôi. Điều này đã gây rắc rối cho chính quyền sở tại, khi người dân có yêu cầu giải quyết, như trường hợp của ông Thành.

Mặt khác trên thực tế, khi nhận nuôi con nuôi ông Thành trong tình trạng độc thân, điều này hoàn toàn phù hợp với quy định và pháp luật không cấm. Nhưng sau đó, người vợ hợp pháp của ông Thành lại tiếp tục đăng ký nuôi con nuôi đối với đứa con nuôi của chồng mình thì liệu có mâu thuẫn với quy định chung về nuôi con nuôi hay không? (vì đứa con nuôi chỉ có thể làm con nuôi của một người, hoặc của cả hai người là vợ chồng).

Continue reading

VƯỚNG MẮC TỪ THỰC TIỄN: CHA MẸ VỊ THÀNH NIÊN ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON NHƯ THẾ NÀO?

THANH XUÂN

Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định khá chi tiết các thủ tục cần thiết trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp phát sinh nhưng chưa được hướng dẫn giải quyết, khiến cơ quan đăng ký hộ tịch lúng túng.

Mất giấy chứng sinh, đăng ký khai sinh bằng giấy tờ nào?

Điều 15, Nghị định 158 về thủ tục đăng ký khai sinh quy định, người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Như vậy Nghị định 158 chỉ quy định, trường hợp trẻ sinh trong cơ sở y tế thì khi đăng ký khai sinh thủ tục bắt buộc phải có giấy chứng sinh, không quy định các giấy tờ khác thay thế giấy chứng sinh. Tuy nhiên thực tế đã nảy sinh trường hợp không nằm trong quy định.

Ngày 9.6.2010, chị Đinh Thị Phúc đến UBND xã Tân Dương, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Đinh Phú Quý sinh ngày 6.12.2009 tại Bệnh viện đa khoa thị xã Sa Đéc. Theo chị Phúc, khi sinh con tại Bệnh viện đa khoa thị xã Sa Đéc có giấy chứng sinh do bệnh viện cấp, nhưng trên đường về nhà chị đã làm mất giấy chứng sinh của con nên không thể làm khai sinh. Về phía Bệnh viện thì không thể cấp lại giấy chứng sinh cho con chị được. Nghị định 158 chỉ quy định trường hợp nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp con chị Phúc sinh trong bệnh viện nhưng mất giấy chứng sinh, cơ quan hộ tịch không biết có thể cho đăng ký khai sinh hay không? Nếu đăng ký khai sinh thì giấy tờ nào sẽ thay thế giấy chứng sinh? Cuối cùng, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã phải cho chị Phúc làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực để giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con chị.

Continue reading

DỰ ÁN LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP GIỚI

PGS. TS. HÀ HÙNG CƯỜNG – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ tư pháp

Trên cơ sở Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 47) và Luật bình đẳng giới (Điều 21 và Điều 22), trong quá trình soạn thảo Luật nuôi con nuôi, Ban soạn thảo cũng đã trao đổi về vấn đề có hay không có vấn đề giới, nói cách khác là yêu cầu thiết lập sự bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực nuôi con nuôi, cũng như tác động của việc thi hành Luật sau này đối với vấn đề bình đẳng nam nữ. Sau nhiều lần trao đổi, Ban soạn thảo đã đi đến nhất trí rằng, dự án Luật nuôi con nuôi không có vấn đề nổi cộm về bình đẳng nam nữ. Bởi những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, xét một cách tổng thể, thì nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội mang tính nhân đạo, làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm người được nhận làm con nuôi (trẻ em không có gia đình) được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách tốt nhất trong môi trường gia đình. Vì thế, mọi việc nuôi con nuôi đối với trẻ em, không kể là trẻ em trai hay trẻ em gái, đều phải hướng đến mục đích đó. Dự thảo Luật nuôi con nuôi đã quy định theo hướng như vậy. Còn xét về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, thì dự thảo Luật điều chỉnh một cách chung nhất đối với quan hệ nuôi con nuôi liên quan đến cả hai giới nam và nữ, không thiên về một giới cụ thể nào. Về nguyên tắc, mọi cá nhân hay cặp vợ chồng, nếu có đủ điều kiện thì đều được nhận nuôi con nuôi; mọi trẻ em, không phân biệt nam nữ, nếu có đủ điều kiện và đúng đối tượng, đều có thể được nhận làm con nuôi. Nội dung xuyên suốt của dự thảo Luật đã quy định trên nguyên tắc bình đẳng như vậy.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 47 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 21 Luật bình đẳng giới, trên quan điểm yêu cầu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, Ban soạn thảo thấy rằng, dự thảo Luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi chủ yếu đối với trẻ em – đối tượng từ 15 tuổi trở xuống, chủ yếu là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không có gia đình – thuộc cả hai giới nam và nữ. Với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em, không kể trẻ em nam hoặc trẻ em nữ, dự thảo Luật (Điều 14 và Điều 30) đã đưa ra quy định chung về điều kiện và đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi. Quy định này được áp dụng cho trẻ em thuộc cả hai giới mà không có sự phân biệt. Theo đó, khi trẻ em có đủ điều kiện và thuộc diện được cho làm con nuôi, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết cho trẻ em làm con nuôi theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà không đặt vấn đề ưu tiên cho trẻ em trai hay trẻ em gái được làm con nuôi.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d