admin@phapluatdansu.edu.vn

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: Tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo thời điểm nào là phù hợp?

 HUỲNH MINH KHÁNH – TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tính phần lãi chậm thực hiện nghĩa vụ trên số tiền phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án từ thời điểm ngày người được thi hành án nộp đơn yêu cầu tính lãi hay từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ trả tiền, là vấn đề còn có quan điểm khác nhau, qua một vụ án cụ thể.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: Văn bản công chứng di chúc và di chúc có vô hiệu không?

BÍCH PHƯỢNG NGỌC DIỆP

Vợ chồng cụ An, cụ Bình lập di chúc, có người làm chứng, có xác nhận của chính quyền. Cụ An mất năm 2003. Đến năm 2018 cụ Bình cũng qua đời, trước khi qua đời cụ Bình lập di chúc có công chứng, nội dung khác di chúc đã lập cùng cụ An… dẫn đến các quan điểm khác nhau trong xử lý.


Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Bàn về thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con

 VÕ VĂN TUẤN KHANH – TAND tỉnh Hậu Giang

1. Tình huống

Anh A và chị B cùng đăng ký thường trú tại ấp BN, xã ĐT, thị xã NB, tỉnh H, kết hôn vào năm 2008, không có đăng ký hôn. Quá trình chung sống đến năm 2009, A và B sinh được một con chung là cháu C, nhưng do D (là em trai của A) và vợ của D là E không có con nên muốn nhận C làm con đỡ đầu. Hơn nữa, do A và B không có đăng ký kết hôn, nên nhờ vợ chồng của D đi đăng ký khai sinh và đứng tên là cha, mẹ của C trên giấy khai sinh.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Giải quyết yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng là vụ án dân sự hay việc dân sự?

NCS. HUỲNH QUANG THUẬN – Đại học Luật TP.HCM

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHN&GĐ năm 2014) quy định: “Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Điều 53 LHN&GĐ năm 2014 quy định: Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ai là người bị kiện trong vụ trả hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

 TRƯƠNG THỊ DIỄM MY – Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông

Việc xác định người bị kiện rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định người bị kiện là UBND cấp huyện hay Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) khi Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ trả hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) lần đầu của cá nhân. Continue reading

TRANH CHẤP BẢO HIỂM NHÂN THỌ: Gian dối trục lợi bảo hiểm, “tiền mất, tật mang”

TÂM LỤA – Báo Tuổi trẻ

Tháng 5/2020, vụ một bí thư xã ở huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông giết người đốt xác rồi mượn xác ngụy tạo cái chết giả để vợ con được hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ đã gây chấn động dư luận.

Thời gian qua, có hàng loạt vụ việc gian dối khi mua bảo hiểm nhân thọ để trục lợi như cố tình che giấu bệnh tật, không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các thông tin sức khỏe… Nghiêm trọng hơn là những trường hợp chết do bệnh nhưng ngụy tạo hiện trường tai nạn, cố ý gây thương tích để được bồi thường. Continue reading

TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU: Giám định ADN … cho Trâu

Giám định ADN cho… trâu - Ảnh 1. HOÀNG ĐIỆP – Báo Tuổi trẻ

Tỉnh Điện Biên là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tập quán chăn thả rông gia súc còn rất phổ biến nên việc tranh chấp trâu, bò đi lạc cũng xảy ra nhiều.

Dường như các cấp tòa ở địa phương này có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xét xử bởi các vụ án sau khi tuyên xong thì cả nguyên đơn và bị đơn đều… hài lòng.

Một trong những biện pháp được áp dụng để hỗ trợ việc phân định đó chính là giám định gen cho… gia súc.

Một con trâu, hai người giành

Trong đơn khởi kiện đề ngày 10-10-2017, nguyên đơn là ông Lường Văn Hoa (ngụ tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên) có nêu: Vào tháng 2-2017, gia đình ông có thả đàn trâu gồm 6 con vào khu vực trại bò trong huyện.

Một tuần sau, gia đình ông có lên tìm và phát hiện trong đàn trâu bị thiếu con trâu đực đen khoảng 6 tuổi. Con trâu này có những đặc điểm riêng, trong đó vành tai trái có vết sẹo do gia đình ông cắt để đánh dấu.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN

NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Nguyên đơn Công ty bảo hiểm B do ông Nguyễn Tuấn A và ông Phi Văn Đ là người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Ngày 14/9/2016, chị Phan Thiên Ng có mua bảo hiểm xe cơ giới với loại hình bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện của xe ô tô biển số 51F.90405 của Công ty bảo hiểm B (viết tắt là Công ty bảo hiểm), thời hạn bảo hiểm là 01 năm. Ngày 22/6/2017, ông Th là cha chị Ng đã điều khiển xe đến nghĩ tại Khách sạn H , đến sáng ngày 23/6/2017 thì phát hiện xe ô tô biển số 51F.90405 do ông Th quản lý bị hư hỏng phần đầu xe nên trình báo công an. Công an giao thông thành phố C có thụ lý vụ việc được xác định vào lúc 07 giờ 46 phút ngày 23/6/2017 anh Võ Ngọc Gi là tài xế của Khách sạn H điều khiển xe ra vào đụng vào trụ cột của khách sạn Đ làm cho xe bị hư hỏng. Chị Ng đã làm đơn khởi kiện yêu cầu bà Ngô Thị Kim H – Chủ doanh nghiệp tư nhân H phải bồi thường thiệt hại cho chị Ng với số tiền chi phí sửa chữa xe là 270.041.000 đồng và tiền thiệt hại xe trong thời gian sửa chữa không hoạt động được là 46.000.000 đồng. Do xe của chị Ng có mua bảo hiểm nên trong thời gian khởi kiện, Công ty bảo hiểm đã bồi thường số tiền sửa chữa xe cho chị Ng là 270.041.000 đồng nên chị Ng đã chuyển quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho Công ty bảo hiểm yêu cầu bà H phải bồi thường thiệt hại cho Công ty bảo hiểm, chị Ng rút một phần yêu cầu bà H bồi thường thiệt hại số tiền 46.000.000 đồng.

2. Bị đơn bà Ngô Thị Kim H là chủ doanh nghiệp tư nhân H ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Nh và anh Đặng Minh H trình bày:

Ngày 23/6/2017, do cần di dời xe theo nhu cầu khách sạn nên anh Gi là người làm công cho doanh nghiệp tư nhân H (viết tắt DNTN) có điều khiển xe ô tô biển số 51F.90405 do ông Th quản lý từ nhà xe ra và đụng trụ cột khách sạn Đ gây hư hỏng. Sau khi xảy ra tai nạn ông Nhân có thuê xe với chi phí là 7.000.000 đồng để chở xe chị Ng về Thành phố Hồ Chí Minh để sửa chữa theo yêu cầu của chị Ng . Đối với yêu cầu của chị Ng về việc yêu cầu bồi thường chi phí sửa chữa xe theo dự toán là 316.515.501 đồng bà H không đồng ý, lý do xe của chị Ng còn trong hạn bảo hiểm nên có thiệt hại xảy ra thì Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường, nếu xe của chị Ng không thuộc trường hợp bảo hiểm phải bồi thường thì bà H mới chấp nhận bồi thường thiệt hại cho chị Ng. Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HAY DÂN SỰ? XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN?

BÍCH PHƯỢNG – NGỌC TRÂM

Ông A và bà B chung sống với nhau có hai con chung, sau đó ông A lại sống chung với bà E. Nay ông A chết, bà E muốn bán nhà nhưng vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên ông A, nên bà E khởi kiện bà B ra tòa để chia tài sản chung của ông A và bà E. Vấn đề đặt ra đây tranh chấp hôn nhân và gia đình hay tranh chấp dân sự? Vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nào?.

1.Tình huống pháp lý

Ông A và bà B chung sống với nhau từ năm 1982 tại huyện T, tỉnh X được hai bên gia đình đồng ý, có tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn; ông A và bà B có hai con chung là C (sinh năm 1984) và D (sinh năm 1985).

Năm 1997, ông A bỏ nhà lên thành phố L, tỉnh X làm việc. Bà B và các con vẫn sống tại huyện T.

Năm 2000, ông A chung sống với bà E tại thành phố L, tỉnh X và nhập hộ khẩu về nhà bà E. Bà B và các con không có ý kiến gì. Ông A và bà E có 2 con chung là G (sinh năm 2000) và H (sinh tháng 1/2001).

Quá trình chung sống ông A, bà B tạo lập được khối tài sản chung là diện tích 200 m2 liền kề với diện tích đất 500 m2 bà E có trước khi chung sống với ông A tại phường K thành phố L. Cả 2 diện tích đất này được cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2009 cho hộ gia đình bà E.

Năm 2015, ông A chết, không có di chúc.

Do cần tiền để làm ăn, bà E rao bán nhà, đất nhưng vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình mà trong hộ khẩu gia đình có cả tên ông A nên bà E không thể bán được. Vì vậy, bà E khởi kiện bà B và các con của bà B và ông A là C, D ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung của bà và ông A.

Đối với tình huống trên các ý kiến đều thống nhất về một số vấn đề sau:

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

NỘI DUNG VỤ ÁN

Ngày 17/1/2018, Công ty TNHH J (sau đây gọi tắt là J) có đơn khởi kiện đối với Tổng công ty CP B (sau đây gọi tắt là M) yêu cầu khởi kiện buộc M phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường tổn thất cho J số tiền bản hiểm là 3.618.507.316 đồng.

Ngày 25/9/2018, J bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu M phải thanh toán tiền lãi phát sinh kể từ ngày 12/8/2017 đến ngày 30/9/2018 là 415/365 ngày x 8%/năm x 3.618.507.316 đồng = 329.135.460 đồng.

Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án, các bên đương sự xác nhận nội dung vụ án như sau:

Ngày 20/4/2016, J và M ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc số 275/16/HĐ-TS.1.1/015- KDBANCAS với nội dung cơ bản: M bảo hiểm tài sản cho J theo Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ban hành kèm theo Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ tài chính và các điều khoản mở rộng hay sửa đổi bổ sung; giá trị tài sản được bảo hiểm là 17.188.379.961 đồng; tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,55% (đã bao gồm 10% thuế VAT); thời hạn bảo hiểm từ 20/4/2016 đến 20/4/2017. J đã đóng xong phí bảo hiểm cho M theo hợp đồng.

Khoảng 16 giờ ngày 26/3/2017, tại Phòng xi mạ của J xảy ra cháy, J đã thông báo cho M; M đã chỉ định Công ty cổ phần giám định Smart giám định tính toán thiệt hại và xác định phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. J cũng đã báo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phong toả hiện trường. Tại kết luận số 376 ngày 08/6/2017 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện H, thành phố Hà Nội xác định: nguyên nhân cháy là do chập mạch diện phòng xi mạ của J. Theo báo cáo giám định của Công ty cổ phần giám định S đã đề xuất M bồi thường cho J số tiền là 3.618.507.316 đồng so với số khiếu nại thiệt hại của J là 6.332.411.221 đồng. Ngày 10/8/2017, M có thông báo số tiền ước bồi thường theo đánh giá của Slà 3.618.507.316 đồng.

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm và các tài liệu có trong hồ sơ thì nội dung vụ án như sau: Đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH sản xuất và thương mại V (sau đây gọi tắt là Công ty V) là ông Nguyễn Duy V và người đại diện theo ủy quyềncủa ông V là bà Nguyễn Thị M trình bày: Ngày 29/10/2010 ông V đại diện cho Công ty V ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất cho bà Khuất Thị H tại Văn phòng công chứng C (viết tắt là VPCC C). Tài sản theo hợp đồng gồm:

– Nhà văn phòng: Định vị công trình như tổng mặt bằng thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng số 103, do Sở xây dựng Bắc Ninh cấp ngày 16/6/2009; loại công trình cấp IV; chiều cao công trình 13,25m; diện tích xây dựng 155,25m2; diện tích sàn 465,75m2; kết cấu khung BTCT chịu lực mái lợp tôn, tường bao xây gạch;

– Nhà xưởng: Định vị công trình như tổng mặt bằng thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng số 103, do Sở xây dựng Bắc Ninh cấp ngày 16/6/2009; loại công trình cấp IV; số tầng 01; diện tích xây dựng 1.850m2; tổng diện tích sàn 1.850m2; chiều cao công trình 9,3m tính từ sân đến đỉnh mái; kết cấu khung kèo thép, tường bao xây gạch, mái tôn.

Tài sản trên được xây dựng trên thửa đất số 9, tờ bản đồ số 06, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) số AO 402469 do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 17/4/2009 mang tên Công ty V. Tuy nhiên khi ký hợp đồng không có các tài sản ghi trong hợp đồng, mà chỉ có nhà văn phòng xây thô năm 2009 (chưa trát, chưa có cổng cửa, chưa lát nền), không có nhà xưởng và tường bao quanh đất. Nội dung hợp đồng là ghi theo giấy phép xây dựng được cấp, đến tháng 6/2014 Công ty mới xây nhà xưởng và hoàn thiện nhà văn phòng. Ông V ký hợp đồng này do yêu cầu của bà H nhằm mục đích cho bà M (vợ ông V) vay của bà H 05 tỷ đồng. Công ty không ủy quyền cho bà M thay mặt công ty để vay tiền bà H. Khi ký hợp đồng tại VPCC C thì ông V không có bản chính GCNQSDĐ của Công ty V vì bà M đã mang thế chấp cho bà H. Giá trị tài sản ghi trong hợp đồng là 05 tỷ đồng, nhưng thực tế không có việc giao nhận tiền giữa ông V và bà H, không có việc bàn giao tài sản chuyển nhượng. Ngày 27/10/2014 Công ty V ký hợp đồng cho Công ty S thuê toàn bộ tài sản nêu trên đến tháng 8/2019, giá thuê là 9.907USD/tháng. Công ty S đã trả cho Công ty V 3.544.811.105đ tiền đặt cọc, tiền làm hệ thống phòng cháy chữa cháy, tiền thuê năm thứ nhất và một phần tiền thuê năm thứ hai. Sau khi thuê Công ty S đầu tư xây dựng các hạng mục với tổng số tiền là 3.229.742.600đ. Nay Công ty V yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng ngày 29/10/2010 đã ký giữa Công ty V và bà Khuất Thị H, đồng thời yêu cầu bà H trả lại GCNQSDĐ cho Công ty. Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TẾ: TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG?

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 29/9/2014 và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn là bà Đào Thị Đ, ông Đào Xuân H, bà Đào Thị H, ông Đào Xuân T (ông T còn là người đại diện theo ủy quyền cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Trung D và anh Hoàng Kim S) trình bày:

Cụ Đào Văn Đ, sinh năm 1917, chết ngày 28/9/1987 và cụ Lê Thị B, sinh năm 1921, chết ngày 14/9/2013. Cụ B và cụ Đ chết không để lại di chúc. Cụ Đ và cụ B sinh được 08 người con gồm: Đào Xuân T1; Đào Thị Đ; Đào Xuân T; Đào Thị L; Đào Thị N; Đào Xuân H; Đào Mạnh H; Đào Thị H. Bà Đào Thị L chết ngày 29/8/2003 có chồng là ông Hoàng Trọng D, chết ngày 23/8/1999 và ba con là: Hoàng Thị H, chết ngày 25/5/2008; Hoàng Trung D; Hoàng Kim S.

Về nguồn gốc đất tranh chấp: Khoảng năm 1965 cụ Đ và cụ B có mua của ông Nguyễn Văn M 01 thửa đất ở tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên, diện tích khoảng 1.500 m2, có chiều dài phía đông dài khoảng 20m; phía tây dài khoảng 20m, phía nam dài khoảng 80m; phía bắc dài khoảng 80 m. Thửa đất này được thể hiện tại thửa 96, bản đồ số 6, bản đồ 299 năm 1987.

Năm 1987, cụ Đ chết, cụ B tiếp tục quản lý toàn bộ thửa đất đó. Bà N không đi lấy chồng nên ở với cụ B. Khoảng năm 2000, cụ B và bà N phá nhà cũ của cụ Đ và cụ B đi và xây hai gian nhà mới để hai mẹ con ở.

Năm 2004, cụ B cho vợ chồng ông T một phần đất ở. Đến năm 2006 vợ chồng ông T đã xây nhà và năm 2009 xây tường bao. Hiện nay vợ chồng ông T vẫn đang quản lý, sử dụng phần diện tích đất cụ B đã cho. Ngoài việc cho vợ chồng ông T đất ở, cụ B còn cho ông H (K) một phần đất giáp đất nhà ông T, không nói rõ diện tích bao nhiêu. Khi ông H (K) đổ đất thì ông T1 không đồng ý nên anh em từ đó phát sinh mâu thuẫn.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ VẬT NUÔI TRONG TRƯỜNG HỢP VẬT NUÔI GÂY THIỆT HẠI CHO NGƯỜI KHÁC

TS. NGUYỄN VĂN QUÂN – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vụ việc bé trai 07 tuổi bị đàn chó 07 con cắn chết tại tỉnh Hưng Yên vào ngày 04/3/2019 đã khiến nhiều người bàng hoàng. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm của chủ nuôi chó và các vật nuôi khác khi để chúng gây thiệt hại cho tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người khác?.

Trách nhiệm đối với những thiệt hại do vật nuôi (súc vật) gây ra đã được quy định đầy đủ tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra). Theo đó, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu. Đây là trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại về vật chất hoặc sức khoẻ do súc vật gây ra.

Còn trong trường hợp súc vật gây ra những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người khác thì chủ sở hữu súc vật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo mức độ thiệt hại. Có hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Nếu súc vật gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì áp dụng Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Trường hợp thứ hai: Nếu súc vật làm chết người thì áp dụng Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Vô ý làm chết người”. Theo đó, (1) người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; (2) phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn