admin@phapluatdansu.edu.vn

Cấu trúc pháp lý CỦA TÀI TRỢ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM

images (1) NICHOLAS BUDD – Warehouse Finance Consultant, IFC

1. Thực trạng tài trợ kho hàng và tài trợ hàng hóa luân chuyển ở Việt Nam

• Nhu cầu tài trợ hàng hóa luân chuyển và tài trợ khoản phải thu đang tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành dịch vụ nông nghiệp.

Continue reading

XÁC ĐỊNH LỖI trong hợp đồng đặt cọc

Conceptual Keyboard - Deposit (blue Key With Moneybag Symbol) TRẦN MỘNG BÌNH

1. Khái quát về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là một chế định đã xuất hiện từ rất sớm trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Việc đặt cọc giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được diễn ra theo đúng thoả thuận và hạn chế các trường hợp vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.

Continue reading

VẤN ĐỀ GIAO DỊCH VÔ HIỆU khi bên chuyển nhượng tài sản là người phải thi hành án

Unenforceable-Contract LS. LÊ CAO

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật, theo đó họ có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với một hoặc các bên khác có liên quan. Thế nhưng, trong khi tài sản mà người phải thi hành án đang có không được tuyên xử lý theo bản án, cũng không bị kê biên, chưa bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc hành chính khác do đó họ vẫn tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản. Vậy, khi nào thì giao dịch về tài sản của người phải thi hành án bị xem là vô hiệu, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào và thực tiễn áp dụng trên thực tế hiện nay ra sao? Chúng tôi sẽ dẫn một tình huống thực tiễn để cùng thảo luận về vấn đề đáng quan tâm này.

Continue reading

SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19

AdobeStock_178164532geo LS.TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH – Công ty Luật ADVACAS

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.

Continue reading

XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CỦA CHỦ HỌ (phường) có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không?

Tontine TS. NGUYỄN HẢI AN – Vụ Giám đốc kiểm tra II, Tòa án nhân dân tối cao

Đối với tranh chấp về phường (họ) được xác lập giao dịch phát sinh trong thời gian áp dụng Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2016 của Chính phủ, nhưng đến nay vẫn đang giải quyết tranh chấp thì xác định nghĩa vụ của chủ họ có phải nộp thay phần họ của thành viên hay không, đang gây nhiều tranh cãi.

Continue reading

CHUYỂN GIAO KHOẢN PHẢI THU: Chuyển giao tuyệt đối và quyền lợi được bảo đảm

MAREK DUBOVEC  Giám đốc Điều hành của Trung tâm Luật Quốc gia Kozolchyk (NatLaw), Tucson, Arizona

Cơ chế tài trợ khoản phải thu

==> Bao thanh toán chỉ dựa trên khoản phải thu (cộng với “hàng bán bị trả lại”)

==> Ký quỹ để thu hồi khoản phải thu (“tài khoản phong tỏa”)

==> Hạn mức tài trợ vốn dựa trên giá trị của các khoản phải thu và hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh sẽ được xác định dựa trên danh mục tổng hợp các khoản phải thu và hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh (“giá trị của tài sản bảo đảm – cơ sở tính hạn mức tín dụng” (Borrowing base).

Continue reading

Kỷ yếu Tọa đàm “LUẬT THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”

Commercial-law-services1-533x800GS. Michel GERMAIN, Đại học Paris II – Cộng hòa Pháp:

Trước tiên, tôi cũng sẽ trình bày một vài nhật xét chung về dự thảo Luật Thương mại này. Theo tôi, đây là một dự thảo rất giàu về nội dung và rất bổ ích. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết và đây là các vấn đề luôn tồn tại trong những hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa Luật Thương mại và luật dân sự. Continue reading

Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

civil-litigation-whittier MICHEL CORDIER[1] – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Cộng hòa Pháp

Cũng như tất cả những nước Xã hội chủ nghĩa mở cửa theo kinh tế thị trường, Việt Nam đang cố gắng đưa nghành công chứng trở thành một công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế [2]. Mục đích là rất rõ ràng: xây dựng một Nhà nước hiện đại, bảo đảm cho công dân Việt Nam cũng như cho các nhà đầu tư nước ngoài có một môi trường xã hội hài hoà, bảo đảm cho quan hệ hợp đồng giữa các tác nhân kinh tế được hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý.

Continue reading

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2020

2021-07-21 (2)   Vụ việc Công ty thuốc bảo vệ thực vật Bayer Việt Nam

1. Các bên liên quan

– Công  ty TNHH Hiệp Thanh;

– Công ty TNHH Bayer Việt Nam;

2. Nội dung vụ việc

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ: Rút ra từ Quyết định Giám đốc thẩm một vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng

2.2THS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Bài viết đưa ra một số ý kiến bình luận về vụ án, chế định hứa thưởng, hợp đồng hứa thưởng cũng như một số vấn đề cần rút kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án này.

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 cũng như năm 2015 quy định về chế định hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương. Tuy vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, có nhiều vụ việc hứa thưởng phát sinh nhưng không phải là hành vi pháp lý đơn phương mà là một dạng hợp đồng. Việc phân biệt hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Qua nghiên cứu, bình luận vụ án về tranh chấp hợp đồng hứa thưởng mà do ông ĐĐTh khởi kiện bà VTKh, ông NĐQ do TAND tỉnh H và TANDCC giải quyết (bản án của Tòa án cấp sơ và phúc thẩm sau đó đã bị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy).

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi là biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản bảo đảm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Continue reading

NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI và những khó khăn trong tổ chức thi hành

THS. HOÀNG THỊ THANH HOA – Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Thi hành án đối với nghĩa vụ liên đới là một trong những nghĩa vụ mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường xuyên phải tổ chức thi hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tổ chức thi hành nghĩa vụ này gặp rất nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Continue reading

TÀI XẾ VÀ GRAB: Mối quan hệ chưa thể gọi tên

ĐẶNG THỊ HẢI HÀ – Sáng lập và cố vấn chiến lược của Respect Vietnam

Những ngày qua, các phương tiện truyền thông nóng lên với sự kiện hàng trăm tài xế Grab đã tắt ứng dụng, tập trung diễu hành phản đối tại một số thành phố lớn sau khi Grab lấy cớ vì bị tăng thuế VAT nên đã tăng tỉ lệ chiết khấu đối với tài xế từ khoảng 28% lên trên 32%. Giữa Grab và tài xế luôn là một mối quan hệ yêu ghét bất phân mà pháp luật hiện nay chưa thể điều chỉnh được.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: