admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỊNH ƯỚC TÀI SẢN TRƯỚC HÔN NHÂN theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

AdobeStock_128025101LS. ĐẶNG HỒNG DƯƠNG – Công ty Luật TNHH Sao Sáng

Chế định tài sản ước định (chế độ tài sản theo thỏa thuận) bao hàm các chế độ đặc thù mà vợ chồng thông qua hợp đồng hôn nhân, lựa chọn quan hệ tài sản tùy theo hoàn cảnh sống, ý chí chủ quan của chính mình. Những chọn lựa này, sau khi đã được thỏa thuận hợp pháp thì quan hệ tài sản ấy được công nhận và nếu có tranh chấp xảy ra sẽ căn cứ theo thỏa thuận ban đầu mà giải quyết. Trong Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận”. Continue reading

KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC trong công tác kiểm sát giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Agreement prepared by lawyer signing decree of divorce (dissolution or cancellation) of marriage, husband and wife during divorce process with male lawyer or counselor and signing of divorce contract THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH – Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội

Ly hôn và công nhận thuận tình ly hôn là việc Tòa án ra quyết định nhằm gỡ bỏ những ràng buộc pháp lý giữa các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình. Qua thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, tác giả thấy có một số khó khăn vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết đối với việc công nhận thuận tình ly hôn.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Ủy quyền trong vụ án hôn nhân, được hay không?

 NGỌC OANH – Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Khi ly hôn, đương sự có được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia phiên tòa khi tranh chấp về phần tài sản chung hay không?

Đối với một vụ án ly hôn, thông thường đương sự có 3 yêu cầu để Tòa án giải quyết: Yêu cầu được ly hôn; yêu cầu được nuôi con chung, việc cấp dưỡng; và yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung. Cũng có những vụ án đương sự chỉ yêu cầu được ly hôn và yêu cầu được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng chứ không yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung (tài sản chung và nợ chung không có, hoặc tự thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết).

Continue reading

YÊU CẦU LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT TÍCH có được thụ lý giải quyết trong một vụ việc không?

Thẩm phán. NGUYỄN HẢI PHONG – TAND Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là thật sự cần thiết nhằm cụ thể hóa, luật hóa những hướng dẫn dưới luật trước đây nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc Hôn nhân gia đình của Tòa án các cấp. Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết và thực tiễn giải quyết vụ việc án hôn nhân gia đình , tôi có vài ý kiến đóng góp, đề nghị TANDTC hướng dẫn.

Continue reading

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG: Giải quyết yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng là vụ án dân sự hay việc dân sự?

NCS. HUỲNH QUANG THUẬN – Đại học Luật TP.HCM

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHN&GĐ năm 2014) quy định: “Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”.

Điều 53 LHN&GĐ năm 2014 quy định: Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn Continue reading

XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN: là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. PHAN NGUYỄN BẢO NGỌC – Trường Đại học Luật TP.HCM

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn” đăng ngày 24 /6 / 2020 và bài “Xác định tư cách tố tụng của “con chung” chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trong vụ án ly hôn” của tác giả Trần Thanh Bình đăng ngày 27 /6 /2020 chúng tôi muốn trao đổi mở rộng về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là con chung trong vụ án tranh chấp ly hôn/chia tài sản khi ly hôn.

1. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự và hôn nhân và gia đình

Khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015 quy định để trở thành người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nói chung cần đáp ứng các điều kiện sau: (i) người không khởi kiện, không bị kiện; (ii) việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; (iii) tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách thức xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Continue reading

XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH TỐ TỤNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN TỪ ĐỦ 7 TUỎI TRỞ LÊN TRONG VỤ ÁN LY HÔN

 TRẦN THANH BÌNH – TAND huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

Qua đọc bài nghiên cứu của tác giả Trương Minh Tấn đăng trên Tạp chí TAND điện tử ngày 24 /6 /2020 về “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly hôn”, chúng tôi thống nhất với tác giả bài viết về những nguyên nhân, hạn chế và bất cập khi giải quyết vụ án ly hôn phổ biến và rất đặc thù này.

1. Thủ tục tố tụng bắt buộc

Bài viết đưa ra tình huống “việc xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên có được xem là thủ tục bắt buộc hay không” và đưa ra hai quan điểm khác nhau và đặt ra vấn đề cần trao đổi ý kiến là “việc xem xét nguyện vọng của con khi Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn là điều cần thiết để giải quyết vụ án được toàn diện, hợp tình và hợp lý nhưng việc quy định xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên như tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 là còn bất cập, chưa có quy định hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tế không thống nhất”.

Về vấn đề này, chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau: Tại đoạn 2 khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên …” và khoản 26 Mục IV giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017 “về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ” của TANDTC cũng đã hướng dẫn “… để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 07 tuổi trở lên…”.

Continue reading

XEM XÉT NGUYỆN VỌNG CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

THS. TRƯƠNG MINH TẤN – TAND huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập.

Trong vụ án hôn nhân gia đình thì bên cạnh việc xem xét, giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ (chung hoặc riêng) thì Tòa án còn xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân. Việc xem xét vấn đề nhân thân ở đây không chỉ là mối quan hệ giữa vợ với chồng mà còn xem xét quan hệ giữa cha, mẹ với người con. Thực tế cho thấy, khi Tòa án xem xét, giải quyết vấn đề về nhân thân không phải lúc nào cũng đơn giản mà đòi hỏi người tiến hành tố tụng ngoài việc nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải có thái độ, niềm tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 thì khi giải quyết việc ly hôn giữa vợ với chồng mà còn con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người con là mong muốn sống với cha hay sống với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định việc xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn lại vướng mắc một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hình thức thể hiện nguyện vọng của con

Pháp luật ghi nhận khi giải quyết việc ly hôn mà có con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con, nhưng không có quy định về hình thức lấy lời khai nguyện vọng của con. Do đó, thực tế cho thấy việc lấy lời khai nguyện vọng của con bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng.

Continue reading

HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở HOA KỲ VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

THS. HỒ MINH THÀNH – Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Chính sách của các quốc gia nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền kết hôn đối với người đồng tính có sự khác biệt đáng kể trên toàn cầu. Theo Chiến dịch Nhân quyền, hôn nhân đồng giới là hợp pháp ở 20 quốc gia, hợp pháp ở một số khu vực tài phán ở 2 quốc gia, phạm tội hình sự ở 75 quốc gia và bị trừng phạt bằng cái chết ở 10 quốc gia[1]. Trong khi các cuộc tranh luận về quyền của người đồng tính đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, chỉ mới gần đây, hôn nhân đồng tính(HNĐT) mới vươn lên dẫn đầu chương trình nghị sự xã hội ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Tại Hoa Kỳ, bên cạnh sự thay đổi chính sách về thừa nhận hôn nhân đồng giới, Toà án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng, quyền kết hôn của các cặp đồng giới sẽ được bảo vệ trên toàn bộ 50 bang của nước này từ năm 2015. Phán quyết này đã được sự hưởng ứng và ủng hộ của dư luận xã hội. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew 2017a cho thấy, sự ủng hộ cho HNĐT đã tăng từ 35% trong năm 2001 lên 62% trong năm 2017[2]

1. Khái quát về hôn nhân đồng tính theo pháp luật Hoa Kỳ

1.1. Cặp đôi đồng giới đầu tiên kết hôn hợp pháp trong lịch sử Hoa Kỳ

Ngày 18/05/1970, hai người đàn ông là Jack Baker và Micheal McConell đã nộp đơn cho Thư ký Toà án Gerald R. Nelson tại Hạt Hennepin để yêu cầu đăng ký kết hôn (ĐKKH). Tuy nhiên Thư ký Toà án này đã từ chối đơn vì hai người yêu cầu ĐKKH có cùng giới tình. Không đồng tình với quyết định đó, cặp đôi này đã khởi kiện với lập luận, pháp luật vào thời điểm hiện tại không hề có quy định cấm kết hôn đồng giới và họ hoàn toàn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 1, 4, 8 và 9 Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực của họ thất bại, kể cả sau khi đã đệ đơn kháng cáo lên toà án cấp cao[3]. Sau đó, Baker và McConnell đã nộp đơn ĐKKH lại, lần này là tại Hạt Blue Earth và họ đã thành công trong việc xin giấy phép kết hôn ngay trước khi Tòa án Minnesota tạm dừng giấy phép kết hôn đối với các cặp đồng giới[4]. Cặp đôi này, do đó, được xem như là "cặp đôi đồng giới đầu tiên kết hôn hợp pháp trong lịch sử"[5]. Đây có thể được xem như là một sự may mắn khi quyết định cấm KHĐT năm 1972 "không hồi tố đối trường hợp của Baker và McConnell" vì hai người đã có được giấy ĐKKH và đã kết hôn "đủ sáu tuần" trước đó.

Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 CLÉMENTINE BLANCThẩm phán – Vụ Dân sự và Ấn tín, Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định chung về nội dung của các loại giấy tờ hộ tịch và quy định chi tiết về nội dung của một số giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, giấy tờ công nhận quan hệ pháp luật, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai tử.

Việc quản lý và trình bày sổ hộ tịch được quy định ở cấp nghị định. Nghị định đầu tiên về hộ tịch ở Pháp được ban hành năm 1962 và đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng các nguyên tắc nền tảng trong lĩnh vực hộ tịch đã được hình thành trong giai đoạn này.

Ngoài ra, còn có một cơ quan chuyên trách về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và một văn bản luật về lĩnh vực này.

Ở Pháp còn có một thông tư rất dài quy định về hộ tịch. Trường hợp này rất hiếm gặp vì Bộ Tư pháp thường chỉ ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một văn bản luật khi tiến hành cải cách, những thông tư như vậy thường chỉ dài khoảng 20 trang và không phổ biến rộng rãi.

Hộ tịch là một lĩnh vực rất rộng vì nó liên quan đến toàn bộ đời sống của công dân và đòi hỏi phải xem xét toàn bộ các vấn đề chuyên môn kỹ thuật. Vì thế, năm 1955, Pháp đã quyết định soạn thảo một thông tư lớn dành cho các cơ quan tư pháp quản lý lĩnh vực hộ tịch, cụ thể là các Viện Công tố cũng như các cán bộ hộ tịch. Thông tư này được ban hành năm 1999 và chỉ được sửa đổi bổ sung rất ít, lần mới nhất là vào năm 2002. Đây có thể coi là cẩm nang giải đáp mọi thắc mắc cho những người làm trong lĩnh vực hộ tịch, đó là lý do vì sao thông tư này rất đồ sộ và quy định nhiều tình huống đa dạng và cụ thể. Continue reading

Chế độ hôn sản pháp định: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

TS. NGÔ THANH HƯƠNG – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế độ hôn sản pháp định

Theo quan niệm của các nước theo hệ thống Civil Law, kết hôn tạo ra những hậu quả pháp lý về tài sản cho vợ chồng. Quy định của pháp luật về chế độ hôn sản còn được gọi là chế độ tài sản vợ chồng.

Dựa trên tiêu chí chủ thể xác lập, người ta phân loại chế độ hôn sản thành: (i) chế độ hôn sản ước định và (ii) chế độ hôn sản pháp định (chế độ tài sản vợ chồng theo luật định trong pháp luật Việt Nam). Ngược lại với chế độ hôn sản ước định là những quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng dựa trên sự thoả thuận của vợ chồng. Chế độ hôn sản pháp định được định nghĩa là tất cả các quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng mà các quy tắc này dựa trên các căn cứ pháp luật. Hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ hôn sản pháp định là toàn bộ các quy tắc mà pháp luật quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ liên quan đến sản nghiệp của vợ chồng.

Có ý kiến cho rằng, về bản chất pháp lý, chế độ hôn sản pháp định cũng chỉ là một chế độ ước định nhưng là một chế độ ước định mặc nhiên[1]. Theo quan điểm này, nếu các bên kết hôn không lập thoả thuận hôn sản thì suy luận rằng: họ đã mặc nhiên (thống nhất ý chí) lựa chọn chế độ hôn sản pháp định.

Continue reading

VƯỚNG MẮC TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN YÊU CẦU CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG VỤ ÁN LY HÔN

NGUYỄN VĂN BẢO – Phó Chánh án TAND huyện Chư Păh, Gia Lai

Thông thường trong vụ án tranh chấp về hôn nhân & gia đình, Tòa án phải giải quyết đồng thời cả 3 mối quan hệ, đó là quan hệ về hôn nhân, quan hệ về nuôi con chung và quan hệ về chia tài sản. Tuy nhiên theo đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự có thể Tòa án chỉ giải quyết một hoặc hai trong 3 mối quan hệ trên.

Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề vướng mắc theo quy định pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp nguyên đơn trong vụ án ly hôn không yêu cầu chia tài sản chung nhưng bị đơn trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình (HNGĐ) lại yêu cầu chia tài sản chung.

Bị đơn yêu cầu chia tài sản chung

Trong tranh chấp về HNGĐ, nhiều vụ án nguyên đơn (vợ hoặc chồng) khởi kiện chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, phân chia quyền nuôi con, nghĩa vụ, mức cấp dưỡng khi ly hôn mà không yêu cầu phân chia tài sản chung, nhưng trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì bên bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Tranh chấp về chia tài sản chung bao gồm nhiều dạng: tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia; tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia cho rằng tài sản riêng hoặc có tranh chấp cho rằng là tài sản của người thứ ba, hoặc không có tài sản đó…

Nếu trong vụ án tranh chấp về dân sự thì Tòa án sẽ thụ lý theo thủ tục “Yêu cầu phản tố” của bị đơn còn trong vụ án tranh chấp về HNGĐ pháp luật về tố tụng không quy định về thủ tục này dẫn đến tùy theo từng Thẩm phán, từng Tòa án có mỗi cách giải quyết khác nhau không thống nhất và có nhiều quan điểm khác nhau:

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn