admin@phapluatdansu.edu.vn

HƯỚNG DẪN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO về một số nội dung trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Để xác định đất thuộc quyền sử dụng của ai, Kiểm sát viên cần phân biệt đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất và đất chưa được cấp GCNQSD đất, cụ thể:

– Trường hợp đất đã được cấp GCNQSD đất, cần kiểm tra các giấy tờ về đất đai kèm theo tài liệu trong hồ sơ quản lý đất; sự biến động diện tích giữa GCNQSD đất và diện tích đất thực tế; việc kê khai, đăng ký và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; ý kiến của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất; quá trình quản lý, sử dụng, việc cấp GCNQSD đất có đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định tính xác thực của các tài liệu cấp GCNQSD đất làm căn cứ kết luận đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ai, có chấp nhận yêu cầu hủy GCNQSD đất không.

Continue reading

Quy chế đồng sở hữu TRONG NHÀ CHUNG CƯ (Mẫu tham khảo)

Thời gian qua, tại Việt Nam, cùng với xu thế tất yếu về phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị thì cũng đã và đang phát sinh nhiều bất cập, mâu thuẫn thậm chí tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư của tam giác quan hệ giữa chủ đầu tư – Ban quản lý – cư dân; về diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng; quyền của các đồng sở hữu, việc đưa tài sản của đồng sở hữu vào giao dịch; việc quản trị nội bộ giữa các đồng sở hữu… Trong bối cảnh như vậy, ngoài hành lang pháp lý liên quan thì việc xây dựng Quy chế Đồng sở hữu trong các tòa nhà chung cư có vai trò đặc biệt quan trọng.

Civillawinfor trân trọng giới thiệu bản Quy chế Đồng sở hữu của một Tòa nhà chung cư tại Cộng hòa Pháp để Quý vị tham khảo.


TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tọa đàm Chuyên đề “Bảo vệ người mua bất động sản và đồng sở hữu trong nhà chung cư”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 07-08/06/2010. Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp.

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

THS. LÊ THỊ HỒNG HẠNH –  VKSND TP. Hà Nội

Để các cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, vừa qua, nhóm tác giả thuộc VKSND TP. Hà Nội đã tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số lưu ý trong tra cứu và áp dụng văn bản.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT HÓA ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN

 OLIVIER GOUSARD – Công chứng viên, Cộng hòa Pháp

1. Những vấn đề chung

 Nước Pháp của chúng tôi có một hệ thống pháp luật về đăng ký đất đai rất rõ ràng và cụ thể vì thủ tục đăng ký đất đai đã được quy định hết sức chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam cũng cần đi theo hướng này. Ở Pháp, các thủ tục đăng ký bất động sản (đăng ký quyền, đăng ký các văn bản, hợp đồng) rất rõ ràng và chi tiết. Thực vậy, các thủ tục về đăng ký đất đai cụ thể tới cấp độ tên, mô tả địa chính… Chính vì thế tôi rất ủng hộ quan điểm xây dựng một văn bản pháp luật về các thủ tục đăng ký bất động sản. Chúng ta chỉ có thể có các thông tin về bất động sản được bảo mật khi chúng ta có các thông tin chi tiết nhất có thể.

Từ bài phát biểu của bà Hiền[1] tôi nhận thấy yêu cầu đặt ra là hệ thống đăng ký bất động sản phải phù hợp với Hiến pháp. Về điểm này, theo pháp luật của Pháp, hệ thống đăng ký bất động sản mà công chúng có thể yêu cầu cung cấp thông tin phải tôn trọng các quy định pháp luật của Nhà nước và tôn trọng các quyền tự do cá nhân. Hệ thống đăng ký đất đai phải cho phép cung cấp các thông tin có thật và giúp Nhà nước thu thuế hiệu quả. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi Nhà nước là phải đảm bảo nguồn thu ngân sách mà chìa khóa của công tác này chính là việc phải đảm bảo được việc thu thuế.

Continue reading

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ

THS. HUỲNH XUÂN TÌNH – Thẩm phán TAND Tp Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Việc phân biệt giao dịch về nhà ở với giao dịch về quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đây chính là tiền đề để chúng ta áp dụng đúng quy định của pháp luật khi Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết. Nếu là giao dịch về nhà ở thì áp dụng pháp luật về nhà ở; ngược lại, nếu là giao dịch về quyền sử dụng đất thì áp dụng pháp luật về đất đai. Đây là vấn đề phức tạp nhưng lại có tính thời sự, thực tiễn cấp bách mà không phải ai cũng nhận biết rõ và áp dụng đúng trên thực tế. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu lên một số vấn đề cơ bản còn vướng mắc và chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.

Thứ nhất, về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong bài viết nhận diện giao dịch về nhà ở [1], tác giả Chu Xuân Minh có nêu Ví dụ: Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng mua bán nhà ở, theo quy định của khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở là “thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai là “thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”. Như vậy, một giao dịch về bất động sản đã có công chứng nhưng chưa được đăng ký ở cơ quan đăng ký đất đai, nếu xác định là hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng này đã có hiệu lực, nhưng nếu xác định là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng này chưa có hiệu lực (vô hiệu).

Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

VÀI NÉT VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp

1. V bn cht pháp lý

Quyền hưởng dụng là một quyền mới được bổ sung vào trong Bộ luật dân sự năm 2015, cùng với quyền đối với bất động sản liền kề (địa dịch) và quyền bề mặt, quyền hưởng dụng được xếp vào nhóm quyền khác đối với tài sản.[1] Về cơ bản, nội hàm quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự Việt Nam cũng khá tương đồng với nhiều bộ luật dân sự khác trên thế giới, theo đó, quyền này có bản chất pháp lý là một loại vật quyền có thời hạn trên tài sản của người khác, chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật cho phép người khác khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản của chủ sở hữu và chủ sở hữu vẫn giữ lại quyền định đoạt đối với tài sản của mình.

1.1. Quyền hưởng dụng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội và kinh tế trong việc khai thác, sử dụng tài sản, đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng, đa dạng ở các cấp độ khác nhau về vật chất và tinh thần của con người, phù hợp với sự đa dạng về tính chất và công dụng của tài sản trong tự nhiên và xã hội… trong đó:

a) Quyền hưởng dụng có thể giúp cho người dân có được những lựa chọn tốt hơn, đa dạng hơn trong việc khai thác, sử dụng tài sản của mình, bảo đảm hài hòa giữa khai thác công dụng, giá trị của tài sản với hạn chế rủi ro của chính mình và sự ổn định các quan hệ có liên quan, như:

(i) Chủ sở hữu tài sản có thể lựa chọn không chuyển quyền sở hữu tài sản cho con, người thân hoặc bất kỳ ai, nhưng lại trao quyền hưởng dụng tài sản cho những người này để họ có được nguồn thu nhập trọn đời hoặc trong một thời hạn nhất định trên tài sản của chủ sở hữu;

Continue reading

QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

THS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, pháp luật dân sự Việt Nam cũng quy định quyền địa dịch nhưng với một tên gọi dài hơn và dễ hiểu hơn đó là quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật được ghi nhận từ rất sớm, ngay từ thời La Mã cổ đại và đã có những bước tiến dài về việc áp dụng trong thực tiễn. “Địa địch được định nghĩa là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác. Với cách định nghĩa đó, bất động sản được coi là một chủ thể, đặc biệt, nó cũng có nhu cầu giao tiếp với xã hội bên ngoài và để làm được việc đó, trong điều kiện bất động sản tồn tại cố định trong cộng đồng láng giềng, nó có thể cần phải “đi qua” bất động sản khác, trong quá trình xây dựng con đường thông thương với xã hội” . Như vậy, địa dịch là một sự phiền lụy áp đặt cho một bất động sản, theo đó một ngôi nhà hay thửa đất chịu địa dịch sẽ phải chịu sự khai thác, sử dụng hạn chế nhằm phục vụ cho việc sử dụng, vận hành của một bất động sản liền kề .

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền phái sinh từ chế định sở hữu. Ở Việt Nam, quyền này được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, năm 2005 và tiếp tục ghi nhận trong BLDS 2015 ở một mục riêng tại Chương XIV “Quyền khác đối với tài sản” gồm 12 điều (từ Điều 245 đến Điều 256). So với BLDS năm 2005, quyền đối với bất động sản liền kề trong BLDS năm 2015 có những điểm mới cơ bản sau:

Thứ nhất, đưa ra khái niệm về quyền đối với bất động sản liền kề

Theo nghĩa rộng, quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng một bất động sản liền kề thuộc sở hữu của một chủ thể khác nhằm khai thác, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình một cách hợp lý. Theo nghĩa hẹp, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản (bị vây bọc) trong những điều kiện do pháp luật quy định, được sử dụng bất động sản (vây bọc) của người khác trong những phạm vi xác định để thỏa mãn việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý bất động sản thuộc sở hữu của mình[1].

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT: KIỆN CHỦ RUỘNG KẾ BÊN VÌ … MẤT MÙA LÚA

MINH KHÁNH – Báo Pháp luật TP.HCM

Lúa mất mùa, nguyên đơn đổ thừa cho chủ ruộng kế bên cố tình thả nước tràn vào gây ngập úng và đòi bồi thường 30 triệu đồng nhưng bị tòa bác.

Ông N. có thửa đất rộng hơn 10.000 m2, tọa lạc tại ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Giáp ranh với phần đất của ông N. là thửa đất ruộng của ông V. Hai gia đình canh tác trồng lúa nhiều năm trước không xảy ra xích mích, cãi cọ gì.

Nhưng đến ngày 6-10-2015 âm lịch, ông N. sạ vụ lúa mới trên ruộng của mình trong khi ruộng của ông V. sạ trước đó bốn ngày. Lần gieo trồng này lúa của ông N. không đạt năng suất như ông mong muốn và ước tính. Sau một thời gian nghiên cứu nguyên nhân mất mùa, ông N. cho rằng lúa năng suất thấp là do ông V. làm ảnh hưởng tới. Từ đó ông N. đâm đơn ra TAND huyện Cái Bè khởi kiện yêu cầu ông V. phải bồi thường thiệt hại. Lý do ông V. đã thả nước tràn qua ruộng của ông khiến lúa ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, kéo theo là giảm năng suất đáng kể.

Trong đơn khởi kiện và trình bày của mình, ông N. cho rằng thời điểm đó ông V. có hỏi ông để khơi nước qua ruộng nhưng ông không đồng ý. Vào đêm 8 và 9-10-2015 âm lịch, ông V. đã thả nước vào ruộng của mình rồi tự ý đào ranh giáp với đất của ông N. Mục đích của việc này là để cho nước tràn qua ruộng của ông N. Đến hôm sau có người cùng ấp báo thì ông N. mới biết ruộng lúa của mình ngập băng nước. Ông N. lập tức đến xả nước ra để cứu lúa, thấy cây lúa yếu ông còn phải xịt thuốc, rải phân để phục hồi lại.

Continue reading

TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN và một số vướng mắc từ thực tiễn

13334 PHẠM THỊ HẰNG – Vụ pháp chế và quản lý khoa học, TANDTC

Trường hợp tặng, cho tài sản được lập thành văn bản thì gọi là hợp đồng tặng cho tài sản. Hợp đồng tặng cho tài sản lại có hai trường hợp khác nhau là Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện. Trong thực tiễn vấn đề tặng cho tài sản có những vướng mắc cần được hướng dẫn.

1. Đặt vấn đề

Trong đời sống việc việc tặng cho bao gồm cả việc tặng cho tài sản giữa cá nhân với cá nhân và việc tặng cho người khác tài sản hợp pháp của mình là chuyện bình thường. Nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương đối với cá nhân, gia đình người có công đối với đất nước trong công cuộc bảo về, xây dựng đất nước và đối với người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được thực hiện hàng năm để tri ân đối với các gia đình, cá nhân được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và để gắn bó tính đoàn kết với người có hoàn cảnh khó khăn.

Về mặt pháp luật, các giao dịch dân sự về tặng cho tài sản nêu trên được hiểu như thế nào là hợp pháp. Vấn đề này, chúng tôi có ý kiến như sau:

Việc tặng cho tài sản có thể bằng hình chức hợp đồng, cũng có thể là hành vi pháp lý đơn phương của chủ sở hữu tài sản làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự đối với bên tặng cho tài sản và đối với bên nhận tài sản tặng cho. Còn tài sản tặng cho, có thể là bất động sản hoặc là động sản.

Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự hiện hành về “Bất động sản và động sản” thì: “1) Bất động sản bao gồm:Đất đai;Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Continue reading

QUYỀN BỀ MẶT THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS NĂM 2015 VÀ DỰ BÁO MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP

THS. LÊ ĐĂNG KHOA – Giảng viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, bao gồm 689 điều, đã có những quy định rất mới tại phần thứ hai “Quyền sở hữu và Quyền khác đối với tài sản”. Trong đó, quyền bề mặt là một trong những quyền quan trọng, cần được nghiên cứu cụ thể về lý luận để có thể đưa vào thực tiễn tiễn áp dụng một cách hiệu quả và tránh được những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện quyền này. Nội dung bài viết này nhằm khái quát một số vấn đề về quyền bề mặt đồng thời đưa ra những kiến nghị liên quan đến quy định về quyền bề mặt trong BLDS năm 2015.

1. Bản chất và phạm vi tác động của quyền bề mặt

Trong pháp luật La Mã trước đây, các Luật gia cho rằng về bản chất quan hệ tài sản do tính xác định của các quan hệ đó. Để đáp ứng một nhu cầu nào đó, một chủ thể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu đối với tài sản đã tạo ra, đã mua. Khi đã trở thành chủ sở hữu tài sản, họ có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác. Trường hợp này, họ là người có quyền tuyệt đối đối với tài sản và “hình như” chỉ tồn tại quan hệ giữa họ với tài sản, quyền tài sản ở dạng này gọi là vật quyền (quyền đối vật)[1].

Pháp luật các nước trên thế giới ghi nhận vào trong pháp luật của họ các loại vật quyền khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm pháp luật của từng nước. Trong việc phân loại các vật quyền đó, có thể phân thành vật quyền chính yếu và vật quyền phụ thuộc hoặc có thể phân loại thành quyền trên tài sản của mình và quyền trên tài sản của người khác. Quyền sở hữu là vật quyền chính yếu và là một quyền tuyệt đối tác động lên tài sản, trong đó người có quyền có thể thông qua hành vi của mình mà không phụ thuộc hành vi của người khác.

Continue reading

QUYỀN BỀ MẶT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015

 BÙI AI GIÔN

Quyền bề mặt là khái niệm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, nhưng đối với các nước trên thế giới thì đây là khái niệm không hề mới, được quy định từ rất lâu trong luật dân sự La Mã.

Ở luật La Mã, các quyền đối vật (vật quyền) bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền địa dịch, quyền dụng ích cá nhân, quyền bề mặt và quyền cầm cố. Quyền bề mặt có hai dạng đặc biệt là: quyền của người thuê trường kỳ đất canh tác và quyền xây dựng các công trình trên đất của người khác[1]. Các vật quyền này được chia thành hai loại: vật quyền chính yếu và vật quyền phụ thuộc. Trong đó, quyền bề mặt là vật quyền phụ thuộc, là vật quyền được xác lập đối với tài sản của người khác, là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng có quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó đem lại. Vật quyền phụ phải phát sinh trên cơ sở vật quyền chính (vật quyền chính luôn có trước), tác động hạn chế lên vật, không xâm phạm lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu vật, nên vật quyền phụ còn được gọi là vật quyền hạn chế. Quyền bề mặt được pháp luật các quốc gia quy định là vật quyền phụ thuộc hay vật quyền hạn chế.

Theo luật La Mã, quyền bề mặt được định nghĩa là quyền sử dụng bề mặt đất để tạo lập các tài sản gắn liền với đất và quyền bề mặt ở đây chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất là xây dựng công trình. Mỗi công trình xây dựng đều được coi là một phần của đất mà nó được đặt trên. Còn khi bề mặt được sử dụng để trồng trọt thì đó lại là quyền canh tác trường kỳ. Như vậy, quyền bề mặt, giống như quyền canh tác, là vô thời hạn hoặc trong một thời gian dài. Quyền bề mặt được xác lập, chuyển dịch và chấm dứt cũng như quyền canh tác. Quyền bề mặt cũng có thể để thừa kế và chấm dứt khi hết thời hạn thuê, hoặc không trả tiền thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, ở La Mã, nếu một người nhận được giấy phép xây dựng trên một vị trí thì bằng cách đó, anh ta có quyền bề mặt.

Continue reading

QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI – Đại học Luật TPHCM, Trọng tài viên VIAC

BLDS năm 2015 ghi nhận thêm một loại quyền đối với tài sản: quyền hưởng dụng. Đây là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định (Điều 257)[1].

Với quy định trên, trong quan hệ hưởng dụng đối với một tài sản, có hai chủ thể là chủ sở hữu và người có quyền hưởng dụng. Trong quan hệ BTTH, có thể xảy ra hai trường hợp: trường hợp thứ nhất, tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại (như nhà bị sập gây thiệt hại); trường hợp thứ hai, tài sản có quyền hưởng dụng bị xâm phạm (như nhà bị thiệt hại). Câu hỏi đặt ra là: đối với trường hợp thứ nhất, ai chịu trách nhiệm BTTH và đối với trường hợp thứ hai, ai được BTTH? Bài viết tập trung luận giải hướng xử lý cho hai câu hỏi này.

1. Trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại

– Tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây thiệt hại

Pháp luật dân sự ở nước ta hiện nay quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản gây thiệt hại ở thời điểm người này đang chiếm hữu, sử dụng tài sản. Trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, “nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường” (khoản 2 Điều 601 BLDS). Tương tự, theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS “người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải BTTH trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật”.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn