admin@phapluatdansu.edu.vn

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC CHO NGƯỜI LY HÔN VỚI NGƯỜI MẤT TÍCH

PHẠM THỊ LIÊN

Có một thực trạng khá phổ biến trong quan hệ hôn nhân hiện nay, đó là khi xảy ra tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”, một bên vợ hoặc chồng thường bỏ đi mất tích. Để chấm dứt quan hệ hôn nhân, người có yêu cầu ly hôn với người mất tích phải khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định như vậy, nhưng trên thực tế, khi giải quyết việc ly hôn với người mất tích lại phát sinh vướng mắc.

Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự quy định về việc tuyên bố một người mất tích. Theo đó: Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Khoản 2 của điều luật này quy định: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trước đây, theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, để ly hôn với người mất tích, trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người đó mất tích, sau đó giải quyết việc ly hôn trong cùng một vụ án. Nghị quyết số 03/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh nêu rõ: Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đến cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh và trung ương nhắn tin tìm người vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìm người vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án. Tòa án cũng có quyền yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng cho việc thông báo tìm người vắng mặt trên báo chí, đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình của tỉnh và Trung ương để Tòa án thụ lý vụ án và thông báo tìm người vắng mặt. Người khởi kiện phải chịu phí tổn về việc thông báo tìm người vắng mặt. Như vậy, Nghị quyết 03 không quy định cụ thể cần phải đăng báo hoặc phát sóng thông báo tìm người vắng mặt trên đài, báo là bao nhiêu lần. Do vậy, thực tiễn giải quyết vụ án này trong những năm qua thường là Tòa án chỉ gửi thông báo tìm người vắng mặt cho cơ quan báo chí đăng báo hoặc đài phát thanh phát sóng 1 lần. Chi phí cho việc này hết khoảng vài ba trăm ngàn đồng.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu tuyên bố mất tích là việc dân sự, còn ly hôn lại là vụ án dân sự (trừ trường hợp thuận tình ly hôn được coi là việc dân sự). Nếu đương sự vừa có yêu cầu tuyên bố một người mất tích vừa có yêu cầu xin ly hôn thì phải yêu cầu để Tòa án giải quyết việc tuyên bố mất tích trước, sau đó mới giải quyết yêu cầu xin ly hôn. Theo quy định hiện hành, thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên Đài Phát thanh hoặc Đài Truyền hình của Trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu. Quy định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là cần thiết để Tòa án có cơ sở giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc giải quyết vụ án ly hôn đối với họ. Tuy nhiên, vướng mắc phát sinh từ quy định này là chi phí để thực hiện việc thông báo, nhắn tin không nhỏ, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (khoảng trên 1 triệu đồng). Thời gian qua, Nhà nước đã có chế độ, chính sách hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn như: trợ giúp pháp lý miễn phí, miễn, giảm tiền án phí dân sự, góp phần tạo sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia tố tụng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, đối với các chi phí khác như giám định, nhắn tin đến nay chưa có quy định miễn, giảm. Bởi vậy, không ít trường hợp do không đủ điều kiện để thực hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật, đương sự đã phải rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Do đó, Tòa án cũng không đủ cơ sở để giải quyết yêu cầu xin ly hôn của người đó.

Để giúp công dân giải quyết sự ràng buộc về quan hệ hôn nhân một cách hợp pháp, cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho những đối tượng có hoàn cảnh thực sự khó khăn, mở cho họ hướng đi trong trường hợp nhất thiết phải ly hôn với người mất tích.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Trích dẫn từ:

http://nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/82990/Default.aspx

11 Responses

  1. E muốn hỏi là có nhất thiết phải đăng báo tìm kiếm không? ( theo luật là có) nhưng e thì điều kiện khó khăn. Thì làm sao đây????? Đã biết là mất tích gần 10 năm rồi mà. Phí đăng bài quá cao.

  2. Em chào thấy: Thấy cho em hỏi về trường hợp của em
    Em có một người chồng đang làm việc ở nước ngoài, vì một số lí do, em muốn li hôn, nếu em gửi đơn sang cho chồng mà chồng không kí thì em phải làm như thế nào???

    Em xin cảm ơn ạ

  3. Em chào thầy! Chúc thầy luôn mạnh khỏe, chúc diễn đàn ngày càng phát triển, luôn là địa chỉ tin cậy cho những ai muốn tìm hiểu về pháp luật. Thầy cho em hỏi là Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích mà bên kia xin ly hôn thì tài sản chia như thế nào ạ?em có tìm đọc các văn bản nhưng không thấy có quy định nào về vấn đề này. Em cảm ơn thầy nhiều

    • chào lieuchi nếu chông(vợ) xin ly hôn thì tài sản cua người mất tích sẻ giao cho con đã thành niên hoặc cha mẹ của người bị mất tích quản lí (theo điều 79 bộ luật dân sự). nếu không có những người này thì người thân quản lý, và nếu không có người thân thích, thì tòa án chỉ định người quản lý!!
      mến cháo banj!

  4. tôi xin hỏi trường hợp của tôi : tôi lập gia đình từ tháng 4/2009. đến tháng 5/2009 (chính xác được 28ngày) thì vợ tôi đột nhiên bỏ nhà đi. cả 2 gia đình đã đi nhiều nơi tìm nhưng vẫn không thấy thông tin gì. Hiện tại tôi không liên lạc được với cô ấy nữa. Nay tôi muốn li hôn với cô ấy thì tôi phải làm thế nào?

  5. tôi xin hỏi trường hợp của tôi : Chồng tôi đi Malaixia đã 8 năm nay bây giờ vẫn chưa về. Hiện tại tôi không liên lạc được với anh ấy nữa. Nay tôi muốn li hôn với anh ấy thì tôi phải làm thế nào? Tôi đã viết đơn gửi UBND xã nhưng UBND xã nói vì không liên lạc được với anh ấy nên không hoà giải được. Đợi bao giờ anh ấy về thì giải quyết. Biết đến bao giờ anh ấy về mà đợi hơn nữa tôi toà giải quết ngay ,không muốn đợi thêm nữa. Vậy tôi phải lànm thế nào?

    • chào chị hoa!! nếu chồng chị mất tích cách đây 8 năm, và không ai liên lạc được nửa! thì chị có quyền xin tòa tuyên bố người nay đã trết, khi có quyết định của tòa ùi thì chị có thể tự do kết hôn mà không phải chịu bất kì một gàn buột nào cả!!

  6. cho hoi ve viec toi co mot nguoi chi dau moi ve nha chong do khoang gan 1nam, nhung tu dung lai bo ve nha me ruot va noi la trong nha cho me di tim mot nguoi e gai da bo nha di nhung da qua nua thang hong thay ve, cha me chong moi nho nguoi than o gan do nhan lai gium la chi ay di giu nha ma lau qua khong thay ve(truoc khi di thi chi da co thai), thi ben nha chi noi la o duoi khi nao xanh xong moi cho ve ben chong. vi vo chong xa cach qua lau nen anh tui nong ruot moi di xuong nha ben vo de ruot vo ve cham soc nhung ben vo lai khong cho ve (truoc khi bo ve nha me ruot thi chi da dua cho me ruot cua minh tat ca vang vong nu trang cua nha chong da cho luc dam cuoi tru 1soi day chuyen va 1doi bong tai, va noi la me ruot chi da cho nguoi ta vay gium chi de lay loi ve cho chi, nhung lau qua khong thay loi dau ca ma von cung khong thay) va cung tu do chuyen vo le ra thi so vang ay la do nguoi me ruot da tieu xai het, nhung ben chong cung khong yeu cau j het chi mong chi tro ve nha chong de cung chong lam an,nhung den khi xanh no xong xuoi ma chi van khong chiu ve, mac cho ben chong da di ruot nhieu lan.den nay da gan 6t roi ma chi van khong ve vay cho hoi ben chong co quyen kien ra to de ly hon cho nguoi con trai minh ma khong can phai cap duong, vi dau phai ben chong ben chong hat hui, doi xo, chuoi mang j chi ay dau ma co sao lai bo nha ma di khong chiu ve.

    • Chào nguyen quoc su,
      Việc giải quyết ly hôn trong trường hợp này có thể được áp dụng khi anh trai anh có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn.
      Trong trường hợp tòa án đống ý giải quyết ly hôn việc anh trai anh có phải cấp dương cho vợ của mình hay không? Trong vụ việc này thiết nghĩ không cần phải đặt ra. Tuy nhiên, anh trai anh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai của mình. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading