admin@phapluatdansu.edu.vn

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁP

 FABRICE BAUMGARTNER – Văn phòng Cleary Gottlieb, Paris, Cộng hòa Pháp

1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Pháp

Cho tới năm 1980, Thị trường chứng khoán Paris được quản lý bởi Hiệp hội môi giới chứng khoán là một thiết chế nắm độc quyền về niêm yết chứng khoán. Ngay từ đầu những năm 1980 và sau khi có sự phục hồi cạnh tranh giữa các thị trường giao dịch chứng khoán quốc tế, đặt ra vấn đề hiện đại hóa Thị trường chứng khoán Paris mà cho tới thời điểm đó vẫn hoạt động theo phương thức khớp lệnh bằng lời. Việc quản lý thị trường chứng khoán được giao cho Công ty chứng khoán Pháp (SBF). Sau này Công ty chứng khoán Pháp có tên là ParisBourse S.A. Hệ thống CAC (Khớp lệnh tập trung) được từng bước đưa vào sử dụng vào những năm 1986-1989 đã cho phép áp dụng phương thức khớp lệnh tập trung và giúp thị trường chứng khoán Paris có thể tồn tại trước sự de dọa của Thị trường chứng khoán Luân Đôn. Kể từ năm 1989, việc khớp lệnh đã được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Tiếp theo đợt tin học hóa này, nhiều cải cách liên quan tới các thiết chế đã được tiến hành như việc thay đổi địa vị của các nhân viên môi giới chứng khoán với việc thay thế họ bằng các công ty chứng khoán.

Vào cuối những năm 1990 ngay sau khi triển khai Hệ thống niêm yết mới (NSC), Thị trường chứng khoán Paris đã đưa ra ý định hợp nhất giữa nhiều thị trường giao dịch Châu Âu và kết quả quan trọng nhất là việc thành lập Hệ thống Euronext. Năm 2000, Euronext qui tụ được Thị trường chứng khoán Paris, Thị trường chứng khoán Amsterdam và Thị trường chứng khoán Bruxelles. Cùng thời gian này đã diễn ra việc hợp nhất các trung tâm lưu kí chứng khoán của Pháp (Sicovam), của Bỉ (CIK) và của Hà Lan (Negicef) để cho ra đời trung tâm lưu kí Euroclear. Năm 2007, nhóm Euronext đã quyết định hợp nhất với Thị trường chứng khoán New York để thành lập thị trường chứng khoán số 1 thế giới: NYSE Euronext.

Pháp luật chứng khoán đương đại được hình thành đầu tiên ở Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, Mỹ đã thông qua hai bộ luật hiện nay vẫn còn hiệu lực là Luật chứng khoán Mỹ 1933 và Luật về thị trường chứng khoán Mỹ 1934. Luật 1933 liên quan chủ yếu đến việc phát hành chứng khoán và quy định (có kèm theo các ngoại lệ) rằng mọi hình thức phát hành chứng khoán phải được đăng kí (thời gian đầu là tại Ủy ban Thương mại Liên bang và kể từ năm 1934 đến nay là tại Ủy ban chứng khoán Mỹ). Luật năm 1934 thành lập Ủy ban chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission) tập trung quy định về việc giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành.

Nguyên tắc theo đó việc “quản lý” thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền của một cơ quan hành chính độc lập đã được áp dụng gần như tại tất cả các quốc gia có thị trường chứng khoán. Đây là mô hình được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước. Tại Pháp, Ủy ban chứng khoán (COB) đã được thành lập tiếp sau báo cáo của một ủy ban được thành lập theo sáng kiến của tổng thống Gorges Pompidou. Nhiệm vụ của Ủy ban chứng khoán là phụ trách việc bảo vệ và thông tin cho khách hàng và đảm bảo hoạt động của các thị trường tài chính.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tài liệu Lớp Bồi dưỡng luật sư. Nhà Pháp luật Việt – Pháp.  Ngày 5-6/6/2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d