admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN CÁ NHÂN HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ MODUL2 DÀNH CHO SINH VIÊN CHÍNH QUI CÁC KHOA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC KHÓA 32 NĂM HỌC 2008 – 2009 – Tài liệu chính thức

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN CÁ NHÂN HỌC KỲ MÔN LUẬT DÂN SỰ MODUL2 DÀNH CHO SINH VIÊN CHÍNH QUI CÁC KHOA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC KHÓA 32 NĂM HỌC 2008 – 2009

* * * * *

1. Nghĩa vụ dân sự có nhiều người cùng thực hiện;

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

3. Giao dịch bảo đảm có đối tượng là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba;

4. Hình thức của giao dịch bảo đảm và vai trò của nó trong giải quyết các tranh chấp;

5. Bảo lãnh trong thực hiện các hợp đồng vay tài sản;

6. Giao kết hợp đồng mua bán tài sản;

7. Giao dịch về nhà ở có chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

8. Hợp đồng thuê khoán có đối tượng là các văn phòng giao dịch;

9. Hợp đồng vận chuyển hành khách trong lĩnh vực vận tải công cộng;

10. Hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là trách nhiệm dân sự;

11. Thi có giải và thực tiễn về thi có giải trong đời sống xã hội hiện nay;

12. Bồi thường thiệt hại do oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự;

13. Bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường;

14. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra;

15. Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải cơ giới và người điều khiển phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra.

BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

22 Responses

  1. Tôi có 1 tình huống như sau:
    Ông Thời có 210 triệu gởi ngân hàng. Vào thời điểm ông chết, lãi suất của tiền gởi là 60 triệu đồng. Ông Thời có một con nuôi là Hoa (22 tuổi) và hai con đẻ là Thanh (28 tuổi) và Tú (17 tuổi). Biết rằng cả ba người đều có khả năng lao động bình thường.
    Trường hợp 1:
    Giả sử ông Thời lập di chúc chỉ cho Hoa và Thanh mỗi người một nửa số tiền gởi tiết kiệm (mỗi người được 105 triệu); 60 triệu tiền lãi ông không định đoạt trong di chúc. Vậy mỗi người được nhận bao nhiêu ạ?
    Trường hợp 2:
    Giả sử ông Thời lập di chúc cho Thanh 210 triệu; 60 triệu tiền lãi ông không định đoạt trong di chúc. Vậy phương án chia thừa kế sẽ như thế nào ạ?
    Trường hợp 3:
    Giả sử rằng, ông Thời lập di chúc cho Thanh 210 triệu; 60 triệu tiền lãi cho Tú. Nhưng Thanh chết cùng lúc với ông Thời trong một tai nạn giao thông; Thanh có hai người con là Nhân và Phước. Vậy phương án chia thừa kế sẽ như thế nào ạ.

    • Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột của ông. Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20 tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc. Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chêt), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải.
      Anh/ chị hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết.

  2. nhieu dap an nhu vay, chon dap an nao day?

  3. hàng thừa kế thứ nhất của A là:Q, B, D và C ( C chết cùng thời điểm với A vẫn được xác định kỷ phần để thừa kế thế vị)
    tổng tài sản của A là: 2 tỷ:2+200tr=2,2 tỷ.
    vậy mỗi phần thừa kế là: 2,2 tỷ:4=550tr.
    Hàng thừa kế thứ nhất của C: H, M và N
    tổng tài sản của C là: 1,6 tỷ:2=800tr.
    mỗi phần thừa kế=800/3=266,6tr.
    M=N được hưởng thế vị từ A=550/2=275tr.
    ( H không được hưởng vi không thuộc đối tượng đươ hưởng thừa kế từ A)
    kêt luận:
    Q=B=D=550tr ;.M=N=266,6+275=541,6tr;;;
    H =266,6tr thừa kế từ C và 800tr từ tài sản chung của vợ chồng.

  4. trả lời:
    hàng thừa kế thứ nhất của A là:Q, B, D và C ( C chết cùng thời điểm với A vẫn được xác định kỷ phần để thừa kế thế vị)
    tổng tài sản của A là: 2 tỷ:2+200tr=2,2 tỷ.
    vậy mỗi phần thừa kế là: 2,2 tỷ:4=550tr.
    Hàng thừa kế thứ nhất của C: H, M và N
    tổng tài sản của C là: 1,6 tỷ.
    mỗi phần thừa kế đối với tài sản của C =1,6 tỷ :3=533,3tr.
    và M=N được hương thế vị của A 550:2=275tr( H ko được hưởng vì H không thuộc đối tượng thừa kế di sản từ A)
    kết luận:Q=B=D=550tr; H=533,3tr; M=N=550/2+533,3=808,3tr.

  5. hộ mình trường hợp này với :
    Bà A và Ông B có 2 con là C & D , A & C di du lịch chết cùng thời điểm .
    Hãy xác định hàng & phân chia thừa kế biết
    A có 1 mẹ già la Q , tài sản chung cua? A & B la 2 tỷ , tài sản riêng của A la 200tr
    C có vợ la H có 2 con là M & N tổng số tiền trong tài sản chung của C & H la 1.6 tỷ

    • – B, Q, D nhận di sản từ A với:
      Giá trị tài sản = (2 tỷ/2 + 200tr)/3 = 400tr
      Do A & C chết cùng thời điểm và không xác định được ai chết trước do vậy A và C không được nhận di sản của nhau.
      – H và 2 con sẽ nhận di sản của C như sau:
      (1,6 tỷ/2)/3 =800/3 tr
      vậy: người thừa kế của A là: B, Q, D
      và Người thừa kế của C là H, M, N
      và di sản từng người nhận được:
      + B, Q, D nhận dc 400tr từ di sản của A
      + H, M, N nhận được 800/3tr tử di sản của C
      Chưa tính tài sản chung của vợ chồng

    • ta có thể chia phần tài sản như sau:
      ta có
      tổng ts của bà A là 1,2 tỷ ( ts A&B/2+200tr cua bà A)
      ts của C là 800tr (ts C&H/2)
      vì những người để lại ts chết ko có di chúc nên ta chia ts đó theo pháp luật
      cụ thể:
      -ts của bà A đc chia 4 xuất cho Q=B=D=C(cho M&N hưởng phần của C- điều 677)
      1,2 tỷ/4=300tr/người
      -ts của C đc chia 4 xuất cho H=M=N=B ( vì A chết cùng thời điểm với C nên A ko đc hưởng phần ts của C theo điều 641)
      800tr/4=200tr/người

      vậy tổng ts mà mỗi người đc hưởng như sau:
      bà Q: 300tr
      ông B: 300+200=500tr
      D: 300tr
      H:200tr
      M=N:200+ 300/2=350tr

    • Theo tôi trước hết A&C chết cùng thời điểm nên không được nhận di sản của nhau mà di sản sẽ được chia cho những người còn lại có quyền hưởng thừa kế.Như vậy trước tiên ta xét đến việc chia di sản thừa kế của bà A. Tài sản chung của hai vợ chồng bà A và ông B là 2 tỷ –> tài sản thuộc di sản thừa kế của bà A = 1/2 khối tài sản chung của AB là 2 tỷ . 1/2 = 1 tỷ( 1 tỷ còn lại thuộc quyền sở hữu của ông B). cộng thêm khối tài sản riêng của bà A là 200tr vậy tổng cộng bà A có tổng di sản thừa kế là 1,2 tỷ. Xét theo diện hàng thừa kế thứ nhất của bà A bao gồm có : mẹ già là Q, chồng là ông B, con là D còn C chết cùng thời điểm nên không được chia di sản. Vậy khối di sản của bà A sẽ được chia làm 3 phần => số tiền di sản mà mỗi người Q, B, D nhận được là Q = B = D = 1,2 tỷ/ 3 = 400 tr.
      Tiếp đến là chia di sản của anh C. Tài sản chung của hai vợ chồng anh C và chị H là 1,6 tỷ nên số di sản mà anh C để lại là 1,6ty/2=800tr(800tr còn lại thuộc quyền sở hữu của chị H).
      Chiếu theo quy định về hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: ông B (bố anh C), hai con M&N và người vợ H. Vậy khối di sản anh C để lại sẽ được chia đều cho 4 người vậy mỗi người sẽ nhận được số tài sản thừa kế là: B= H= M= N = 800/4= 200 tr.
      Kết luận sau khi chia di sản thừa kế thì ông B sẽ nhận được tổng số sản thừa kế từ vợ và con trai là 400 + 200 = 600tr cộng với số tài sản mà ông được hưởng từ tổng số tài sản của hai vợ chồng thì ông B sẽ có tổng tài sản là 1 tỷ + 200tr = 1,2 tỷ đồng.

  6. cu that co 1ngoi nha 120tr va 1ngoi nha 300tr va cu that da di chuc cho cu ba 1 ngoi nha 120tr nen:
    cu that con 1ngoi nha 300tr : 2 =150tr (cu that = cu ba)
    cu that con 150tr : 5 =30tr(cu ba =4 nguoi con)
    do anh ca hy sinh va co coon 1trai va 1 gai nen: 30tr :2 =15tr(1 trai = 1 gai)
    dap so: tong tai san cua cu ba la:120tr +150tr +30tr = 300tr .
    moi nguoi con cu that se co 30tr
    2 con cua nguoi anh ca la 15tr cho 1trai va 15tr cho 1gai (do nguoi anh ca da hy sinh)

    ;

    • ta có thể chia di sản của cụ thất như sau:
      di sản để lại gồm 2 căn nhà trị giá 420tr
      theo di chúc thì bà cụ thất đc hưởng căn nhà 120tr đây là phần bà đc hưởng theo di chúc. còn căn nhà 300tr con lại bà cụ thất vẫn đc hưởng 1/2 căn nhà do đây là tài sản chung của ông bà.
      còn lại 1/2 can nhà tức là 150tr còn lại, do ông thất không để lại di chúc của tài sản này nên ta phải chia tài sản theo pháp luât. cụ thể:
      ta có những người đủ điều kiện để chia ts theo hàng thứ nhất (theo điểm a, khoảng 1, điều 676 BLDS) như sau: bà cụ thất, và 4 người con của ông. lưu ý trong tình huống này người con cả đã hy sinh nhưng 2 con của người này sẽ đc hưởng phần tài sản của cha mình(theo điều 677). như vậy số tài sản còn lại sẽ đươc chia thành 5 phần: 150/5=30tr.
      vậy tổng tài sản mỗi người đươc nhận là
      bà cụ thất 120+150+30=300tr
      phần của các con mỗi người đc hưởng 30tr
      tổng lại la 420tr như di chúc.

      lê thành đạt,lhk34,khoa luật,đh đà lạt

  7. theo tôi bài này chia như thế này:
    tài sản trên là tài sản chung của cụ ông và cụ bà
    nên hiển nhiên cụ bà có 60tr từ ngôi nhà 1 và 150tr từ ngôi nhà 2.
    cụ ông để lại cho cụ bà 120tr tức là ngôi nhà 1. vậy cụ ông chỉ còn (150+60) – 120 = 90tr
    phần còn lại chia đều ra 5 phần, mỗi người con 1 phân (90/5) =18tr (tính cả người anh cả đã chết), người mẹ 1 phần. phần của anh cả thì 2 con của anh sẽ nhận thế vị.
    vậy mẹ có 150+60+120
    3 người con còn sống mỗi người 18tr
    2 người con của anh cả mỗi người 9tr

  8. sau khi bà Hằng chết, các con gồm: Cường, Thắm, Trình đã thỏa thuận chia tài sản như sau: a Cường được ngôi nhà trị giá 100 triệu. Thắm 150 triệu, Trình 200 triệu. a Hoàn là con nuôi nên mọi người không cho hưởng. vì vậy anh Hòan mới viết đơn khiếu nại đến ủy ban phường. Sau khi nhận được đơn thì ủy ban đã công bố bà Hằng có viết di chúc. theo di chúc Hòan được hưởng 1/4 giá trị tài sản; Thắm được 1/2 . anh Cường thì bị tâm thần.
    căn cứ theo pháp luận dân sự 2005 phân chia tài sản cho mỗi ngừơi.

    • Như vậy theo thống kê thìsố tài sản bà hằng sau khi chết để lại mà ba người con đã chia cho nhau là 100 + 150 + 200 = 450 tr.
      Theo thông tin mà bạn cung cấp tôi xin có ý kiến sau đây: Sau khii xay ra tranh chấp về di sản thừa kế thì ủy ban công bố bà HẰng có để lại di chúc mà di chúc chỉ chia 1/4 gtri di sản cho anh Hoàn, 12/gtri di sản cho chị Thắm còn không chia cho anh Cường bị tâm thần và anh Trình và khối tài sản còn lại không có di chúc.
      Trong trường hợp này chiếu theo điều 669 BLDS quy định thì anh Cường bị tâm thần nên không có khả năng lao động sẽ được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người khi được chia thừa kế theo pháp luật. Vậy di sản mà anh Cường sẽ nhận được là 2/3*(450tr/4) = 75 tr ( chiếu theo hàng thừa kế thứ nhất thì nếu tài sản của bà Hằng chia theo pháp luật thì gồm có 4 người được hưởng lượng di sản như nhau là anh Cường = anh Trình = chị Thắm = anh Hoàn = 450tr/4).
      vậy số di sản còn lại sau khi chia cho anh Cường là: 450 – 75 = 375 tr.
      Theo di chúc anh Hoàn được hưởng 1/4 di sản tức là: 375 * 1/4 = 93,75tr. Chị Thắm được hưởng là 375*1/2 = 187,5 tr.
      Vậy sau khi chia theo di chúc và theo điều 669 thì tổng số di sản đã chia là: 187,5 + 93,75 + 75 = 356.25 (tr) Vậy số di sản còn dư lại sẽ được chia theo pháp luật (4 người: Thắm, Cường, Trình, Hoàn). Vậy mỗi người sẽ được nhận số di sản sau khi chia theo pháp luật là: Thắm = Hoàn = Trình = Cường= ( 450 – 356,25) / 4 = 93,75/ 4 = 23,475 tr.
      Như vậy sau khi chia hết số di sản của bà Hằng thì mỗi người con của bà sẽ nhận được số di sản là:
      Chị Thắm: 187,5 + 23,475 = 210,975 tr
      Anh Trình: 23,475 tr
      Anh Hoàn : 93,75 + 23,475 = 117,225
      Anh Cường: 75 + 23,475 = 98,475
      Hic xin lỗi các bạn khi cộng tổng lại kết quả của tôi là 450,15 tr. Tức là tôi phải bù 150k nếu chia tài sản vụ này. hIX ( các bạn thông cảm do tôi dùng calcuta trên mobile nên nó làm tròn số) hihi

  9. Tổng tài sản của 2 cụ là 120 + 300 = 420 triệu
    Tài sản của cụ ông là 420/ 2 = 210 triệu
    Vì cụ ông chỉ có quyền di chúc đối với 1/2 căn nhà trị giá 120 triệu nên số tài sản còn lại của cụ ông sau khi chia theo di chúc là 210 – 60 = 150 triệu.
    Vì người con cả chết trước khi cụ ông chết vì vậy 2 người con của người con cả sẽ được thừa kế thế vị phần của người con cả .
    phần thừa kế của mỗi người chia theo pháp luật là
    150/5 = 30 triệu
    phần của mỗi người con của người con cả là
    30/2= 15 triệu
    vậy :
    mỗi người con còn sống của ông cụ được hưởng là 30 triệu
    bà cụ được hưởng là 60 +30= 90 triệu
    mỗi người con của người con cả được hưởng 15 triệu

  10. Tổng tài sản của 2 cụ là 120 + 300= 420 triệu
    Tài sản của cụ ông là 420/2=210 triệu
    Vì cụ ông chỉ có quyền đối với 1/2 căn nhà 120triệu nên tài sản của cụ ông còn lại sau khi chia cho cụ bà căn nhà là 210-(120/2)=150 triệu
    Vì con cả là người đi bộ đội (đã có con nhưng chưa đến tuổi vị thành niên) nên hi sinh đã lâu do vậy di chúc của cụ ông có thể sau khi người con cả đã chết. Do vậy, người con cả không trong diện thừa kế. Di chúc chia như sau: (có 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cụ bà, 3 người con)
    150/4= 37,5 triệu
    Nếu di chúc có trước khi con cả chết:
    150/5=30
    Cụ bà và 3 người con mỗi người được 30 triệu
    2 đứa cháu mỗi người được:
    30/2=15 triệu

  11. tổng tài sản 2 cụ= 120+300=420 triệu
    tài sản cụ ông= 420/2=210 triệu
    theo di chúc cụ bà đc hưởng 120 triệu
    tài sản còn lạ của cụ ông= 210-120=90 triệu
    tài sản còn lại sau khi đã chia theo di chúc (đc chia theo pháp luật)= 90 triệu. được chia cho các con và cụ bà. anh cả đã chết trc người để lại di chúc. Nên con anh sẽ đc thừa kế thế vị.
    mỗi người đc hưởng (gồm con và cụ bà) là 90/5= 18 triệu
    2 con của anh cả mỗi ng đc hưởng 18/2= 9 triệu
    tổng tài sản cụa cụ bà= 18+120+210= 348 triệu

  12. tai san se dc chia nhu sau:
    cu ba se dc ngoi nha ma theo di chuc de lai la 120trieu dong va dc mot phan tai san con lai cua ngoi nha kia
    ngoi nha tri gia 300 trieu se dc chia cho cu ba 1/2:
    =300/2= 150trieu
    con lai 150 trieu se dc chia thanh 5 phan; vi anh a da chet nhungvan con con nho chua den tuoi thanh nien nen con a se dc huong 1 phan tai san bang nhung nguoi kia.
    so tai san se dc chia nhu sau:
    150/5=30 trieu. theo dieu 669 blds quy dinh thi cu ba se dc 2/3 cua mot suat tai san =30*2/3=20 trieu
    so tai san con lai la 150-20=130 trieu se dc chia cho 4 nguoi con lai:
    =130/4=32,5 trieu
    trong do 1 phan la 32,5 trieu se danh cho con trai cua anh A.
    vay tai san cua cu ba la(120+150+20)=290 trieu.

  13. Đề:
    Gia đình cụ thất có 4 người con, con anh cã là bồ đội đã hy sinh. Để lại 2 con,1 trai, 1 gái đã thành niên. Trong đơn gia tài của 2 cụ gồm 1 ngôi nhà 120tr.đ. Và 1 ngôi nhà trị giá 300tr.đ. Cụ ông đẫ mất để lại di chucsdanhf ngôi nhà 120tr.đ. Cho cụ bà.
    Hãy cho biết kỷ phần thừa kế của mỗi người là bao nhiêu?

    • bạn ko nói rõ số tài sản trên đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng của 2 vợ chồng cụ Thất. Tôi xin giả sử tình huống này là toàn bộ tài sản được bạn đề cập là khối tài sản chung của hai vợ chồng cụ Thất. Theo tôi số tài sản trên sẽ được chia như sau: Cụ ông mất đi để lại di chúc dành ngôi nhà trị giá 120tr đồng cho cụ bà thì khối di sản này sẽ thuộc quyền thừa kế của cụ bà ( thực chất tài sản này được chia ra 1/2 vì là tài sản chung của hai cụ nên tuy là nhận được ngôi nhà 120tr đồng đó nhưng thực ra giá trị tài sản cụ bà nhận được là 60tr từ cụ ông).
      Còn lại ngôi nhà trị giá 300tr trước tiên sẽ được chia đôi 1/2 thuộc quyền sở hữu của cụ bà và 1/2 thuộc quyền sở hữu của cụ ông. Vậy di sản của cụ ông để lại là 300*1/2 = 150 tr.
      Vì đây là di sản không được đề cập đến trong bản thừa kế nên số tài sản trị giá 150 tr sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế.
      Theo quy định thì khối di sản này sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất sẽ gồm vợ và 4 người con của cụ. Nhưng người con trai cả đã hy sinh. Giả sử người con trai cả hy sinh trước khi cụ ông mất như vậy thì chiếu theo quy định về thừa kế thế vị thì 2người con của anh con trai cả sẽ được hưởng phần tài sản thừa kế của cha mình. Như vậy số di sản 150tr sẽ được chia đều làm 5 phần. Vậy số tài sản mà mỗi người nhận được sẽ là:
      + Đối với cụ bà và ba người con còn sống : 150/5 = 30 (tr)
      + đối với hai người con của anh con trai cả: 150/5*1/2= 15tr
      Đó là ý kiến cá nhân của tôi. hi Nếu các bạn có ý kiến đóng góp, nhận xét xin liên hệ email trandong07tdc01@yahoo.com/ tranvandong07tdc01@gmail.com. Xin Cảm Ơn.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: