admin@phapluatdansu.edu.vn

CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP LUẬT DÂN SỰ HỌC PHẦN I VÀ II – KHÓA 32 – ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ KHÔNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ) – Tài liệu chính thức

HỌC PHẦN 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ – QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ – GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN – THỜI HIỆU

1. Phân tích đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự?

2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự trong quan hệ sở hữu?

3. Nguồn của Luật dân sự? Phân tích các loại nguồn của Luật dân sự?

4. Mối liên hệ giữa Luật Dân sự với Luật hình sự, Luật hành chính, Luật thương mại?

5. Phân tích các đặc điểm của quan hệ tài sản do Luật Dân sự Việt Nam điều chỉnh?

6. Áp dụng tương tự Luật Dân sự ? (Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả)

7. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự? Các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự?

8. Phân tích các nguyên tắc của Luật Dân sự thể hiện bản chất của quan hệ dân sự?

9. Phân tích các đặc điểm của quan hệ nhân thân do Luật Dân sự Việt Nam điều chỉnh?

10. Phân tích các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự?

11. Quan hệ pháp luật dân sự và các đặc điểm của nó?

12. Phân biệt quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh?

13. Năng lực chủ thể của cá nhân? So sánh năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của pháp nhân?

14. Hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân? (Điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý)

15. Hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân? (Điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý)

16. Thay đổi họ, tên, dân tộc của cá nhân? (Điều kiện, thủ tục và hậu quả pháp lý)

17. Nơi cư trú của cá nhân, ý nghĩa pháp lý của việc xác định nơi cư trú của cá nhân?

18. Khái niệm giám hộ? Các loại giám hộ? Địa vị pháp lý của người giám hộ?

19. Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố chết? (Điều kiện, hậu quả pháp lý)

20. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân? Ý nghĩa của việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

21. Quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của cá nhân? (Điều kiện, thủ tục, ý nghĩa)

22. Quyền xác định lại giới tính của cá nhân? (Điều kiện, thủ tục, ý nghĩa)

23. Phân tích các điều kiện của pháp nhân?

24. Năng lực chủ thể của pháp nhân? So sánh năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của cá nhân?

25. Đại diện của pháp nhân? Các loại đại diện của pháp nhân?

26. Cải tổ pháp nhân? Hậu quả pháp lý của việc cải tổ pháp nhân?

27. Trình tự thành lập pháp nhân? Sự khác biệt giữa các trình tự thành lập pháp nhân?

28. Hoạt động của pháp nhân? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định hoạt động của pháp nhân?

29. Giải thể pháp nhân? Hậu quả pháp lý của việc giải thể pháp nhân?

30. Nhà nước CHXHCNVN, chủ thể đặc biệt trong quan hệ dân sự?

31. So sánh hộ gia đình với tổ hợp tác?

32. Phân loại giao dịch dân sự? Ý nghĩa của việc phân loại giao dịch dân sự?

37. Phân biệt Hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương?

38. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?

39. Người giám hộ, các điều kiện và địa vị pháp lý của người giám hộ?

40. Các giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể?

41. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu một phần và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu?

42. Đại diện, các loại đại diện? Ý nghĩa pháp lý của việc đại diện?

43. Thời hạn? Cách xác định thời hạn? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn?

44. So sánh thời hạn với thời hiệu?

45. Thời hiệu, các loại thời hiệu, cách tính thời hiệu?

HỌC PHẦN II: TÀI SẢN – SỞ HỮU – THỪA KẾ

  1. Phân biệt tiền với giấy tờ có giá? Ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt đó?
  2. Tài sản và phân loại tài sản? Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản?
  3. Phân loại vật? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại vật?
  4. Chế độ pháp lý của tài sản? Ý nghĩa của việc xác định chế độ pháp lý của tài sản trong quan hệ dân sự?
  5. Quyền tài sản? Các căn cứ xác lập quyền tài sản?
  6. Chiếm hữu, các loại chiếm hữu? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó?
  7. Phân tích mối liên hệ giữa ba quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu?
  8. Phân tích các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu?
  9. Phân biệt các căn cứ xác Luật Dân sựập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy?
  10. So sánh quyền sở hữu của Nhà nước đối với quyền sở hữu của các pháp nhân?
  11. So sánh sở hữu tập thể với sở hữu tư nhân?
  12. So sánh sở hữu chung hợp nhất với sở hữu chung theo phần?
  13. Các loại sở hữu chung hợp nhất? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại sở hữu chung hợp nhất?
  14. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần?
  15. Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu?
  16. Khách thể và nội dung của sở hữu chung hỗn hợp?
  17. Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật?
  18. Phân tích các yếu tố của quyền sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội?
  19. So sánh sở hữu chung hỗn hợp với sở hữu chung của cộng đồng?
  20. Điều kiện đòi lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp và sự khác biệt giữa kiện đòi lại tài sản và kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản?
  21. Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong mối liên hệ với quyền của chủ thể khác không phải là chủ sở hữu tài sản?
  22. So sánh khách thể thuộc quyền sở hữu của Nhà nước với khách thể thuộc quyền sở hữu của tư nhân?
  23. Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu? Nội dung của các phương thức bảo vệ quyền sở hữu?
  24. Các nguyên tắc chung của pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam?
  25. Hãy phân tích nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005?
  26. Phân tích những hạn chế đối với người để lại di sản và người thừa kế trong việc để lại di sản, hưởng di sản thừa kế?
  27. Thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm mở thừa kế?
  28. Địa điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của việc xác định địa điểm mở thừa kế?
  29. Di sản thừa kế? Cách xác định di sản thừa kế?
  30. So sánh thừa kế theo di chúc với thừa kế theo pháp luật?
  31. Phân tích người không có quyền hưởng di sản?
  32. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm mở thừa kế?
  33. Điều kiện của người lập di chúc? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định điều kiện của người lập di chúc?
  34. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc? Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc?
  35. Phân tích Điều 669 BLDS 2005: “Người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”?
  36. Phân tích trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật?
  37. Mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của một cá nhân nếu họ là người vừa được hưởng di sản theo di chúc, vừa được hưởng di sản theo pháp luật?
  38. Diện và hàng thừa kế? Phạm vi xác định diện những người thừa kế theo pháp luật?
  39. Người thừa kế thế vị? So sánh người thừa kế thế vị với người thừa kế theo hàng?
  40. Phân chia di sản thừa kế? Những trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế?
  41. Thanh toán di sản thừa kế? Người thanh toán, người được thanh toán phạm vi và thứ tự ưu tiên thanh toán?
  42. Phân tích những trường hợp nào thì cháu (chắt) được thừa kế theo pháp luật của ông, bà (cụ) tại hàng thừa kế thứ 2 (3) và trong những trường hợp nào thì cháu (chắt) được thừa kế thế vị?

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2008

TỔ BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

10 Responses

  1. phương pháp để làm tốt các bài tập tình huống luật dân sự???????????????

  2. sắp thy r nên mọi người giúp em vs nha.

  3. làm tn để làm tốt các bài tập tình huống luật dân sự vậy? ai có kinh nghiệm gì thỳ chỉ giúp em vs. thank nhìu naz!

  4. nhung cau hoi nay sao khong thay sat thuc te ti nao!!!.can cho hem nhung dap an va ca nhung vi du minh hoa

  5. việc nghiên cứu luật dân sự việt nam có ý nghĩa gì trong công tác công an

  6. sao chi co cau hoi ma k tra loi

  7. bai viet tren nhu cua 1 tin do theo dao cua Khong Tu.qua hay va rat logic.

  8. luật lao động là gì

  9. Ăn để nuôi người, Học để nuôi đời
    Ăn – Học
    Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt
    kynangsong.ning.com
    10:59′ AM – Thứ ba, 07/10/2008

    Tiếng Việt của ta có cụm từ “Ăn học”, ăn đi đôi với học. Vậy sự “học” và sự “ăn” liên quan gì đến nhau? Nếu ta để ý một chút, sẽ thấy sự “Học” cũng hệt như sự “Ăn”. Kiến thức chính là một loại thức ăn cho tinh thần, bộ máy xử lí kiến thức của bộ não tương ứng với bộ máy tiêu hóa của cơ thể .

    Ngày nay, “ăn” không còn để no nữa mà “ăn” để ngon, “ăn” là cần tinh tế đến mức ẩm thực, chọn đồ ngon nhất, bổ nhất để ăn. Nếu như “ăn” là để bổ cho mình, thì “học” cũng là để tốt cho mình. Nhưng giờ đây ta đã lạc hậu hơn các nước khác, lại có tinh thần học tập kém, không muốn Học, chẳng khác gì đã đói lại không muốn Ăn. Ta quan niệm ngồi trên ghế nhà trường mới gọi là học, qua tuổi ngồi trên ghế nhà trường là nghiễm nhiên không cần học tập gì thêm. Bố mẹ yêu cầu con cái đi học trong khi mình ngồi xem phim, bố mẹ đầu tư tiền của cho con cái đi học nhưng quên mất dành một phần để chính mình đi học. Kết quả là khả năng học tập của ta giảm dần và chuyển từ mù chữ sang “mù học”.

    “Học” cũng như “Ăn”, truyền thống học tập của mỗi gia đình cũng giống như “Khẩu vị ăn” của riêng gia đình đó. “Ăn” là tất cả cùng ăn thì “Học” cũng cần tất cả cùng học. Bộ máy tiêu hóa của cơ thể đang tự vận hành, tự hoạt động từ việc đưa thức ăn vào đến việc tiêu hóa thức ăn đó rồi cho ra kết quả từ quá trình đó. Thì “bộ máy tiêu hóa” của trí não tuy tinh vi nhưng lại cần có những tác động từ bên ngoài mới chịu vận hành.

    Đầu tiên, có người Ăn phải có người Nấu. Người Nấu giỏi thì người Ăn mới thấy ngon. Việc Nấu trong Ăn, giống như việc Nói trong Học. Nấu ngon không phải do ta có đầy đủ nguyên liệu mà quan trọng là cách nấu, cách pha chế gia vị và phối hợp những nguyên liệu đó thành món ăn ngon. Cũng như vậy, quan trọng không phải là “Nói cái gì” mà là “Nói như thế nào”, nói hay, điều đó không nhờ vào lượng kiến thức ta có mà chủ yếu dựa vào cách ta nói. Ta cần học cách nói, chứ không học về nội dung ta định nói.

    Có người nấu cho ta ăn đó là điều rất tốt. Thế nên, đừng nhìn thức ăn rồi vội khen chê ngay nó ngon hay dở, phải cho thức ăn vào mồm hay đơn giản là “Ngậm” mới bắt đầu có những đánh giá đầu tiên về món ăn đó. “Ngậm” cũng giống như “Nghe”, có người nói, thì mình phải Nghe đã, trước khi biết Nghe, đừng vội đánh giá người nói hay hay dở. Muốn làm người nấu ăn ngon trước tiên phải là người biết ăn giỏi. Muốn nói tốt thì cần biết nghe tốt, những người biết Nghe, sẽ biết lúc nào không nên Nói và biết lúc nào thì cần nói cái gì.

    “Ngậm” rồi thì việc tiếp theo là “Nhai”. “Ngậm” mà không nhai thì món ăn có ngon có bổ đến mấy cũng mất đi vị riêng của nó. Nghe mà chẳng chịu Nghĩ thì không thể thấy được hết cái hay, cái dở của bài nói, không thể thấy hết bài học nhận được từ đó. Việc “Nghe thấy” thì không hề khó, nhưng. “Lắng nghe” được thì là chuyện không hề đơn giản. Lắng nghe là phải Nghĩ, phải nghiền ngẫm, phải tư duy, quan trọng nhất, là cảm nhận. Đa số ta Nghe rồi tư duy, chẳng bao giờ Nghe rồi chỉ cảm nhận. “Nhai” cũng cần nhai cho kĩ mới thấy hết vị ngon của món ăn. Nghĩ cần nghĩ thật kĩ, cảm nhận thật sâu sắc mới nhận ra cái hay của bài nói. Trong Ăn thì Nhai là quan trọng nhất. Trong Học thì Nghĩ cũng là quan trọng nhất. Nhai không tốt thì chết hóc, Nghĩ không tốt thì chết ngu.

    “Nhai” tốt rồi, thì sau đó ta cần “Nuốt”, nuốt và để thức ăn ở dạ dày. Tương ứng với “Nuốt” là “Nhớ”, “Nghĩ” rồi thì phải Nhớ, phải để những gì mình nghe lại trong đầu. Đa số ta nghe xong bỏ đấy, chẳng nhớ gì hết, điều đó có khác gì ăn xong nhổ đi, chẳng nuốt vào bụng. Nếu những thức ăn kia ôi thiu, nhạt nhẽo, nhổ đi đã đành. Nhưng thức ăn ngon mà nhổ đi, thì đó là sự phung phí, thiếu tôn trọng không thể chấp nhận được. Và trong sự “học” cũng vậy, bao nhiêu thứ hay người ta nói, mà anh không nhớ, thì có nghĩa là ta lãng phí nguồn lực của chính mình và thiếu tôn trọng cả người nói lẫn người nghe, đó cũng là một dạng của mù học. Đã “Ăn” thì phải “Nuốt” cũng như đã “Học” thì phải “Nhớ” thì cái hay của người nói mới được lưu giữ lại.

    Cuối cùng: Không phải ta lớn lên nhờ những gì ăn vào, mà vì những gì ta tiêu hóa được. Nghĩa là mục đích cuối cùng của Ăn, là để Nuôi người. Học cũng vậy, mục đích cuối cùng của Học không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu, mà là phải dùng được, phải gia tăng giá trị cho mình, gia tăng giá trị cho xã hội, nghĩa là Nuôi đời.

    Cơ thể ta, may thay đã có đầy bộ lọc, lục phủ ngũ tạng đủ cả, để thức ăn đi vào, được nghiền nhỏ, được chuyển hóa, được sàng lọc, được tiêu hóa, được luân chuyển, được đào thải. Còn đầu óc ta, không may mắn như thế, cái việc thu nhận Thông tin đã khó, nghiền ngẫm để nó thành Tri thức còn khó hơn, trải nghiệm và thấu hiểu để thấy nó là Trí tuệ thì cực kỳ khó. Chừng nào ta chưa ứng dụng được những gì đã học, thì nghĩa là chúng ta đang giữ trong đầu toàn thông tin, chứ không phải là tri thức.

    Tóm lại, chỉ có 10 chữ N, nói về cái sự Ăn Học:

    – Ăn: Nấu – Ngậm – Nhai – Nuốt – Nuôi người

    – Học: Nói – Nghe – Nghĩ – Nhớ – Nuôi đời

    Logic của sự Ăn, cũng đúng với logic của sự Học. Có điều, nó không hiển nhiên đúng. Nấu chưa chắc Ngậm, Ngậm chưa chắc Nhai, Nhai chưa chắc Nuốt, Nuốt chưa chắc Nuôi người. Tương tự, Nói chưa chắc Nghe, Nghe chưa chắc Nghĩ, Nghĩ chưa chắc Nhớ, Nhớ chưa chắc đã dùng để Nuôi đời.

    Và hiện tại ai cũng muốn phải cải cách giáo dục, trò muốn các thầy dạy khác, các thầy cũng muốn trò phải học khác. Tốt nhất là tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác. Làm trò tốt phải biết học thế nào, làm thầy tốt phải biết học trò mình học thế nào. Muốn là Thầy tốt trước tiên phải làm Trò tốt. Làm trò tốt sẽ hiểu làm sao để làm Thầy tốt. Cũng như người Nấu cần hiểu khẩu vị người Ăn để nấu cho ngon cho hợp nhưng người Ăn cũng cần phải biết thưởng thức món ăn đó mới thấy được hết cái ngon của món ăn. Học cũng vậy, Hiệu quả học tập là do Thầy biết giảng và trò biết học. Sao cho, Ăn để nuôi người và Học để nuôi đời.
    Theo kynangsong.ning.com
    Số lượt đọc: 650 – Cập nhật lần cuối: 09/10/2008 11:27:58 AM

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d