admin@phapluatdansu.edu.vn

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 2 – MODUL2 MÔN LUẬT DÂN SỰ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

  1. Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm;
  2. So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung);
  3. Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ;
  4. Phân biệt giữa quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.
  5. Xác định phạm vi của quyền dân sự. Cho ví dụ.
  6. Xác định phạm vi của nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ.
  7. Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.
  8. Nêu các căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi căn cứ cho một 3 ví dụ;
  9. Cho ví dụ về chủ thể thực hiện hành vi không nhằm làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, nhưng lại làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự;
  10. Cho ví dụ về sự biến do hành vi con người làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự;
  11. Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự;
  12. Cho ví dụ về hành vi làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự;
  13. Nêu ý nghĩa của việc xác định các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự;
  14. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ;
  15. Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể;
  16. Phân biệt quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. Cho ví dụ cụ thể;
  17. Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể.
  18. Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự;
  2. Quan hệ dân sự tuyệt đối là quan hệ xác định chủ thể của cả bên có quyền dân sự và bên có nghĩa vụ dân sự;
  3. Sự biến là là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể và không có tác động bởi hành vi của con người;
  4. A vi phạm luật giao thông và đã gây tại nạn cho B. Trong trường hợp này, sự kiện A gây tai nạn cho B là sự kiện hành vi;
  5. Quan hệ đối vật là quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản;
  6. Quan hệ đối nhân là quan hệ dân sự có đối tượng là công việc;
  7. Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi, hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự;
  8. Khi A chuyển giao tài sản của mình cho B thì đây là  căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với A, quyền dân sự đối với B;
  9. Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật dân sự;
  10. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự;
  11. A mua hàng tại một siêu thị là một quan hệ đối nhân;
  12. A mua lon Coca – Cola tại máy bán nước tự động ở công viên là một quan hệ đối vật
  13. Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng đối với tài sản chung là quan hệ tuyệt đối;
  14. Quan hệ sở hữu trong một công ty là quan hệ tuyệt đối;
  15. Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng đối với tài sản chung vừa là quan hệ tương đối vừa là quan hệ tuyệt đối.
  16. Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự;
  17. Tài sản luôn là đối tượng mà  không thể là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự;
  18. Chỉ những hành vi nào có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự;
  19. Sinh viên A thuê nhà và đã trả đủ tiền nhà đây là căn cứ làm phát sinh quyền dân sự của A và nghĩa vụ dân sự của chủ nhà cho thuê.
  20. Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính ý chí;
  21. Khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật dân sự, thì biện pháp cưỡng chế của nhà nước sẽ được áp dụng;
  22. Nhà nước trả lương cho công chức là quan hệ pháp luật dân sự;
  23. Phòng công chứng chứng thực hợp đồng là quan hệ pháp luật dân sự;
  24. Phòng công chứng chứng thực hợp đồng là một căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự;
  25. Tòa án tuyên A phạm tội cố ý gây thương tích mà nạn nhân là B. Đây là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự giữa A và B.

 

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: