admin@phapluatdansu.edu.vn

PHÁP QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC CỔ (Tập tục pháp lý Đông Á truyền thống dưới ánh sáng của các chuẩn mực pháp quyền hiện đại)

GS. TẠ VĂN TÀI – Đại học Havard, Hoa Kỳ

Tham luận này vượt quá giới hạn của nhận xét rằng ở Việt Nam và Trung Quốc cổ (từ đời xưa), đã có sự chấp nhận triết học, trong các tác phẩm cổ điển của các học giả (dù là người theo chủ nghĩa hợp pháp hay là người theo đạo Khổng), về vai trò của Luật pháp trong việc cai trị xã hội loài người (như được thể hiện trong đề từ La tinh: ở đâu có xã hội, ở đó có luật pháp). Nói một cách khác, tham luận này vượt quá giới hạn của sự tranh luận và chấp nhận triết học về các quy tắc thành văn khái quát và được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc cổ.

Tham luận này sẽ thử xem lại chi tiết thủ tục pháp lý thực sự của Trung Quốc dưới triều Thanh (Thế kỷ XVII – 1911) và của Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1884) để tìm xem liệu có một pháp quyền Châu Á tương ứng ở Trung Quốc và Việt Nam không, dưới ánh sáng của các chuẩn mực khác nhau của quan niệm phương Tây về pháp quyền.

Hai thời kỳ trên của lịch sử Trung Quốc và Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu vì chúng có sự giống nhau: triều Nguyễn Việt Nam đã thử áp dụng toàn bộ các thủ tục pháp lý và chính trị của Trung Quốc như giáo sư Alexander Woodside đã chỉ ra trong tác phẩm của mình Vietnam and the Chinese Model (Mô hình Việt Nam và Trung Quốc). Bộ luật triều Nguyễn là sự sao chép y hệt bộ luật của triều Thanh nếu chúng ta nhìn vào bộ luật đó (tiếng Trung Quốc: lu tiếng Việt Nam; luật); sự khác nhau chính là bộ luật triều Nguyễn bỏ nhiều lệnh (tiếng Trung Quốc là: linh, tiếng Việt Nam là: lệnh) và thêm vào một số lệnh riêng của mình.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: VIỆT NAM HỌC – KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT (Tập 3), HÀ NỘI, 15-17/7/1998

Trích dẫn từ: http://tainguyenso.vnu.edu.vn

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d