admin@phapluatdansu.edu.vn

BÁO CÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO VỀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Hình thức văn bản quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận không phải là điều ước quốc tế

Qua tham khảo, Bộ Ngoại giao nhận thấy có 3 xu hướng sau:

a. Tại nhiều nước, không có luật riêng hoặc văn bản pháp luật chuyên biệt quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế. Tại một số quốc gia, nội dung quy định chung về việc ký kết thỏa thuận hợp tác được nêu tại các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hay quy chế làm việc của các cơ quan. Ví dụ: Bun-ga-ri không quy định riêng về trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện mà căn cứ vào chức năng, quyền hạn của các cơ quan theo luật, quy định hoặc pháp luật riêng đối với từng cơ quan (Điều 21.5 Luật Chính quyền địa phương tự quản của Bun-ga-ri quy định: Hội đồng thành phố quyết định sự tham gia của thành phố trong các hiệp hội, quan hệ hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài). Tại Hung-ga-ri, Nhật Bản, việc ký kết thỏa thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế căn cứ vào thẩm quyền được quy định trong văn bản pháp luật/Quy chế về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ký kết. Bra-xin quy định tại Sắc lệnh về chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành và địa phương. Công hòa Liên bang Đức thực hiện theo Quy chế hoạt động liên bộ của Chính phủ Đức.

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tài liệu kèm theo dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp lần thứ 44 (tháng 4/2020

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: