admin@phapluatdansu.edu.vn

BẢN CHẤT MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

 TSKH. NGUYỄN THANH HOÀNG – Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP.HCM

1. Đặt vấn đề

Thực tế không một chính phủ nào có đủ khả năng trang trải mọi khoản đầu tư và chi phí cho dịch vụ công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng; do vậy, việc tìm kiếm các hình thức đầu tư mới, có sự tham gia của tư nhân trong đầu tư, cung cấp dịch vụ công là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là vào những thời điểm ngân sách bị suy giảm. Tuy nhiên, có rất nhiều hạn chế trong mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước và Tư nhân (Public – Private – Partnership – PPP) do tính chất phức tạp từ mức độ của sự hợp tác, bản chất của mối quan hệ, khung pháp lý, cách tiếp cận không thống nhất về phát triển dự án, các biến đổi tác động theo thời gian của dự án. Hơn nữa, rủi ro ngày càng gia tăng nên các cam kết, hợp tác vốn, tối đa hóa sự hợp tác thông qua PPP trờ thành những thách thức to lớn (Ngân hàng Thế giới, không năm xuất bản). Do vậy, nghiên cứu về PPP, hiểu đúng về PPP để có sự áp dụng đúng đắn, đem lại lợi ích tối ưu là cần thiết.

Mặc dù, hình thức đầu tư đối tác công tư đã có từ lâu trên thế giới, nhưng mãi đến năm 2009 mới được ghi nhận chính thức tại Việt Nam theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT), và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và mới đây nhất là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2015…


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦU ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: TẠP CHÍ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI SỐ 74 (06/2015)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: