admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐÔI LỜI VỀ CHUYỆN MANG THAI HỘ

THS. BS HỒ MẠNH TƯỜNG – tổng thư ký hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM

Mang thai hộ được định nghĩa là kỹ thuật giúp người phụ nữ không có khả năng mang thai, có thể được làm mẹ với con của chính mình bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Phôi sẽ được cấy vào tử cung một người phụ nữ khác, gọi là người mang thai hộ, để mang thai và sinh em bé. Đứa trẻ sinh ra sẽ được chuyển giao cho bố mẹ sinh học (cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ). Người mang thai hộ hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ sinh ra.

Mang thai hộ bị nghiêm cấm thực hiện tại Việt Nam từ năm 2003 theo nghị định của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Do nhu cầu mang thai hộ ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam, việc xem xét cho phép và quản lý kỹ thuật mang thai hộ ở Việt Nam được đặt ra, cho thấy Nhà nước đã nhìn nhận một nhu cầu có thật của người dân và tìm cách đáp ứng nhu cầu này.

Điều 63b của dự thảo quy định “việc cho và nhận tinh trùng, noãn, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật”. Theo tôi, về cho nhận tinh trùng nên chấp nhận cả hai hình thức vô danh (bí mật) hoặc hữu danh (công khai). Trong văn hoá, phong tục của người Việt, huyết thống, dòng tộc là một yếu tố rất nhiều người quan tâm; khi một người nam không có tinh trùng, nhu cầu xin tinh trùng của người trong dòng tộc cần được xem xét. Còn bí mật trong cho nhận noãn khó có thể thực hiện vì: người cho noãn phải đi khám, xét nghiệm, tiêm thuốc và chọc hút noãn với tổng chi phí có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng, do đó gần như khó có người tự nguyện cho noãn; do đặc tính sinh học, việc đông lạnh noãn kém hiệu quả hơn nhiều so với đông lạnh tinh trùng và đông lạnh phôi, vì vậy thường phải thụ tinh noãn với tinh trùng chồng người nhận noãn để tạo phôi, sau đó mới chuyển phôi hoặc đông lạnh phôi. Trong một số trường hợp, có thể phải thực hiện quy trình theo dõi lấy noãn và chuẩn bị tử cung cho người nhận noãn cùng giai đoạn và cùng thời điểm. Theo quy định hiện nay, người có nhu cầu nhận noãn sẽ phải tự vận động người cho noãn tự nguyện để điều trị.

Continue reading

BÁO CÁO SỐ 153/BC-BTP NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

BỘ TƯ PHÁP

Qua các thông tin, số liệu, đánh giá, nhận định được thể hiện trong Báo cáo tổng kết của 9 Bộ, ngành và tổ chức ở Trung ương; 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ý kiến của 138 các cơ quan, tổ chức hữu quan; Báo cáo kết quả khảo sát, các tọa đàm, hội thảo khoa học, Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo này để tổng kết những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(Luật HN-GĐ năm 2000) qua thực tiễn 12 năm thi hành như sau[1]:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI LUẬT HN-GĐ NĂM 2000

1. Trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Trong 12 năm qua, công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN- GĐ năm 2000 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể là, bảo đảm Luật HN-GĐ năm 2000 thực sự đi vào cuộc sống, ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về thi hành Luật này (Nghị quyết số 35/2000/QH10) trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Luật này, bảo đảm hiệu lực của Luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2001; nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với những trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước thời điểm Luật HN-GĐ năm 2000 có hiệu lực.

Thực thi Luật HN-GĐ năm 2000 và Nghị quyết số 35/2000/QH10, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để hướng dẫn chi tiết, như: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN-GĐ năm 2000; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật HN-GĐ đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài … Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao cùng một số Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành nhiều thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật HN-GĐ.

Continue reading

DỰ THẢO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (được hợp nhất theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) – Phiên bản lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân

DỰ THẢO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(được hợp nhất theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)

(Phần có chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung)

LỜI NÓI ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;

Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam;

Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

clip_image001Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Continue reading

DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 (Phiên bản lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân)

DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU

CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

(Phần có chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình số …/20../QH13,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

5. Truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình được kế thừa và phát huy.

6. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử về giới và mọi sự phân biệt đối xử khác giữa các con trong gia đình.

7. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”

THÔNG ĐIỆP CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, KHUYNH HƯỚNG TÍNH DỤC VÀ BẢN DẠNG GIỚI TẠI OSLO, NA UY, NGÀY 15–16/4/2013 (BẢN TIẾNG ANH)

CO-CHAIRS’ SUMMARY OF CONCLUSIONS 

Testimonies at the Oslo Conference on Human Rights, Sexual Orientation and Gender Identity (15-16 April 2013), including the regional inputs, have confirmed that persons in all regions are subject to violence and discrimination based on sexual orientation and gender identity. They face multiple barriers in their everyday lives, systematically denying their enjoyment of the fundamental rights to which all human beings are entitled. This is unacceptable. 

Based on the conclusions of the report entitled ‘Discriminatory Laws and Practices and Acts of Violence against Individuals based on their Sexual Orientation and Gender Identity’ by the UN High Commissioner on Human Rights, the outcomes of the regional seminars recently held in Kathmandu, Paris and Brasilia, regional inputs from Africa, and the global dialogue in Oslo, which brought together more than 200 participants from 84 countries, we present the following summary of conclusions: 

1. We recall the UN Human Rights Council resolution 17/19, and we welcome the report by the UN High Commissioner on Human Rights and the ensuing panel discussion that took place in Geneva in March 2012, which have provided a solid foundation on which to build a framework for addressing discrimination and violence based on sexual orientation and gender identity;  

2. We further welcome the regional seminars and express appreciation to the host Governments, and to the States and stakeholders from all regions who have participated constructively in these discussions. We underline the essential role played by civil society in all regions, including human rights defenders working to counter discrimination and violence based on sexual orientation and gender identity;

Continue reading

BÁO CÁO MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ trong xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

TÀI LIỆU (DỰ THẢO) CHÍNH THỨC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

(Ngày 16/4/2013)

BỘ TƯ PHÁP

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT

1. Mục tiêu

Xây dựng Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN-GĐ) nhằm đáp ứng được các yêu cầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam; công nhận, thực hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân về hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình; vai trò của gia đình đối với xã hội; vai trò của nhà nước và xã hội đối với gia đình.

2. Các quan điểm xây dựng Luật

Thứ nhất, thể chế hóa yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam về “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”; cụ thể hoá Hiến pháp, Chiến lược của Chính phủ về xây dựng và phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Thứ hai, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác; quyền, lợi ích của cá nhân về hôn nhân và gia đình; lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích của người khác;

Thứ ba, kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam; các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam vừa thể hiện được các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam vừa phù hợp với các quy định pháp luật và các giá trị chung về HN-GĐ ở các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam;

– Thứ tư, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi của Luật HN-GĐ.

II. PHẠM VI SỬA ĐỔI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG LỚN TRONG XÂY DỰNG LUẬT

1. Phạm vi sửa đổi Luật HN-GĐ năm 2000

Căn cứ vào thực trạng quy định của Luật HN-GĐ năm 2000 và các đề xuất, kiến nghị của các Bộ, ngành và địa phương, được thể hiện trong các Báo cáo tổng kết về thi hành Luật HN-GĐ năm 2000, Ban soạn thảo cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN-GĐ sẽ không đáp ứng được các yêu cầu khách quan về xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội hiện nay và các giai đoạn phát triển tiếp theo. Do đó, Ban soạn thảo đề xuất phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật HN-GĐ lần này phải là cơ bản và toàn diện. Trên cơ sở quan điểm này, đề nghị đổi tên Luật sửa đổi một số điều của Luật HN-GĐ thành Luật HN-GĐ (sửa đổi).

Continue reading

BÁO CÁO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

TÀI LIỆU (DỰ THẢO) CHÍNH THỨC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 – 16/4/2013

BỘ TƯ PHÁP

Qua các thông tin, số liệu, đánh giá, nhận định được thể hiện trong Báo cáo tổng kết của 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,[1]-[2] Báo cáo tổng kết của 7 Bộ, ngành và tổ chức có liên quan;[3] ý kiến bằng văn bản của 106 các cơ quan, tổ chức; Báo cáo kết quả của các tọa đàm, hội thảo khoa học, Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo này để tổng kết những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế của Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN-GĐ) qua thực tiễn 12 năm thi hành như sau [4]:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI LUẬT HN-GĐ NĂM 2000

1. Trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Trong 12 năm qua, công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN- GĐ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể là, bảo đảm Luật HN-GĐ thực sự đi vào cuộc sống, ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về thi hành Luật này (Nghị quyết số 35/2000/QH10) trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với quy định của Luật này, bảo đảm hiệu lực của Luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2001; nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với những trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước thời điểm Luật HN-GĐ năm 2000 có hiệu lực.

Thực thi Luật HN-GĐ và Nghị quyết số 35/2000/QH10, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để hướng dẫn chi tiết, như: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN-GĐ năm 2000; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật HN-GĐ đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN-GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài … Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao cùng một số Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành nhiều thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật HN-GĐ.

Continue reading

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGÀNH TÒA ÁN – NHỮNG BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

THAM LUẬN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 – 16/4/2013

Tòa án với tư cách là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật. Từ việc áp dụng các quy định của pháp luật trong công tác xét xử các vụ việc thuộc nhiệm vụ của mình, Tòa án góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước đến nhân dân,… Qua đó, đóng góp quan trọng đến công tác tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm xét xử, tác động đến chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nói riêng và Nhà nước ta nói chung.

Luật Hôn nhân và Gia đình (sau đây viết tắt là Luật HNGĐ) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2001. Sau hơn mười hai năm thi hành, Luật HNGĐ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bảo đảm ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội phát huy truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án cho thấy, một số quy định của Luật HNGĐ không phù hợp với thực tiễn, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chưa được pháp luật về hôn nhân và gia đình điều chỉnh,…

Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi xin đề cập những vướng mắc, bất cập của một số quy định của Luật HNGĐ. Những vướng mắc bất cập này được tổng hợp nghiên cứu qua quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 trong công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án các cấp trên phạm vi toàn quốc. Qua đó đưa ra một số kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật HNGĐ.

I. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGÀNH TÒA ÁN

Qua việc tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01-9-2000 đến ngày 30-9-2011, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình. Trong đó số vụ việc về hôn nhân và gia đình là 875.282 (chiếm khoảng 30% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Ngành Tòa án đã thực hiện tốt quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ thể như sau[1]:

Continue reading

Về tính khả thi trong thực tiễn áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

NGUYỄN THÀNH DUY

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, với dân số 1.213.750 người (số liệu thống kê năm 2008) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường… Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc Jrai và Bahnar, bộ phận cư dân mới đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác. Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh (1).

Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có hiệu lực thi hành 12 năm, nhưng một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được các cấp chính quyền quan tâm chú trọng nhưng với địa bàn rộng lớn, đại bộ phận người dân tộc ít người thường xuyên sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí tương đối thấp, tập quán “du canh, du cư” vẫn tồn tại nên việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên thực tiễn vẫn là một “bài toán” hết sức nan giải. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu trong việc kết hôn, ly hôn, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc bất bình đẳng nam nữ trong quan hệ hôn nhân…Các hủ tục lạc hậu này đã cản trở hôn nhân tiến bộ và cản trở hiệu lực, tính khả thi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ, quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

Một số người dân thuộc đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu như: trường hợp người mẹ mới sinh con mà chết sớm thì người con phải chết theo mẹ; con sinh ra mà không có cha thì bị giết chết hoặc một số trường hợp sinh đôi thì phải giết một trong hai người con sinh đôi…Các hủ tục lạc hậu này, đã đi ngược lại với các quy định nhân văn, tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Do vậy, nguyên tắc bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không được một bộ phận người dân tôn trọng, thực hiện.

Người Jrai, Bahnar theo chế độ Mẫu hệ nên con gái được coi trọng hơn con trai. Quyền hành trong nhà đều do người bà, người mẹ quyết định. Con gái đến tuổi, muốn kết hôn thì phải đi “bắt chồng”. Vì vậy, các quy định về bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hoặc quy định về không phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai, con gái – là những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (quy định tại Điều 2) cũng bị xâm phạm và không được áp dụng ở một bộ phận người dân.

Continue reading

VĂN HÓA GIA ĐÌNH

LÊ NGỌC VĂN – Viện Gia đình và Giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Từ hướng tiếp cận xã hội học về văn hóa, tác giả bài viết đưa ra cách hiểu về khái niệm văn hóa gia đình: những đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển; cấu trúc, chức năng; đối tượng và các nội dung nghiên cứu của văn hóa gia đình. Hướng tiếp cận xã hội học về văn hóa gia đình co thể giúp cho các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình có thêm những cơ sở khoa học cho việc triển khai các công trình nghiên cứu văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam.

1. Đặt vấn đề

Văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình. Nghiên cứu văn hóa gia đình giúp chúng ta có cơ sở khoa học để hiểu đúng bản chất và truyền thống của gia đình Việt Nam, thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa gia đình Việt Nam với gia đình các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó chúng ta có thể tìm kiếm những giải pháp và chiến lược phát huy vai trò to lớn của gia đình trong việc giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần củng cố sự bền vững của gia đình, giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn lực con người đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu văn hóa gia đình còn giúp chúng ta hiểu được bản chất văn hóa Việt Nam, bởi vì gia đình Việt Nam là một thiết chế nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống, có chức năng lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hóa của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Để nghiên cứu văn hóa gia đình thì việc xác định khái niệm văn hóa gia đình, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng.

Continue reading

HIỂU THẾ NÀO VỀ YẾU TỐ “HÔN” TRONG TỪ “HÔN NHÂN”

NGUYỄN TRUNG THUẦN

Vì “hôn nhân 婚姻” là một từ gốc Hán, nên ta thử tìm hiểu một cách lí giải về yếu tố “Hôn 婚” trong từ này của các tác giả Trung Quốc.

Hình thức cưới xin của loài người trong xã hội thời thượng cổ là như thế nào vẫn đang còn là một dấu hỏi đối với mỗi chúng ta. Một số học giả Trung Quốc trước đây cho rằng, trong lịch sử nước họ chỉ có hình thức hôn nhân “sính lễ ăn hỏi (“sính thú hôn”) theo lệnh của cha mẹ, theo lối của người làm mối mà thôi, còn thì không có hình thức hôn nhân nào khác. Họ không muốn đi sâu vào tìm hiểu diện mạo thật của nó, vì sợ làm mất thể diện của tổ tiên.

Sự thật là ngoài hình thức “sính thú hôn” ra, ở Trung Quốc còn có cả một vài hình thức khác nữa. Điều này đã được bộc lộ ra trong lời quẻ Truân của “Chu Dịch”, tức “Kinh dịch” – bộ sách ra đời cách đây khoảng 3000 năm. Lời quẻ Truân: “Thừa mã ban như, khấp huyết liên như, phỉ khấu hôn cấu”. Có nghĩa là: Tiếng vó ngựa vang lộp cộp, người con gái khóc nước mắt đầm đìa, kẻ cướp nàng làm cô dâu. Hiểu được câu này, thì nghĩa của từ “hôn” đã được giải đáp. “Bọn cướp” đi “cướp” cô dâu tất nhiên không thể “cướp” vào ban ngày được, mà dứt khoát phải là sau lúc hoàng hôn. Cho nên, trong các sách cổ của Trung Quốc, “hôn nhân” đều được viết là 昏姻 hoặc 昏因 (chữ “hôn 昏” này chính là “hôn” trong “hoàng hôn 黄昏” và có nghĩa “hoàng hôn”). Trong sách “Bạch hổ thông nghĩa. Giá thú thiên” ở đời Hán còn nói: “Hôn nhân là gì vậy”? Là hành lễ (cưới) vào lúc hoàng hôn, cho nên gọi là hôn vậy”. Cho đến nay, nghĩa này vẫn còn được bảo lưu. Chẳng hạn, khi một người nào đó vẫn còn chưa có “đối tượng”, nếu người khác đột nhiên hỏi anh ta đã kết hôn chưa, có thể anh ta sẽ dí dỏm mà đáp lại rằng: “kết hôn, kết hoàng hôn”. Qua đây có thể thấy, từ xưa đến nay ở Trung Quốc, giữa “kết hôn” và “hoàng hôn” luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Vì sao người xưa lại cứ phải đón dâu vào lúc tối trời? Lời quẻ Truân đã trả lời bằng “phỉ khấu hôn cấu”. Thì ra hình thức hôn nhân ở Trung Quốc thời thượng cổ là “hôn nhân cướp đoạt” (tức “lược đoạt hôn”). “Hôn nhân cướp đoạt” là chỉ bên nhà trai dùng phương thức cướp đoạt để cưỡng chiếm một người con gái làm vợ khi người con gái ấy cùng người thân của cô còn chưa có ý kiến gì. Mà đã là chuyện cướp đoạt phụ nữ thì chỉ có thể ra tay vào lúc nhập nhoạng tối tăm. (Tục “cướp vợ” tồn tại trong một vài dân tộc ít người ở Việt Nam chắc hẳn cũng là theo hình thức hôn nhân này). Việc kết hôn các đời sau đó vẫn diễn ra theo tập quán này, tức đều đón dâu vào lúc trời đã ngả tối. Chính vì thế mà khái niệm “hôn nhân” đã dần được hình thành, và lễ cưới được gọi là “hôn lễ”.

Continue reading

VẤN ĐỀ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG CÓ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN: ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ GIỚI

NGUYỄN HỒNG HẢI

1. Khái quát về việc chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn và quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

a. Trong thực tiễn xã hội, bên cạnh các quan hệ hôn nhân tuân thủ điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định cũng luôn tồn tại những quan hệ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chung sống như vợ chồng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau hoặc cách tiếp cận khác nhau.

* Trên phương diện chủ thể, có thể hình thành việc chung sống như vợ chồng:

– Giữa nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn. Họ không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo ý chí của họ hoặc hoặc vì một lý do chủ quan, khách quan nào đó không thực hiện được việc đăng ký (ví dụ, họ quan tâm đến tổ chức lễ cưới theo tập quán hơn là tổ chức theo nghi thức kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…);

– Giữa nam, nữ vi phạm một trong các điều kiện kết hôn (ví dụ, người đang có vợ, chồng lại chung sống như vợ chồng với người khác…). Họ không thực hiện việc đăng ký theo ý chí của họ hoặc họ mong muốn được đăng ký nhưng không thể đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm điều kiện kết hôn;

– Giữa những người cùng giới tính. Họ không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo ý chí của họ hoặc mong muốn được đăng ký kết hôn nhưng không thể đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm điều kiện về giới tính;

– Giữa người chuyển giới với người khác hoặc giữa những người chuyển giới với nhau. Họ không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo ý chí của họ hoặc họ mong muốn được đăng ký nhưng không thể đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì việc chuyển giới của họ chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

* Trên phương diện công khai của quan hệ, việc chung sống có thể thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức lễ cưới theo tập quán hoặc dưới một hình thức công khai nhất định;

– Được gia đình một bên hoặc gia đình hai bên thừa nhận;

– Được tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền chứng kiến hoặc công nhận;

– Các bên thực hiện trên thực tế các hành vi coi nhau như vợ chồng.

Continue reading

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ MỐI QUAN HỆ, TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA DỰ ÁN LUẬT HỘ TỊCH VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ GÓC ĐỘ GIỚI VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ LỒNG GHÉP GIỚI CỤ THỂ TRONG DỰ ÁN LUẬT

NGUYỄN HỒNG HẢI

I. Mối quan hệ, tác động qua lại giữa Dự án Luật Hộ tịch với Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình dưới góc độ giới

Dự án Luật Hộ tịch (dự án Luật) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch nhằm xác nhận và ghi vào sổ hộ tịch những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Do đó, dự án Luật này có mối liên quan rất chặt chẽ tới Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ), Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Nuôi con nuôi…

Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu quan điểm chỉ đạo trong xây dựng dự án Luật là bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và đồng bộ, thống nhất với các đạo luật có liên quan đến lĩnh vực hộ tịch (như BLDS, LHNGĐ, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú, Luật Nuôi con nuôi…). Về cơ bản, tôi tán thành với cách đặt vấn đề như đã nêu trong Tờ trình. Tuy nhiên, dưới góc độ giới, tôi cũng xin đưa ra một số ý kiến về mối quan hệ, tác động qua lại giữa dự án Luật với BLDS, LHNGĐ:

1. Mối tương quan trong hệ thống pháp luật

Khi xây dựng dự án Luật, Luật Hộ tịch thường được xác định như là luật hình thức (luật thủ tục) của BLDS, LHNGĐ và các luật nội dung khác có liên quan. Thực chất Luật Hộ tịch không đơn thuần là luật quy định về thủ tục mà còn là luật có liên quan trực tiếp đến công nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người nói chung, quyền của cá nhân nói riêng. Do đó, để phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò của Luật Hộ tịch, cần xem xét mối quan hệ (ở cả góc độ giới) giữa dự án Luật với BLDS, LHNGĐ và các luật nội dung khác có liên quan trên hai phương diện: Luật Hộ tịch là luật hình thức, đồng thời là luật riêng của các luật nội dung. Tiếp cận như vậy, vừa đảm bảo xác định được rõ ràng, cụ thể phạm vi điều chỉnh của các luật, sự đồng bộ, thống nhất trong các quy định về quản lý nhà nước về hộ tịch (trên phương diện luật nội dung và luật hình thức), đồng thời đảm bảo được sự đồng bộ trong một thể thống nhất về quy định quyền và cơ chế bảo đảm công nhận, thực thi quyền của cá nhân (bao gồm bình đẳng giới), khắc phục được những bất cập, hạn chế trong quy định của các luật nội dung không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay (trên phương diện luật chung và luật riêng).[1]

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn