admin@phapluatdansu.edu.vn

Quy trình xử lý văn bản công chứng & Áp dụng cho trường hợp HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhóm Giảng viên:

Jean-Paul DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp), Chủ tịch Liên minh Công chứng La-tinh quốc tế 

Olivier GOUSSARDCông chứng viên, Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

Jack HOECKEL – Giám đốc kỹ thuật Hội đồng Công chứng tối cao (Pháp)

I. Quá trình xử lý văn bản tại văn phòng công chứng

Công chứng viên có trách nhiệm lưu giữ văn bản công chứng trong vòng 100 năm. Về nguyên tắc, văn bản được công chứng viên lập là bản gốc. Bản gốc được lưu giữ tại văn phòng công chứng. Công chứng viên chỉ trao cho khách hàng bản sao có công chứng của văn bản gốc.

1. Chuẩn hoá văn bản công chứng

Hiện nay, để đơn giản hoá công tác công bố công khai các giao dịch tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các văn bản do công chứng viên lập mà loại hình tiêu biểu nhất là hợp đồng mua bán tài sản, phải được chuẩn hoá theo mẫu. Tất cả các hợp đồng mua bán do công chứng viên lập đều có phần đầu giống hệt như nhau. Phần này bao gồm các quy định sẽ được sử dụng để đăng ký vào các hộp phiếu dành cho việc công bố về tình trạng bất động sản. Nội dung của phần đầu các hợp đồng có vai trò thiết yếu, đảm bảo để hợp đồng có hiệu lực đối với các bên thứ ba.

Các điều khoản trong phần đầu của văn bản mua bán tài sản có những nội dung sau:

a) Xác định nhân thân của các bên

Để xác định nhân thân của các bên, công chứng viên phải tìm hiểu hộ tịch của họ. Công chứng viên sẽ không đơn thuần xem xét chứng minh thư hay hộ chiếu của khách hàng mà phải yêu cầu Cơ quan hộ tịch của toà thị chính nơi cư trú của khách hàng cung cấp cho mình một bản sao giấy khai sinh của họ. Thông qua bản sao giấy khai sinh này, công chứng viên có thể tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến nhân thân của khách hàng bởi vì những thông tin đó được ghi bên lề giấy khai sinh. Công chứng viên sẽ biết được liệu người đó đã kết hôn chưa và kết hôn với ai, liệu người đó có thuộc diện mất năng lực hành vi hay không, đã từng ly hôn hay chưa từng ly hôn. Tất cả các thông tin này đều rất cần thiết để xác định năng lực pháp luật của khách hàng.

Thật vậy, một người đã kết hôn sẽ ít độc lập hơn về mặt pháp lý so với một người độc thân. Ví dụ như người đã kết hôn thì không thể bán nhà ở của mình nếu như không có sự đồng ý của vợ hoặc chồng, bởi vì pháp luật quy định rằng việc định đoạt tài sản của gia đình phải do toàn bộ các thành viên của gia đình quyết định.

Thư ký công chứng viên là người chịu trách nhiệm tìm hiểu những thông tin này tại tòa thị chính của tất cả các bên tham gia hợp đồng (bên bán và bên mua)[1].

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Luật ngày 25 tháng 6 năm 1973 về quy chế công chứng viên cho phép công chứng viên trao cho thư ký nhiệm vụ lập và đọc văn bản cho các bên nghe rồi thu nhận chữ ký của các bên. Như vậy, nếu được công chứng viên trao quyền, thư ký công chứng viên có thể trực tiếp đón tiếp khách hàng để lập hoặc công chứng văn bản. Tuy nhiên, nếu một trong các bên có yêu cầu thì công chứng viên phải trực tiếp đón tiếp khách hàng và thu nhận chữ ký của họ. Sau khi các bên đã ký vào văn bản theo yêu cầu của thư ký công chứng viên thì thư ký công chứng viên cũng phải ký vào văn bản đó đồng thời ghi rõ họ tên, thẩm quyền được công chứng viên trao cho, thời điểm, ngày tháng lập hoặc nhận văn bản rồi trình văn bản cho công chứng viên ký. Văn bản chỉ có giá trị là một công chứng thư sau khi đã được công chứng viên ký tên vào cuối trang.

Để được trao thẩm quyền tiếp nhận khách hàng, thư ký công chứng viên phải thoả mãn một số điều kiện sau đây:

– Có bằng công chứng viên, hoặc:

– Có bằng thư ký công chứng viên cấp 1, hoặc:

– Có 6 năm làm thư ký công chứng viên. Thời hạn này có thể giảm xuống còn 2 năm đối với những người có bằng Master 1 về luật (4 năm sau tốt nghiệp phổ thông)

Một số thư ký công chứng viên có thể chỉ có thẩm quyền ký các bản sao có giá trị công chứng thư.


SOURCE: Lớp Bồi dưỡng Công chứng viên. Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/11/2010

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d