admin@phapluatdansu.edu.vn

PHÁP LUẬT HOA KỲ về bảo hộ các nhãn hiệu liên quan đến tên miền

 THANH XUÂN

Sự gia tăng giá trị kinh tế và xã hội của tên miền đã dẫn đến những xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền. Trước những xung đột này, các câu hỏi thường được đặt ra là: chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu của họ chống lại việc đăng ký tên miền hay không? Khi cuộc chiến giữa nhãn hiệu và tên miền xảy ra, đối tượng nào có quyền ưu tiên?… Bài viết cung cấp góc nhìn về các chính sách khác nhau mà chủ sở hữu nhãn hiệu ở Hoa Kỳ có thể sử dụng để bảo vệ các nhãn hiệu liên quan đến tên miền của mình.

Continue reading

HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN và vai trò của công chứng viên ở Cộng hòa Pháp

 LAURENT DEJOIE Công chứng viên, Cộng hòa Pháp

I. Giới thiệu chung về hợp đồng mua bán bất động sản

Hợp đồng mua bán bất động sản là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 1582, Bộ luật Dân sự (Pháp), hợp đồng mua bán tài sản là thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên cam kết giao tài sản còn một bên cam kết trả tiền mua tài sản đó.

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ có đền bù được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng được coi như đã ký kết, quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ người bán sang người mua khi hai bên đã đạt được thoả thuận với nhau về tài sản là đối tượng của hợp đồng và về giá cả. Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc ký kết bằng một hình thức khác. Hợp đồng được ký kết bằng văn bản chủ yếu là để làm chứng cứ hơn là vì hiệu lực của hợp đồng.

Continue reading

Kinh nghiệm quốc tế về QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

TS. NGUYỄN THANH NGA Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính)

Việc xây dựng chính sách và hoàn thiện quy định pháp luật đối với các hoạt động phụ trợ bảo hiểm là một đòi hỏi cấp thiết để thực hiện cam kết quốc tế cũng như bảo vệ thị trường bảo hiểm trong nước trong hoạt động phụ trợ bảo hiểm. Continue reading

KỶ YẾU HỘI THẢO Việt–Pháp năm 2002 về sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 1995

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ - THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰTrích …

Ông Alain LacabaratsChánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris

Tôi có 3 nhận xét như sau:

Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam. Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật. Continue reading

THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: Một góc nhìn từ Cộng hòa Liên bang Đức

TS. LÊ NGUYỄN GDownload-Employment-Law-in-Germany-Tibor-Lelley-RA-Buse-20190322-1IA THIỆN – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Tóm tắt:

Ở Cộng hòa liên bang Đức, vấn đề thông tin trong giao kết hợp đồng lao động được dự liệu theo hường chặt chẽ và nhân văn. Mặc dù người sử dụng lao động được quyền thu thập các thông tin về khả năng thực hiện công việc của người lao động như xem các giấy tờ liên quan, phỏng vấn hay khảo thí năng lực làm việc của người lao động, người lao động vẫn là bên yếu thế hơn và do đó cần được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu.

Continue reading

CƠ CHẾ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN KHI TRIỂN KHAI MOBILE MONEY – Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

THS. LƯU MINH SANG & ĐẶNG THỊ THẢO HUYỀN & ĐỖ THỊ LINH

Theo Hiệp hội di động toàn cầu (Global System Mobile Associations – GSMA), Mobile Money được định nghĩa là một dịch vụ, trong đó, các giao dịch tài chính được thực hiện thông qua điện thoại di động (GSMA, 2010).

1. Khái quát về Mobile Money  Continue reading

LUẬT SỐ 2000-230 NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2000 CỦA CỘNG HÒA PHÁP về sửa đổi pháp luật về chứng cứ phù hợp với các công nghệ tin học và liên quan đến chữ ký điện tử

Hạ Nghị viện và Thượng nghị viện đã thông qua,

Tổng thống công bố đạo luật có nội dung như sau,

Điều 1

I. Điều 1316 Bộ luật Dân sự trở thành Điều 1315.1.

II. Các §1, 2, 3, 4 và 5 Mục 1 Chương VI Thiên III Quyển thứ III Bộ luật Dân sự tương ứng trở thành các §2, 3, 4, 5 và 6.

Continue reading

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NỢ XẤU: Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

THS. PHẠM PHÚ THÁI

Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại của một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể về bốn nội dung quản lý nhà nước, gồm: xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng thương mại; và xử lý các ngân hàng thương mại khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kinh nghiệm ba quốc gia điển hình, bài viết đề xuất một số bài học cho hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Continue reading

PHÁP LỆNH CỦA CỘNG HÒA PHÁP về trưng dụng tài sản và dịch vụ

Thiên I. Phương thức tiến hành trưng dụng phục vụ các nhu cầu quốc gia

Điều 1

Việc cung cấp tài sản và dịch vụ cần thiết cho việc đảm bảo nhu cầu quốc gia theo qui định của pháp luật có thể được tiến hành theo phương thức thoả thuận hoặc phương thức trưng dụng trong những điều kiện được quy định tại Thiên II Luật ngày 11 tháng 7 năm 1938 đã được sửa đổi bổ sung bằng các quy định sau đây.

Continue reading

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

TRƯƠNG THỊ HOÀI LINH

Cùng với triển vọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một nền kinh tế số mở rộng đã bùng nổ và tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu. Trong xu thế này, tiền điện tử xuất hiện và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đến nay, Ngân hàng Trung ương (NHTW) của một số nước và tổ chức tài chính đã cơ bản thống nhất về bản chất của tiền điện tử; nhiều NHTW đã có khuôn khổ pháp lý để quản lý hoạt động của tiền điện tử như NHTW Châu Âu, NHTW Nga,…

Continue reading

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở CỘNG HÒA PHÁP: Nhìn từ góc độ lý luận

 GS. CLAUDE BRENNER – Đại học Panthéon-Assas (Paris II)

Dẫn đề

Mới đây, nước Pháp đã tiến hành đổi mới mô hình tổ chức thi hành án dân sự. Sau một thời gian áp dụng trên thực tế, các quy định mới đã tỏ ra thực sự hiệu quả.

Ban đầu, với Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1806, các nhà lập pháp Pháp đã tỏ ra thiếu dứt khoát: Thủ tục thi hành án áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu lặp lại những quy định của chế độ cũ.

Continue reading

LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA CỘNG HÒA PHÁP (Luật số 91-650, ngày 09/7/1991)

Sau khi Thượng Nghị viện và Hạ nghị viện thông qua, Tổng thống nước Cộng hoà Pháp quyết định ban hành luật cải cách thủ tục thi hành án dân sự với nội dung như sau.

Điều 1

Mọi chủ nợ, có thể thực hiện biện pháp kê biên bảo tồn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

Không được cưỡng chế thi hành án và thực hiện các biện pháp kê biên bản tồn đối với những người được miễn thi hành án.

Continue reading

CỬ TRI ĐOÀN: Một chế định độc đáo theo Hiến pháp Hoa Kỳ

  PHẠM QUANG HUY – Vụ pháp chế, Bộ tài chính

1. Nguồn gốc cử tri đoàn và đại cử tri

Báo chí Việt Nam (chuyên ngành luật học và không chuyên) sử dụng thuật ngữ “đại cử tri” để chỉ chế định “electoral college”[1] Việc dịch thuật ngữ này cần tuỳ ngữ cảnh để dịch “electoral college”, “delegate” là “cử tri đoàn” (chỉ một tập thể, một đoàn cử tri thống nhất bầu cho ứng viên nào, ở đây là cử tri đoàn của mỗi bang) và “elector” là “đại cử tri” (một cử tri cá nhân đại diện cho “electoral college”, “delegate” bỏ phiếu mang tính hình thức cho ứng viên đã đạt số phiếu cử tri đoàn của bang đó). Định danh thuật ngữ “cử tri đoàn” (CTĐ) trong bài viết này để nhấn mạnh đến yếu tố tập thể của thuật ngữ này (1 tập thể cử tri).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d