admin@phapluatdansu.edu.vn

QUY CHẾ QUỐC TẾ CỦA NGHỆ SỸ

Thời gian qua, ở Việt Nam còn có những tranh luận về việc áp dụng Quy chế nghệ sỹ biểu diễn chuyên nghiệp, Civillawinfor xin trân trọng giới thiệu một cách tiếp cận về vấn đề này để các bạn tham khảo.

SUZANNE CAPIAU – Luật sư Đoàn Luật sư Bruxelles, Giáo sư Trường Đại học Bruxelles, Bỉ

I. Quy chế nghệ sỹ là gì?

Bản Khuyến cáo về địa vị của nghệ sỹ đã được thông qua năm 1980, dưới sự bảo trợ của UNESCO. Bản Khuyến cáo đã đưa ra một định nghĩa mở rộng về khái niệm “nghệ sỹ”, nhìn dưới góc độ xã hội học .

Trong khuôn khổ Khuyến cáo này,

1. Khái niệm “nghệ sỹ” được hiểu là người đã sáng tạo hay, bằng việc biễu diễn của mình, đã tham gia vào việc sáng tạo hay tái tạo các tác phẩm nghệ thuật, coi việc sáng tạo nghệ thuật như một yếu tố cơ bản của cuộc sống của mình, qua đó đã đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật và văn hoá, và được thừa nhận hoặc tìm cách để được thừa nhận là mình với tư cách nghệ sỹ, có bị ràng buộc hay không bằng một quan hệ công việc hay hiệp hội nào đó.”

Định nghĩa này chủ yếu quy chiếu đến khái niệm tác giả (người sáng tạo) và khái niệm nghệ sỹ biểu diễn (bằng việc biểu diễn của mình, đã tham gia vào việc sáng tạo hay tái tạo các tác phẩm nghệ thuật), nghĩa là đến các công ước về quyền tác giả và các quyền phái sinh của nghệ sỹ biểu diễn.

Công ước này cũng đã đưa ra định nghĩa về khái niệm “địa vị“. Trong khuôn khổ Khuyến cáo này

2. Khái niệm “địa vị” một mặt chỉ vị trí trong xã hội được thừa nhận về mặt tinh thần cho nghệ sỹ theo định nghĩa trên đây trên cơ sở vai trò họ giữ quan trọng như thế nào, mặt khác, nó chỉ việc thừa nhận các quyền tự do và các quyền khác, kể cả các quyền nhân thân, kinh tế và xã hội, đặc biệt là liên quan đến thu nhập và chế độ bảo hiểm xã hội mà người nghệ sỹ được hưởng.

Địa vị của nghệ sỹ có mối liên hệ trực tiếp với việc xã hội thừa nhận người nghệ sỹ và các điều kiện pháp lý hỗ trợ hoạt động của người nghệ sỹ:

– Các quyền tự do: quyền tự do biểu đạt và sáng tạo, quyền tự do đi lại;

– Quyền đối với thành quả lao động của mình, đặc biệt phải kể đến các quyền nhân thân, và quyền được đảm bảo điều kiện lao động, quyền có thu nhập, quyền được tham gia bảo hiểm xã hội và đóng thuế bình đẳng, quyền tham gia các hiệp hội và đàm phán nghề nghiệp

II. Tại sao phải có quy chế nghệ sỹ?

Có nhiều lý do khác nhau giải thích cho sự cần thiết phải thiết lập một quy chế nghệ sỹ, nhưng đôi khi những lý do đó bị nhiều người phản đối (xem vấn đề người biểu diễn ở Pháp). Có hai quan điểm trái ngược nhau khi bàn về vấn đề quy chế nghệ sỹ.

Nghệ sỹ cũng là người lao động như những người lao động khác

Không có gì phân biệt thể loại người lao động này vì họ cũng phải hoà nhập vào cơ cấu chung hiện có (người làm công ăn lương, hành nghề tự do, công chức) và không thể yêu cầu chế độ đãi ngộ riêng vì như vậy sẽ bị coi là ưu đãi vô lý. Việc áp dụng chế độ riêng thậm chí còn nguy hiểm: trong bối cảnh kinh tế và xã hội khó khăn, do tác động của toàn cầu hoá, điều này có thể dẫn đến huỷ hoại các thành quả xã hội (xuất hiện quan hệ lao động bất thường, làm suy sút mối quan hệ lệ thuộc,…), hay có thể trái với một số cam kết quốc tế (Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ – AGCS)

Nghệ sỹ không phải là người lao động như những người lao động khác

Có ý kiến cho rằng nghệ sỹ, gồm những người sáng tác và biểu diễn, hình thành một nhóm xã hội-nghề nghiệp riêng vì họ phải chịu những rủi ro riêng. Những người này phải được điều chỉnh bằng những quy định riêng, giống như một số thể loại ngành nghề khác[1]. Đặc tính phân biệt với các ngành nghề khác

Xét về động cơ và tính chất, hoạt động nghệ thuật có nhiều điểm giống với nghề tự do và nghề nghiên cứu khoa học: nhìn chung, mục đích của họ không phải là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động nghệ thuật không có các bảo đảm như những hoạt động khác: không có hệ thống xác nhận năng lực, bảo vệ danh hiệu, tiếp cận nghề nghiệp. Không có cơ chế giám sát về số lượng người tham gia hoạt động cũng như về sự cạnh tranh giữa những người này.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo quốc tế “Khía cạnh pháp lý của vấn đề bảo tồn đa dạng văn hóa”, Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 14-15/11/2005

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading