admin@phapluatdansu.edu.vn

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN các nguyên tắc pháp luật hợp đồng ASEAN (hoặc Châu Á)

TS. ROLAND AMOUSSOU-GÚENOUS – Chuyên viên hợp tác pháp luật khu vực ASEAN,  Đại sứ quán Pháp tại Thái Lan, giảng viên Viện Công nghệ Châu á  (AIT), Băng Cốc, Thái Lan

Phần mở đầu

Sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á với vai trò là những tác nhân quan trọng của quá trình toàn cầu hoá và là động lực phát triển nền kinh tế thế giới, dường như kéo theo sự chuyển dịch nhu cầu đàm phán hợp đồng quốc tế sang khu vực này của thế giới.  Trong sự phát triển năng động của khu vực, tình hình này đặt ra một vấn đề hoàn toàn mới, đó là xây dựng “Các nguyên tắc pháp luật hợp đồng ASEAN (hoặc Châu Á)” dựa trên mô hình “Các nguyên tắc pháp luật hợp đồng Châu Âu” cũng vừa mới ra đời.

Như chúng ta biết, hợp đồng vừa là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện giao dịch, vừa là công cụ quan trọng để tạo thuận lợi phát triển thương mại quốc tế. Nếu quan niệm về hợp đồng với tư cách là khuôn khổ điều chỉnh các quan hệ về quyền và nghĩa vụ, có tính trung lập và toàn cầu, thì môi trường pháp lý quy định về việc giao kết và thực hiện hợp đồng cũng như triết lý bên trong của các quy định này có thể kéo theo những hậu quả có tính quyết định.

Thách thức này không thể bị xem nhẹ. Chính vì vậy, nắm chắc pháp luật hợp đồng của một nước hoặc một khu vực, đối với các nước muốn xuất khẩu pháp luật, có thể là một yếu tố tạo dựng ảnh hưởng, và đối với các chủ thể kinh tế, có thể là một yếu tố quan trọng trong đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế.

Hiểu rõ hơn về “Các nguyên tắc pháp luật hợp đồng ASEAN (hoặc Châu Á)” sẽ cho phép hiểu rõ hơn các khía cạnh liên quan đến các nguyên tắc này, nếu có, và làm rõ nội dung và xác định hệ quả của các nguyên tắc đó.

Nghiên cứu này có một số lợi ích thực tiễn như sau: cải thiện quan hệ hợp đồng và thuận lợi hoá thương mại, tăng cường khả năng dự liệu tình hình, an toàn và hiệu quả pháp lý của các hợp đồng quốc tế với các đối tác “ASEAN” hoặc Châu Á, giảm nhẹ chi phí của các giao dịch thương mại với khu vực này của thế giới.

Có tồn tại các nguyên tắc pháp luật hợp đồng “ASEAN” hoặc “Châu Á” không? Nói cách khác, có “bản sắc quan hệ trái vụ” riêng cho các nước liên quan không?
Để trả lời câu hỏi này, lịch sử pháp luật và các yếu tố kinh tế xã hội là cơ sở để hình thành nên các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở các nước Đông Nam á có thể giúp làm sáng tỏ một số nội dung.

Tuy nhiên, mục đích chính của bài tham luận này là xác nhận giả thiết về “tính đặc thù của quan hệ trái vụ” ở Đông Nam Á. Nói cách khác, đó là một điều hoang tưởng hay là một thực tế? (Phần 1). Trong khuôn khổ đó, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu và phân tích một số nguyên tắc cơ bản và đặc thù của “pháp luật hợp đồng” ở Châu Á (Phần 2). Cuối cùng, chúng tôi sẽ đề xuất một chương trình hành động nhằm nghiên cứu, tập hợp và phổ biến “Các nguyên tắc pháp luật hợp đồng ASEAN hoặc Châu Á” nhằm phục vụ các chủ thể thương mại quốc tế hoạt động trong khu vực (Phần 3).


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


 

SOURCE: HỘI THẢO “HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP. HÀ NỘI, 13-14/12/2004

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading