admin@phapluatdansu.edu.vn

THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: Một góc nhìn từ Cộng hòa Liên bang Đức

TS. LÊ NGUYỄN GDownload-Employment-Law-in-Germany-Tibor-Lelley-RA-Buse-20190322-1IA THIỆN – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Tóm tắt:

Ở Cộng hòa liên bang Đức, vấn đề thông tin trong giao kết hợp đồng lao động được dự liệu theo hường chặt chẽ và nhân văn. Mặc dù người sử dụng lao động được quyền thu thập các thông tin về khả năng thực hiện công việc của người lao động như xem các giấy tờ liên quan, phỏng vấn hay khảo thí năng lực làm việc của người lao động, người lao động vẫn là bên yếu thế hơn và do đó cần được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu.

Continue reading

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính theo pháp luật Việt Nam

Inheritance_Tax_Threshold_For_2020 (1)LS. PHAN VĂN THANH – Công ty Luật VCI Legal

1. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính là gì?

(i) Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính (Liquidated Damages) là một chế tài được sử dụng phố biến trong các hợp đồng thương mại nhằm nhằm xử lý các vi phạm hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Theo đó, các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường mà một bên có thể nhận được đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia[1].

Continue reading

QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG của doanh nghiệp do dịch bệnh Covid-19

covid-19-art-copyright-samanth-5801-8245-1609117413LS. PHAN VĂN THANH  – Công ty Luật VCI Legal

Do dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí giải thể, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng cũng đang phải cân nhắc bài toán nhân sự để cắt giảm chi phí.

1. Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid 19 hay không?

Continue reading

TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN: Tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo thời điểm nào là phù hợp?

 HUỲNH MINH KHÁNH – TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang

Tính phần lãi chậm thực hiện nghĩa vụ trên số tiền phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án từ thời điểm ngày người được thi hành án nộp đơn yêu cầu tính lãi hay từ ngày nộp đơn yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ trả tiền, là vấn đề còn có quan điểm khác nhau, qua một vụ án cụ thể.

Continue reading

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

ĐÀO KIM ANH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện nhất định (Điều 284). Một điểm nổi bật trong quan hệ nhượng quyền là tồn tại tình trạng bất đối xứng thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng. Continue reading

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

 LÊ THỊ HƯƠNG GIANG – BSH

PHẠM THỊ THÚY HẰNG – PTI

Trong Hợp đồng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng thường có điều khoản loại trừ bảo hiểm. Bài viết dưới đây xin được nêu lên một số ý kiến về thực tiễn áp dụng, một số bất cập trong quy định pháp luật và các tranh chấp thường xảy ra liên quan đến điều khoản loại trừ bảo hiểm. Đồng thời cũng xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong bảo hiểm phi nhân thọ. Continue reading

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA BÊN THUÊ VÀ BÊN NHẬN THẾ CHẤP TÀI SẢN: Góc nhìn từ thực tiễn

THS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG & TS. BÙI ĐỨC GIANG

Trong thực tế cấp tín dụng, việc bên thế chấp cho thuê tài sản thế chấp là một cách thức khai thác giá trị tài sản thế chấp khá phổ biến. Pháp luật hiện hành còn chưa xác lập được hành lang pháp lý hoàn chỉnh giải quyết mối quan hệ giữa bên thuê tài sản và bên nhận thế chấp chính tài sản đó. Chính vì lý do đó, vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro pháp lý đối với ngân hàng là bên nhận thế chấp trong trường hợp này.

Hợp đồng thế chấp được xác lập trước hợp đồng thuê

Khoản 6 Điều 321 Bộ luật dân sự quy định bên thế chấp “được cho thuê […] tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê […] biết về việc tài sản cho thuê […] đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết”. Đây là trường hợp tài sản được thế chấp cho ngân hàng trước và sau đó, bên thế chấp (là chủ sở hữu của tài sản) cho một bên khác thuê tài sản.

Theo điều luật nêu trên thì tài sản thế chấp có thể cho thuê nhưng bên thế chấp phải thông báo cho bên thuê và bên nhận thế chấp. Việc thông báo này là cần thiết vì bên thuê cần được biết việc bên nhận thế chấp đã xác lập quyền đối với tài sản thuê và bên nhận thế chấp cũng cần biết được việc bên thế chấp đang khai thác tài sản thông qua việc cho thuê để thuận tiện cho việc quản lý tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Từ góc độ của bên nhận thế chấp, nghĩa vụ thông báo này cụ thể hóa quy định tại khoản 5 Điều 320 Bộ luật dân sự, theo đó bên thế chấp có nghĩa vụ “cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp”.

Continue reading

NGÔN NGỮ TRONG GIAO DỊCH: Rào cản của Indonesia là thế mạnh của Việt Nam?

NHÃ TRÚC – Báo Sài Gòn Giải Phóng*

Trong thập kỷ qua, chính phủ Indonesia đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng tiếng Indonesia ở mọi mặt. Quy định sử dụng quốc ngữ đã vượt quá khuôn khổ của nó trong văn hoá giáo dục và “xâm lấn" sang lĩnh vực kinh doanh.

Câu chuyện về quy định này là nguồn cơn của những vụ kiện triệu đô tại Indonesia, đồng thời đặt vấn đề về việc quản lý ngôn ngữ cho người lao động và doanh nghiệp nước ngoài.

Nỗ lực đẩy mạnh quốc ngữ

Câu chuyện bắt đầu với Luật số 24/2009 được thông qua nhằm bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc kỳ, quốc ngữ, quốc huy và quốc ca. Ngoài những vai trò phổ biến trong truyền thông và giáo dục, Điều 26 của bộ luật này cũng quy định rằng quốc ngữ phải được sử dụng trong tất cả các thoả thuận hợp đồng liên quan tới các cá nhân và tổ chức Indonesia.

Continue reading

BẢO ĐẢM TÍNH AN TOÀN CHO HỢP ĐỒNG, CHO BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHO GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

 MICHEL CORDIER – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao, Cộng hòa Pháp

1. S an toàn trong hp đồng

Cũng giống như Bộ luật Dân sự Pháp[1], Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995) có định nghĩa về hợp đồng dân sự[2], nhưng lại không quy định về các loại chứng cứ chứng minh nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong khi đó, để chứng minh cho các bên có liên quan và cho tòa án về sự tồn tại, về nội dung và phạm vi của một cam kết, thì nhất thiết phải có một cơ sở pháp lý. Bộ luật Dân sự Pháp[3] quy định các loại chứng cứ, bao gồm: “chng c viết, nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th”. Và cũng như các nước theo “lut thành văn[4], Bộ luật Dân sự Pháp cũng xác định trật tự các loại chứng cứ, theo đó chứng cứ viết là có giá trị cao nhất, và công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư do các bên ký. Công chứng thư do một “nhân viên công quyn” (công chứng viên là người được uỷ quyền thực hiện quyền lực nhà nước) lập, nên bảo đảm hoàn toàn giá trị của hợp đồng được chứng nhận[5].

Nhất thiết Bộ luật Dân sự phải khẳng định những nguyên tắc nêu trên, vì Bộ luật Dân sự là nền tảng của hệ thống luật dân sự của mỗi quốc gia. Những nguyên tắc này có thể được đưa vào Phần III của Bộ luật Dân sự Việt Nam, phần về “Nghĩa v dân s và hp đồng dân s”.

Continue reading

SỬA ĐỔI HAY ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN

LS. NGUYỄN THỊ TƯƠI – Công ty Luật TNHH Vietthink

Sửa đổi hay đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản

Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên kể từ thời điểm giao kết và các bên không được tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt. Những điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng được xem như “luật giữa các bên”. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servenda) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà mang tính chất của một quá trình và hàm chứa nhiều loại nguy cơ, rủi ro. Thực tế, quá trình thực hiện hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người làm kinh doanh thường phải đối mặt với những rủi ro, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng. Những trường hợp này có thể được giải quyết bằng cơ chế giải phóng nghĩa vụ của hợp đồng, như cho phép một trong các bên được chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc cho phép các bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) đã dành một điều luật để quy định về việc “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Đây là một quy định mới được bổ sung ở BLDS 2015. Việc bổ sung quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Continue reading

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG YẾU THẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN

 NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP – Khoa Luật, Đại học Quốc gia

NGUYỄN TIẾN ĐẠT – Học viện Chính sách và Phát triển

1. Khái niệm “người tiêu dùng yếu thế” trong quan hệ tiêu dùng

Mặc dù, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO từng phân tích: “Tính dễ bị tổn thương là một phần của điều kiện của con người; một số người có thể nói rằng những tổn thương đó khiến chúng ta ‘con người’ hơn. Không ai là không bị tổn thương…”[1]. Điều này cho thấy bất cứ chủ thể nào không chỉ riêng người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng đều phải đối mặt với những rủi ro bị tổn thương. Nhu cầu bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng xuất hiện từ khi khái niệm “hợp đồng” chính thức được quy định trong luật pháp thời kỳ La Mã. Ví dụ, nguyên tắc thiện chí bona fides của Tòa án; cơ chế exception doli để giải phóng nghĩa vụ cho con nợ hay các quy định bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong Luật 12 bảng… Trong pháp luật hiện đại, mỗi chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác nhau sẽ được đặc trưng bởi những rủi ro bị tổn thương khác nhau, và người tiêu dùng là một chủ thể như vậy. Khái niệm “nhóm yếu thế” (tiếng anh: Disadvantaged groups) thường được sử dụng để nói về một nhóm người đặc trưng bởi những rủi ro cao hơn về sự nghèo đói, loại trừ khỏi xã hội, sự phân biệt và bị bạo lực hơn so với cư dân bình thường khác. “Nhóm yếu thế” trong luật quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn tới những dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật, người bị cách ly khỏi xã hội và trẻ em [2]. Tuy nhiên, so sánh với những rủi ro pháp lí mà người tiêu dùng phải đối diện khi tham gia quan hệ tiêu dùng, Dennis E. Garrett và Peter G. Toumanoff đã đặt ra một câu hỏi về vấn đề này, rằng: “Liệu người tiêu dùng có phải là một nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương” [3]. Câu hỏi này đã được Tổ chức Consumer Affairs Victoria (Autralia) trả lời khi đưa ra định nghĩa về “Người tiêu dùng yếu thế” được hiểu là “những người có thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bị thiệt hại trong quá trình tiêu dùng, tính dễ bị tổn thương phát sinh từ những đặc điểm của thị trường đối với một sản phẩm cụ thể, hoặc các thuộc tính hoặc hoàn cảnh của cá nhân đó khi quyết định tiêu dùng hoặc việc theo đuổi biện pháp khắc phục cho bất kỳ thiệt hại nào họ phải chịu, hoặc sự kết hợp của những điều này” [4].

Continue reading

XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN “PHÁT SINH GIỮA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH VỚI NHAU” TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN – Đại học Luật  TP.HCM

Điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau” quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 là điều kiện quan trọng để xác định và phân biệt tranh chấp về kinh doanh, thương mại với tranh chấp về dân sự; tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết, có một số vấn đề đặt ra cần phải được làm rõ, bao gồm: (i) Có ĐKKD là gì? (ii) các bên trong tranh chấp có buộc phải ĐKKD không? Và (iii) một số hệ quả liên quan đến quy định về điều kiện có ĐKKD?.

Chúng ta cùng xem xét 03 vụ án cụ thể:

Vụ án 1: Ông Đ và bà H có thỏa thuận mua bán rừng trồng với nhóm hộ ông X, ông B và ông C. Hai bên đã giao nhận số tiền tổng cộng là 300.000.000 đồng. Ngày 23-12-2013, ông Đ khởi kiện các bị đơn gồm: ông X, ông B, ông C về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán cây rừng trồng nhằm mục đích khai thác, yêu cầu các bị đơn phải trả lại cho ông 300.000.000 đồng tiền mua rừng nêu trên.

Ngày 17-4-2014, Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm. Tiếp đến ngày 04-9-2014, Tòa án cấp phúc thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KINH TẾ

Nghiên cứu vai trò của công chứng viên trong lĩnh vực pháp luật kinh tế thông qua một trường hợp thực tế, liên quan đến cả hai khía cạnh: tư vấn và soạn thảo văn bản.

Trường hợp cụ thể:

Ông Albert Lingot có một một doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô được thành lập năm 1970. Hiện nay, doanh nghiệp này có tài sản trị giá 76.000 Euro và không có bất kỳ khoản nợ nào.

Ông Albert Lingot kết hôn với bà Elvire Aurouge, không nghề nghiệp, vào tháng 5 năm 1968 tại Corbeilles-Essonne, mà không lập khế ước hôn nhân. Hai ông bà sinh được hai người con hiện đã đến tuổi thành niên :

Marc là luật sư;

Philibert là nhân viên làm việc trong công ty của bố từ hơn 3 năm nay.

Thời gian gần đây, công ty của ông Albert Lingot gặp phải một số khó khăn thực sự. Cạnh tranh gay gắt, toàn bộ hệ thống ô tô phải được nâng cấp với chi phí đầu tư là 150.000 Euro.

Ông Albert Lingot không có bất kỳ nguồn tài chính cá nhân nào. Con trai của ông là Philibert cũng trong tình trạng tài chính tương tự. Tuy nhiên, Marc Lingot có một văn phòng luật sư đang hoạt động tốt và muốn đầu tư một khoản tiền là 45.000 Euro vào doanh nghiệp của bố dưới một hình thức nhất định.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn