TS. LÊ NGUYỄN G
IA THIỆN – Khoa Luật, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
Tóm tắt:
Ở Cộng hòa liên bang Đức, vấn đề thông tin trong giao kết hợp đồng lao động được dự liệu theo hường chặt chẽ và nhân văn. Mặc dù người sử dụng lao động được quyền thu thập các thông tin về khả năng thực hiện công việc của người lao động như xem các giấy tờ liên quan, phỏng vấn hay khảo thí năng lực làm việc của người lao động, người lao động vẫn là bên yếu thế hơn và do đó cần được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu.
1. Tổng quan về hợp đồng lao động theo pháp luật Đức
1.1. Quan hệ lao động và quan hệ tự lao động
Về bản chất, quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Quân nhân, thẩm phán, công tố viên… không phải là người lao động, những đối tượng này được điều chỉnh bới các đạo luật đặc biệt trong các lĩnh vực công. Những người vợ hoặc chồng hay trẻ em thực hiện một công việc trong gia đình, ví dụ: vợ nấu ăn, chồng dọn dẹp nhà cửa, con cái phụ giúp cha mẹ việc nhà… thì không được xem là quan hệ lao động. Tuy nhiên, một quan hệ vượt trên các công việc theo quy định của luật gia đình thì có thể thiết lập nên một quan hệ lao đồng. Ví dụ: vợ giúp chồng hoàn thành một bức tranh để bán cho khách…
Quan hệ lao động có nhiều điểm khác biệt với quan hệ tự lao động và hai quan hệ này cần được phân biệt rõ. Trong quan hệ lao động, người lao động phải thực hiện công việc theo sự hướng dẫn và phụ thuộc vào người sử dụng lao động.…
TRA CỨU TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
SOURCE: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 05 (429) – T3/2021, Tr 48 – 52
Trích dẫn từ: https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/315258/CVv213S052021047.pdf
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: Hợp đồng, PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ ASXH, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply