admin@phapluatdansu.edu.vn

BẢO ĐẢM TÍNH AN TOÀN CHO HỢP ĐỒNG, CHO BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHO GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

 MICHEL CORDIER – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao, Cộng hòa Pháp

1. S an toàn trong hp đồng

Cũng giống như Bộ luật Dân sự Pháp[1], Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995) có định nghĩa về hợp đồng dân sự[2], nhưng lại không quy định về các loại chứng cứ chứng minh nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong khi đó, để chứng minh cho các bên có liên quan và cho tòa án về sự tồn tại, về nội dung và phạm vi của một cam kết, thì nhất thiết phải có một cơ sở pháp lý. Bộ luật Dân sự Pháp[3] quy định các loại chứng cứ, bao gồm: “chng c viết, nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th”. Và cũng như các nước theo “lut thành văn[4], Bộ luật Dân sự Pháp cũng xác định trật tự các loại chứng cứ, theo đó chứng cứ viết là có giá trị cao nhất, và công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư do các bên ký. Công chứng thư do một “nhân viên công quyn” (công chứng viên là người được uỷ quyền thực hiện quyền lực nhà nước) lập, nên bảo đảm hoàn toàn giá trị của hợp đồng được chứng nhận[5].

Nhất thiết Bộ luật Dân sự phải khẳng định những nguyên tắc nêu trên, vì Bộ luật Dân sự là nền tảng của hệ thống luật dân sự của mỗi quốc gia. Những nguyên tắc này có thể được đưa vào Phần III của Bộ luật Dân sự Việt Nam, phần về “Nghĩa v dân s và hp đồng dân s”.

2. Đảm bo v quyn s hu bt động sn

Để đảm bảo an toàn cho các biến động về bất động sản, cần đáp ứng những điều kiện sau:

a. Trước hết phải thiết lập một hệ thống xác định bất động sản có độ tin cậy cao. Yếu tố trung tâm của hệ thống này thông thường là cơ quan địa chính. Cơ quan này xác định một cách chính thức trên bản đồ vị trí, mặt bằng và diện tích của bất động sản cũng như tên của chủ sở hữu. Những thông tin đó sẽ cho phép xác định rõ bất động sản trong mọi giao dịch liên quan đến nó. Cơ quan địa chính thông thường cũng là cơ quan thu các loại phí và thuế đánh vào bất động sản.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Chú thích:

[1] Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp: “Hp đng là s tho thun theo đó mt hoc nhiu người cam kết vi mt hoc nhiu người khác chuyn giao mt vt, làm hoc không mà mt vic nào đó.”

[2] Điều 399 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995

[3] Điều 1315-1 Bộ luật dân sự Pháp: “Nhng quy đnh v chng c bng văn bn, chng c bng nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th được quy đnh trong các mc sau.”

[4] Ở các nước theo “common law”, do không có các Bộ luật, án lệ trở thành nguồn chủ yếu của luật tư, trong đó không hề xác định trật tự các loại chứng cứ, không biết đến công chứng thư, lời làm chứng cũng có giá trị bằng một văn bản, cho nên ở các nước này số lượng tranh chấp hợp đồng cao gấp 40-50 lần so với ở các nước Liên minh châu Âu!

[5] Điều 1319 Bộ luật Dân sự Pháp: “công chng thư là chng c đy đ v s tho thun gia các bên ký kết và nhng người tha kế hoc nhng người th quyn ca h.”.


 

SOURCE: Tài liệu Hội thảo về sửa đổi Bộ luật Dân sự (1995). Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 11-16/01/2005.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: