admin@phapluatdansu.edu.vn

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA PHÁP

I. Giới thiệu các đơn vị hành chính lãnh thổ ở Pháp

Các đơn vị hành chính lãnh thổ chính là những thiết chế hành chính ở Pháp, độc lập với chính quyền trung ương và có tính tự chủ nhất định, có trách nhiệm phục vụ lợi ích của nhân dân trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Định nghĩa và tổ chức của các đơn vị hành chính lãnh thổ được nêu trong Hiến pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 của Cộng hòa Pháp (Chương XII), các luật và nghị định khác. Theo Điều 72 Hiến pháp, « các đơn vị hành chính lãnh thổ có chức năng đưa ra quyết định đối với toàn bộ các thẩm quyền có thể được thực hiện tốt nhất ở cấp đó » : điều này thể hiện nguyên tắc bổ trợ. Theo nguyên tắc này, cấp tối cao (Nhà nước trung ương) chỉ tiếp tục đảm đương những chức năng mà cấp dưới (các đơn vị hành chính lãnh thổ) thực hiện ít hiệu quả hơn.

Các đơn vị hành chính lãnh thổ theo quy định chung bao gồm các vùng, các tỉnh và các xã, đây chính là ba cấp hành chính lãnh thổ của Pháp. Mỗi vùng bao gồm nhiều tỉnh (trừ một số vùng ở hải ngoại chỉ bao gồm 1 tỉnh) và mỗi tỉnh lại được chia thành nhiều xã. Mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ này bao gồm một hội đồng dân cử được bầu với nhiệm kỳ 6 năm theo hình thức phổ thông trực tiếp và một cơ quan chấp hành do hội đồng dân cử bầu ra từ các thành viên của mình. Các đơn vị hành chính lãnh thổ này được trao cho thẩm quyền chung[1] đối với những vấn đề đang diễn ra trên phạm vi lãnh thổ đó. Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể của các đơn vị này đều được chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực xác định.

Các vùng

Các vùng đã trở thành các đơn vị hành chính lãnh thổ theo Luật ban hành ngày 2 tháng 3 năm 1982 và đến năm 2011, nước Pháp đã có 26 vùng. Cơ quan dân cử của vùng là Hội đồng vùng, được hỗ trợ bởi một Ủy ban kinh tế và xã hội cấp vùng (với vai trò tham vấn). Hội đồng vùng bầu ra một Ủy ban thường trực có thẩm quyền ra quyết định mà không cần thông qua biểu quyết của Phiên họp thành phần đầy đủ, nhất là đối với những vấn đề ngân sách. Người nắm quyền hành pháp cấp vùng là Chủ tịch Hội đồng vùng. Chính quyền vùng chịu trách nhiệm phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa với tầm nhìn hướng tới tương lai và hoạt động của vùng chủ yếu liên quan đến công tác điều phối trong lĩnh vực phát triển kinh tế (thông qua quy hoạch và tổng kết các nguồn viện trợ thường niên), các trường cấp 3 và đào tạo nghề, giao thông trong vùng hoặc bộ phận điều tra và tổng kiểm kê di sản văn hóa.

TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Thẩm quyền chung : thẩm quyền của các đơn vị hành chính lãnh thổ, dưới sự giám sát của tòa án, được can thiệp vào mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm nhằm phục vụ lợi ích công (Điều 72 Hiến pháp Cộng hòa Pháp).


SOURCE: Tài liệu tham khảo do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổng hợp, biên soạn. Hà Nội, thời điểm lưu trữ: Thứ 2, ngày 10 tháng 12 năm 2012

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading