Hiện nay, thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến bên cạnh các phương thức mua bán truyền thống. Tuy nhiên, phương thức này cũng ẩn chứa một số rủi ro cho người tiêu dùng. Pháp luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có các văn bản quan trọng như sau:
– Bộ luật Dân sự
– Bộ luật Tiêu dùng
– Bộ luật Tiền tệ và tài chính
– Bộ luật Bưu điện và truyền thông điện tử
– Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 liên quan đến niềm tin trong thương mại điện tử
– Luật ngày 06 tháng 01 năm 1978 về thông tin và các quyền tự do
– Nghị định ngày 31 tháng 12 năm 2008 về thông báo giảm giá đối với người tiêu dùng.
Sau đây là một số kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về mua hàng an toàn qua trang thương mại điện tử.
1. Hàng hóa được phép thương mại hóa trực tuyến
Pháp luật Pháp quy định các sản phẩm và dịch vụ không được phép mua bán qua mạng hoặc bị cấm nhập khẩu, như một số loại dược phẩm, vũ khí hoặc sản phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra có những quy định riêng đối với một số mặt hàng như rượu bia, thuốc lá v.v… Bên cạnh các rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng, những hàng hóa nhập khẩu trái phép sẽ bị hải quan thu giữ và xử phạt, ví dụ như trong trường hợp nhập khẩu hàng giả.
2. Điều kiện để người tiêu dùng được bảo vệ khi tham gia thương mại điện tử
Khi tham gia thương mại điện tử, người tiêu dùng được bảo vệ chủ yếu nhờ các quy định của Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 về niềm tin trong thương mại điện tử, Điều L.121- 16 và các điều tiếp theo liên quan đến bán hàng từ xa của Bộ luật Tiêu dùng.
…
TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Tài liệu tham khảo do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổng hợp, biên soạn. Hà Nội, thời điểm lưu trữ: Thứ 2, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 3. Hợp đồng thương mại, 4. Bảo vệ người tiêu dùng, 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, Hợp đồng, LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply