admin@phapluatdansu.edu.vn

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 SORAYA AMRANI MEKKIGiáo sư trường Đại học Paris Ouest – Nanterre La défense Trung tâm Pháp luật hình sự và Tội phạm học

1. Thời xưa Portalis đã khuyên nhủ chúng ta rằng « khi làm luật nên biết “run” “một chút”. Sự cẩn trọng này đặc biệt cần thiết trong bảo vệ người tiêu dùng vì lĩnh vực này được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật được ban hành với những mục đích khác nhau tùy thuộc đó là văn bản pháp luật quốc gia hay văn bản pháp luật cộng đồng châu Âu[1]. Pháp luật quốc gia hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì mối tương quan lực lượng ở đây không cân bằng, người tiêu dùng là bên yếu thế nên cần phải được bảo vệ. Trái lại, trong pháp luật cộng đồng châu Âu, bảo vệ người tiêu dùng, bản thân nó, không phải là một mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt được một mục đích khác. Trên thực tế, bảo vệ người tiêu dùng là nhằm làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng để khuyến khích họ tiêu thụ nhiều hơn. Bảo vệ người tiêu dùng góp phần vào việc bảo vệ thị trường. Hai mục đích này dễ dàng được nhận thấy trong các hợp đồng tiêu dùng được ký kết từ xa qua mạng điện tử và thông qua hàng loạt các quy định phức tạp, khó hiểu và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

2. Tính đặc thù của các hợp đồng ký kết từ xa qua mạng điện tử là khi ký kết hợp đồng, bên này không ký với sự có mặt của bên kia, loại hợp đồng này trước đây gọi là hợp đồng giữa các bên vắng mặt[2]. Trong loại hợp đồng này, người tiêu dùng là một bên ở vị thế đặc biệt mong manh. Họ không được tiếp xúc trực tiếp, không thể đánh giá cụ thể sản phẩm, do đó đòi hỏi phải có những quy định bảo vệ phù hợp[3]. Cần phải đảm bảo mức độ bảo vệ tương tự cho người tiêu dùng trong các giao dịch từ xa hoặc qua mạng điện tử, đây chính là mục tiêu ưu tiên mà Tham Chính viện đã đặt ra ngay từ năm 1998[4]. Mặt khác, do các hợp đồng được ký kết từ xa qua mạng điện tử thúc đẩy sự phát triển trao đổi thương mại quốc tế nên cần phải phòng ngừa nguy cơ giảm mức độ bảo hộ trong nước[5].

Trong khi đó, hiện nay việc ký kết hợp đồng tiêu dùng từ xa qua mạng điện tử phát triển rất mạnh,[6] và được các thiết chế của Liên minh châu Âu khuyến khích sử dụng, Liên minh châu Âu coi phát triển công nghệ số là một trong bảy ưu tiên của chiến lược Châu Âu 2020. Ủy ban châu Âu còn dự kiến thiết lập cơ chế thứ 28, hoàn toàn độc lập với cơ chế của các quốc gia thành viên, đây là điều kiện để đảm bảo sự thành công của cơ chế đó. “Sự phát triển các giao dịch xuyên quốc gia được nhìn nhận như một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng PIB để thoát khỏi khủng hoảng, dẫn đến việc phải phát triển pháp luật về thương mại điện tử trên cơ sở thích ứng các quy định về trách nhiệm, bảo hiểm, giao hàng và giải quyết tranh chấp”[7]. Như vậy, sự cần thiết bảo vệ người tiêu dùng là hiển nhiên cùng với sự phát triển của thị trường.

3. Tuy nhiên, dù là bảo vệ người tiêu dùng từ xa hay qua mạng hay một cách gián tiếp là bảo vệ thị trường thông qua người tiêu dùng thì ý chí chính trị thực sự tồn tại và được thể hiện thông qua hàng loạt các văn bản pháp luật, bên cạnh đó còn phải kể đến sự đóng góp đáng kể của hệ thống soft law (luật mềm) là một nguồn bổ sung, thậm chí ảnh hưởng đến các văn bản pháp luật được áp dụng trong lĩnh vực này[8].

Trong pháp luật Pháp, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng từ xa và qua mạng điện tử chủ yếu có nguồn gốc từ các chỉ thị của Liên minh châu Âu về bán hàng từ xa và thương mại điện tử. Bộ luật tiêu dùng dành hẳn một mục quy định về “mọi hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ được ký kết mà các bên không trực tiếp có mặt đồng thời, giữa người tiêu dùng và cá nhân, tổ chức kinh doanh sử dụng một hoặc nhiều phương thức trao đổi thông tin từ xa” (Điều L 121-16 Bộ luật tiêu dùng). Như vậy, quy định này liên quan đến tất cả các hợp đồng được giao kết từ xa, bao gồm cả hợp đồng mua bán và cung cấp dịch vụ[9]. Tuy nhiên, các quy định pháp luật được áp dụng sẽ khác nhau tùy thuộc đối tượng của hợp đồng giao kết từ xa vì Bộ luật tiêu dùng có một mục riêng về hợp đồng giao kết từ xa liên quan đến các dịch vụ tài chính. Do đó, việc bảo vệ người tiêu dùng được quy định phù hợp với đặc thù của các hợp đồng được giao kết từ xa, dù dưới hình thức điện tử hay hay hình thức khác.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Chúc thích

[1] Xem Chỉ thị 2000/31/CE ngày 8/6/2000 (Công báo của Ủy ban châu Âu ngày 17/7/ 2000) có tên gọi là Chỉ thị “Thương mại điện tử ” ; Sắc lệnh 2001-741 ngày 23/8/2001 (Công báo ngày 25/8/2001) chuyển hóa chỉ thị quan trọng số 97/7/CE ngày 20/5/1997 về bảo vệ người tiêu dùng trong các hợp đồng giao kết từ xa (Chỉ thị “Hợp đồng giao kết từ xa “) ; Luật về niềm tin trong nền kinh tế số ngày 21/6/2004 (Luật 2004-575, 21/6/2004 có tên gọi là LCEN : Công báo 22/6/2004) có một chương về bảo vệ người tiêu dùng và các quy định chung liên quan đến thương mại điện tử (J.-M. Bruguière, Bảo vệ người tiêu dùng trong Luật về niềm tin trong nền kinh tế số : RLDI. 2005, n° 1, tr. 59. – N. Mathey, Thương mại điện tử theo Luật 2004-575 ngày 21/6/2004 về niềm tin trong nền kinh tế số, CCC 2004, nghiên cứu 13. – M. Vivant, Giữa cái cũ và cái mới : một cuộc tìm kiếm lộn xộn để thiết lập niềm tin trong nền kinh tế số : Cahiers Lamy Pháp luật tin học, 2004, n° 171, tr. 5. – P. Stoffel- Munck, Cải cách hợp đồng thương mại điện tử : JCP E, 2004, I, 1341.) ; Sắc lệnh ngày 16/6/2005 về thực hiện một số thủ tục giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử (Công báo ngày 17/6/2005) ; Luật ngày 3/1/2008 về phát triển cạnh tranh vì lợi ích của người tiêu dùng.

[2] G. Paisant, Luật ngày 6/1/1988 về hoạt động bán hàng và mua hàng từ xa, JCP, E, 1988, tr. 15229: “Dưới góc độ này, điều quan trọng là sự xa cách về mặt địa lý giữa hai đối tác trong khi phương tiện trao đổi thông tin giữa các bên cho phép trao đổi đồng thời với nhau sự chấp thuận của mình”.

4 J.-M. Bruguière, Thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng, J.Cl Com., Fasc. 860, tháng 5 2009, Đặc san 1.

[4] Tham chính viện, Internet và các mạng số, Tài liệu Pháp, 1998, đặc san, tr. 55.

[5] Chính vì lý do đó, Điều L 121-20-15 Bộ luật tiêu dùng quy định thẩm phán có nghĩa vụ loại trừ luật quốc gia do các bên lựa chọn để áp dụng luật của nước nơi thường trú của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng có sự liên hệ chặt chẽ với một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Điều đó có nghĩa là thẩm phán sẽ không áp dụng bất cứ luật nào có mức độ bảo hộ không cao hơn luật của nước nơi thường trú của người tiêu dùng.

[6] Doanh số bán hàng qua mạng vào khoảng 20 triệu ơ-rô năm 2008, tăng 29% theo nghiên cứu của FEVAD. Xem RLDI. 2009, n° 46, tr. 51.

[7] Xem Aubert De Vincelles, RDC 2010 sắp phát hành

[8] Báo cáo Thương mại điện tử : 100 đề xuất để khôi phục lòng tin, 25/9/2007: http://www.foruminternet.org

[9] Bài viết này không đề cập đến các dịch vụ tài chính được điều chỉnh bởi các quy định đặc thù và được trình bày trong một bài tham luận khác. Xem A. Gourio, Thông qua chỉ thị về kinh doanh từ xa các dịch vụ tài chính cung cấp cho người tiêu dùng, JCP, E 2002, n° 41, n° 234, tr. 1593. Không để cập đến theo quy định tại Điều 121-17 Bộ luật tiêu dùng, các hợp đồng được ký kết thông qua hệ thống phân phối tự động, hoặc để thực hiện các dịch vụ được cung cấp trong các cơ sở thương mại được tự động hóa, các hợp đồng được ký kết để xây dựng và bán bất động sản hoặc liên quan đến các quyền khác về bất động sản, trừ trường hợp thuê bất động sản, và các hợp đồng được ký kết khi bán đấu giá tài sản.


SOURCE: Hội thảo quốc tế Pháp ngữ khu vực “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc độ Á – Âu”, Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 27-28/09/2010

One Response

  1. Toi thuong mua hang online, thinh thoang giao hang khong dung nhu quang cao ve chat luong, tinh nang tham chi hang nhai. Toi phai lam gi de gop phan chong lai te nan nay va gop suc bao ve nguoi tieu dung online. Xin cam on

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading