admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HỆ THỐNG TÒA ÁN TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 MARC MOINARD – Thẩm phán, nguyên Tổng thư ký Bộ Tư pháp,  Cộng hòa Pháp

 I. Vấn đề đổi mới bản đồ tư pháp của Cộng hòa Pháp

 Thay đổi bản đồ tư pháp là một cuộc cải cách dù khó khăn nhưng cần thiết. Trong hai thập kỉ vừa qua tại Pháp, các Bộ trưởng Bộ Tư pháp thường né tránh chủ đề này vì động tới hệ thống tổ chức tòa án hay bản đồ tư pháp tức là động tới các quyền lợi được cho là chính đáng của nhiều chủ thể khác nhau và sẽ có rất nhiều phong trào phản đối. Thật vậy, khi có quyết định xóa bỏ một Tòa án để tập trung nguồn lực vào các Tòa án có quy mô lớn hơn, thường có nhiều phản đối rất mạnh mẽ. Đầu tiên là phản ứng dữ dội của các thẩm phán vì họ sắp phải di chuyển tới một Tòa án khác (chúng tôi đã thuyên chuyển 1500 thẩm phán và trung bình một ngày họ phải đi khoảng 50 – 100 km để tới được nơi làm việc mới) và tất nhiên sẽ có những thẩm phán sẽ mất vị trí công tác trước đây của họ. Với việc thay đổi bản đồ tư pháp, cuộc sống của các thẩm phán bị xáo trộn. Tiếp đến là phản ứng của các đại biểu dân cử của các địa phương nơi có Tòa án bị xóa bỏ. Và cuối cùng là sự phản đối của các luật sư – những người phản đối quyết liệt việc thay đổi bản đồ tư pháp vì họ phải thay đổi địa bàn làm việc quen thuộc trước đây của họ.

Tuy nhiên, việc thay đổi bản đồ tư pháp vẫn phải diễn ra.

Như vậy việc làm hi sinh quyền lợi riêng vì sự nghiệp chung đã từng là một thách thức làm nản lòng phần lớn các Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đợt cải cách gần đây nhất diễn ra cách đây 50 năm, tức là vào năm 1958 khi tướng De Gaulle trở thành Tổng thống Pháp. Trong vòng 4 tháng, tướng De Gaulle đã làm thay đổi toàn bộ hệ thống tư pháp của Pháp. Trong chương trình tranh cử của mình, Tổng thống Pháp đương nhiệm Sarkozy đã đưa việc thay đổi bản đồ tư pháp như một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Việc thay đổi bản đồ tư pháp đã diễn ra một cách hết sức khó khăn trong vòng 8 tháng.

Đt thay đi t chc h thng Tòa án ln này là mt thành công hay tht bi?

Tôi cho rằng đây là một thành công nhưng một thành công không trọn vẹn! Thực vậy kết quả đạt được mới dừng lại ở việc tạo lập lại bản đồ tư pháp, tức là bỏ một số lượng nhất định các Tòa án để tập trung nhân sự vào các Tòa án có quy mô lớn hơn. Đợt thay đổi bản đồ tư pháp lần này đã giúp bỏ 350 trên tổng số 1200 Tòa án tại Pháp. Tuy vậy, đợt cải cách này không phải là cải cách tổ chức Tòa án – đây là tham vọng ban đầu khi khởi động cải cách.

Hiện tại đang đặt ra vấn đề thời hạn cải cách. Thực tiễn cho thấy cải cách này phải được tiến hành nhanh chóng nếu không sẽ không thể thực hiện được. Khi đã quyết định tiến hành cải cách và đã lập được các kế hoạch cụ thể, Pháp đã tiến hành cải cách hết sức nhanh chóng. Cụ thể bà Rachida Dati lên làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 5/2007 và vào tháng 6/2007 bà đã phát động Dự án thay đổi hệ thống tổ chức Tòa án. Hệ thống Tòa tư pháp của Pháp có ba cấp:


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo quốc tế “Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án”. Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 29-30/10/2008 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

 

One Response

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading