admin@phapluatdansu.edu.vn

BỘ DÂN LUẬT NĂM 1972 (NAM VIỆT NAM)

THIÊN MỞ ĐẦU

Tổng tắc về sự ban hành, công bố và áp dụng luật pháp

Điều thứ nhất – Các đạo luật có hiệu lực chấp hành trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam do sự ban hành và sự công bố vào Công báo Việt Nam.

Các bản văn lập qui có hiệu lực ấy, do sự công bố vào Công báo Việt Nam.

Điều thứ 2 – Nếu không có điều khoản rõ ràng ngày thi hành, hiệu lực chấp hành của các đạo luật và các bản văn lập qui sẽ khởi đầu:

a) Tại thủ đô Sài Gòn, một ngày tròn sau khi Công báo Việt Nam có đăng các văn kiện ấy xuất bản;

b) Tại các thị xã và tỉnh lỵ: một ngày tròn sau khi số Công báo Việt Nam có đăng những văn kiện ấy tới các thị xã hay tỉnh lỵ;

c) Tại các nơi khác, ba ngày tròn sau ngày tòa tỉnh trưởng sở quan nhận được số Công báo Việt Nam có đăng những văn kiện ấy.

Điều thứ 3 – Trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ có thể cho thi hành ngay các văn kiện kể trên mặc dầu chưa đăng vào Công báo, bằng cách thông báo trên báo chí hoặc niêm yết hoặc phát thanh.

Hiệu lực chấp hành sẽ khởi đầu từ ngày thông cáo trên báo chí hoặc niêm yết, hoặc phát thanh; nếu các phương tiện phổ biến trên không cùng một ngày, sẽ lấy ngày sớm nhất làm ngày khởi đầu.

Điều thứ 4 – Luật chỉ có hiệu lực về tương lai, không có hiệu lực về quá khứ.

Điều thứ 5 – Những điều luật về thân trạng và năng cách chi phối cả người Việt cư ngụ ở ngoại quốc.

Điều thứ 6 – Bất động sản và động sản tại Việt Nam đều do luật Việt Nam chi phối mặc dầu thuộc quyền sở hữu của người ngoại quốc, ngoại trừ trường hợp phải dẫn dụng đến pháp chế  hữu quyền về phương diện thừa kế.

Luật Việt Nam có thẩm quyền để phân định một đề tài có tánh cách động sản hay bất động sản.

Điều thứ 7 – Những luật cảnh sát và an ninh có hiệu lực cưỡng bách tất cả mọi người trên lãnh thổ quốc gia.

Điều thứ 8 – Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót sẽ có thể bị truy tố về tội bất kháng thụ lý.

Điều thứ 9 – Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự.

Điều thứ 10 – Khi xử án, thẩm phán không được đặt ra những tổng lệ để áp dụng về sau, thụ lý việc gì chỉ được quyết định riêng về việc ấy.

Điều thứ 11- Công dân Việt Nam đều bình đẳng trứơc pháp luật.

Điều thứ 12 – Mỗi người phải sử dụng quyền lợi và thi hành nghĩa vụ của mình một cách thẳng thắn, ngay tình.

Sự ngay tình bao giờ cũng được ức đóan: người nào muốn nại gian ý của người khác sẽ phải chứng minh gian ý ấy.

Điều thứ 13 – Trong việc kết ước, không  được làm trái với những luật liên quan đến trật tự công cộng hay thuần phong mỹ tục.

Điều thứ 14 – Mọi điều luật đều có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ.


TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading