admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN: TAND TỈNH KIÊN GIANG "TIỀN HẬU BẤT NHẤT" XUNG QUANH VỤ KIỆN"CHIA TÀI SẢN SAU LY HÔN"

THIÊN LONG

Qua 4 lần xét xử, vụ kiện “chia tài sản sau ly hôn” giữa anh Hồ Văn Phước và chị Nguyễn Thị Tuyết Sương đã được định đoạt bằng bản án số 27/HNPT của TAND tỉnh Kiến Giang ngày 28.9.2007. Bản án này đã gây bất bình trong dư luận, còn VKSND tỉnh Kiên Giang ra văn bản gửi VKSND – TC đề nghị xem xét, kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.

Bạc đãi vợ con vẫn được Toà “bênh”?

Theo hồ sơ tài liệu cho thấy: Năm 1987, anh Hồ Văn Phước (SN 1962) kết hôn với chị Trần Thị Tuyết Sương (SN 1966). Mãi đến năm 2000, vợ chồng Phước – Sang mới sinh một con trai tên là Hồ Phước Thắng. Năm 2001, hai vợ chồng vay mượn rất nhiều tiền để mua một nhà máy xay lúa cũ với giá 70 triệu đồng và sắm sửa nhiều tài sản. Quá trình chung sống, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Anh Phước đã bỏ nhà ra đi trong một thời gian dài, sau đó lại về nhà. Đến tháng 10.2004 thì vợ chồng chính thức ly thân. Trong thời gian anh Phước sống ở bên ngoài với người đàn bà khác (theo lời chị Sương kể), chị Sương đã phải giật gấu, vá vai, vay nhờ cầu cạnh nhiều nơi, một mình tần tảo kinh doanh để trả khoản nợ chung của vợ chồng (trên dưới 250 triệu đồng). Đến khi mẹ con chị Sương ăn nên làm ra, mua sắm nhiều tài sản có giá trị cũng là lúc anh Phước trở về nhà yêu cầu ly hôn và chia tài sản.

Quá trình xét xử, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên: Phước- Sương mỗi người được hưởng 482.500.000 đồng. Về số tiền nợ chung 255 triệu đồng, mỗi người phải có trách nhiệm trả một nửa; buộc chị Sương thanh toán số nợ 230 triệu đồng cho chủ nợ Kim Lê 150 triệu đồng và Minh Hội: 80 triệu đồng. Riêng về số nợ 230 triệu đồng, dư luận đang đặt câu hỏi: tại sao những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (do một mình chị Sương làm ra) được chia đôi còn khoản nợ 230 triệu đồng mà chị Sương vay mượn để dùng vào mục đích kinh doanh thì toà lại cho rằng đây là khoản nợ của cá nhân và buộc chị Sương phải tự trả? Phải chăng ở đây có gì khuất tất?

VKSND tỉnh đề nghị giám đốc thẩm

VKSND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản đề nghị VKSNDTC kháng nghị giám đốc thẩm bản án. Theo đó, việc chia đôi giá trị tài sản cho anh Phước và chị Sương như TAND tỉnh Kiên Giang đã “phân định” là không xem xét cụ thể đến công sức đóng góp của chị Sương trong việc nâng cấp, duy trì và phát triển khối tài sản chung của anh chị. Khi xét xử TA chỉ xác định tổng giá trị tài sản đã thoả thuận được để chia hai mà không xem xét quyền lợi chính đáng của chị Sương là chưa thoả đáng. Mặt khác, trong các khoản nợ mà chị Sương khai thì có số nợ đất của ông Hội là 150 triệu đồng trước đây anh Phước chỉ thừa nhận 70 triệu đồng là nợ chung, còn 80 triệu đồng chị Sương tự trả. Do số nợ này chị Sương đã vay nợ chỗ khác khi mua đất, cho nên tại phiên toà phúc thẩm, chính chủ toạ phiên toà đã động viên và anh Phước thống nhất số nợ 80 triệu đồng còn lại sẽ cùng có trách nhiệm trả. Nhưng bản án phúc thẩm khi tuyên chỉ chấp nhận 70 triệu đồng nợ ông Hội là của chung, còn 80 triệu đồng chị Sương phải tự trả. Trong khi bút ký phiên toà (bút lục số 556) số tiền 150 triệu đồng vay của ông Hội, anh Phước, chị Sương đồng ý mỗi bên trả 75 triệu đồng. Như vậy, theo VKSND tỉnh Kiên Giang, bản án  phúc thẩm số 27 của TAND tỉnh Kiến Giang hoàn toàn trái với diễn biến tại phiên toà ngày 28.9.2007.

Trước sự “tiền hậu bất nhất” nêu trên của TAND tỉnh Kiên Giang, VKSND tỉnh đề nghị VKSNDTC xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm số 27/2007/HNPT ngày 28.9.2007 của TAND tỉnh Kiên Giang theo hướng huỷ án, giao hồ sơ về TAND tỉnh xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT

Trích dẫn từ:

http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/tiepcancongly/2007/12/7361.html

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading