admin@phapluatdansu.edu.vn

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: QUAN NIỆM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

GS.TS. NGUYỄN PHÚ TRỌNG – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

I – Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

1- Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó còn ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm – ngoại vi”. Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo.

Chính vì thế mà, như C. Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển “nền kinh tế thị trường hiện đại”, “nền kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “chủ nghĩa tư bản xã hội”, “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “nhà nước phúc lợi chung”…, tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hóa. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội. Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

2 – Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công.

Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin cũng đã từng chủ trương không áp dụng mô hình kinh tế thị trường mà thực hiện “chính sách cộng sản thời chiến”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Người đã phát hiện ra sai lầm, khắc phục sự nóng vội bằng cách đưa ra thực hiện “chính sách kinh tế mới” (NEP) mà nội dung cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chế thị trường. Theo V.I.Lê-nin, để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn tương đối lạc hậu về kinh tế như nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đã đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn. Tiếc rằng, tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng chủ nghĩa xã hội với chính sách NEP đã không được tiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời. Sự thành công và sự phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước bằng mô hình kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tập trung cao độ; phân phối thu nhập mang tính bình quân; kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường bị loại bỏ đã có sức hấp dẫn lớn đối với nhân loại và làm cho giới lý luận kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển tuyệt đối hóa, biến thành công thức để áp dụng cho tất cả các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giới lý luận ở một số nước cũng cảm thấy có cái gì “chưa ổn”, cũng đã đưa ra những kiến nghị, những đề xuất, đại loại như quan điểm “chủ nghĩa xã hội thị trường”,… nhưng không được chấp nhận.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế Xô-viết bộc lộ ra rất rõ cộng với sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý lúc bấy giờ đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Một số người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi tình hình bằng công cuộc cải cách, cải tổ, nhưng với một “tư duy chính trị mới”, họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan, phiến diện (ở đây chưa nói tới sự phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa của họ và sự phá hoại thâm hiểm của các thế lực thù địch), dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã làm lộ rõ những khuyết tật của mô hình kinh tế cứng nhắc phi thị trường, mặc dù những khuyết tật đó không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự sụp đổ.

3 – Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xã hội. Đại hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm.

Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi “chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”. Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm “kinh tế thị trường”. Phải đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

II – Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trườngchủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.

Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác – Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường thì chẳng khác nào trộn dầu vào nước, tạo ra một cơ thể “đầu Ngô mình Sở”. Theo chúng tôi, ý kiến này không đúng. Không đúng là vì, hoặc ý kiến này muốn trì kéo Việt Nam trong quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa, không muốn Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều trái với quy luật khách quan, không thể chấp nhận. Hoặc ý kiến này không thoát ra được khỏi tư duy cũ, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, từ đó “dị ứng” với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới của kinh tế thị trường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trước đây.

Cũng có ý kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến của kinh tế thị trường, chưa thấy hết hoặc còn phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng, những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó chưa tin là kinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độ công hữu là nền tảng, kinh tế quốc doanh là chủ đạo; rằng trong kinh tế thị trường không thể có kế hoạch, không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, v.v.. Lại có ý kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cũng chỉ là để cho yên lòng, cho có vẻ “giữ vững lập trường” mà thôi, trước sau gì thì cũng trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa.

Chúng tôi cho rằng, những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi vì đây là những điều còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, nếu không xác định rõ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa và kiên trì vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường thì những điều đó rất dễ xảy ra. Chúng tôi còn phải vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Nhưng có điều cần khẳng định là: trong điều kiện mới của thời đại ngày nay, nhất định không thể duy trì mãi mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, không thể đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Chính C.Mác đã phê phán sự lầm lẫn giữa kinh tế hàng hóa với kinh tế tư bản chủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường. C.Mác khẳng định rằng : “… sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau… Chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí gì về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức ấy, nếu như chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy”(1). Phải chăng việc nhận thức cho đúng và nói cho được những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất đặc thù ấy là trách nhiệm mà C.Mác giao cho và gửi gắm các thế hệ ngày nay?

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn giản là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, cho phép các nước này giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn được con đường đi của mình tới chủ nghĩa xã hội trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạchthị trường. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục tình trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

III – Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ?

Đây là một câu hỏi lớn mà muốn trả lời được đầy đủ và chính xác phải qua từng bước thử nghiệm, tổ chức thực hiện trong thực tế rồi đúc rút, bổ sung, hoàn chỉnh dần.

Hơn 10 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7% /năm. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng,… Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như sau:

1 – Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không nên có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào.

Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.

Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bao cấp; doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

Kinh tế tập thể gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh tế. Chú trọng các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.

2 – Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ còn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa cao. Nhiều thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ. Vì vậy, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

Mặt khác, phải đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế – xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại.

Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp.

3 – Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng xã hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới. Điều đó chẳng những tạo động lực mạnh mẽ nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động mà còn thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp, điều tiết các quan hệ xã hội.

Trong tình hình cụ thể hiện nay ở Việt Nam, phải bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Từng bước mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động thất nghiệp. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục tình trạng lương và trợ cấp bất hợp lý; tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công với nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đình chính sách – một yêu cầu rất lớn đối với một đất nước phải chịu nhiều hậu quả sau 30 năm chiến tranh. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm, lối sống không lành mạnh, những hành vi trái pháp luật và đạo lý. Kiên quyết đấu tranh với tệ tham nhũng, hối lộ, làm giàu bất chính, kinh doanh không hợp pháp, gian lận thương mại… cùng với những tiêu cực khác do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra. Kết quả cụ thể của cuộc đấu tranh này là thước đo bản lĩnh, trình độ và năng lực quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

4 – Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những bài học lớn nhất được rút ra trong những năm đổi mới.

Càng đi vào kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hóa xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế càng phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thực tế ở một số nước cho thấy, chỉ cần một chút mơ hồ, buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng là lập tức tạo điều kiện cho các thế lực thù địch dấn tới phá rã sự lãnh đạo của Đảng, cướp chính quyền, đưa đất nước đi con đường khác.

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, đã chuyển sang kinh tế thị trường – tức là nền kinh tế vận động theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… thì không cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng nhiều khi cản trở, làm “vướng chân” sự vận hành của kinh tế (?). Ý kiến này không đúng và thậm chí rất sai lầm. Bởi vì như trên đã nói, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhưng không phải để cho nó vận động một cách tự phát, mù quáng mà phải có lãnh đạo, hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, vì lợi ích của đại đa số nhân dân, vì một xã hội công bằng và văn minh. Người có khả năng và điều kiện làm được việc đó không thể ai khác ngoài Đảng Cộng sản – là đảng phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, thật sự đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Đảng lãnh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước nói chung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính chính trị, tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế chẳng những có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao, có lực lượng sản xuất không ngừng lớn mạnh mà còn đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là hạn chế được bất công, bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Trên cơ sở đường lối, chiến lược đó, Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và guồng máy xã hội, trước hết là Nhà nước, tổ chức thực hiện bằng được phương hướng và nhiệm vụ đã đề ra.

Đương nhiên, để có đủ trình độ, năng lực lãnh đạo, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin cậy và ủng hộ. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, có trí tuệ, có kiến thức, giữ gìn đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, đấu tranh khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng và các hiện tượng thoái hóa, hư hỏng trong Đảng và trong bộ máy của Nhà nước.

Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lý doanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v..

Với phương châm “Hãy bắt tay vào hành động, thực tiễn sẽ cho câu trả lời”, hy vọng rằng từng bước, từng bước, thực tiễn sẽ làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên, góp phần làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời đại ngày nay.


(1) C.Mác và Ph.Ăng-ghen : Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t 23, tr 175

SOURCE: TẠP CHÍ CỘNG SẢN SỐ 1 (122) NĂM 2007

37 Responses

  1. It’s going to be finish of mine day, however before finish I
    am reading this great post to improve my knowledge.

  2. It was hard to find this article in google, but i am
    glad i found your interesting site. You deserve for much more traffic.
    Your niche is not so difficult to rank in google, there is one working method to rank, search in google for:
    Rotia knows how to rank

  3. Hi admin, i see your page needs fresh articles. Daily updates will
    rank your website in google higher, content is king nowadays.
    If you are to lazy to write unique content everyday you should search in google for:

    Ightsero’s Essential Tool

  4. Trang web về pháp luật hữu ích cho mọi người
    http://trangtinphapluat.com

  5. Nhận xét chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xhcn trong giai đoạn hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ ban nao tra loi dum minh duoc khong

  6. Your current in sequence moreover suggestions exceptionally practical in my experience.

    Thanks a lot same greatly in advance. The data with this area is extremely good,
    I’m glad to facilitate this is became aware of. Thanks a lot all over again!

  7. Your article provides confirmed useful to me.

    It’s extremely informative and you are obviously
    quite experienced in this area. You have got opened up our face for you to varying views on this specific topic with intriguing, notable and
    strong content material.

  8. I am really enjoying the theme/design of your website. Do you ever run into any internet browser compatibility problems?
    A number of my blog audience have complained about my site not operating correctly in Explorer
    but looks great in Firefox. Do you have any suggestions to help fix this problem?

  9. KTTT theo dinh huong XHCN la nen kinh te TT Tu Ban Chu Nghia Tieu cuc duoc lanh dao va dieu hanh boi nhung nguoi tu loii chi muon bao ve cho cai vuong trieu ma luc nao ho cung lo so la no se sup do bat cu luc nao. cai goi la XHCN la mot cau chuyen co tich mao nguoi lon ke cho cac em nho nghe, nhung khi lon len thi nguoi ta chi nghe no cho vui hoac xem lai no duoi dang mot bo phim hoat hinh. con no ton tai hay khong thi ai cung biet roi. bat nguoi ta tin vao nhung dieu than ky trong truyen co tich thi that la kho qua, chi co the ru ngu tre em thoi

  10. Tôi nghĩ KTTT theo định hướng XHCN là có thật nhưng nó đã bị một số sâu bọ không lương tâm, không có tinh tinh thần dân tộc đoàn kết làm sai lệch định hướng KTT,trong Đảng và nhà nước ta. Mọi người không tin cũng đúng thôi vì sao vậy? Câu trả lời dễ thôi, vì mấy ”thằng” thực thi chính sách nó có ”chủ nghĩa cá nhân” thì làm sao mà mọi người thấy có sự công bằng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Đây là bệnh virus khó có thuốc trị lắm vì đời nào chẳng có. Nên mình chỉ nhìn nhận nó và xem đó là điều minh chưa từng biết thì mình không phải phản nộ vì nó thôi. Hy vọng thế hệ 9x sẽ làm rạng lòng các bậc tiền bối đi trước.

  11. Hầu như trong tất cả các chính sách, chủ trương, đường lối của nhà nước ta đều là “linh động” “vận dụng vào điều kiện thực tiễn VN” và nói “KTTT định hướng XHCN” cũng thế mà thôi. Theo ý kiến cá nhân đường lối, chủ trương rồi mô hình … đều theo kiểu phản ứng lại thực tế mà thôi, không có cơ sở để dự báo đâu!

  12. phat trien nen kinh te hang hoa nhieu thanh phan theo co che thi truong dinh huong xa hoi chu nghia co su quan ly cua nha nuoc la ket qua cua tu duy dam nhin thang vao su that cua tw dang nhung neu chung ta ko can than, ko co co che quan ly phu hop se sinh ra nhieu tieu cuc. toi thay can khac phuc ngay te quan lieu tham nhung, an bot cua dan. do la ket qua toi te cua su quan ly kinh te chua thuc su sat sao cua chinh phu va la nguyen nhan keo lui su phat trien, gay nen nhieu tieu cuc trong xa hoi. can duoc day lui ngay.

  13. Cái gì cũng có mặt tích cực và mặt hạn chế nhất định.Ở đây mới chỉ nêu ra và ca ngợi những mặt tích cực còn chả thấy nói tới mặt tiêu cực gì cả.Cứ bảo là phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực mà chả thấy đề cập đến mặt tiêu cực thì ai biết mà chế chứ.

  14. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có tồn tại không ? bạn nên n/c kỷ bài của Bác Trọng. theo tôi, KTTT không phải hỏi nữa. còn định hướng XHCN, chúng ta tìm hiểu XHCN là gì ? đó là một XH tốt đẹp mà loài người luôn hướng tới, nó là ước vọng hàng ngàn năm qua, vậy là nó tồn tại rồi. vấn đề là phương pháp, cách thức xây dựng và hướng tới ntn, chúng ta nên bàn vấn đề đó sẽ ích nước hơn ?
    KTTT là phương tiện
    còn XHCN là mục đích vậy.

  15. Tôi mới tìm hiểu về khái niệm về kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng theo như tôi biết thì cái khái niệm đó chỉ là một hình thức của KTTT được áp dụng ở nước ta thôi. Bản chất của nó là nền KTTT nhưng những đường lối, định hướng phát triển lại có sự tham gia của nhà nước, có sự dẫn dắt của Đảng. Mà một khi đã như vậy thì những đường lối đưa ra sẽ không kịp thời với sự phát triển của XH, bởi những quyết định đưa ra chúng ta cần phải có thảo luận, lấy ý kiến rồi tùm lum lên hết. Sau khi đưa ra được quyết định thì chắc chắn một điều là đã chậm chân hơn so với thế giới. Tôi không phủ nhận sự phát triển đó nhưng chúng ta nên có những chính sách quản lí thông thoáng hơn, phải phát huy được những tính sáng tạo và huy động được sự nhiệt tình của nhân dân. Chỉ có như vậy thì mới hết bàn cãi được.

  16. tôi nghĩ, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực ra là một biên pháp, cách thức phát triển đất nước nhằm đi đến mục tiêu duy nhất là chủ nghĩa xã hội. Đó là sự kết hợp giữa biện pháp kinh tế và chính trị. Tôi nghĩ vấn đề không phải là xem nó có tồn tại hay không, hay quan niệm thế này thế khác. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan niệm Bác Trọng và quan niệm này không phải dễ dàng gì có, nó là sản phẩm của quá trình nhận thức lâu dài và rất đúng đắn quy luật xã hội để xây dựng đất nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tôi chỉ băn khoăn làm thế nào để thực hiện trong thực tế tốt, làm thế nào đẩy lùi tiêu cực trong xã hội, vì sâu mọt đó rất nguy hiểm. Nó có thể phá hủy cây xanh tốt tươi mà tất cả chúng ta đang chăm lo vun trồng – chủ nghĩa xã hội!

  17. 2 Bài viết trên rất là hay. Lập luận rất tốt! Nhưng cho tui hỏi, nước ta đã từng áp dụng nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Sau này đã đổi lại đi theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vậy, sự khác biệt giữa kinh tế tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN trên lý thuyết thì khác nhau như thế nào? Và ở nước ta có thật sự đã loại bỏ hoàn toàn nền kinh tế tập trung chua? mà đã nhảy vọt lên kinh tế thị trường định hướng XHCN!

  18. Thực tiễn đã chứng minh qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, mức sống của xã hội đã được nâng lên rõ rệt, tính định hướng XHCN đã được khắc họa ở những chính sách an sinh xã hội ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.Tuy nhiên điều bản thân tôi còn băn khoăn, lo lắng là trong tương lai Đảng và cả hệ thống chính trị theo như hiện nay sẽ đổi mới như thế nào để tiếp tục là nhân tố lãnh đạo, mở đường cho đất nước cất cánh.

  19. Một bài viết vô cùng phiến diện và chẳng có gì đang để tìm hiểu. Tôi không biết ro ý tác giả muốn nói gì khi hỏi có thực tồn tại một nên kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bởi chư thể đưa ra được định nghĩa cho nên kinh tế này nhưng ta cũng có thể đưa ra cách tiếp cận như ban chấp hành trung ương đảng đã đưa ra là có hai cách . Nếu như dưa theo hai cách này thì quốc gia nào cũng đang xây dựng nền kinh tế thị trướng. Các nước ngay cả Mĩ cũng quản lý khối kinh tế tư nhân rất chặt nếu có một khủng hoảng nào xẩy ra sẽ can thiệp như vụ khủng hoảng ki tế vừa rồi. Các nước tư bản tuy amng tiếng là tư bản nhưng bản thân họ rất coi trong việc phân phối đồng đều và công bằng phúc lợi xã hội để đảm bảo. Nếu nước nào không tuân thủ sẽ bị đào thải. Như các nước bắc phi thu nhập GDP rất cao nhưng chỉ nằm trong một bộ phận còn toàn bộ người dân thì không có => bất ổn bạo động……..! Vậy nên kinh tế thị trường định hướng CNXH có

  20. bài viết rất hay

  21. Bạn Van Dong nói rằng “Còn các bạn thấy đấy kinh tế thị trường ở TBCN thì mức sống người dân hết sức chênh lệch, có người giàu thật giàu có người nghèo thật nghèo.” là một nhận định HỒ ĐỒ, không hiểu biết gì về kinh tế học. Bạn nói mức sống chênh lệnh là không đúng. Bạn nói chênh lệch giàu nghèo thì đúng chứ chênh lệch mức sống là sai. Nên nhớ ở các nước tư bản, làm gì làm, có thất nghiệp bạn cũng nhận được một lượng trợ cấp đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày. Ở ta có làm được vậy không? Đừng nói gì ở Tư bản, nước ta cũng chỉ mới xuất hiện KTTT từ năm 1990 nhưng khoảng cách giàu nghèo đã là 8 lần.

    • Chung ta moi chi thuc hien KTTT tu nam nhung nam 90 ma den bay gio chung ta da dat duoc rat nhieu thanh qua va ban cung dang duoc huong nhung thanh qua do. Ban dung nen so sanh nuoc ta voi cac nuoc TBCN vi neu so sanh nhu vay co nghia la ban chua hieu van de roi day :). Xuat phat diem cua nuoc ta nhu the nao va ho nhu the nao. HO thuc hien KTTT tu rat lau roi duong nhien la ho cung phai hon ta chu, ta moi thuc hien KTTT thoi ma. So sanh thi cung phai dua ve cung thoi diem nhe.

  22. Theo tôi mọi người đừng suy nghĩ theo hướng tiêu cực rằng nền kinh tế thị trường có thật hay ko ma hãy tin tưởng va tuyệt đối tin tưởng rằng nền kinh tế thị trường là có thật và tất cả chúng ta đang xây dựng nó.
    Mọi người cứ thử nhìn lại coi đất nước ta sau 20 năm đổi mới thay đổi như thế nào? kinh tế có những thay đổi đáng ghi nhận, mức sống người dân tăng đáng kể. Được như vậy là nhờ kinh tế nước ta định hướng XHCN. Còn các bạn thấy đấy kinh tế thị trường ở TBCN thì mức sống người dân hết sức chênh lệch, có người giàu thật giàu có người nghèo thật nghèo. Cho nên nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế phát triển mà chúng ta cần đạt tới.
    Bài viết thật là hay và sâu sắc.

  23. tôi thấy bài viết này khá là hay, lập luận sắc sảo. Nhưng như mọi người đã biết có những điều mà con người chưa thể lý giải bằng khoa học hay thực tiễn. Hay nói đúng hơn là con người chưa thể tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất cho một vấn đề nào đó không riêng gì ” kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. mặc dù hiện tại tôi đang là sinh viên và cũng chỉ mới được học về môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, cũng chỉ mới tiếp xúc qua với khái niệm về ” nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, mặc dù chưa học hết môn học này nhưng tôi vẫn cảm thấy bài viết này rất sâu sắc. có thể kiến thức của tôi không cao, tôi không hào hứng về những vấn đề này cho lắm vì chuyên ngành của tôi thường cũng chẳng có nhiều liên quan đến nó. Tôi cũng đã đọc qua bài phỏng vấn trước đó ( tuy chỉ là tình cờ ) nhưng tôi thấy không phải những câu trả lời đó là vô căn cứ. Tuy rằng ông ấy có nói hơi quá ( thường người Việt Nam là vậy, không riêng gì ai.) nhưng có thể như trong bài viết trên đã nói. Và tôi có thể tin rằng, có thể bây giờ họ không chứng minh được hoặc chưa chứng minh được sự tồn tại của ” kinh tế thị trường định hướng XHCN ” nhưng đến một lúc nào đó không phải họ mà có thể là các thế hệ sau họ ( có thể là rất lâu nữa) sẽ tìm ra được câu trả lời thích đáng nhất cho vấn đề này. Đơn giản vì không có cái gì là không tồn tại chỉ là ta có nhận ra nó hay không mà thôi. Tôi biết mình không đủ tư cách lắm để nói nhưng đây chỉ là chút ý kiến của riêng tôi mà thôi. nếu ai thấy bất mãn thì mong đừng nên đọc ý kiến này của tôi. thanks!

  24. cai ma hom nay chua co ,thi khong phai trong tuong lai se khong bao gio co.chang qua loai nguoi chua phat hien no ma thoi.khong co mot su vat hien tuong nao la khong van dong,trong van dong no con phai tuong tac voi cac su vat hien tuong khac de ngay cang thich nghi.de ton tai va phat trien.chu nghia tu ban cung the, no khong phai la diem cuoi cung cua su phat trien cua xa hoi loi nguoi.trong tuong lai no se bi thay the bang mot che do xa hoi khac tien bo hon la mot tat yeu khach quan .va nen kinh te thi truong dinh huong xhcn khong phai la cai khong the thuc hien duoc,no la su van dung dung dan cac quy luat khach quan vao tung thoi diem lich su ma thoi.

  25. Day la mot bai viet rat hay, rat sau sac,chi co nhung nguoi co hoc thuc ve triet hoc, nam vung cac quy luat khach quan moi hieu duoc,nhung nguoi khong nam vung thi lam sao hieu duoc gia tri cua van de.cam on bac Trong nhieu nhe.

  26. Chua do ong nghe da de hang tong do la cam nghi duoc rut ra sau khi doc bai viet cua bac Trong.
    Neu kinh te cua ta chua duoc bang cac nuoc Tu Ban thi cu lam theo ho di da. Phat trien bang ho roi moi ” dinh huong XHCN’ cho Dan duoc nho, duoc khong bac Trong?

  27. baj nay noi chung la chua sau sat lam voi thuc te thj truong trong nuoc bay gio.phai lam sao de kjnh te thj truong dat dc buoc phat trien manh hon nua moi la dieu ma moi nguoi mong muon nhu hien nay

  28. Chào các bạn. Nhận thấy đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để mọi người có một cách nhìn khách quan và toàn diện hơn, tôi xin được public một bài viết mà tình cờ tôi sưu tầm được. Mặc dù là một bài viết có thể bị liệt vào dạng “không chính quy”. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, nó cũng góp phần tạo ra một cách nhìn đa chiều về cái gọi là “nền kinh tế thị trường”.

    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN CÓ THỰC TỒN TẠI KHÔNG?
    (http://quyenluctieudung.wordpress.com)
    Men theo cuộc phỏng vấn của phóng viên Thời báo kinh tế Sài Gòn, tôi đặc biệt chú ý đến đoạn văn dưới đây:

    Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1). Về vấn đề này, nhìn chung có hai cách tiếp cận.Cách thứ nhất, định hướng xã hội chủ nghĩa nghĩa là phải sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, khống chế sở hữu tư nhân và kiểm soát kinh tế tư bản.

    Cách tiếp cận thứ hai là theo định lượng. Ví dụ: người nghèo phải được giúp đỡ; những đối tượng dễ bị tổn thương phải được đảm bảo về an sinh phúc lợi; việc phát triển phải đảm bảo bền vững; phân bổ phúc lợi phải đồng đều…

    Muốn phúc lợi được phân bổ một cách tương đối công bằng, thì nguồn tài nguyên quốc gia phải được quản lý và các thế hệ phải có quyền kiểm soát. Những nhóm lợi ích ngày càng thao túng chính sách phải được kiểm soát, còn những nhóm không có tiếng nói hoặc tiếng nói yếu ớt cần phải được nâng đỡ.

    Nhóm chuyên gia chúng tôi đang đi theo hướng thứ hai.

    Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho biết, “Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (1) và nội dung chính của Nghị quyết này có hai cách tiếp cận (như trên) để hiểu về “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

    Chúng ta cũng được biết, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990, hệ thống kinh tế này, cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn. Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Mãi tới hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và, mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW. (nguồn wikipedia)

    Như vậy, chúng ta phải đặt ngay câu hỏi : “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thực tồn tại không?” khi khái niệm quan trọng nhất mà chính ĐCSVN cũng thừa nhận rằng: “hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử” thì mọi sự hồ nghi cho khoa học vẫn còn nguyên đó. Liệu những gì ĐCSVN sáng tạo và triển khai trên thực tế có đủ cơ sở để bảo đảm đó thật sự là một vấn đề khoa học?

    Hình như Lénin có nói: “Lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết suông, thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng”. Tuy chưa hẳn đồng ý hoàn toàn với câu nói của Lénin, nhưng điều đó cũng có ý nghĩa giữa lý thuyết và thực tiễn luôn cần phải gắn liền mới đảm bảo một khái niệm, một tư tưởng, một phát minh, một phát hiện… có giá trị thực tế của nó. Mặt khác, theo Triết học duy vật biện chứng của Marx, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và tác động trở lại vật chất thì chúng ta cần đặt ra câu hỏi:

    “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một phạm trù vật chất có thực trong xã hội loài người chăng?” Nếu quả vậy, lúc bấy giờ chúng ta hãy tiến hành nghiên cứu để biến nền kinh tế có thực này trở thành hiện thực thông qua một hệ thống lý thuyết.

    Không hề ngoa ngôn để nói, nếu đây là một phạm trù vật chất có thực nhưng chưa được loài người phát hiện cho đến khi ĐCSVN phát hiện, thì nền kinh tế này “hoàn toàn xứng đáng nhận giải Nobel về kinh tế và những ai đặc nền móng cho khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được xem là những nhà kinh tế vĩ đại có công khai phá những học thuyết kinh tế tiến bộ nhất của xã hội loài người” (!). Tuy nhiên, có thực là nền kinh tế này đang tồn tại thật sự dưới một dạng vật chất nào mà con người chưa phát hiện ra??? Tôi vô cùng nghi ngại khi có ai đó cho rằng: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một nền kinh tế có thực mà xã hội loài người nói chung chưa hề biết đến cho đến khi ĐCSVN phát hiện ra(!!!).

    Chúng ta đều biết về quả táo của Newton. Thật vậy, một lực hấp dẫn trong vật chất và lực này phải tập trung ở tâm quả đất đã tồn tại trong tự nhiên mà loài người không ai biết đến cho đến khi Isaac Newton phát hiện. Một ví dụ sống động không kém đó chính là Galileo Galilei đã phát hiện ra thuyết nhật tâm . Điều chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là đã tồn tại và con người có trách nhiệm tìm ra để phục vụ cho con người. Có thể ai đó sẽ nói rằng, đấy là khoa học tự nhiên không thể áp vào khoa học kinh tế, xin thưa, hãy nghĩ và nhớ lại về phép biện chứng hữu cơ giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và cả trong xã hội, cũng như Charles Robert Darwin cho biết “Thật vô nghĩa khi nói một loài vật tiến bộ hơn loài khác”. Thật vậy, loài người khá ngạo mạn và tự đắc nên luôn coi mình hơn các loài vật khác mà những thiên tai cứ trút xuống đầu con người bất chấp những gì con người phát minh, phát hiện vẫn thua cả những con ếch, hay một đàn châu chấu.

    Vậy cơ sở nào để bảo đảm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tiến bộ hơn “kinh tế thị trường”??? nếu như “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là có thật?

    Chúng ta không thể nghiên cứu cái không có thật trong tự nhiên nói chung và trong xã hội loài người nói riêng. Hơn nữa, những gì thuộc về khoa học mà nếu chúng ta vẫn còn hồ nghi thì không ai cấm cản con người tiếp tục nghiên cứu, thậm chí quá trình nghiên cứu có thể là năm, ba thập kỷ, tuy nhiên khi còn trong vòng nghiên cứu thì xin chớ đem áp dụng cho thực tiễn, bởi lẽ ngay chỉ với những liều thuốc thử nghiệm để tìm ra vacsin chống virus HIV người ta vẫn đang miệt mài nghiên cứu để phục vụ cho con người mà không hề dám ngoa ngôn hay cẩu thả đem áp dụng đại trà dù cho là những liều thuốc có vẻ mang lại nhiều hy vọng trước tiên cho những bệnh nhân AIDS.

    Khi PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và các cộng sự chưa trả lời được câu hỏi :”Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thực tồn tại không?” thì dù cho ông tìm ra được cách tiếp cận thứ ba, thứ tư hay thứ n thì cũng chỉ là công cốc!

    Công cốc còn ở chỗ, ngay từ đầu bài phỏng vấn, ông đã nêu rằng: “Trung ương Đảng có hẳn một nghị quyết bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, điều này mặc nhiên, ông cho rằng CÓ tồn tại một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”??? Tôi đặc biệt lưu ý từ “CÓ HẲN” của ông như một sự xác quyết về sự tồn tại bấy lâu nay của nền kinh tế này và ông cùng các đồng sự chỉ còn làm sao tìm ra cách tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất vấn đề thôi (!) Nếu quả vậy, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa và các cộng sự cần đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm cụ thể bằng những chuẩn mực rõ ràng về nền kinh tế này, thêm vào đó để đảm bảo cho “sự thật này”, các định nghĩa hay khái niệm của ông cần được bảo vệ trước các nhà kinh tế học quốc nội và thế giới, kèm theo là một sự chứng nhận về một phát hiện (hay phát minh) hoàn toàn mới về một nền kinh tế ưu việt của loài người tính cho đến nay. (Đây là ý kiến thật sự, không hề có ý mai mỉa). Chúng ta đều thấy, bất cứ một phát minh, phát hiện lớn nhỏ nào cũng cần phải được con người công nhận một cách rộng rãi.

    Vậy, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, trưởng nhóm chuyên gia của báo cáo và các cộng sự trước khi tiếp tục nghiên cứu vấn đề quá lớn và vô cùng quan trọng, hãy xác định liệu “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” có thực không đã. Khi có đủ cơ sở cho rằng nền kinh tế này là một thực thể hiển hiện không gì có thể chối cãi bằng minh chứng khoa học, thì chúng ta hãy nói về “hai cách tiếp cận” mà ông đã nêu ra, song song đó hãy nói về một hệ thống lý luận mới mà theo ông:

    là theo định lượng. Ví dụ: người nghèo phải được giúp đỡ; những đối tượng dễ bị tổn thương phải được đảm bảo về an sinh phúc lợi; việc phát triển phải đảm bảo bền vững; phân bổ phúc lợi phải đồng đều…Muốn phúc lợi được phân bổ một cách tương đối công bằng, thì nguồn tài nguyên quốc gia phải được quản lý và các thế hệ phải có quyền kiểm soát. Những nhóm lợi ích ngày càng thao túng chính sách phải được kiểm soát, còn những nhóm không có tiếng nói hoặc tiếng nói yếu ớt cần phải được nâng đỡ.

    …và những giá trị tư tưởng này, dường như là chuẩn mực chung cho phần lớn các nước, các nền kinh tế, các chế độ chính trị trên toàn thế giới hướng đến như là những giá trị không còn là mới mẻ trong xã hội loài người của thế kỷ XXI.

    Cuối cùng, cho đến nay, sau khi gia nhập vào WTO, Việt Nam vẫn đang kêu gọi các nước trên thế giới công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Phải chăng mục tiêu này thiết thực và ý nghĩa hơn nhiều so với cố gắng chứng minh về cái gọi là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”?!

    Nguyễn Ngọc Già

  29. cam on bac da co mot bai hoan thien,giup cho chau hieu them ve kinh te thi truong

  30. Bài viết về Bản chất kinh tế của CNTB- Sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nnước ta

  31. Thanks Civillawinfor nhiều, tài liệu có nội dung mà tôi đang cần.

  32. cam on cac bac rat nhieu!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading