admin@phapluatdansu.edu.vn

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ

Đề cương bài học và câu hỏi thảo luận được Civillawinfor soạn thảo dựa trên kết cấu Đề cương môn học Luật dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội.

Nội dung của từng vấn đề chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

 
Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
 

TRANG NÀY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN CHỈNH SỬA, CẬP NHẬT MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM VỀ NHỮNG BẤT TIỆN CÓ THỂ GẶP PHẢI

MODUL1 – LUẬT DÂN SỰ

 
   
VẤN ĐỀ 1   KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
   
VĐ1.1. Đề cương bài học
   
VĐ1.2. Câu hỏi thảo luận:

 

Tự luận

1.

Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự.

2.

Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự.

3.

Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005.

4.

Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

5.

Những dấu hiệu xác định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

6.

So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.

7.

Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt.

8.

Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế.

9.

Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn.

10.

Nêu các nguyên tắc  đặc trưng của luật dân sự.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

2.

Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.

3.

Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.

4.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

5. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.
7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.
8. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
9. Trong tự nguyện có tự định đoạt.
10. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.
   
  TIẾP >>>
   
   
VẤN ĐỀ 2   QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
   
VĐ2.1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ2.2. Câu hỏi thảo luận:

 

Tự luận

1.

Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm.

2.

Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.

3.

Phân biệt quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. Cho ví dụ cụ thể.

4.

Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể.

5.

Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ.

6.

Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể.

7.

Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).

8.

So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung).

9.

Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

10.

Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2.

Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự.

3.

Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật.

4.

Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

5. Chỉ những hành vi có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
6. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết có thể không làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
7. Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng.
8. Trong quan hệ mua bán nhà ở, nhà ở là khách thể.
9. Sự biến là sự kiện pháp lý phát sinh không do hành vi con người gây ra.
10. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.
   
  TIẾP >>>
   

   
VẤN ĐỀ 3 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
   
VĐ3. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ3. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1.

Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.

Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân.Cho ví dụ. 

3.

Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết.

4.

Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài.

5.

Phân tích nội dung pháp nhân có tài sản riêng, độc lập và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.

6.

Phân tích hoạt động của pháp nhân. Cho ví dụ cụ thể.

7.

So sánh năng lực chủ thể của pháp nhân và cá nhân.

8.

Tại sao Nhà nước được xác định là chủ thể đặc biệt.

9.

So sánh trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác và của pháp nhân.

10.

Phân biệt giữa gia đình và hộ gia đình.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.

2.

Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một.

3.

Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhật phát sinh cùng thời điểm.

4.

Cá nhân đủ 18 tuổi là người có đầy đủ năng lực hành vi.

5. Pháp nhân là tổ chức do Nhà nước thành lập.
6. Cũng giống như tổ viên tổ hợp tác, thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình.
7. Cá nhân biệt tích từ đủ năm năm trở lên chỉ có thể áp dụng chế định tuyên bố một cá nhân là đã chết.
8. Thành viên của Tổ hợp tác phải là cá nhân.
9. Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý.
10. Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau.
   
  TIẾP >>>
   

VẤN ĐỀ 4 GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN, THỜI HIỆU
   
VĐ4. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ4. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1.

Xác định điều kiện có hiệu lực  của giao dịch dân sự. Cho ví dụ.

2.

Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.

3.

Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.

4.

Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế.

5.

Phân biệt giữa giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu toàn bộ.

6.

Hậu qủa pháp lý của giao dịch vô hiệu.

7.

Phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

8.

Xác định các trường hợp thời hạn do luật định nhưng không phải là thời hiệu.

9.

Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.

10.

Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự.

2.

Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.

3.

Giao dịch vô hiệu do giả tạo là giao dịch vô hiệu tuyệt đối.

4.

Quan hệ đại diện giữa cha mẹ và con là quan hệ đại diện theo pháp luật.

5. Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (A, B, C…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt.
6. Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
7. Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật.
8. Quan hệ giữa người giám hộ và người được giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật
9. Thời hạn là thời hiệu;
10. Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình.
   
  TIẾP >>>
   

   
VẤN ĐỀ 5 TÀI SẢN
   
VĐ5. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ5. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1

Khái niệm và đặc điểm của tài sản;

2

Khái niệm và đặc điểm của bất động sản;

3

Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá;

4

Qui chế pháp lý đối với tiền tệ;

5

Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai với tư cách là tài sản trong giao lưu dân sự;

6

Phân loại tiền và ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

7

Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

8

Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

9

Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo trình Luật dân sự Đại học Luật Hà Nội hãy đưa ra ít nhất 3 tiêu chí phân loại tài sản khác;

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

   

1

Quyền sử dụng đất là bất động sản;

2

Bất động sản là tài sản không thể di dời;

3

Bất động sản phải là vật;

4

Tiền không thể là đối tượng của giao dịch dân sự, nó chỉ là tài sản trung gian để định giá trị tài sản khác;

5

Vật tiêu hao là vật hao mòn tự nhiên;

6

Mọi giấy tờ trị giá được bằng tiền đều là giấy tờ có giá;

7

Giấy tờ có giá phải do ngân hàng nhà nước phát hành;

8

Di chúc là một loại giấy tờ có giá;

9

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch;

   
  TIẾP >>>
   
   
VẤN ĐỀ 6 NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU
   
VĐ6. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ6. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1

Khái niệm và đặc điểm của sở hữu;

2

Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu;

3

Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu;

4

Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng;

5

Khái nịêm và đặc điểm của quyền định đoạt;

6

Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;

7

Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;

8

Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể;

9

Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết vụ việc cụ thể;

10

Xác định các trường hợp quyền chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

   

1

Chủ sở hữu là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ;

2

Quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chết;

3

Quyền chiếm hữu chỉ thuộc quyền của người không phải là chủ sở hữu khi chính được chủ sở uỷ quyền hoặc chuyển quyền thông qua giao dịch hợp pháp;

4

Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó;

5

Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện;

6

Quyền thuộc về chủ sở hữu, nhưng việc thực hiện quyền có thể thực hiện thông qua chủ thể khác;

7

Quyền của chủ sở hữu là quyền năng do luật định;

8

Quan hệ sở hữu luôn là quan hệ tuyệt đối;

9

Người không có quyền chiếm hữu một tài sản là người không có quyền sử dụng tài sản đó;

   
  TIẾP >>>
   
  CÒN TIẾP . . .
   

MODUL2 – LUẬT DÂN SỰ

 

1. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 1 – MODUL2: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

1.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. Chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ;

2. Chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba;

3. Chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba;

4. Điểm mới của các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005 với các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 1995;

5. So sánh trách nhiệm dân sự với trách nhiệm hành chính;

6. So sánh nghĩa vụ theo các góc độ đạo đức, tập quán với nghĩa vụ dân sự và sự tác động tương hỗ giữa chúng trong các giao lưu dân sự.

7. So sánh giữa đối tượng của nghĩa vụ với khách thể của quan hệ nghĩa vụ;

8. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới;

9. So sánh nghĩa hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung.

10. A rủ B, C, D đi uống rượu do sử dụng quá nhiều rượu cả 4 người đã rơi vào tình trạng say xỉn không còn làm chủ được hành vi. A đã gây lộn với bàn nhậu bên cạnh, sau đó B, C, D cũng sang “giúp sức”. Hậu quả làm bị thương nặng hai người khách ở bàn bên cạnh và hư hỏng một số tài sản của nhà hàng;

11. X vào 1 phòng ký túc xá sinh viên lấy trộm đồ bị P một sinh viên trong phòng phát hiện đã la lớn “có người trộm đồ”, 6 người trong phòng cùng xông vào đánh X kết quả X hỏng một mắt và gãy một chân;

12. 3 ngân hàng X, Y, Z đồng tài trợ cho một chương trình của Đài truyền hình Việt Nam;

13. A, B, C cùng nhận một gói thầu xây dựng của công ty M, sau đó A, B, C thỏa thuận chia gói thầu thành 3 phần, trong đó A chịu trách nhiệm 50% khối lượng công việc, 50% khối lượng công việc còn lại chia đều cho B và C;

14. A vay tiền ở ngân hàng B có thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Được sự đồng ý của B, A đã bán nghĩa vụ của mình cho C, nhưng vẫn cam kết thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;

2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;

3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;

4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;

5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;

6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác;

7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;

8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;

9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt;

10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;

11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;

12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau;

13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn;

14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;

15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;

16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;

17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;

18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ.

2. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 2 – MODUL2: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ: CẦM CỐ, THẾ CHẤP

2.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

2.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy cho biết ý nghĩa của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong giao lưu dân sự, thương mại;

2. So sánh giữa cầm cố và thế chấp;

3. Xác định các trường hợp và quyền, nghĩa vụ của người thứ ba với vai trò là người giữ tài sản cầm cố, thế chấp;

4. Xác định hậu quả pháp lý trong trường xuất hiện người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản cầm cố, thế chấp;

5. Nêu và cho ví dụ đối với từng đặc điểm của biện pháp bảo đảm;

6. Nêu và cho ví dụ cụ thể về điều kiện tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm;

7. Ý nghĩa và có ví dụ cho từng ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm;

8. Xác định chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm và các quyền nghĩa vụ pháp lý của họ;

9. Phân tích các quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố, thế chấp trong trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp liên quan đến quyền, lợi ích của người thứ ba;

10. Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất;

11. Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến cầm cố có đối tượng là quyền sử dụng đất;

12. Nêu và phân tích các đặc điểm của cầm cố, thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai;

13. Nêu phương thức xử lý và thứ tự thanh toán tài sản cầm cố, thế chấp;

14. Phân tích các điều kiện để một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ;

15. A vay tiền của ngân hàng B, hai bên có thỏa thuận A thế chấp nhà thuộc sở hữu của A để bảo đảm khoản vay (ngôi nhà có giá trị theo thẩm định của B là 1 tỷ 600 triệu đồng), bằng các qui định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hãy xác định nội dung pháp lý trong các trường hợp sau:

+ Dự tính giá trị khoản vay của A sẽ là bao nhiêu?

+ A có thể sử dụng ngôi nhà trên để đảm bảo các khoản vay khác tại ngân hàng B hoặc tại ngân hàng khác hay không?

+ Giả thiết giao dịch về thế chấp nhà xác lập giữa A và B là vô hiệu, hãy xác định các căn cứ làm vô hiệu giao dịch này. Đồng thời, hãy xác định các trường hợp giao dịch thế chấp nhà ở giữa A và B vô hiệu cũng làm vô hiệu giao dịch vay nợ giữa A và B?

+ Giả thiết giao dịch vay nợ giữa A và B vô hiệu, nhà của A với tư cách là tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý thế nào?

+ Giả thiết A vi phạm nghĩa vụ đối với B, nếu là B bạn xử lý thế nào?

+ Trong trường hợp A dùng nhà của mình để thế chấp, hoặc để cầm cố bảo đảm khỏan vay với B, hãy cho biết sự khác nhau trong trường hợp này. Từ đó hãy cho biết đối với A thì biện pháp bảo đảm nào hiệu quả hơn và đối với B biện pháp nào hiệu quả hơn?

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;

2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;

3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;

4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;

5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;

6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;

7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;

8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);

9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;

10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;

11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;

12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;

13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;

14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;

15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;

3. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 3 – MODUL2: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ – ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP

3.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

3.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm?

2. So sánh chủ thể của các biện pháp bảo lãnh, ký quĩ và tín chấp;

3. So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp;

5. Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược;

6. Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

7. Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm;

8. Xác định quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh;

9. Xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ với tư cách là bên bảo đảm khi họ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm;

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI? TẠI SAO?

1. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

2. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;

3. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;

5. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;

6. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;

7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;

8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;

9. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;

10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;

11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;

13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;

15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.

4. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 4 – MODUL2: QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

4.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

4.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương;

2. So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

3. So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ;

4. So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại hợp đồng này;

5. So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi loại hợp đồng này;

6. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này;

7. So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng;

8. Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự do ý chí của một bên chủ thể hợp đồng. Cho ví dụ cụ thể cho mỗi trường hợp;

9. Phân tích hậu quả pháp lý đối với các trường hợp: bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, một trong hai bên trong hợp đồng đã giao kết chết;

10. Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các nguyên tắc giao kết hợp đồng;

11. So sánh nguyên tắc thực hiện hợp đồng song vụ và đơn vụ;

12. Tìm 3 mẫu hợp đồng khác nhau (căn cứ vào tiêu chí phân loại hợp đồng), được đăng tại địa chỉ sau: http://tracuuluat.net/?type=27 (hoặc địa chỉ khác mà bạn biết) và hãy nhận diện các điều khoản cơ bản, thông thường và tùy nghi ở mỗi hợp đồng đó;

13. Phân tích và cho ví dụ về các nguyên tắc giải thích hợp đồng dân sự;

14. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Vận dụng cụ thể phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mẫu (hoặc các loại hợp đồng khác);

15. Phân tích các trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện trong hợp đồng song vụ;

16. Phân biệt sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và nguyên tắc giải quyết khi các bên trong hopự đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại;

17. Hãy nêu 10 ví dụ có phân tích về hợp đồng dân sự vô hiệu có liên quan đến đối tượng của hợp đồng;

18. Phân tích các qui định pháp luật liên quan đến hình thức của hợp đồng;

19. Nêu ý nghĩa của các điều khoản cơ bản trong hợp đồng.

20. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đề nghị giao kết chuyển đề nghị giao kết tới nhiều chủ thể khác nhau;

21. So sánh nguyên tắc giao kết hợp đồng với nguyên tắc thực hiện hợp đồng

22. So sánh hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;

23. Qui định của pháp luật về đại diện trong giao kết hợp đồng;

24. Cho biết hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng thông qua người đại diện;

25. Cho biết và nêu ví dụ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phụ thuộc vào ý chí của hai bên chủ thể hoặc một trong hai bên chủ thể;

26. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tương đối;

27. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tuyệt đối;

28. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu một phần.

29. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp tên gọi của hợp đồng và nội dung của hợp đồng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Tên gọi là hợp đồng mượn nhưng lại mang nội dung của hợp đồng vay tài sản;

30. Hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng;

31. Xác định bên đề nghị và bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp đối tượng của được nêu trong đề nghị là tài sản thuộc sở hữu chung;

32. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho người khác;

33. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên hợp đồng là pháp nhân bị tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;

34. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên hợp đồng thỏa thuận thay thế đối tượng của hợp đồng;

35. Xác định hình thức và nội dung đề nghị giao kết đối với hợp đồng mẫu;

36. Phân biệt giữa đề nghị thương thuyết hợp đồng với đề nghị hợp đồng;

37. Phân tích ý nghĩa của hình thức hợp đồng;

38. Khi một bên hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu bạn là bên kia thì bạn giải quyết nào?

39. Nếu các bên xác lập một hợp đồng với hình thức miệng, dựa trên những căn cứ nào để xác định hiệu lực của hợp đồng này?

40. Trong trường hợp cùng một quan hệ hợp đồng, các bên lại lập nhiều hợp đồng khác nhau về hình thức, có nội dung khác nhau, hãy xác định hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này;

41. Cho ví dụ về giao kết hợp đồng thông qua người đại diện và hãy xác định trách nhiệm dân sự của các bên trong trường hợp người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền đại diện;

42. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng hãy cho biết phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn áp dụng?

2. KHẲNG ĐINH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A;

2. Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;

3. Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;

+ Phân phát tập báo giá sản phẩm.

4. Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng;

5. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng;

6. Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị;

7. Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;

8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

9. Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;

10. Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;

11. Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng;

12. Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

13. Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;

14. Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;

15. Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;

16. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

17. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;

18. Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng;

19. Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;

20. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên;

21. Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

22. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

23. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng khác;

24. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng;

25. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng.

5. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 5 + 6 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU – HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI, VAY TÀI SẢN

5.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

5.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

*1. Hợp đồng mua bán tài sản:

1. Nêu và phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản;

2. Nêu các đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản;

3. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán vô hiệu do có đối tượng vi phạm điều cấm của pháp luật;- Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán có đối tượng không phải là vật;

4. Cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu với hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu;

5. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;

6. Cho 10 ví dụ về địa điểm giao tài sản bán không phải nơi cư trú của bên mua;

7. Xác định địa điểm giao tài sản trong trường hợp bên mua là pháp nhân có nhiều trụ sở hoặc văn phòng đại diện;

8. Xác định các hậu quả pháp lý đối với trường hợp bên mua xác lập hợp đồng mua bán với bên bán thông qua người đại diện;

9. Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản trong tương lai;

10. Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản đang là đối tượng của các giao dịch bảo đảm;

11. Xác định đối tượng của hợp đồng mua bán liên quan nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước;

12. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán thông thường với bán đấu giá;

13. Nêu và phân tích điều kiện về chủ thể trong bán đấu giá;

14. Nêu ý nghĩa của bán đấu giá trong thực tiễn giao lưu dân sự;

15. Nêu các giải pháp đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản bị khuyết tật;

16. Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với đối tượng của hợp đồng mua bán;

17. Xác định các trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực nhưng chưa xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua;

18 Phân biệt giữa hợp đồng mua bán mua chậm, trả dần với chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán;

19. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh rủi ro đối với tài sản mua;

20. Nêu đường lối giải quyết đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán đang thuộc quyền chiếm hữu của người thứ ba;

21. Nêu đường lối giải quyết đối với trường hợp bên bán tài sản chưa có giấy tờ sở hữu đối với tài sản bán;

22. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp nhiều người cùng bán một tài sản và nhiều người cùng mua một tài sản;

23. Xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán có bảo hành;

24. Nêu những khác biệt của hợp đồng mua bán nhà ở với hợp đồng mua bán thông thường;

25. Nêu những khác biệt của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hợp đồng mua bán thông thường;

26. Nêu những đặc thù của hợp đồng mua bán có tài sản bán thuộc các hình thức sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp;

27. Xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong hợp đồng mua bán có bảo hành đối với bên mua tài sản;

28. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các trường hợp phát sinh các chi phí vận chuyển, chí phí chuyển quyền sở hữu tài sản bán từ bên bán sang bên mua;

29. Xác định các quyền, nghĩa vụ của bên trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận về chuộc lại tài sản bán;

30. Xác định các điều kiện liên quan đến mua sau khi dùng thử và các hậu quả pháp lý của việc vi phạm các điều kiện đó.

*2. Hợp đồng tặng cho tài sản:

31. Nêu các các đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài sản;

32. So sánh giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng tặng cho tài sản;

33. Nêu và phân tích các điều kiện của hợp đồng tặng cho có điều kiện;

34. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng tặng cho có điều kiện vi phạm nghĩa vụ;

35. Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên được tặng cho đối với tài sản tặng cho;

36. Nêu những đặc thù của hợp đồng tặng cho tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp;

37. Xác định trách nhiệm của bên tặng cho liên quan đến tài sản tặng cho;

38. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng tặng cho có đối tượng là tài sản không phải đăng ký sở hữu đối với hợp đồng tặng cho có đối tượng phải đăng ký sở hữu;

39. Xác định hậu quả pháp lý trong các trường hợp tặng cho mà tài sản tặng cho không thuộc sở hữu của bên tặng cho hoặc tài sản tặng cho đang thuộc người thứ ba chiếm hữu;

40. Xác định các trường hợp hợp đồng tặng cho vô hiệu về đối tượng và chủ thể;

41. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp tặng cho làm phát sinh chí phí vận chuyển, chí phí chuyển quyền sở hữu tài sản tặng cho cho bên được tặng cho;

42. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường;

*3. Hợp đồng trao đổi tài sản:

43. Nêu các đặc điểm của hợp đồng trao đổi tài sản;

44. So sánh giữa hợp đồng mua bán với hợp đồng trao đổi tài sản;- Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của các bên đối với tài sản trao đổi;

45. Nêu những khác biệt giữa hợp đồng trao đổi quyền sử dụng đất với các hợp đồng trao đổi tài sản khác;

46. Xác định loại hợp đồng trong trường hợp đồng trong trường hợp một bên dùng tiền Đồng Việt Nam để có ngoại tệ tại các cửa hoàng kinh doanh ngoại tệ;

47. Xác định các trường hợp tài sản không thuộc sở hữu của bên trao đổi tài sản nhưng hợp đồng trao đổi tài sản vẫn có hiệu lực.

* Hợp đồng vay tài sản:

48. Nêu các đặc điểm của hợp đồng vay tài sản;- So sánh hợp đồng vay tài sản với các hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho;- Xác định các loại hợp đồng vay tài sản;

49. Phân tích các điều kiện với hợp đồng vay tài sản có lãi và hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm các điều kiện đó;- Phân tích các qui định liên quan đến hợp đồng vay tài sản có lãi xuất;

50. Phân tích hậu quả pháp lý của hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn khi xảy ra tranh chấp;

51. Xác định hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi nhưng bên vay lại chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ;

52. Phân biệt giữa tiền lãi và tiền phạt hợp đồng do bên bên vay vi phạm nghĩa vụ;

53. Nêu các phương thức tính giá trị nghĩa vụ của bên vay phải thực hiện cho bên cho vay khi bên vay vi phạm nghĩa vụ;

54. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vay có đối tượng là tiền với hợp đồng vay có đối tượng là vật;

55. Nêu sự khác biệt giữa hụi, họ, biêu, phường với hợp đồng vay tài sản thông thường;

56. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vay tài sản có tài sản bảo đảm với hợp đồng vay không có tài sản bảo đảm;

57. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp tài sản vay không thuộc sở hữu của bên cho vay;

58. Xác định các trường hợp bên vay có quyền thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả trả nợ gốc + lãi nếu có) thành nhiều lần khác nhau;

59. Xác định các trường hợp hợp đồng vay tài sản chấm dứt không phải do bên vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (nếu có);

60. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên vay có yêu cầu trả toàn bộ nợ gốc trước thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng vay;

61. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên cho vay yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay;

62. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên vay hoặc bên cho vay là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc bị cải tổ, vợ chồng ly hôn, một bên vợ, chồng chết.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật;

2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán;

3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán;

4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;

5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt;

6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;

7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá;

8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá;

9. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…);

10. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá;

11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá;

12. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua;

13. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua;

14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán;

15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã thành nghĩa vụ trả tiền;

16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành;

17. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản;

18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ;

19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro;

20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ;

21. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam;

22. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu;

23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán;

24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua;

25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó;

26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực;

27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán;

28. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước;

29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

30. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù;

31. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận;

32. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ

33. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;

34. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;

35. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế;

36. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó;

37. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử;

38. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;

39. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua;

40. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;

41. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;

42. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho;

43. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra;

44. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương củabeen tặng cho;

45. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho;

46. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định;

47. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay

6. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 7 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN

6.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

6.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu với đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

2. Phân tích các đặc điểm về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

3. Cho 10 ví dụ về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản;

4. Tại sao đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;5. So sánh hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản;

6. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng không đặc định hóa tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng;

7. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là vật tiêu hao;

8. Cho biết hình thức và thủ tục đối với hợp đồng thuê nhà ở và quyền sử dụng đất;

9. Cho biết hậu qủa pháp lý khi bên cho thuê là người không có quyền cho thuê tài sản;

10. Phân tích các qui định pháp luật có liên quan khi tài sản thuê thuộc sở hữu chung của nhiều đồng sở hữu chủ;

11. Nêu 3 ví dụ về hợp đồng thuê tài sản đòi hỏi bên cho thuê phải tuân thủ những điều kiện nhất định;

12. Cho biết hậu qủa pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản có sự khuyết thiếu về điều khoản cơ bản;

13. Hãy nếu 3 ví dụ về điều khoản tùy nghi trong hợp đồng thuê tài sản;

14. Phân tích trách nhiệm dân sự của bên cho thuê trong trường hợp họ chậm chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng, không đủ tài sản thuê cho bên thuê;

15. Phân tích các trường hợp cho thuê lại và hậu qủa pháp lý của nó;

16. Cho biết những biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng thuê tài sản và biện pháp xử lý khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ;

17. Cho biết các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng;18. Hãy cho biết những điểm khác biệt của hợp đồng thuê nhà ở, quyền sử dụng đất so với các hợp đồng thuê tài sản thông thường khác;

19. Cho biết khi nào quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng thuê tài sản thông thường, khi nào là đối tượng của hợp đồng thuê khoán;

20. Nêu các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thuê khoán, so sánh với các hợp đồng thuê tài sản thông thường;

21. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về khấu hao cơ bản đối với tài sản thuê;

22. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng. Cho 3 ví dụ cụ thể;

23. So sánh giữa giá thuê khoán với giá thuê tài sản;

24. So sánh giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng vay tài sản;

25. So sánh hợp đồng thuê khoán tài sản, trong đó các bên có thỏa thuận bên thuê khoán thanh toán tiền thuê bằng tài sản với hợp đồng trao đổi tài sản;

26. Cho biết các trường hợp bên thuê tài sản không phải trả tiền thuê tài sản cho bên cho thuê;

27. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng mượn?28. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng vay không lãi;

29. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng tặng cho;

30. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mượn nhà ở với hợp đồng mượn tài sản thông thường;

31. Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp tài sản mượn không thuộc sở hữu của bên cho mượn.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;

2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;

3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;

4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;

5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;

6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;

7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;

9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;

10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;

11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;

12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;

13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.

7. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 8 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ, GỬI GIỮ, GIA CÔNG

7.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

7.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;

2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:

– A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;

– A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;

– A cung cấp nguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.

3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;

4. Nêu các điều kiện đối với bên thuê dịch vụ;

5. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất tài sản gửi;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ đánh mất hợp đồng gửi giữ vàcos tranh chấp giữa bên nhận gửi giữ và bên gửi giũ;

7. Xác định các biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng dịch vụ, hợp gửi giữ và hợp đồng gia công;

8. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ chuyển công việc là đối tượng của hợp đồng cho chủ thể khác;

9. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đặt gia công chết và sản phẩm đã được bên nhận gia công tạo ra;

10. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên nhận gia công tạo sản phẩm không đúng khuôn mẫu theo yêu cầu của bên đặt gia công;

11. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên đặt gia công sử dụng nguyện vật liệu của người khác để bên gia công tạo sản phẩm mới cho mình;

12. Xác định di sản trong trường hợp bên đặt gia công chết;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ xe máy đánh rơi vé gửi xe máy và người khác nhặt được đã vào bãi xe lấy xe;

14. Xác định chủ thể hợp đồng gửi giữ trong trường hợp, bên có quyền trong một quan hệ nghĩa vụ chậm tiếp nhận nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ phải thực hiện gửi giữ tài sản với người thứ ba đến khi bên có quyền có khả năng tiếp nhận nghĩavụ;

15. Nêu sự khác biệt giữa hai vé gửi xe mà trên đó: một vé nghi biển số xe, một vé ghi mã số của vé;

16. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng dịch vụ;

17. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gia công;

18. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gửi giữ;

19. Tìm điểm sự khác biệt trong gửi giữ xe tại bãi xe công công cộng với gửi xe để liên hệ làm việc;

20. A giao chìa khóa nhà cho B nhờ B trông giữ nhà trong 3 tháng, do không có chỗ ở B chuyển về nhà của A để sống trong 3 tháng. Trường hợp này giữa A và B xác lập hợp đồng mượn nhà hay hợp đồng gửi giữ;

21. Nêu các điểm giống và khác biệt giữa hợp đồng gửi giữ với hợp đồng thuê và hợp đồng mượn tài sản;

22. So sánh giữa chủ thể sản xuất, kinh doanh với chủ thể nhận gia công;

23. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp bên đặt gia công giao nguyên, vật liệu của người thứ ba cho bên nhận gia công để tạo ra tài sản gia công;

24. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp bên nhận gia công sử dụng nguyên, vật liệu của người thứ ba để tạo ra tài sản gia công;

25. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ và hậu quả pháp lý?

26. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng dịch vụ và hậu quả pháp lý;

27. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công và hậu quả pháp lý;

28. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng gia công và hậu quả pháp lý;

29. Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gia công;

30 . Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gửi giữ;

31. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng gia công tài sản;

2. KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ;

2. Hợp đồng gia công là hợp đồng dịch vụ;3. Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng dịch vụ;

4. Cả hai hợp đồng gia công và gửi giữ đều có đối tượng công việc có kết quả tạo ra tài sản mới;

5. Trong hợp đồng gia công, nguyên vật liệu tạo ra vật mới phải dó bên đặt gia công cung cấp;

6. Khuôn mẫu của vật được tạo từ gia công chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của bên đặt gia công;

7. Trong trường hợp bên gia công sử dụng nguyên vật liệu của mình tạo ra vật với có khuôn mẫu có sẵn và chào hàng với bên có nhu cầu đặt gia công, được bên đặt gia công chấp nhận thì hợp đồng được xác lập là hợp đồng gia công;

8. Khi bên gia công tạo ra sản phẩm không phù hợp với khuôn mẫu bên đặt gia công yêu cầu thì sản phẩm đó thuộc bên gia công, đồng thời phải thanh toán lại toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên đặt gia công;

9. Hợp đồng xác lập giữa chủ hiệu may và người may quần áo là hợp đồng gia công;

10. Người mua xe máy mới ra phố Cao Bá Quát (Hà Nội) để dán ni lôn cho xe tại các cửa hàng thực hiện dịch vụ này sẽ làm phát sinh hợp đồng gia công;

11. A (một người tàn tật) thuê B (thợ cơ khí) cải tiến xe máy future của hãng HONDA thành xe tự tạo ba bánh, giữa A và B xác lập một hợp đồng gia công;

12. X là thợ xây trộn xi măng, cát, sỏi, nước do A (người xây nhà) cung cấp để tạo ra bê tông theo số lượng và chất lương A yêu cầu, đây là hợp đồng gia công;

13. Hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu;

14. Trong trường hợp tài sản gửi giữ là vật cùng loại (không được đặc định hóa) và bị mất thì bên nhận gửi giữ có quyền đền bù cho bên gửi giữ bất kỳ tài sản cùng loại nào có giá trị trung bình;

15. Tài sản gửi giữ phải là vật không tiêu hao;

16. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định;

17. Tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005 là tài sản gửi giữ;

18. A gửi xe ô tô tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ;

20. Hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng không có đền bù;

21. Về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, trừ khi bên cung ứng dịch vụ miễn cho bên thuê dịch vụ trả tiền thuê dịch vụ;

22. Trong hợp đồng gửi giữ nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn gửi giữ, thì hợp đồng gửi giữ chấm dứt khi bên gửi giữ đạt được mục đích gửi, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

23. Nếu tài sản gửi giữ là vật tiêu hao, thì bên nhận gửi giữ phải có trách nhiệm bảo để vật đó không tiêu hao, nếu có tiêu hao trách nhiệm dân sự thuộc về bên nhận gửi giữa;

24. Công ten nơ đưa từ tàu xuống cảng mà chủ hàng chưa lấy hàng thì chủ hàng phải ký hợp đồng gửi giữ với cảng trong thời hạn hàng còn trong cảng;

25. X mở hộp thư điện tử có thu phí thì giữa X và bên cung cấp dịch vụ xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản;

26. Cha mẹ gửi con dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì cần xác lập hợp đồng gửi giũ với nhà trẻ;

27. Trong trường hợp bên gửi giữ lấy tài sản trước khi hết hạn gửi giữ tài sản thì chỉ phải thanh toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế;

28. Giáo viên gửi xe vào khu nhà xe của trường miễn phí, trường hợp này không phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản;

29. Chủ sở hữu thuê nghệ nhân phục chế một công trình kiến trúc cổ hoặc một tácphaarm nghệ thuật bị hư hỏng hoặc hủy hoại hoàn toàn đây là hợp đồng gia công;

30. Bên mua chậm tiếp nhận tài sản mua và vẫn lưu tài sản mua tại kho của bên bán, trong trường hợp này bên mua phải thanh toán tiền gửi giữ tài sản cho bên bán;

31. A gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì giữa ngân hàng và A phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tiền;

32. Quyền tài sản không thể là là đối tượng được gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ;

33. Tiền không thể là đối tượng của hợp đồng gia công;

34. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng gửi giữ mà bên gửi giữ không nhận lại tài sản gửi thì bên gửi giữ phải chịu rủi ro liên quan đến tài sản;

35. A và B có thỏa thuận là áp dụng biện pháp ký quĩ để bảo đảm nghĩa vụ của A, tài khoản bị phong tỏa được mở tại ngân hàng X, trong trường hợp này phát sinh hợp đồng gửi giữ tiền trong tài khoản phong tỏa giữa A với ngân hàng X;

36. M là một nghệ nhân, N ký hợp đồng với M để gia công tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, M chết trong trường hợp này hợp đồng gia công giữa M và N chấm dứt;

37. Gia công là hành vi chế tạo ra tài sản mới;

38. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;

39. Khi bên nhận gia công đã hết thời hạn theo thỏa thuận mà chưa hoàn thành tài sản gia công được coi là vi phạm nghĩa vụ;

40. Bên nhận gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên đặt gia công không chuyển giao hoặc chuyển giao nguyên, vật liệu không đúng theo thỏa thuận

8. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 9 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, ỦY QUYỀN

8.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

8.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

8. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp tài sản được vận chuyển bị thiệt hại;

9. Cho biết điều kiện trở thành hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách;

10. Cho biết trách nhiệm dân sự của bên thuê vận chuyển tài sản trong trường hợp chậm giao tài sản cho bên vận chuyển;

11. Cho biết trách nhiệm của bên thuê vận chuyển tài sản chậm tiếp nhận tài sản vận chuyển;

12. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển;

13. Tìm hiểu thực tế về hậu quả pháp lý trong trường hợp hành khách đến chậm giờ đối với vận chuyển hàng không và vận chuyển đường sắt;

14. Nêu các phương thức tính giá thuê vận chuyển tài sản;

15. A mua tủ lạnh của B và theo thỏa thuận B vận chuyển tủ lạnh đến nhà A. Trường hợp này giữa A và B có hợp đồng vận chuyển hay không? xác định hậu quả pháp lý khi B làm hư hỏng tủ lạnh trong quá trình vận chuyển;

16. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp: A và B là hành khách trên xe của C, trong đó A có mua vé tại bến xe và B không có vé xe, cả hai đều bị thiệt hại về tính mạng khi xe của C bị tai nạn;

17. Nêu trách nhiệm dân sự trong trường hợp lái xe, phụ xe đón hành khách dọc đường (theo qui định của công ty vận chuyển hành khách: nghiêm cấm lái xe, phụ xe đón khách ngoài bến xe) và xe bị tai nạn gây thiệt hại cho hành khách;

18. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng hàng không, điều kiện đối với hành lý của hành khách như thế nào?

19. A thuê B vận chuyển 5 tấn xăng A92 từ tổng kho đến công ty của A. Khi B vận chuyển số xăng dầu trên đến đúng địa điểm, thời hạn, nhưng A chưa có đủ bồn chứa nên yêu cầu B chờ có đủ bồn thì bàn giao xăng dầu. Hãy xác định hậu qủa pháp lý trong các trường hợp sau:

– B không đồng ý, yêu cầu A nhận ngay số xăng dầu trên, vì ngay sau đó B phải vận chuyển hàng cho người khác;

– B đồng ý và yêu cầu B phải thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình chờ nhập hàng;

– B đồng ý, trong qúa trình chờ đợi nhập hàng một cơn dông lớn đã xảy ra và sét đã đánh vào xe chở xăng của B làm nổ xăng và hư hỏng toàn bộ xe của B, ngoài ra còn làm thương 3 người công nhân đang làm việc gần đó;

– B đồng ý, trong quá trình chờ đợi xe của C đia qua đã va chạm với xe của B làm thủng bồn xăng trên xe gây thất thoát toàn bộ số xăng trên xe;

20. So sánh hợp đồng ủy quyền với Giấy ủy quyền;

21. Phân biệt giữa đại diện theo ủy quyền tromng nội bộ một pháp nhân với đại theo hợp đồng ủy quyền;

22. Nêu các trường hợp đại diện giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đại diện cho nhau theo hợp đồng ủy quyên và không theo hợp đồng ủy quyền;

23. Phân tích các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền lại ủy quyền lại cho chủ thể khác;

24. Nêu phương thức thực hiện và trách nhiệm dân sự liên quan đến công việc ủy mà bên được ủy quyền là một tổ chức;

25. Nêu các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền theo hợp đồng;

26. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là tổ chức;

27. Nêu các điều kiện đối với bên ủy quyền là cá nhân;

28. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là cá nhân;

29. Nêu những biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho bảo đảm thực hiện hợp đồng ủy quyền;

30. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách;

31. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển tài sản;

32. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng ủy quyền;

33. Soạn thảo một hợp đồng vận chuyển tài sản có đối tượng được vận chuyển là vật có tính chất hao mòn tự nhiên;

34. Soạn thảo hợp đồng ủy quyền theo đó bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện công việc bảo hành sản phẩm của mình trên một địa bàn xác định.

35. Nêu sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hành khách thông thường với dịch vụ vận chuyển hành khách vì lợi ích công cộng (Ví dụ: xe buýt…);

36. Phân biệt giữa hợp đồng vận chuyển là hợp đồng mẫu với hợp đồng được giao kết từ kết quả thương thuyết giữa vên vận chuyển và bên thuê vận chuyển;

37. Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa bên vận chuyển – tổ chức bảo hiểm – bên thuê vận chuyển trong trường hợp có thiệt hại xả ra cho bên thuê vận chuyển.

38. Phân biệt giữa bên thuê vận chuyển tài sản với bên nhận tài sản;

39. Xác định trách nhiệm dân sự, trong trường hợp một công ty du lịch thuê một công ty vận chuyển hành khách chỏ khách du liachj của mình đến địa điểm du lịch và đã có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho khách du lịch đi trên phương tiện của công ty vận chuyển hành khách;

40. Xác định trách nhiệmdaan sự giữa bên vận chuyển và bên thuê vậnc huyển trong trường hợp, bên thuê vận chuyện đưa chất cháy nổ lên phương tiên vận chuyển và chất đó đã cháy nổ gây thiệt hại về phương tiện vận chuyển, tính mạng, sức khỏe của các hành khách khác và của chính người vận chuyển, người thuê vận chuyển;

41. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp bên thuê vận chuyển chết đột tử, mắc bệnh hoặc sinh con trong thời gian vận chuyển;

42. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển.

43. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bên ủy quyền – bên được ủy quyền – người thứ ba (có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền);

44. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bến xe khách – bên vận chuyển và người thuê vận chuyển.

2. KHẲNG ĐỊNH DÚNG HAY SAI? TẠI SAO

1. Hành khâch có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước;

2. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý;

3. Người dưới 6 tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách;

4. Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản vận chuyển bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự;

5. Tài sản được qui định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản;

6. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản;

7. Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển;

8. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu;

9. Hành khách không có vé xe không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra;

10. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

11. A thuê B người chở khách bằng xe máy (xe ôm, taxi moto), B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy;

12. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các qui định của pháp luật;

13. Bên vận chuyện phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra;

14. Hành khách chỉ có thể là cá nhân;

15. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ;

16. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm thanh toán toàn bộ thiệt hại cho mình;

17. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản;

18. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;

19. Xe vận chuyển hành hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;

20. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;

21. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;

22. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;

23. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;

24. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;

25. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước;

26. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;

27. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi;

28. Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí;

29. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vậnc huyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;

30. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại xảy ra;

31. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền;

32. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại;

33. Hợp đòng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền;

34. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;

35. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền;

36. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;

37. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm;

38. Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền;

39. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền;

40. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ.

9. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 10 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

9.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC

9. 2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm;

9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này;

10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách;

11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiệm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba;

14. A mua bình gas của một cửa hàng chuyên doanh gas, đang sử dụng thì bình gas phát nổ làm sập toàn bộ nhà của A, A và con gái 7 tuổi chết. A là người đã mua bảo hiểm tài sản, A đã mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con gái. Hãy xác định trách nhiệm dân sự phát sinh trong trường hợp này.

15. Hãy nêu các điều kiện cần thiết để là một tổ chức bảo hiểm;

16. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại;

17. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm chấm dứt hoạt động;

18.Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bao hiểm chết;

19. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chết;

20. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm không có chức năng thục hiện dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng đã xác lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

21. A đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm B (A là người được bảo hiểm), hãy xác định các trường hợp công ty bảo hiểm C là người thanh toán tiền bảo hiểm cho A mà không phải là công ty B;

22. Phân biệt giữa hai trường hợp công ty may X mà B làm việc mua bảo hiểm cho B và B mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho mình;

23. Anh C là nhân viên lái xe cho công ty dịch vụ vận chuyển tài sản M, trong một lần điều khiển phương tiện vận chuyển, xe phát nổ toàn bộ xe và hàng của bên thuê vận chuyển trên xe bị hủy hoại, anh C chết. Xe và hàng đã được công ty M mua bảo hiểm. Hãy xác định hậu quá pháp lý trong trường hợp này;

24. Xác định trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển, tổ chức bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông và người điều khiển phương tiện đã bỏ mặc hành khách dẫn tới hành khách chết vì không được cấp cứu kịp thời;

22. Hãy xác định các trường hợp làm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

23. Khi nào hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba trở thành hợp đồng không vì lợi ích người thứ ba (bên mau bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm);

24. Phân biệt các trường hợp sau:

– A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 7 tuổi;

– A dùng tài sản của con 7 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con;

– A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi;

– A dùngtaifsarn của con 17 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe của con;

– A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con của mình 7 tuổi;

– A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi.

25. Nêu các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu;

26. Nêu ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm;

27. Mối liên hệ giữa dịch vụ bảo hiểm với bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản;

28. Xác định tư cách chủ thể trong trường hợp công ty bảo hiểm A bảo lãnh cho công ty bảo hiểm B xác lập hợp đồng bảo hiểm tài sản cho công ty M;

29. Xác định hậu quả pháp lý đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên được bảo hiểm chết khi chưa có sự kiện bảo hiểm;

30. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chuyển quyền được bảo hiểm của mình cho người khác.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Tất cả các quan hệ bảo hiểm đều là quan hệ hợp đồng bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm là bên được bảo hiểm;

3. Bên được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm;

4. Khi nhiều tổ chức bảo hiểm cùng tham gia một hợp đồng bảo hiểm thì giữa họ phát sinh trách nhiệm liến đới trong bảo hiểm;

5. Quyền được thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm là một quyền tài sản của bên được bảo hiểm;

6. Bảo hiểm hành khách trong vận chuyển hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

7. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc;

8. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm tự nguyện;

9. Bảo hiểm tính mạng là bảo hiểm bắt buộc;

10. Bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thuộc loại bảo hiểm nhân thọ;

11. Do phải làm việc trong môi trường bị tai nạn cao, A đã mua bảo hiểm tính mạng tại công ty bảo hiểm X với thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên, mới đóng phí bảo hiểm được 2 năm thì A bị tai nạn chết. Trong trường hợp này công X không phải thanh toán tiền bảo hiểm cho A;

12. Bảo hiểm cho hành khách là loại hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba;

13. Người đang mắc bệnh ung thư không được mua bảo hiểm tính mạng;

14. Theo qui định, người mắc bệnh tim nặng không được tham gia vào vận chuyển hành khách bằng hàng không, A thuộc trường hợp này nhưng A không nói cho người có thẩm quyền của hãng hàng không biết, do đó người có thẩm quyền của hãng hàng không đã đồng ý vận chuyển A. Tuy nhiên, trên chuyến bay A đã đột tử chết. Trường hợp này cả tổ chức bảo hiểm và hãng hàng không không phải chịu trách nhiệm bồi thường;

15. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm theo mức thiệt hại thực tế xảy ra;

16. Khi cần có sự kiện bảo hiểm, người được nhận tiền bảo hiểm phải là bên được bảo hiểm;

17. Khi nhiều người cùng được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm được thanh toán đều cho những người này nếu có sự kiện bảo hiểm;

18. Bên bảo hiểm có thể chuyển nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác;

19. Khi bên mua bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

20. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm;

21. Người thứ ba với tư cách là người thụ hưởng tiền bảo hiểm chết thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chấm dứt;

22. Bảo hiểm hành khách được mua từ tiền tiền vé của hành khách;

23. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm không có lỗi trong gây thiệt hại;

24. Tất cả tài sản của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản bảo hiểm;

25. Bảo hiểm hành khách bao gồm cả bảo hiểm hành lý của hành khách;

26. Sự kiện bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là sự kiện tài sản bị thiệt hại;

27. A đóng phí bảo hiểm cho tài sản của mình. Tài sản của A bị kê biên và phát mại để xử lý nợ của A đối với người khác. Trường hợp này bên bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm tài sản cho A;

28. Khi bên bảo hiểm bị giải thể thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

29. Khi bên được bảo hiểm từ chối nhận tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

30. Khi tính mạng của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bị tước đoạt bởi hành vi của người thứ ba, thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm là người thứ ba gây thiệt hại;

31. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm có mức phí bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, múc tiền bảo hiểm hoàn toàn do cácbeen thỏa thuận;

32. Trong bảo hiểm bắt buộc, các bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mứcphis và mứctieefn bảo hiểm;

33. Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền.

10. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 11 – MODUL2: CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

10.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

10.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý;

9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại;

10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp;

11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm;

12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm;

13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;

14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;

15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;

16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại;

17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại;

19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật;

20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận;

22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự;

23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự;

24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi;

27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi;

28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền;

29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B;

30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y;

31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự;

33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống;

– Chị H chết và bào thai không được cứu sống;

– Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại;

2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật;

3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý;

4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại;

7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại;

8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại;

10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau;

11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện;

12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân;

13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân;

14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người;

16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình;

17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng;

18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết;

20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại;

21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên;

23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm;

24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại;

25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình;

26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại;

27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại;

28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường;

29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại;

32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại;

33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết;

34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường;

36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường;

37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất;

38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường;

39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại;

40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm;

11. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 12 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA

11.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

11.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;

4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;

5. Xác định "chất kích thích" được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:

– Rượu;

– Bia;

– Đồ uống có ga;

– Thuốc ngủ;

– Thuốc giảm đau;

– Ma túy;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người khác;

7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;

8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau:

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B "nếu không uống sẽ không coi B là bạn", vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà, nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai nạn cho người khác;

9. So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người;

10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại;

13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi;

14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự;

15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị thi hành án tử hình;

16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm của nhiều cơ quan tố tụng;

17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại;

18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án;

19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát hiện ra B một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác;

20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết;

21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau:

– Chánh án;

– Thẩm phán;

– Thư ký phiên tòa;

– Kế toán, thủ quĩ của Tòa án;

– Bảo vệ Tòa án.

22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người chết trong ngôi mộ đó;

23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm đường;

24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần 12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần;

25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm bảo chất lượng.

27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá;

3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường;

4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng;

5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường;

6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;

8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường;

9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại;

10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích;

12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E;

13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại;

15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây thiệt hại;

17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;

20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường;

21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường;

22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt;

23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường;

24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới;

25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một;

26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác;

28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai;

29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường;

30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.

12. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 13 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

12.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

12.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;

2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;

3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;

4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;

5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;

6. Phân biệt "thú dữ" là nguồn nguy hiểm cao độ và "gia súc";

7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại;

8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết;

9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hai do cây cối gây ra;

10. Xác định trách nhiệm dân sự do gia súc thả rông gây thiệt hại;

11. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A bị nhiễm H5N1 do nhà hàng xóm nuôi gia cầm;

12. Xác định trách nhiệm dân sự do ăn phải thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh được mua từ cáctrung tâm thương mại (chợ, siêu thị…);

13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp tầu chở gạo đâm vào tàu chở dầu do tàu chở gạo có lỗi. Dầu trên tầu chở dầu đã tràn ra sông gây ô nhiễm nặng;

14. Xác định các trường hợp chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi;

15. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đang lái xe máy bất ngờ xe bị nổ lốp làm A mất tay lái đâm phải B và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B;

16. Xác định hậu quả pháp lý của người bị nhiễm vi rút từ vật nuôi dẫn tới tử vong hoặc thiệt hại về sức khỏe;

17. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp chị K bán hàng ở nơi cấm họp chợ và bị xe ô tô của C va quệt dẫn tới thiệt hại về tính mạng;

18. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra;

19. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra;

20. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra;

21. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường;

22. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường;

23. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây điện đứt làm chết ngườig đi đường;

24. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp X mới 14 tuổi leo lên cột điện và điện giật;

25. Xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ sập cầu Cần Thơ;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cao ốc Pacific làm sập một phần trụ sở Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh;

27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá sấu nuôi sổng chuồng thoát ra sông tự nhiên và gây thiệt hại cho người khác;

28. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của người thứ ba;

29. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá nhà A bơi sang ao của nhà B và đã ăn hết cá của nhà B;

30. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dấn ự trong trường hợp A nuôi chuột cảnh và chuột cảnh đã thoát ra ngoài, sinh sôi rất nhanh cắn nát lúa và hoa màu của những người hàng xóm;

31. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:

– A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại;

– A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại;

– A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác;

– A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại;

– A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe dãdaam vào người đi ngược chiều gây thiệt hại.

32. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường từ trường trên các đường điện 500 KV và 220 KV gây thiệt hại về sức khỏe cho nhưng người dân sống gần khu vực đường điện.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;

3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi;

4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường;

5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường;

6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát Cxuoongs C giật mình ngã. Aphair bồi thường cho C;

7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường;

8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ;

9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ;

10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ;

11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ;

12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ;

13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ;

14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại;

15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra;

16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm;

18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau;

19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này;

20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường;

21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường;

22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt;

23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường;

24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường;

25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm;

26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đãbij cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường;

27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại;

28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường;

29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường;

30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường

CÒN TIẾP…..

 

511 Responses

  1. Em chào thầy!

    Em có một thắc mắc về trình tự áp dụng thừa kế thế vị, nhờ thầy giải đáp giúp em ạ.

    Chẳng hạn như ông A có di chúc để lại ts cho một trong những người con là H (H đã lập gđ và có con). Nếu H chết trước A và A cũng không sửa lại di chúc, thì khi chia tk, hướng giải quyết nào thì đúng ạ?

    Thứ nhất: phần tk theo di chúc của H không có hiệu lực nên được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A theo điều 675. Sau đó con H nhận thừa kế thế vị thay H phần ts sau khi đã được chia theo pháp luật.

    Thứ hai: áp dụng ngay điều 677, con H sẽ nhận thừa kế thế vị phần tk theo di chúc.

  2. Em chào thầy!

    Em có chút không hiểu về trình tự thực hiện thừa kế thế vị, nhờ thầy giải đáp giùm ạ.

    Nếu một người có di chúc để lại TS cho một trong những người con A của ông ấy (A đã lập GĐ và có con), nhưng A lại chết trước, và ông cũng không sửa lại di chúc. Vâỵ khi chia thừa kế, hướng giải quyết như thế nào là đúng ạ?

    Thứ nhất, phần TK theo di chúc của A không có hiệu lực, sẽ chia TK theo pháp luật cho những người thuộc hàng TK thứ nhất của ông cụ. Sau đó con của A nhận TK thế vị phần DS đã được chia theo pháp luật này.

    Thứ hai, áp dụng ngay điều 677 về TK thế vị, con của A sẽ thay A nhận phần TK theo di chúc.

  3. thầy ơi cho em hỏi tình huống này
    ngày 17/2/2003 cty A (Việt Nam) kí với cty B(Liên Bang Nga) do phó Giám Đốc kí tên và đóng dấu của 1 xí nghiệp trực thuộc của cty A là chính phó Giám Đốc này làm Giám Đốc. Các bên chọn công ươ1c Viên 1980 làm nguồn luật áp dụng và khi hợp đồng phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết trước trọng tài thương mại quốc tế Liên Bang Nga.
    Sau khi hợp đồng có hiệu lức, cty A đã không mở L/C theo thỏa thuận. Do cty A vi phạm hợp đồng nên cty B kiện Cty A và yêu cầu bồi thường 47500USD. Bên cty A không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lí do người kí hợp đồng từ phía mình không có thẩm quyền. Do đó hợp đồng vô hiệu
    a) Nêu các căn cứ pháp lí để giải quyết
    b) Nêu cách phán quyết của vụ việc theo đúng luật Thương mại quốc tế

  4. em chào Thầy. Thầy ơi muốn phân biệt Quan hệ Vật Quyền và quan hệ Trái quyền thì làm như thế nào ạ?

  5. Em có một tình huống về luật thương mại xin được hỏi thầy
    Công ty TNHH Phương Đông được thành lập ngày 2/2006 với 4 thành viên (Bình, Nam, Hoa, Hạnh), vốn điều lệ 1 tỷ, kinh doanh mua bán thủy sản.
    Bình góp 200 triệu đồng tiền mặt, Nam góp chiếc xe ô tô là 200 triệu đồng, Hoa góp kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất trị giá 500 triệu đồng, Hạnh góp 100 triệu đồng tiền mặt. Theo Điều lệ công ty, Nam là Chủ tịch HĐTV, Bình làm Giám đốc (là người đại diện theo pháp luật), Hoa làm Phó Giám đốc.
    Sau 1 năm hoạt động, do mâu thuẫn, Nam đã ra quyết định cách chức Bình và thay Hoa.
    Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn giữ con dấu. Sau đó, với danh nghĩa của Công ty Phương Đông, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 triệu đồng với Công ty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước 300 triệu đồng cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị tài sản lúc này của Cty Phương Đông là 1,2 tỷ). Bình đã chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản cá nhân.
    Nam kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng, bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho công ty.
    Công ty Trường Xuân kiện Công ty Phương Đông yêu cầu hoàn trả 300 triệu đồng và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
    Nhận xét về tình huống trên?
    Trách nhiệm thuộc về ai? Bình hay Công ty Phương Đông?

  6. Tòa phải thụ lý thôi bạn àh !

  7. Em ko có tội..! em không ký đâu ạ..!!

  8. em chào thầy
    thầy cho em hỏi vấn đề này ạ!!!
    A và B ký hợp đồng du lịch trọn gói với công ty C. Trên đường đi thì xe của Công ty C gặp tai nạn với xe do D lái và xe này cho E làm chủ. Tai nạn xảy ra do lỗi của D. Tai nạ làm B chết tại chỗ.
    Sau đó A kiện công ty C đòi yêu cầu BTTH và Tòa đã bác yêu cầu này của A vì cho rằng tai nạn do lỗi của D do đó trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ xe là E.
    Em muốn hỏi ở đây ta xét quan hệ trong họp đồng giữa A,B và công ty C mà vẫn chấp nhận yêu cầu BTTH của A được không? Còn về yếu tố lỗi của D gây ra tai nạn ta có thể xét ở Mối quan hệ ngoià hợp đồng giữa Công ty C và E.
    Mong sự giúp đỡ của thầy!

  9. Cho em hỏi 1 câu ạ, ý nghĩa thực tiễn trong việc giao kết hợp đồng dân sự là gì ạ?

  10. e chào thầy, thầy có thể chỉ giúp e phương pháp học luật ntn cho hiệu quả được k a, e thấy có rất nhiều vấn đề nên không biết phải bắt đầu từ đâu và ntn. Mong thầy giúp e, e cảm ơn

  11. em có một câu hỏi, mong thầy giải đáp, tại sao khi tuyên bố một người mất tích, khi vợ hoặc chồng người đó muốn li hôn thì tòa giải quyết cho li hôn, nhưng tài sản thì vẫn là của người đó, phòng trường hợp người đó trở lại, thì tài sẩn vẫn thuộc về người đó, nhưng mà về quan hệ vợ chồng thì không còn tồn tại nữa, muốn kết hôn lại thì phải đi dăng kí kết hôn lại từ đầu, tại sao lại vậy hả thầy?

    • Chào bạn mình xin trả lời bạn như sau. khi tuyên bố 1 người mất tích thì Năng lực chủ thể tạm thời đình chỉ chứ chưa chấm dứt tư cách của chủ thể, như vậy người đó chưa chết thì tài sản vẫn của người đó. chỉ khi nào người đó chết năng lực chủ thể chấm dứt khi đó tài sản không còn của người đó nữa mà sẽ giải quyết theo thừ kế. việc tuyên bố mất tích dựa trên suy đoán pháp lý. quyền ly hôn của vợ và chồng thì được pháp luật cho phép cả khi cả 2 vợ chồng đang có mặt đầy đủ chứ không phải là 1 bên mất tích.

  12. vợ chồng bác tôi có 3 người con, có anh L là con trai duy nhất. năm 2009 vợ chồng 2 bác quyết định trao toàn bộ diện tích nhà cho anh L. Hai bác đã tới phòng công chứng làm hợp đồng tặng cho nhà, đất của mình cho vợ chồng anh tôi (mảnh đất có giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất)với điều kiện vợ chồng anh tôi phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già và sau này chăm lo mồ mả tổ tiên.

    cuối năm đấy anh tôi phá nhà cũ để xây nhà mới. thời gian đầu, tình hình sống chung rất tốt nhưng về sau xuất hiện mâu thuẫn rất căng thẳng kiến không thể sống chung được. do không còn chỗ khác để ở nên bác tôi làm đơn kiện đòi lại nhà đất của mình hiện do vợ chồng anh tôi đang sử dụng.

    tôi muốn hỏi là việc đòi lại nhà của hai bác là đúng hay sai? vụ việc này do cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? và theo pháp luật hiện hành thì vụ việc này giải quyết thế nào.

    xin cảm ơn !

  13. cho em hỏi sự giống nhau và khác nhau giữa mất năng lực và hạn chế năng lực hành vi dân sự a!

  14. thua thay theo quan diem cua thay thi quyen su dung dat co the dem di the chap de thuc hien nhieu nghia vu dan su hay ko? em thay co nhieu quan diem rat khac nhau ve van de nay mong thay tu van giup em em cam on thay!

    • Chào Lê Vân Anh,
      Theo tinh than quy định tại BLDS và Luật đất đai, quyền sử dung có thể là tài sản thế chap và cũng theo BLDS một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ. Như vậy, không thể phủ nhận một quyền sử dung đất có thể được dung để bảo đảm nhiều nghĩa vụ, diều đó là cần thiết đặc biệt đứng dưới góc độ khai thác tốt nhất giá trị của tài sản trong việc tham gia giao dịch. Vấn đề là pháp luật cần có quy định về cơ chế, công khai, minh bạch trong trường hợp một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ, đặc biệt trong xác định quyền của các chủ nợ.
      Trên thực tế để hạn chế rủi ro trong giao dịch nhiều chủ nợ yêu cầu con nợ chỉ bảo đảm duy nhất quyền sử dung đất cho khoản nợ của mình. Điều đó gây lãng phí lớn ví dụ bảo đảm một nhafcos giá trị 5 tỷ cho khoản vay 100 triệu đồng???

  15. Thưa thầy em chưa rõ nắm về vấn đề về hậu quả pháp lý từ việc thế chấp. chẳng hạn như, A cho B thuê nhà với thời hạn 2 năm, sau đó A lại dùng chính căn nhà đó để thế chấp cho ngân hàng C trong thời hạn 1 năm. A không hề thông tin lại cho B về vấn đề thế chấp căn nhà. Hết thời hạn theo quy định là 1 năm, A không trả nợ được ngân hàng thì trong tình huống này phải giải quyết ntn, thưa thầy?

    • Chào bạn Lê Vân Anh mình xin được trả lời cho bạn như sau:
      Trường hợp này A không cần phải thông báo cho B biết việc thế chấp này mà A phải thông báo về việc thuê tài sản cho bên nhận thế chấp NH C biết.
      Nếu A đến hạn mà ko trả dc nợ thì việc xử lí tài sản thế chấp chỉ dc thực hiện sau khi kết thúc thời hạn thuê. (trừ trường hợp bên thuê B có thỏa thuận khác). nếu có thiệt hại xảy ra thì A phải chịu trách nhiệm.
      Nếu A không thông báo rõ về việc TS thế chấp đang cho thuê thì việc xử lí TS cũng tiến hành tương tự nhưng A phải chịu trách nhiệm về không xử lí TS thế chấp đúng hạn.

  16. thưa thầy cho em hỏi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có phải là các biện pháp này sẽ bảo đảm việc thực hiện hợp đồng dân sự không?

  17. tong cong cac khoan thue thue tai san “gan bang” gia tri tai san .vay ”gan bang” theo qui dinh cua viet nam la bao nhieu ?

  18. Chaò thầy.
    Thầy giúp em phần “năng lực hành vi dân sự của cá nhân” với ạ,em đang cần mong thầy giúp em với.
    Emcảm ơn nhiều.

  19. Xin chào thâỳ, cho em hỏi :
    – Đ313 và 317 BLDS 2005 có nói đến biện pháp bảo đảm khi thực hiện chuyển giao QYC hoặc NV.Vậy biện pháp bảo đảm là gì trong t/h trên?
    – T/h thực hiện QYC hoặc NV thông qua người thứ 3 có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm có chấm dứt hay k, vì sao?
    Thầy giảng giải giúp em. Xin cảm ơn thầy!!!

    • Xin chào thầy và các anh chị, cho em hỏi:
      -Theo Đ313 thì các biện pháp bảo đảm sẽ được chuyển giao khi thực hiện chuyển giao QYC cho người thứ 3 đó là rõ ràng theo quy định của luật.
      – Theo Đ317 thì các biện pháp bảo đảm sẽ chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác
      Xin hỏi theo lệ thường thì các BPBĐ sẽ chấm dứt trong t/h chuyển giao NV phải không?
      Phần “nếu không có thỏa thuận khác” làm tôi phân vân khi trả lời câu nhận định “Khi chuyển giao NVDS mà có các biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm cũng được chuyển giao”. Theo tôi nhận định t/h này chỉ đúng khi có thỏa thuận khác?
      Xin thấy và anh chị giải thich giúp , biện pháp bảo đảm là gì?
      Xin cảm ơn rất nhiều!!!

  20. mình có một bài tập về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng , mong các bạn cùng giúp sức

    công ty A giao cho B, C, vân chuyển 21 tấn gạo ( 1 xe 1o tấn, 1 xe 11 tấn) mặc dù biết rằng trọng tải của cầu chỉ chịu được là 10 tấn.
    phần do mệt , phần do uống rượu nên B, C cho hai xe chạy gần nhau, kết quả cầu sập. ai chịu trách nhiệm bồi thường

    • chao \Thay
      Tôi có một việc xin được tư vấn giúp
      Năm 1987 bố tôi được cơ quan cấp cho 1 căn hộ ở tập thể, cho bố tôi và em tôi ở. Năm 1989 mẹ tôi mất. Năm 1992 bố tôi lấy vợ mới (có đăng ký kết hôn) tại huyện Bảo Thắng Lao Cai, năm 1993 gia đình riêng của bố tôi đưa về cùng sinh sống với chúng tôi tại căn hộ này. Đến năm 2006 làm thủ tục sổ đỏ bố tôi và vợ 2 bố tôi đứng tên trong sổ đỏ (chưa được sự đồng ý của anh em chúng tôi). Tháng 12 năm 2007 bố tôi mất. hiện nay vợ của bố tôi đòi chia nhà đó và đòi thừa kế 50% số tài sản đó. Vậy tôi xin hỏi để đảm bảo quyền lợi theo đúng pháp luật quy định thì số tài san trên được phân chia như thê nào?
      theo thời gian khởi kiện chia tài sản đó tính từ lúc thời điểm mở thừa kế năm 1989 từ lúc mẹ tôi mất có được không? mặc dù thời hiệu khởi kiện đã hết. nhưng căn cứ vào NQ02-2004 có được ko?
      Nếu chia tài sản năm 2007 thì phân chia như thế nào cho phù hợp với pháp luật.
      bố tôi có 5 người con với mẹ tôi, và 1 người con với vợ 2.
      kính mong sự giúp đỡ. Trân trọng cám ơn!

  21. Hi my friend! I wish to say that this post is amazing, nice written and include almost all vital infos. I would like to peer more posts like this .

  22. Thưa thầy..!!! Thầy giải bài này giúp em với nhé… Cảm ơn thầy.
    Ông Hùng và bà Bé lấy nhau từ năm 1990 có với nhau 4 người con, trong đó 2 người con đang thành niên,, 2 người con khác đang vị thành niên. Ông Hùng và ba Bé cùng nhau tạo lập khối tài sản chung (nhà cửa, xe hơi…) Sau đó đén năm 2004, ông Hùng có quan hệ với bà Hồng (đối tác kinh doanh) và có với nhau 1 đứa con. đến 2009, ông Hùng bị tai nạn giao thông và qua đời. Trong di chúc, ông Hùng đẻ lại toàn bộ tài sản cho mẹ con bà Hồng. Mẹ con bà Bé đã đưa đơn khởi kiện.
    Hãy phân xử ai đúng ai sai? Sai đúng như thế nào theo pháp luật hiện nay?

  23. Em chào Thầy ạ!
    Thầy cho e hỏi 1 vấn đê: Giả sử Anh A giết chết anh B. Bây giờ tính bồi thường tổn thất tinh thần cho vợ và con anh B thì tính như thế nào thưa thầy? Văn bản nào hướngdẫn.
    Em cảm ơn thầy nhiều!

  24. Ngày mai em có bài kiểm tra cuối kì môn Luật DS nên em lang thang trên mạng tìm một số câu hỏi nhận định đúng sai, vô tinh em tìm thấy trang web thú vị này…Thông qua những câu hỏi thắc mắc của các bạn cũng như sự giải đáp tận tình của thầy, giúp em có thể ghi nhớ một số kiên thức đã học, nhưng không bao giờ nhớ nỗi..cảm ơn thầy mong thầy luôn vui và nhiều thành đạt

  25. Thầy cho em hỏi :
    Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 3 người con chung C,D,E đều đã thành niên và có công việc ổn định. Hãy xác định di sản thừa kế trong các trường hợp sau :
    a. ông A chết năm 1998 có ngôi nhà ở là tài sản chung của A, B trị giá 500 triệu, ông A còn có tài sản riêng là 50 tr, ông A và bà B góp vốn vào công ty cổ phần 200 tr (và có khoản lợi tứcthu được 46 tr); ông A và bà B còn nợ Ngân hàng công thương 40 triệu đồng chưa đến hạn trả nợ.
    b, Khi ông A chết năm 2005 khoản tiền phúng viếng là 60 tr, ông A và bà B có ngôi nhà là tài sản chung trị giá 500tr; bà B có nợ riêng 30 tr nhưng lại yêu cầu trừ vào di sản thừa kế của ông A.
    Cảm ơn thầy nhiều…

  26. Em muốn download tất cả đề cương của từng chương của môn Luật Dân sự nhưng em chỉ thấy có chương 1 mà thôi, như vậy em muốn có tất cả đề cương bài giảng của môn Luật Dân sự thì em lấy ở đâu vậy thầy, thầy có thể hướng dẫn cho em được không, cám ơn thầy nhiều.

  27. em cảm ơn thầy đã giúp đỡ ạ.hj

  28. Em chào thầy ạ! Em đang làm một bài tiểu luận bình luận Điều 422 BLDS 2005, em muốn tìm được Bản án liên quan thì tìm ở đâu ạ! Em lên web của Tòa án nhân dân tối cao mà tìm không được! Thầy có thể gợi ý cách tìm giúp em không ạ! Em cảm ơn!

  29. em chào thầy ah.
    em mong thầy trả lời cho em về việc phân biệt quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong luật dân sự ?

  30. thưa thầy. em muốn nhờ thầy trả lời tình huống sau, mong thầy giúp đỡ: tình huống như sau:
    vợ chồng A-B có 2 người con chung là C, D. C có vợ là H và có 2 con là E, F. A và C chết cùng thời điểm, A để lại di chúc truất quyền thừa kế của 3 mẹ con bà B và cho k hưởng 2/3 di sản, còn 1/3 di tặng cho M. Qua sự kiện trên, B kiện đến tòa án xin thừa kế di sản của A. Di sản của A có 720trieu đồng. Hãy chia di sản của A cho những người có quyền hưởng?

    • trước khi chia thừa kế thì bạn nên làm rõ vấn đề sau: thứ nhất, di sản 720 triệu là của riêng ông A hay trong đó có cả phần tạo lập của 2 ông bà trong thời kì hôn nhân, thứ hai: D (con thứ 2 của ông bà ) đã thành niên hay chưa?

    • Theo mình tính như sau:
      Vì trong đề bài không nêu lên mình nghĩ rằng cả C và D đều đã thành niên lên sẽ không được hưởng tài sản thừa kế.
      theo điều 669 thì cho dù ông A truất quyền bà B nhưng bà B vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo luật.
      bà B được hưởng là: 720/ 3(B,C,D) x 2/3 = 160 triệu.
      tài sản còn lại = 720 – 160 =560 triệu.tài sản này sẽ được chia theo di chúc của ông A đó là:
      tài sản thừa kế của K = 560 x (2/3) = 373 triệu
      tài sản thừa kế của M =560 – 373 = 187 triệu.
      Như vậy B=160 triệu
      K = 373 triệu
      M = 187 triệu
      C=D=0

  31. Thưa thầy.e tính như thế này có được không ạ:
    Vì C đã thành niên, còn B và D thuộc diện quy định tại Đ669 nên e chia lại như sau:
    Tổng tài sản của A = 500+(800/2)= 900 triệu
    2/3 suất thừa kế theo luật= (900/3) x 2/3 = 200 triệu
    vậy theo điều 669 thì tai sản thừa kế B=D=200 triêu.
    Tài sản còn lại của ông A là 900-400=500 triệu. thì chia theo di chúc là M được 2/3 tài sản của 500 triệu = 333 triệu.
    Còn 1/3 tài sản là 167 triệu thì chia đều cho B,C,D. nhưng do ở trên đã nâng mức tài sản thừa kế của B,D lên là 200triệu nên bây giờ sẽ không chia đều cho B,C,D nữa mà cả 167 triệu sẽ thuộc hết về C.
    E không biết chia như thế có đúng không.Mong thầy sẽ giải đáp cho e.
    E cảm ơn thầy.

  32. Thưa thầy, thầy giúp em chia tài sản thừa kế của tình huống này với ạ:
    A có vợ là B và 2 con là C,D.Trong đó D bị động kinh.A để lại di san thừa kế là 500 triệu đồng (tài sản riêng)và 1 ngôi nhà của vợ chồng có giá trị là 800 triệu đồng. A chết để lại di chúc cho M (là bồ) hưởng 2/3 di sản thừa kế; 1/3 còn lại chia đều cho B,C,D. B kiện lên tòa án đòi chia lại thừa kế.
    E cảm ơn thầy.

    • Chào Thanh Liễu,
      Trước hết em phải tính di sản của A, sau dó chia theo di chúc của A. Tuy nhiên, B và D thuộc diện quy định tại Đ 699 (tôi cũng không rõ C đã thành niên chưa) thì được hưởng 2/3 suất thừa kế theo luật nếu phần B và D hưởng theo di chúc không đủ 2/3 suất thì được bù đắp phần còn thiếu cho B và D.
      Căn cứ vào tính tiết em nêu, 2/3 suất thừa kế theo luật được tính như sau:
      di sản của A/3 (B,C,D) X 2/3

  33. Chào Thầy! Thầy giúp giải bài tập môn TTDS dùm em nhé!
    Bài 1
    A kiện B đòi nợ 100 triệu đồng. Toà án sơ thẩm xét xử buộc B phải trả cho A số tiền nói trên. B kháng cáo vì cho rằng B chỉ nợ A số tiền 50 triệu đồng. Hỏi toà án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết vụ án như thế nào nếu toà án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà A vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng? Tại sao?

  34. Chào thầy !
    Di chúc, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …có phải là giấy tờ có giá và nếu nói “giấy tờ có giá là giấy tờ trị giá được bằng tiền” liệu đã đầy đủ chưa.
    Chân thành cảm ơn thầy !

    • ở nghị định 163/2006/NĐ-CP định nghĩa về giấy tờ có giá như sau: :” Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.”
      “giấy tờ có giá” có thể “có giá” ở hai mặt:
      1 – Ở chức năng sử dụng về mặt vật chất là một tờ giấy; và
      2 – Ở khả năng “chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ” ví dụ sổ tiết kiệm có thể chuyển đổi thành tiền hoặc dùng để thanh toán nợ đang vay của ngân hàng.

      Trả lời câu hỏi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là tài sản không.
      1 – Về mặt chức năng sử dụng như là một tờ giấy thì chắc chắn là có.
      2 – Về khả năng chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ, thì rõ ràng nó lệ thuộc vào mảnh đất được ghi trên nó. Vì giá trị tiền tệ của nó thực chất là giá trị quyền sử dụng của mảnh đất. Vì vậy ở khía cạnh này giấy chứng nhận quyền sở hữu đất không thể là tài sản. Ở đây nó chỉ mang tính đại diện hình thức thôi, vì người ta không thể đem theo cả mảnh đất khi đi giao dịch. Do chỉ mang tính đại diện nên nếu lỡ có mất “tài sản” này (ở góc độ là tờ giấy) thì cũng chưa có gì là đáng lo ngại lắm do có thể yêu cầu nhà nước cấp lại.
      Di chúc cũng như vậy.

      • Chào Thầy! Thầy giải bài tập môn TTDS dùm em nhé!
        A kiện B đòi nợ số tiền 100 triệu đồng. Toà án sơ thẩm đã xử buộc B trả cho A số tiền nói trên. B kháng cáo vì cho rằng B chỉ nợ A số tiền là 50 triệu đồng. Hỏi toà án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết vụ án như thế nào nếu toà án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà A vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng? TẠI SAO?

  35. Em có một bài tập tình huống sau, mong được mọi người giúp đỡ:
    Ngày 15/2/2008, Ben A (chủ hộ) và bên B ( chủ thầu) ký với nhau 1 bản hợp đồng xây dựng. Trong đó Bên B nhận xây dựng cho bên A 1 ngôi nhà 2 tầng với đơn giá tiền công : 500.000 đ/m2. Bên A đảm bảo cung cấp toàn bộ nguyên liệu phù hợp với tiến độ thi công mà 2 bên đã thống nhất. Nếu vi phạm của các bên về tiến độ cung ứng NVL cũng như tiến độ thi công phải chịu phạt là 1tr/1 ngày. Hợp đồng không đề cập đến việc bồi thường thiệt hại. Vì ngôi nhà hoàn thành chậm 15 ngày nên Bên A bị bỏ lỡ hợp đồng cho thuê ngôi nhà này thiệt hại tính là 9tr. Ngoài tiền phạt 6tr Bên A còn đòi bồi thường thiệt hại tổng 2 khoản là 15 triệu đồng.
    a) Hãy xác định tính chất của quan hệ hợp đồng xây dựng này? giải thích rõ vì sao ?
    b) Bên A có thể đòi bồi thường thiệt hai được hai không? vì sao ?

  36. thay oi cho em hoi neu ong A lap di chuc de lai tai san cho phap nhan B ma den luc A chet thi pn B da bi hop nhat voi phap nhan C thanh ph BC thi ph A co con dc huong tk cua ong A o a, di san cua A se xu li ntn ha thay.em cam on thay

  37. con cau nay nua a: theo nguyen tac ton trong va bao dam quyen cua nguoi de lai di san… nhung theo dieu 669 thi lai co su trai nguoc o cho qd cho cha, me, vo, con chua thanh nien… fai duoc nhan 2/3 1 suat tk the co mau thuan voi nguyen tac nay o thay.cam on thay nhieu

  38. thay oi cho em hoi neu A co hai con la B (trai) va c (gai) ma A chet de lai di chuc co ghi de lai toan bo ts cho B vi b la con trai thi co vi pham ng tac binh dang trong de lai di san va nhan di san tk cua ca nhan o

  39. Em có 1 tình huống. Mong mọi người giúp em!
    Ông A có 2 bà vợ là C và D(họ đều kết hôn trước năm 1960, không có giấy đăng kí kết hôn và đã chết).
    Ông A và bà C sinh được 1 người con trai là anh E(đã chết).
    Ông A và bà D sinh được 3 người con gái lần lượt là F, G, H.
    Ông A có 1 mảnh đất mang tên Ông. Khi chết ông A không để lại di chúc. Bà C( bà cả, chết cũng không để lại di chúc). Bà D(bà vợ 2) khi chết có để lại di chúc hợp pháp, nội dung là cho cô con gái H 1 phần mảnh đất. Giữa các người con xảy ra tranh chấp mảnh đất đó. Vậy bây giờ chia thế nào ạ?

    • Tôi tên Đặng Minh Tân luật sư của đoàn luật sư thành phố Vĩnh Long. tôi có một số ý kiến cho tình huống của ban là:
      trường hợp của ban thuộc phần thừa kế BLDS 2005 thì theo điều 669 BLDS 2005 ta áp dụng theo công thức:

      suất 669=2/3 x T/N
      trong đó: Tlà tổng di sản
      N là số người thừa kế theo pháp luật
      Như vậy:
      Suất 669 của G=2/3 x 1/3= 2/9
      Suất 669 của F=2/3 x 1/3= 2/9
      Suất 669 của H=tổng di sản -(phần trích cho G và F)=1-(2/9+2/9)=5/9
      Một số ý kiến đóng góp cho ban!

  40. thưa thầy thầy có thể giải đáp cho em biết các quyền của trẻ em khi cha mẹ ly hôn là như thế nào không ạ? thực sự em không hiểu rõ là quyền trẻ em hay là quyền của con cái. mong thầy giải đáp hộ em. Em xin chân thành cảm ơn thầy!

  41. so sanh giua chuyen giao nghia vu dan su voi chuyen giao quyen yeu cau la ntn.moi ng cho minh xin y kien nhe.thanks

  42. mọi người cho mình hỏi: tranh chấp giữa cơ quan thuế và DN có phải là tranh chấp kinh tế, thương mại hay không? vì sao? cảm ơn mọi người nha!!!.

  43. thưa thầy em có tình huống này mong thầy giải đáp giùm em với ạ.
    ông A và bà B có khối tài sản chung là 800 triệu đồng. họ có 3 người con, C 28 tuổi, D 22 tuổi mất năng lực hành vi dân sự, E 12 tuổi.
    năm 2006, bà A qua đời ko để lại di chúc. năm 2007, ông An cũng qua đời và để lại tất cả tài sản cho E. biết ông An còn có bố, mẹ và em trai.
    sau khi ông A qua đời di sản được chia thế nào?

    • tình huống này đơn giản mà bạn, bạn dựa vào quy định của Pháp luật Dân sự về chế định thừa kế là giải quyết được thôi mà. bà B chết thì tài sản chung của ông bà là 800 triệu chia đôi. do đó ông A được 400 triệu, di sản của bà B để lại là 400 triệu. Do bà B chết không để lại di chúc nên di sản trị giá 400 triệu của bà được chia theo pháp luật, nghĩa là chia đều cho ông A và 3 người con C, D, E (4 suất).
      Năm 2007 ông A qua đời. Theo bạn nói thì mình hiểu ông A khi chết có để lại di chúc đúng ko bạn và để lại toàn bộ di sản cho E trong khi ông này vẫn còn bố mẹ, em trai và 2 đứa con là C, D. Trong đó bố mẹ ông A và các con của ông A thuộc hàng thừa kế thứ nhất, em trai ông A thuộc hàng thừa kế thứ 2. Trong số các con của ông A thì có E chưa thành niên, D đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, Theo quy định tại điều 669 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp này những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà ông A để lại gồm có D mất năng lực hành vi dân sự (đồng nghĩa với không có khả năng lao động) và bố mẹ ông A. Những người này không có tên trong di chúc của ông A nhưng theo pháp luật, họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật. muốn biết 1 suất của người thừa kế theo PL bằng bao nhiêu thì bạn lấy di sản của ông A (400 triệu) chia đều cho những người thừa kế theo PL (gồm 3 người con, bố, mẹ và em trai ông A – 6 người).

  44. chao thay.thay co the dua ra y kien nhan xet quy dinh tai dieu 282,283 BLDS dk ko a?e cam on thay.

  45. Em chào thầy!
    thầy có thể giải đáp cho em câu hoi sau được không ạ? A, B, C đại diện cho công ty M vay tiền của D. đến thời hạn trả tiền, A, B, C đã trả tiền cho D dựa theo số cổ phần của mình trong công ty ít hay nhiều. Vậy nghĩa vụ đó có phải là nghĩa vụ dân sự liên đới không ạ?

  46. thầy xin cho em hỏi về nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. e, xin cảm ơn!!!

  47. Thưa thầy, em cũng đang rất cần các câu hỏi bán trắc nghiệm về luật dân sự module 1 ạ. Trước đây em cũng có gửi mail xin các thầy cô trong bộ môn nhưng không có ai trả lời mail ạ, vậy thầy có thể cho em xin bộ đề bán trắc nghiệm module 1 được k ạ?
    Nếu được thầy gửi vào hòm mail: lawyernguyen862@yahoo.com giúp em ạ?
    Em xin cảm ơn thầy nhiều ạ!

  48. Em chào thầy!!
    Em đang ôn tập dân sự modul 1! thầy làm ơn có thể cho em gửi cho em xin toàn bộ câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích của modul 1 vào hòm mail : linhhoanglaw@gmail.com được không ạ ! em cảm ơn thầy rất nhiều!
    Thân!

  49. thầy ơi đã có câu hỏi thảo luận về vấn đề thừa kế chư ạ

  50. Giúp tớ với?????
    Tớ không tìm thấy “Ý nghĩa pháp lí của việc phân loại hợp đồng dân sự???”
    Ai giúp tớ trả lời câu hỏi này nhanh với??? hix
    T cảm ơn nhiều!!!!!!

  51. mình xin giúp bạn làm thử chia thừa kế trên xem thế nào nhé.
    Do ông A và bà K không phải là vợ chồng hợp pháp, nên tài sản của ongA và bà K là tài sản chung theo phần. Vì thế, TS của ông A trong phần tài sản với bà K là: 320 : 2 = 160 tr.
    Mà A với B là vợ chồng nên tài sản của hai nguwoif là tài sản chung. Vì thế, tổng di sản mà ông A để lại là:
    (160+960):2 = 560.
    Theo di chúc của ông A thì bà K và anh M mỗi người được hưởng phần di sản là: 560:2= 280 tr

    • Mình xin được chia như sau:
      B=M= 2/3 * 560 : 5 = 74,6 triệu ( M vẫn nhận được 1 suất thừa kế vì theo di chúc ông A để lại 1/2 di sản để dành vào việc thờ cúng chứ không phải là để cho M thừa kế, M và B thuộc đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điều 669)
      K= 280-74,6* 2= 130,8
      M= 280 +74,6 = 354,6
      đây là ý kiến của mình! mong mọi người góp ý!

  52. Chào thầy !
    Em có bài này mong thầy giúp em.(mong hồi âm sớm)
    Ông A và bà B kết hôn năm 1960 có 3 người con C,D,E do muốn có con trai ông A chung sống với bà K sinh ra M vào năm 1997.Tháng 3/2007 ông A bị tai nạn qua đời để di chúc cho bà K hưởng 1/2 di sản,1/2 còn lại giao cho M sau này dùng vào việc thờ cúng.Được biết.
    + Ông A có tài sản chung với bà B : 960 triệu
    + Ông A có tài sản chung với bà K : 320 triệu
    Hỏi:
    Xác định đi sản và chia thừa kế trường hợp trên

  53. Giai quyet giup e tinh huong : Ngày 28/4/08, chi nhánh ngan hàng A đặt tai Q.Ninh Kiều,CT( trụ sở chinh ở Hà Nội) có cho cty B( trụ sở tại Q.Bình Thủy,CT) vay 3 tỷ đồng. Thời gian vay là 3 tháng, lãi suất 1,3%tháng, lãi quá hạng là 150% lãi trong hạng.Khi vay Cty B có thế chấp tài sản là 1 căn nhà (Ở Q. Ninh Kiều,trị giá 1 tỷ mang tên bà Nguyễn thị Vân( cư trú phường x, Q,Cái Răng, CT), có xác nhận công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì Cty B đến hạng không trả nợ nên ngân hàng A yêu cầu xử lý tài sản của người bảo lãnh. Bà Vân đồng ý, nhưng khi bán tài sản thế chấp thì lại phát sinh tranh chấp nên ngân hàng A đã khởi kiện ra tòa. Qua điều tra, tòa án xác định tài sản thế chấp mang tên Bà Vân nhưng thực té là của ông An.Con dâu ong An là Bà Hà (ông An và bà Hà cư trú ở Q,Cái Răng, CT) đã giả mạo chữ ký của ông An để ký hợp đồng ủy quyền cho phép mình được quyền định đoạt căn nhà. Sau đó bà Hà làm thủ tục tặng cho bà Vân căn nhà và nhờ bà Vân đứng ra bảo lảnh cho cty B vai tiền ngân hàng. Song thực tế cty B vay tiền hộ cho Bà Hà và Bà Vân cũng chỉ là ngươi đứng tên hộ bà Hà(cty b và ba Vân điều không biết việc giả mạo chữ ký trong hợp đồng ủy quyền)Qúa trình chuyễn quyền sở hữu và thế chấp điều có công chứng xác nhận nhưng công chứng viên đã thừa nhận việc công chứng của mình là sai. Yêu cầu:1/ Xác định các quan hệ cần giải quyết trong tình huống trên( giải thích ngắn gọn)và xác định văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. 2/Xác định tòa án có thẩm quyền giai quyết vụ kiện trên. 2/Xác định tư cách chủ thể trong vụ án và tính án phi. Xin Cảm ơn!

  54. thầy ơi! thầy có thể phân tích cho em về phần hạn chế quyền sở hữu trong Luật dân sự không ạ! Em cảm ơn thầy rất nhiều!!!

  55. Thầy ơi cho em hỏi, so sánh ký cược với cầm cố, ký cược với ký quỹ thì nên so sánh những mặt nào? Thầy gợi ý cho em được không ạ? Em cảm ơn thầy

  56. chào quyenluc – vannang.
    chắc là bạn nhiều tuổi hơn mình. Rất cơm ơn về nhưng trao đổi của bạn với mình. Mình đang bế tắc về vấn đề bạo lực trong gia đình. Mình muốn đưa ra để cùng bàn luận. Để hi vọng chúng ta cùng thảo luận với nhau, để hiểu sâu hơn về từng khía cạnh của vấn đề này

  57. Xin cho em hỏi, có văn bản nào quy định về tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?
    Khi 1 tổ chức phi chính phủ giao kết hợp đồng với 1 bên là thương nhân thì nếu hợp đồng được soạn căn cứ theo Luật thương mại 2005 thì có được không?

    Cảm ơn,

  58. Chào vui. Có vẻ mình rất có duyên với bạn, mỗi lần tình cờ truy cập vào website của thầy thì lại thấy câu hỏi của bạn. Về câu hỏi của bạn mình nghĩ là: hợp đồng vay tài sản được xếp chung trong nhóm hợp đồng chuyển quyền sở hữu, theo đó quyền sở hữu đối với tài sản sẽ được chuyển từ bên cho vay sang bên vay nhưng khác biệt với các loại hợp đồng tặng cho, mua bán và trao đổi ở chỗ là đối tượng của hợp đồng vay là tài sản cùng loại và lãi suất (nếu có). Do là vật cùng loại nên nó mới tạo nên tính đặc thù của hợp đồng vay và là điểm phân biệt cơ bản nhất so với các loại hợp đồng khác (còn lãi suất thì có thể có, có thể không tùy thuộc vào sự thỏa thuận). Như vậy, nếu là vật đặc định thì nó sẽ không còn tính chất “vay – trả” nữa. Giả sử A có B “vay” một bức tranh Leonardo De Vinci, sau một thời gian B trả lại cho A đúng bức tranh đó thì trong trường hợp này nó chỉ có thể là “thuê” hoặc “mượn” tùy thuộc vào có hay không có sự đền bù lợi ích, chứ không thể coi “vay” được.
    Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nghĩ vật đặc định là vật duy nhất và không thể thay thế được nhưng thực chất “đặc định” chỉ là một “tính từ” chỉ “mức độ” mà thôi. Theo đó, mức độ đặc định của vật đến đâu là do các bên tự quyết định. Ví dụ: Nếu A bán cho B một cái điện thoại mà không mô tả chi tiết về chiếc điện thoại đó, thì A hoàn toàn có thể giao cho B bất kỳ chiếc điện thoại nào, nhưng nếu A và B thỏa thuận là điện thoại phải là dòng Nokia thì A phải giao đúng dòng Nokia, nếu thỏa thuận là dòng Nokia nhưng phải là đời 1200 thì phải giao 1200, cũng là 1200 nhưng phải được nhập từ đại lý xyz… Như vậy, nếu càng đặc định hóa đối tượng bao nhiêu thì càng có lợi cho việc giao kết bấy nhiêu. Hay nếu A cho B mượn 100 cái bát phục vụ ngày cưới, sau đó vỡ mất 50 cái thì B chỉ cần mua lại 50 cái bát cùng loại trả là được, tuy nhiên nếu A đã đặc định hóa bát của mình bằng cách đánh dấu “x” dưới bát thì khi đó nó đã được đặc định hóa. Như vậy, vật cùng loại có thể trở thành vật đặc định nếu chúng ta dùng ký hiệu hay bất kỳ yếu tố nào khác để đặc định nó.
    Từ những câu hỏi của bạn, cũng như những thắc mắc của một số người học khóa 33,34,35 mà tôi biết thì có lẽ đào tạo tín chỉ vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cho lắm
    Chúc bạn học tốt
    Thân chào,

  59. thưa thầy
    em muốn hỏi: tại sao đối tượng của hợp đồng vay tài sản không thể là vật đặc định?

  60. Cảm ơn bạn quyenluc vannang rất nhiều!

  61. Chào vui_hlu. Không biết là mình có thể cùng trao đổi với bạn về vấn đề này không? Trước khi trao đổi mình chỉ hi vọng bạn hiểu rằng những điều mà mình đề cập dưới đây có tham vọng giải đáp thắc mắc của bạn, mà chỉ gợi ý để bạn có những hướng tiếp cận mới trên tinh thần tham khảo mà thôi.
    Trước hết, về thuật ngữ “hợp đồng thực tế”. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì không có định nghĩa về “hợp đồng thực tế” là gì? Mà nó chỉ được phân loại dựa trên những tiêu chí nhất định ( như hình thức, mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ, tính chất đền bù, thời điểm phát sinh hiệu lực, chủ thể…..) chủ yếu là phục vụ cho công tác nghiên cứ và hoàn toàn màu sắc khoa học lý luận nhiều hơn là thực tiễn.
    Để hiểu được tại sao hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế thì phải hiểu được “hợp đồng tặng cho”, “hợp đồng thực tế” là gì? vì chỉ khi đó mình mới hiểu mục đích của việc xếp hợp động tặng cho vào loại hợp đồng thực tế. Về định nghĩa 2 loại hợp đồng này tôi không nhắc lại, tôi chỉ có một lưu ý một đặc trưng cơ bản của hợp đồng thực tế là thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi các bên đã chuyển giao đối tượng (Người ta dựa vào tiêu chí thời điểm phát sinh hiệu lực để phân loại hợp đồng dân sự thành hợp đồng thực tế và hợp đồng ưng thuận, nên để hiểu hơn về hợp đồng thực tế cũng cần thiết phải nghiên cứu về hợp đồng ưng thuận”
    Vấn đề là tại sao người ta lại xếp hợp đồng tặng chơ là hợp đồng thực tế? Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, tôi cho rằng xuất phát từ bản chất của hợp đồng tặng cho vốn dĩ là hợp đồng không có đền bù, theo đó bên tặng không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ bên cho (cái này xét trong tương quan về mối liên hệ có đi có lại lợi ích của các bên, cũng cần lưu ý là nếu tặng có có điều kiện mà điều kiện ấy phục vụ lợi ích của bên cho thì nó ko còn là hợp đồng tặng cho nữa). Do là “tặng cho” nên cơ bản các bên nhận cũng ko mất gì để nhận được đối tượng, và cũng chính điều này làm cho hợp đồng tặng cho hiếm khi thực hiện dưới một hình thức văn bản hay công chứng chứng thực (ngay cả các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cũng ít khi thể hiện bằng văn bản, bởi tôi đã đi cho anh thì không có nghĩa gì anh lại đòi hỏi tôi đi làm thủ tục cho anh), nên khi xảy ra tranh chấp các bên chủ yếu dựa vào những cơ sở pháp lý thiếu vững chắc là các chứng cứ nên rất khó để giải quyết những tranh chấp này, bởi thế mà hướng nghiên cứu là các nhà khoa học pháp lý vẫn thường xếp hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, tức là anh đã có hành vi chuyển và nhận đối tượng khi đó hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực và ràng buộc nghĩa vụ của các bên lại với nhau. Ngoài ra, còn một hướng nữa mà tôi cũng nghĩa là hợp lý đó là bản thân người nhận đối tượng cho dù sau khi bị bên cho đòi lại thì họ cũng đâu phải mất gì, có chăng chỉ là những chi phí phát sinh khác. Từ những lý do trên tôi nghĩ các nhà nghiên cứu pháp lý của mình xếp hợp đồng tặng cho vào hợp đồng thực tế.
    Tuy nhiên, những kiến giải vừa trên cũng chưa hẳn đã là hợp lý khi giải thiết rằng 1 bên tặng bên kia một chiếc xe ô tô, vì lời hứa tặng đó mà bên nhận đã phá dỡ và cải tạo lại nhà của mình để dùng làm gara chứa oto, hay những ví dụ tương tự khác….thì khi đó có ý kiến cho rằng nên coi hợp đồng tặng cho là hợp đồng ưng thuận sẽ xử lý tốt hơn
    Những gì mà tôi đề cập ở trên có thể đúng mà cũng có thể sai, hợp lý hoặc ko hợp lý. Do đó, bạn khoan đã vội đồng tình hoặc mặc nhiên thừa nhận mà bạn hoàn toàn có thể có ý kiến khác. Tôi chỉ cố gắng gợi mở vấn đề trên tinh thần phản biện (từ cái hợp lý dẫn dắt về cái ko hợp lý, từ không hợp lý về cái hợp lý) để bạn có thể nhận thức được rằng “khoa học cũng chỉ là tương đối và tính tương đối trong khoa học pháp lý lại càng rõ ràng”. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết là phân loại cũng chỉ là tương đối, chỉ có điều mỗi tiêu chí để phân loại người ta lại có những dụng ý khác nhau nhằm mục đích riêng mà cũng đừng quá bắt bẻ.
    Chúc bạn có những trãi nghiệm mới
    Thân,

    • Theo các bạn, hợp đồng tặng cho nhà ở là hợp đồng thực tế hay ưng thuận? Vì tôi đặt ra những giả thiết sau đây:
      Thứ nhất, là hợp đồng tặng cho nhà đã được thực hiện trên thực tế (có giao nhận nhà) nhưng chưa được công chứng/chứng thực, chưa làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu. Sau đó bên tặng cho đổi ý, muốn đòi lại nhà có được hay không?
      Thứ hai, là hợp đồng tặng cho nhà đã được công chứng/chứng thực, và hoàn thành thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu (nhưng chưa giao nhận nhà) Sau đó bên tặng cho đổi ý, muốn đòi lại nhà có được hay không?
      Các bạn lưu ý Luật Nhà ở và BLDS 2005 nhé.
      Thân

  62. thưa thầy.
    em muốn hỏi tại sao lại khẳng định hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế? cơ sở để nhận biết một hợp đồng thực tế là gì?
    Mong thầy giúp em.

  63. thưa thầy, thầy có thể hướng dẫn em làm những dạng bài liên quan tới ý nghĩa pháp lí không ạ
    mình dựa vào những yếu tố nào xác định ạ

  64. xin thay giai thich cho em van de thoi hieu cua vu an dan su theo phap luat hien hanh
    em cam on thay

  65. e chào thầy! thầy ơi th cho thêm câu hỏi trắc nghiệm đúng sai của dân sự md2 đi ah!

  66. thầy có thể cho em biết các chỏ tiêu để So sánh giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng tặng cho tài sản;

    • Chào Chung,
      Để so sánh hai loại hợp đồng này ngoài những điểm giống nhau về đặc điểm chung của hợp đồng, về chuyển quyền sở hữu đối tượng hợp đồng, em cần lưu ý những điểm khác biệt về thời điểm có hiệu lực, thời điểm chuyển quyền sở hữu, hợp đồngcó đền bù hay không có đền bù.

  67. Chào thầy ah! em có thể hỏi thầy một tình huống k ah?
    Bà A và ông B cưới nhau và có 4 đứa con( có đki kêt hôn), sau khi bà A chết đi, ông B cưới bà C( có đki) và có 1 đứa con gái. Hiện ông có 2 căn nhà, và tìh trạng của ông đang lú lẫn ( 80 tuổi), dù chưa có di chúc, nhưng trc đó ông có nói là mua căn nhà thứ hai cho bà C và cô con gái. tuy nhiên, khi mua căn nhà này lại do một trong những ng con của bà A mua, dù vẫn đứng tên ông B. Nay những ng con của bà A muốn chiếm đoạt hai căn nhà và đuổi mẹ con bà C đi. Ng con gái bà C muốn biết thủ tục để đòi quyền lợi của mình như khi ông B chưa lú lẫn ( căn nhà thứ hai) thì cần làm những gì?để bảo vệ quyền lợi của mẹ mình và mình? cảm ơn ah

    • Chào Thanh,
      Việc tặng cho bất động sản chỉ được thực hiện trên lời nói, trong khi giấy tờ sở hữu vẫn đứng tên người có tài sản thì việc tặng cho chưa có hiệu lực. Mẹ con bà C không thể thực hiện việc đòi lại tài sản trong trường hợp này. Tuy nhiên, tcũng cần phải xem xét ở hai khia cạnh sau:
      – Thứ nhất, ông B mua nhà sau khi lấy bà C bằng tiền chung của BC hay của riêng B, nếu mua bằng tiền chung của BC việc nhà đứng tên ông B không làm chấm dứt quyền sở hữu của C đối với Nhà ông B mua;
      – Thứ hai, nếu ông B mua bằng tài sản riêng của ông thì nhà đó thuộc sở hữu riêng của ông B và ông bị rơi vào tính trạng lú lẫn dẫn tới mất khả năng nhận thức hành vi thì việc quản lý tài sản của ông B sẽ giao cho người đại diện. Trường hợp này bà C có thể thực hiện quyền đại diện đối với tài sản của ông B, nếu ông B trước khi mắc bệnh chưa có ủy quyền cho người khác. Bc có thể hỏi UBND cơ sở nơi có nhà của ông B để hỏi thủ tục.

  68. em chao thay a. hien nay em dang thac mac mot so dieu chua ro ve tinh huong nay, thay va cac ban giai quyet gium em voi:
    ba A co 2 nguoi con trai la B,C. tuy nhien C la nguoi rat hon lao, khong co hieu voi me nen da bi ba A duoi di. khi ba A bi om liet giuong 3 nam ma C khong mot lan ve tham mac du co dieu kien. khi ba A con song da tuyen bo voi tat ca moi nguoi se viet di chuc de lai toan bo tai san cua minh la nha va dat cho B. nhung do chua kip viet di chuc thi bi benh nen den khi chet van khong lap duoc di chuc. sau khi ba A mat duoc 5 nam thi con trai cua C quay ve doi B chia nha va dat. vay trong truong hop nay thi con trai cua C co quyen khong? neu kien ra toa thi Toa se xu ly nhu the nao?

    • Chào naibac_man,
      Trường hợp em nên tham khảo Đ 643 BLDS năm 2005 để xác định C có bị tước quyền thừa kế hay không? con trai của C không có quyền kiện đòi di sản vì con trai của C không phải là người thừa kế (C thuộc hàng thừa kế thứ hai, nhưng người thừa kế hàng 1 vẫn còn). Con trai của C có thể là người đại diện cho C trong thừa kế.

  69. thay oi cho e hoi ti nha thay!
    ong A co ba vo la E va 2 con la B va C.B nam nay 21 tuoi con C 17 tuoi.
    khi ong A chet co de lai di chuc hop phapcho E,B,C moi nguoi 100 trieu con lai gianh cho quy tu thien.
    hoi ta san cua ong A duoc chia nhu the nao ha thay?
    e nghi la vi C chua duoc 18 tuoi nen phai chia cho C them tien du de nuoi C den 18 tuoi.
    thay nghi nhu the nao thay?????

    • Chào Hiệp,
      Việc C mới 17 đã thuộc diện hưởng thừa kế theo diện Đ 669. Tuy nhiên trước hết em phải chia thử 2/3 suất theo luật nếu di sản của ông A có giá trị bao nhiêu, sau đó mới tính tiếp như em tính nhé.

  70. e chao thay ak!
    thay giai quyet tinh huong nay giup e voi:
    toa an huyen vua xu so tham cho vo chong ong A va ba B ly hon.
    tren duong ve nha ong A mua 5 to ve so vgiai a trung moi ve 125trieu dong.
    hay tin ong A trung ve so ba B lien doi chia doi.
    gio tinh huong nay giai quyet sao thay?
    thay giup e voi!!!
    e kam on thay ah!!!!!!!!!!!!!!

    • Chào bluestar,
      Pháp luật Việt nam xácđịnh tài sản chung của vợ căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản. Theo đó thu nhập mà vợ, chồng có trong thời kỳ hôn nhân (kể cả lợi tức phát sinh từ tài sản riêng) thuộc tài sản chung. Về trường hợp ông A mua vé số vì em không nói cụ thể thời điểm công bố thưởng ở thời điểm nào? Đối với quan hệ xổ số không tính thời điểm phát sinh sở hữu đối với tiền trúng xổ số căn cứ vào thời điểm mua ve số mà phải căn cứ vào thời điểm công bố trúng thưởng. Do vậy, nếu ông Amua vé số và ông trúng thưởng trong thời hạn bản án sơ thẩm xử cho ly hôn chưa có hiệu lực thì số tiền trúng thưởng vẫn thuộc tài sản chung của AB.

  71. thay giai quyet bai nay dum e voi
    ong A co can nha tri gia 200tr va tien mat 500tr.
    ong co 2 dua con la B va C.
    ong mat di de lai di chuc hop phap cho B va C moi nguoi 200tr, lam tu thien 100tr con can nha de tho cung khong duoc ban.
    nhung ong A no cua ong D 450tr va tien thue 25tr.
    hoi tai san cua ong A se duoc chia nhu the nao?

    • Chào hongngan,
      Di sản dùng để thờ cúng và để di tặng về nguyên tắc không dùng để thanh toán nghĩa vụ người chết để lại, nghĩa vụ mà người chết để lại được thanh toán bằng phần di sản chia cho người thừa kế, trừ trường hợp phần di sản chia cho người thừa kế không đủ thanh toán nghĩa vụ thì di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng được dùng để thanh toán phần còn thiếu.

  72. em đang học lớp Luật K3 Bạc Liêu hệ vừa học vừa làm, em xin hỏi làm thế nào để học tốt môn Luật Tố tụng dân sự, vì lớp em có đến 55 học viên rớt lần 2 môn này.

    • Chào Trang Thanh Thúy,
      Việc thi rớt là chuyện bình thường trong sự nghiệp học, nhưng thi rớt nhiều như lớp của bạn cũng quả là đáng buồn thật. Tôi cũng chỉ biết chia sẻ với bạn nhưng không có ý kiến gì vì tôi không phải là giảng viên Luật TTDS

    • Hi Thúy, trong trường hợp này bạn phải xem lại nguyên nhân từ đâu mà lớp bạn lại rớt nhiều thế, từ cách học hay cách dạy. Còn phương pháp học thì mỗi người có một cách phù hợp, chưa chắc cách học của người này phù hợp với bạn.

  73. Thầy ơi, em đang gặp một thắc mắc về quyền sở hữu tài sản hình thành trong tương lai như sau: cty A ký kết hợp đồng BT với tỉnh A để thi công đường tỉnh lộ. cty A muốn vay Ngân hàng để thực hiện hợp đồng này, con đường này có được xem là tài sản hình thành trong tương lai của cty A không,và cty A có được quyền thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là con đường sau khi thi công để vay tiền ngân hàng không,( theo em con đường thuộc quyền sở hữu của tỉnh A chứ không phải cty A), rất mong nhận được hướng dẫn của thầy, em chân thành cảm ơn thầy .

  74. quan hệ giữa thầy và trò,giữa bệnh nhân và bác sỹ có phải là quan hệ pháp luật không

  75. Kính chào Thầy

    Em là sinh viên lớp Đại học Luật Hà Nội khóa 1 (học văn bằng 2, hệ vừa học vừa làm) mở tại Tây Ninh. Qua 4 năm học chung với các bạn lớp văn bằng 1, nhờ có trang thông tin này của Thầy mà em khá thuận lợi trong việc học tập, tiếp thu bài ở các môn học tốt hơn. Em cám ơn thầy rất nhiều ạ. Cho đến thời điểm này, em chỉ còn học 1 môn nữa (chế độ tài sản của vợ chồng) là kết thúc chương trình. Thật may mắn là 2 môn thi tốt nghiệp của em, trong đó có môn Luật Dân sự (môn nữa là Luật Hành chính). Có thể lịch thi tốt nghiệp của lớp em sẽ rơi vào đầu năm 2011, tuy nhiên, để có thể đạt kết quả tốt nhất, từ giờ em sẽ lên kế hoạch để ôn tập. Thầy ơi, đối với thi tốt nghiệp thì em vẩn có thể sử dụng đề cương này của thầy để ôn tập phải không ạ? Nếu trong quá trình ôn tập, có điều gì chưa rõ, em rất mong được thầy và các bạn giúp đỡ. Em cảm ơn rất nhiều.

  76. thầy ơi cho em hỏi:trong trường hợp khi một bên vợ hoặc chồng chết thì vấn đề thừa kế dược giải quyết ra sao ha thầy?

  77. thay tra loi gium e cau hoi:A(16Tuoi) lên thành phố trọ nhà chú đi học.1 hôm A viết thư về quê xin tiền bố mẹ mua xe đạp để đi học.khi nhận được 1 triệu đồng của cha mẹ gửi,A ko mua xe đạp mà mua máy nghe nhạc.biết được việc cha mẹ đã mang máy nghe nhạc đến trả lại cho cửa hàng và đòi lại tiền ,cửa hàng ko đồng ý.phát sinh tranh chấp giữa 2 bên.giải quyết tranh chấp

  78. e dang lam de tai ve luat tuc cua nguoi ede trong viec bao dam an ninh trat tu,co aj co tai lieu giup e voi

  79. chào thầy
    em co một bài tập tình huống cần được giải đáp, hướng dẫn của thầy:
    chị Lan sống cùng với gia đình chồng, tiến hành nuôi gà công nghiệp, chị là người đi mua thức ăn cho gà, việc thanh toán tiền mua thức ăn cho gà tại cửa hàng của ông Nam được tiến hành theo phương thức “gối đầu” . Việc thanh toán này cả gia đình chồng đều biết. Khi chị Thủy li hôn với chồng trở về nhà mẹ đẻ để sống thì gia đình chồng mới phát hiện số tiền mà chị Thủy còn nợ của ông Nam là 4 kỳ. Khi ông Nam đòi gia đình chồng , chị Thủy phải thanh toán thì gia đình này không đồng ý thanh toán 4 kỳ mà chỉ thanh toán 1 kỳ với lý do chị Thủy không còn là thành viên trong hộ gia đình này nữa, 3 kỳ còn lại ông Nam phải đòi tiền chị Thủy. Chị Thủy không đồng ý với lý do không có tiền nếu em trong vai trò là luật sư thì e sẽ tư vấn cho ông Nam những vấn dề sau:
    – Kiện ai?
    – Kiện đòi bao nhiêu?( nêu co sở pháp lý để giải thích cho ông Nam)
    Rất mong thầy hướng dẫn. Em xin cảm ơn

  80. thua thay em muon hoi luat dan su 2 la gi a? co giao cho tui em lam bai ve luat dan su 2, nhung em khong hieu ro noi dung, chi co nhung thong tin noi chung chung ve luat dan su, nen em khong xac dinh duoc dau la luat dan su 2? thay6 co the giup em duoc khong a.

  81. Có người cho rằng đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ được quy định tại điều 1 bộ luật dân sự năm 2005. Bằng lý luận và thực tiễn làm sáng tỏ nhận định trên và cho biết xu hướng phát triển của TPQT trong tương lai tại việt nam

  82. Kính chào Thầy!
    Thầy cho em hỏi về hình thức HĐ. Em có HĐ vay tiền, vay 1tỷ, lãi suất 1% tháng., vay 5 tháng. Hàng tháng em không phải trả tiền lãi, mà tiền lãi sẽ được nhập gốc. Nôi dung này đã được ghi thành điều khoản trong HĐ ( đại loại cho vay tiền để trả lãi vay). Như vậy hàng tháng, khi lãi nhập gốc, em có cần ký phụ lục HĐ về số tiền vay qua mỗi tháng đã có thay đổi không.
    Xin chân thành căm ơn!

  83. em chào thầy.
    em có vấn đề ko hiểu,nhờ thầy giúp em với.
    ”nội hàm của cải cách hành chính ở nước ta bao gồm những vấn đề gì??”
    em ko hiểu “nội hàm” là gì?
    thầy giúp em trả lời câu này với.
    em cảm ơn thầy.

  84. chào thầy,
    em có vấn đề này vẫn chưa rỏ, em mong thầy giúp em ạ: trong TTDS có nói trường hợp nhập tách vụ án.thầy có thể cho em biết những trường hợp có thể nhập tách vụ án không ạ. ví dụ; A và B cùng hành nghề xe ôm, do tranh giành khách nên hai bên đã ẩu đả, xô xát nhau. A bị B đánh tỉ lệ thương tật là 8%. A có đơn khởi kiện B ra tòa yêu cầu b BTTH về sức khỏe 5tr đồng và tiền thu nhập của A bị mất là 7tr đồng. tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và thông báo cho B biết việc kiện. B lập tức nộp đơn khởi kiện lại A yêu cầu A bồi thường 8tr đồng vì lý do khi ẩu đả, A đã dùng ghế đập vào xe máy của B làm hỏng xe.trong trường hợp này tòa án có nhập chung yêu cầu của A và B để giải quyết trong cùng một vụ án không ạ.
    em cảm ơn thầy và chúc thầy sức khỏe!

  85. chào thầy!
    cho em hỏi: người bị câm,điếc có được làm chứng không thầy. theo quy định tại điều 66 LTTDS người mất năng lực hành vi dân sự không được làm chứng, theo điều 22 BLDS thì người câm điếc không phải là người mất năng lực hành vi dân sự. nên người câm điếc vẫn được làm chứng phải không thầy. em lập luận vậy có đúng không thầy. em cảm ơn thầy giúp em.

  86. Toi xin hoi van de nhu sau: Toi da va dang su dung mot manh dat phi nong nghiep tren mot tuyen pho nam trong noi thanh thanh pho ha noi tu nam 1987 cho den nay la 24 nam dat toi o khong tranh chap,cho den nay UBND quan co giay doi tra lai dat de lam duong vay toi hoi toi duoc den bu nhu the nao ? va toi phai lam nhung thu tuc gi?Toi xin chan thanh cam on.

  87. em kính chào thầy ạ, em là một sinh viên của trường Luật Hà Nội. thầy có thể giúp em phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởng được không ạ? Có một vài tình huống được đưa ra nhưng giữa các bạn vẫn có những ý kiến trái ngược về vấn đề này. Em mong thầy có thể giúp em ạ

    em xin cám ơn thầy rất nhiều ạ

    • Chào Linh,
      Sự khác biệt cơ bản giữa hứa thưởng và tặng cho có điều kiện ở các nội dung sau:
      – Tặng có điều kiện là kết quả của thỏa thuận. Hứa thưởng có thể chí là ý chí đơn phương của bên hứa thưởng, còn bên được thưởng ngẫu nhiên thực hiện công việc trong điều kiện hứa thưởng thì được thưởng (bản thân người được thưởng có thể không biết mình làm công việc đó sẽ được thưởng);
      – Trong tặng cho có điều kiện, nếu bên được tăng cho đã hoàn thành công việc là điều kiện tặng cho mà bên tặng cho không chuyển giao tài sản tặng cho thì cũng không có quyền yêu cầu bên tặng cho chuyển tài sản tặng cho mà chỉ có quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán các chi phí và thiệt hại do đã thực hiện công việc. Trong hứa thưởng, nếu bên dự thưởng đã hoàn thành công việc là điều kiện của dự thưởng thì có quyền yêu cầu bên hứa thưởng trao thưởng;
      – Trong hợp đồng tặng cho, công việc bên được tặng cho phải làm phải không đem lại lợi ích vật chất cho bên tặng cho. Trong hứa thưởng, công việc có thể đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
      – Đối tượng của tặng cho có điều kiện là tài sản, còn thưởng trong hứa thưởng đa dạng có thể là tài sản, lợi ích nhân thân hoặc một công việc…

  88. thưa thầy, thầy có thể giúp em giải quyết tình huống sau được ko ạ?
    Một vụ kiện
    Nguyên đơn: Công ty CP XNK Đại gia(vietnam)
    Bị đơn: Công ty World Link ( Hoa Kì)

    Tóm tắt vụ việc:
    Ngày 20/5/2005 Nguyên đơn và bị đơn kí hợp đồng số 02/2005 với nội dung là bị đơn bán cho nguyên đơn 1 dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh sản xuất nướ hoa quả theo điều kiện CIF cảng Việt Nam, thanh toán bằng L/C trả chậm 360 ngày kể từ ngày giao hàng.
    Điều 10 hợp đồng quy định rằng người bán sẽ chỉ định chuyện gia của mình sang nước người mua sau khi dỡ hàng xong để lắp ráp thiết bị và vận hành trong 3 tuần.
    Điều 11 hợp đồng quy định người bán phải thực hiện các dịch vụ sau bán hàng và chuyển giao kĩ thuật cho người mua trong vòng 10 tháng kể từ ngày kí vận đơn, bao gồm cung cấp phụ tùng với gía hợp lí, cung cấp tài liệu kĩ thuật và chuyển giao công nghệ vận hành.
    Sau 1 năm kể từ ngày nguyên đơn nhận xong thiết bị, bị đơn vẫn không cử chuyên gia đến lắp ráp nên nguyên đơn đã chỉ thị cho ngận hàng mở L/C chưa trả tiền hàng. Mặc dù nguyên đơn đã nhiều lần yêu cầu nhưng hết năm thứ 2 rồi hết năm thứ 3 bị đơn vẫn không cử chuyên gia đến lắp đặt dây chuyền thiết bị vì thế thiết bị vẫn không thể vận hành được.
    Trong khi đó nguyên đơn vẫn phải sử dụng nhà xưởng để đặt dây chuyền thiết bị duy trì bảo dưỡng thiết bị bảo vệ trông nom nhà xưởng.
    Không thể chờ đợi lâu hơn nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn ra trọng tài với các yêu cầu sau:
    – Hủy hợp đồng số 02/2005, buộc bị đơn phải nhận lại dây chuyền.
    – Đòi bồi thường thiệt hại 92. 915 USD gồm:
    + chi phí khấu hao TSCD : 62.000 USD
    + Thuế, phí hải quan : 3.575 USD
    + phí bảo hiểm dây chuyền sản xuất: 21.615 USD
    + phí vận chuyển dây chuyền sản xuất : 1.430 USD
    + Chi phí duy trì bảo dưỡng : 870 USD
    + Chi phí bảo vệ trông nom : 3.425 USD

    Hỏi:
    Phân tích về việc không thực hiện nghĩa vụ lắp ráp dây chuyền thiết bị của Bị đơn?
    Phân tích về việc yêu cầu hủy hợp đồng và đòi bị đơn nhận lại dây chuyền thiết bị của Nguyên đơn?
    Phân tích yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của nguyên đơn?
    Trong trường hợp này thì trọng tài sẽ phải phán quyết như thế nào?

  89. Sinh viên có cùng một số bạn cam kết lập một công ty TNHH, có vốn dợ kiến, có trụ sở tạm thời, bạn bè đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nhưng công ty chưa có đất để làm trụ sở chính, muốn làm đề nghị với ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đất để kinh doanh.
    Hãy trình bày cách thức, thủ tục xin cấp hoặc thuê đất đến cơ quan nào để có đất hoạt động kkinh doanh?

  90. cho em hoi bai nay nha.ong A và bà B là hai vợ chồng.hai ong bà có 600 triệu hai nguoi có hai ngưới con chung là C và D.bà B có người con riêng là E và có tiền riêng là 180 triệu . C và D chưa đủ tuổi vị thành niên.E thì 20t .ông A chết trong di chúc ghi để lại cho người M 100 triệu và để cho hôi từ thiện 200 triệu. bây giờ mình chia như thế nào ạ

    • Chào huy,
      Trường hợp này ông A sẽ để lại di sản 600/2 = 300 tr.
      bà B, C và D thuộc diện hưởng thừa kế theo qui định tại Đ.669 (mỗi người sẽ được hưởng 2/3 suất theo luật). Do vậy trước khi chia theo di chúc của ông A, em cần xác định mức 2/3 một suất chia theo luật mà B, C, D được hưởng.
      Vì em không nêu rõ E có sống cùng với ông A và bà B hay không, và quan hệ giữa ông A và E đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ gữa cha mẹ và con không? nên tôi coi như E không thuộc diện thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A
      Suất theo luật của ông A 300tr : 3 (B, C, D) = 100 tr
      2/3 suất = 100 tr X 2/3 = 66,6 tr
      như vậy, phần của B = 66, C = 66 tr, D = 66 tr
      như vậy tổng di sản B + C + D nhận được = 199.8 tr
      phần di sản còn lại cho M và Hội từ thiện = 300 – 199.8 = 100 tr. Trong đó tương ứng M = 33.3 và Hội từ thiện = 66.6 (tính theo tỷ lệ tương di sản của M và Hội từ thiện nhận được theo Di chúc).

  91. Thưa thầy, hiện em đang học môn luật dân sự học phần 4 về TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng, em có một số thắc mắc sau, mong thầy giúp đỡ:
    1/ điều 613: “B TTH trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, em có tình huống sau:
    A đánh B, B chống cự lại và gây thương tích cho A. hành vi của B dc xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thiệt hại là, A phải điều trị hết 5 triệu, B phải điều trị 3 triệu. Hành vi của cả A và B đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy trách nhiệm BTTH của A và B là trách nhiệm riêng rẻ( trong bản án tòa sẽ tuyên A bồi thường cho B 3 triệu, và B bồi thường cho A 5 triệu, trong khi thi hành án mới “cấn trừ” cho nhau) hay trách nhiệm hỗn hợp( tòa sẽ tuyên B phải bồi thường cho A số tiền tương ứng với hành vi vượt quá của A tức là 2 triệu)?

    2/Điều 619 qui định “nếu Cán bộ công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ” ở đây luật chỉ qui định là “có lỗi”, vậy em được hiểu là bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Vậy trong trường hợp:
    – A là cảnh sát hình sự, trong 1 vụ bắt cướp, do tư thù cá nhân A đã dùng súng bắn chết B ( 1 người trong bọn cướp) và hành vi của A được xác định là trái pháp luật.
    – Cũng trong 1 vụ bắt cướp, nhưng vụ việc xảy ra trong công viên và có rất đông người đi lại, A đã dùng súng để khống chế tên cướp (đang chạy) nhưng “vô tình” đã bắn trúng 1 người đi bộ.
    Cả hai trường hợp trên cán bộ A đều có lỗi “ cố ý”.
    Vậy ai phải chịu trách nhiệm BTTH cho người bị thiệt hại- cơ quan quản lí cán bộ A hay cá nhân A?

    3/ điều 623. “ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” là trường hợp mà nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại là do bản thân (nội tại) nguồn nguy hiểm cao độ đó mà không liên quan đến con người. Ví dụ: xe đang chạy thì bị đứt thắng, nguồn điện bị rò rỉ… Và em thắc mắc về yếu tố lỗi trong vấn đề này. Theo khoản 3 điều này “…phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi”. theo đó em hiểu, người gây thiệt hại phải bồi thường khi có lỗi hoặc không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại (trừ 1 số trường hợp).
    – “có lỗi” : mong thầy phân tích giùm em trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại như thế nào trong khi nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại mang tính khách quan?
    – “ không có lỗi” : trong điều luật cũng qui định các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi và trong những trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường như “ bất khả kháng” và “ tình thế cấp thiết”. như vậy, còn trường hợp nào mà người gây thiệt hại không có lỗi vẫn phải bồi thường không thưa thầy?.
    – Mong thầy giúp đỡ, em xin cám ơn!!!

  92. Kính gửi quý cơ quan, các thầy và các bạn.
    Tôi có một tình huống sau rất mong được sự tư vấn và giải quyết giúp tôi.
    Gia dình Tôi có một thửa ruộng nằm trong diện tích đất do công ty bất động sản mua để mở rộng đô thị. Trong quá trình canh tác gia đình tôi có khai hoang được thêm 90m2. Diện tích đất này dã được UBND Phường công nhận và gia đình tôi có tham gia đóng góp các khoản với diện tích đất canh tác đó như thuỷ lợi phí…Nhưng đến khi thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng, gia đình Tôi đã chấp hành theo các quyết định của UBND các cấp nhưng gia đình Tôi chỉ nhận được đền bù của diện tích cũ theo sổ bộ thuế của địa phương mà không nhận được đền bù cho diện tích nói trên.(Trong khi các gia đình khác trong địa phương có số dư so với sổ bộ thuế đều nhận được đền bù theo tổng diện tích đo thực tế). Thời điểm đó gia đình Tôi có yêu cầu UBND Phường và Công ty trực tiếp thu hồi đền bù giải quyết cho gia đình Tôi diện tích đất đó nhưng vẫn không được đáp ứng. Đến nay diện tích đất của gia đình Tôi canh tác đã bị Công ty san ủi đất vào và không canh tác được, Công ty còn đấu thầu đất cuối năm 2009 cả thửa đất gia đình Tôi canh tác.
    Xin hỏi: Công ty bất động sản đó làm có đúng không ? Gia dình Tôi có quyền đòi công ty bất động sản trả lại diện tích 90m2 để gia đình Tôi tiếp tục canh tác không ? Nếu diện tích đất đó không thể canh tác được nữa thì gia đình Tôi có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở được không ? Khi đó cần những thủ tục pháp lý gì ? Gia đình Tôi có quyền yêu cầu Công ty về hình thức Đất đổi đất theo quy định mới không ?
    Rất mong các thầy cùng quý cơ quanỉtả lời giúp gia đình Tôi, để gia đình tôi có thể hiểu thấu đáo về quyền lợi của mình được hưởng về diện tích đất đó.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Chào baobaobn,
      Trường hợp của bạn là một vấn đề thực tế nên cần các cứ liệu cụ thể và chính xác mòi có thể hồi đáp được. Theo tôi trước mắt bạn có hai việc cần làm:
      – Thứ nhất, nghiên cứu kỹ Nghị định số 69/CP theo đường link sau
      http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/15/363/
      Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các văn bản được nêu trong Nghị định trên.
      – Thứ hai, liên hệ đến cơ quan NN có thẩm quyền để có sự giải đáp thỏa đáng (Các cơ quan này bạn có thể xem phần thẩm quyền của Nghị định số 69 và Luật Đất đai năm 2003)

  93. Thay oi em muon nho thay giai thich tinh huong sau giup em được không ạ.
    A duoc nha nuoc giao dat, giao rung nam 1994, nam 2000 A lam thu tuc chuyen nhuong quyen su dung dat rung tren cho B, 2 bên đã làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và đã công chứng tại UBND xã X nhưng B lại chưa làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất ở văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất. Những năm sau B có xin giấy phép để trồng cây trên mảnh đất ấy và đã trồng được một số lượng lớn cây ăn qua .Nhưng do gia đình có chuyện B phải tạm thời chuyển đến nơi khác sống. Ba năm sau quay lại thì B nhận đựoc tin là mảnh đất của mình đã bị thu hồi và hiện có một doanh nghiêp tư nhân đang khai thác. B có làm đơn kiến nghị đến phòng địa chính huyện thì nhận được câu trả lời là B phải kiện A vì A đã làm thủ tục giao trả lại đất cho UBND huyên và UBND huyện đã giao mảnh đất đó cho người khác sử dụng. trường hợp này B phải giải quyết thế nào? UBND huyện trên có lam đúng không?
    Em cảm ơn thày

    • Chào Ngocngoc,
      Tình huống em nêu ra, trước hết em phải xem xét việc chuyển nhượng đất giữa A và B đã có hiệu lực chưa? Nếu đã có hiệu lực thì A không phải chủ thể trực tiếp trong quan hệ tranh chấp này; ngược lại
      – Nếu hợp đồng chuyển nhượng giữa A và B đã có hiệu lực thì em cần xem xét qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người được chuyển nhượng đất thông qua giao dịch nhưng chưa làm thủ tục trước bạ sang tên;
      – Những trường hợp Nhà nước có quyền thu hồi lại đất đã giao cho cá nhân và hộ gia đình;
      – Thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

  94. thay giup e giai quyet tinh huong nay duoc khong ah
    Du va Mien la 2 vo chong ho co 3 con chung la Hieu sinh nam 1982 Thao va Lan sinh doi nam 1994. do bat hoa Du va Mien da li than. Hieu o voi me con thao va lan o voi bo. hieu la dua con hu hong , tuy da co thu nhap cao nhug luon co hanh dong nguoc dai, hanh ha me de doi tien an choi. sau mot lan gay thuong tich nang cho ba Mien , hiieu da bi toa ket an ve hanh vi nay.
    Nam 2007, ba Mien bi tai nan lao dong va chet. Truoc khi chet ba mien co viet di chuc de lai cho Tram la em gai 1 nua so tai san cua minh .
    Toa an xac dinh khoi tai san chung cua ong du va ba mien la 790 trieu dong
    1. chia thua ke trong truong hop nay
    2. Gia su co Tram khuoc tu nhan di san thua ke , di san se duoc phan chia nhu the nao?

    • Chào thuy chi,
      Để giải quyết tình huống này em nên lưu ý như sau:
      – Du và Miên dù ly thân nhưng trước pháp luật họ vẫn là vợ chồng;
      – Hành vi của Hiếu có thuộc diện bị tước quyền thừa kế của bà Miên hay không?
      – Người thừa kế theo di chúc về nguyên tắc không bị giới hạn phải là người thuộc hàng thừa kế theo luật;
      – Phần di sản không được định đoạt trong di chúc được chia theo pháp luật, xác định theo hàng thừa kế;
      – Người thừa kế từ chối nhận di sản nếu việc từ chối là hợp pháp thì phần di sản sẽ được tính vào di sản chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo pháp luật.

  95. Em chào thầy!
    Xin cho em hỏi 1 tình huống thực tế sau:
    Chủ đầu tư là Công ty cổ phần (Vốn điều lệ: 36 tỷ đồng) thực hiện Dự án xây dựng với tổng mức đầu tư là: 210 tỷ đồng trên đất thuê trong Khu công nghiệp. Xin hỏi: Chủ đầu tư trên có được phép chỉ định Tổng thầu không? Vì theo Điều 101 của Luật xây dựng; Điều 20 của Luật đấu thầu; Điều 40 ND 85/2009, em không thấy nêu rõ.
    Vì hiện nay em đang vướng mắc về vấn đề liên quan đến pháp lý trên của Dự án.
    Rất mong nhận được sự phản hồi từ website!

  96. xin cho em hỏi: tại sao lại nói quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế?

    • Chào Chieu Nghi,
      Có nhiều yếu tố để chỉ ra Quốc gia là một chủ thể đặc biệt: loại quan hệ thương mại, chủ thể và đối tượng mà quốc gia xác lập, Quốc gia cũng là chủ thể nắm chính sách thương mại của nước đó, cũng như chấp thuận hay không chấp thuận gia nhập các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế…

  97. Chào thầy!
    Em rất muốn tìm hiểu những quy định về luật bản quyền trong lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật., thầy có thể giới thiệu cho em tên những văn bản pháp luật đó được ko ạ?

  98. Thưa thầy cho em hỏi
    Trước năm 1980 UBND tỉnh cấp đất cho tổ chức để làm nhà ở cho cán bộ trong tổ chức đó. Đến năm 1981 tổ chức lại chia đất do UBND tỉnh cấp cho cán bộ trong tổ chức đó để họ sử dụng làm nhà ở. Những trường hợp này có được coi là được cơ quan có thẩm quyền cấp đất và có các giấy tờ theo khoản 1, 2 điều 50 luật đất đai năm 2003 khong ah

  99. Thưa thầy cho em hỏi
    Trước năm 1980 UBND tỉnh cấp đất cho tổ chức để làm nhà ở cho cán bộ trong tổ chức đó. Đến năm 1981 tổ chức lại chia đất do UBND tỉnh cấp cho cán bộ trong tổ chức đó. Những trường hợp này có được coi là được cơ quan có thẩm quyền cấp đất và có các giấy tờ theo khoản 1, 2 điều 50 luật đất đai năm 2003 khong ah

  100. tôi và vợ tôi kết hôn được 3 năm có một con đươc 17 tháng tuổi cháu không còn bú nữa. Nay vợ chồng tôi ly hôn tôi có được quyền nuôi con không? Nếu tôi muốn nuôi con thì phải như thế nào mới được nuôi con?

    • Chào chien qn,
      Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi giao cho người mẹ nuôi khi ly hôn, trừ khi:
      – Vợ chồng có thỏa thuận giao con cho người chồng nuôi. Thỏa thuận được chấp thuận nếu người chồng có đủ điều kiện nuôi con;
      – Người vợ không đủ điều kiện thực tế nuôi con: vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con, không có nơi ở ổn định, sức khỏe yếu, đang phải chị thi hành án phạt tù, trung tâm giáo dục, khám chữa bệnh bắt buộc…
      Trong trường hợp anh không được nuôi con anh vẫn có quyền được cấp dưỡng cho con, thăm nom, chăm soc, giáo dục con.

  101. thầy ơi cho em hỏi: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam.lịch sử hình thành và thực tiến áp dụng như thế nào ạ?

    • Chào Quach Van Thuc,
      Vấn đề em hỏi em phải giẩi quyết các câu hỏi sau đây?
      – Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ – 1 chồng được ghi nhận đầu tiên trong văn bản nào và từ đó đến nay được ghi nhận như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
      – Việt Nam đã cụ thể hoá nguyên tắc trong hệ thống pháp luật của mình như thế nào (pháp luật dân sự, hình sự, hành chính, tư pháp quốc tế) như thế nào?
      – Thực tiễp áp dụng nguyên tắc hôn nhân 1 vợ – 1 chồng trong đời sống xã hội, hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong giâi quyết tranh chấp như thế nào?
      – Cơ sở kinh tế – xã hội và pháp lý của thực trạng và em có khuyến gnhị gì không?

  102. thầy ơi , thầy trả lời câu hỏi của em đi ạ, em cám ơn thầy, hihi, chúc thầy năm mới hạnh phúc, tràn đầy sức khỏe và may mắn ^^

  103. mã vach của TQ tư 690 -695 chúng ta hãy tẩy chay hàng TQ vì sức khoẻ của mình

  104. Thưa thầy!
    Em muốn hỏi, em có thể tìm đáp án của đề cương Modul 2 -LDS ở đâu ạ? để em biết mình trả lời đúng hay sai.

  105. Kính chào Thầy giáo,

    Thầy có thể giả thích thêm cho em về sự khác nhau giữa thanh lý hợp đồng và chấm dứt hợp đồng. Tại sao các doanh nghiệp nhà nước thường khi kết thúc hợp đồng phải ký biên bản thanh lý hợp đồng trong khi các hợp đồng quốc tế không thấy có.

    đơn vị tiền của gia strị hợp đồng giữa các tổ chức được thành lập và hoạt động theo PL Việt Nam có thể là ngoại tệ được không? theo qui định tại văn bản nào

    Cám ơn và chúc thầy mạnh khỏe.

    • Chào Cao Hùng,
      Thực chất biên bản thanh lý hợp đồng chỉ là sự xác nhận của các bên về việc chấm dứt hợp đồng mà thôi. Trong trường hợp không có biên bản thanh lý, mà có đủ căn cứ chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng vẫn chấm dứt.
      Việc sử dụng ngoại tệ tham gia các giao dịch của các tổ chức có quốc tịch Việt nam bạn có thể tham khảo pháp lệnh quản lý ngoại hối năm 2005

  106. Thưa thầy, em có một thắc mắc về Luật Thương Mại, mong được thầy giải đáp.
    Hiện nay tồn tại loại hình đầu tư vàng thông qua “sàn giao dịch vàng”. Câu hỏi của em là:
    1. Giao dịch vàng trên sàn vàng có phải là mua bán hàng hóa không?
    2. Có thể áp dụng Mục 3 trong Luật thương mại 2005 về Mua bán hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa trong việc giải quyết các vụ việc liên quan hay không?

    Câu hỏi thứ nhất, em được biết hiện nay “vàng” trong giao dịch được hiểu theo 2 nghĩa: vàng miếng-là loại vàng vật chất được giao dịch như một loại hàng hóa bình thường, và loại thứ hai là vàng tài khoản-tức loại vàng “ảo” đang được đề cập đến. Có ý kiến cho rằng vàng tài khoản không phải là một loại hàng hóa vì người giao dịch(tức nhà đầu tư) không mua bán vàng, mà chỉ mua bán “quyền giao dịch vàng”, đồng thời loại tài sản ảo này cũng không được quy định là “tài sản” theo Đ163 BLDS 2005, nếu không phải là tài sản thì cũng không thể là hàng hóa. Về phía mình, em xác định vàng trong giao dịch trên sàn vàng là vàng tài khoản, không cùng tính chất với vàng vật chất kia, nên đây vẫn là giao dịch vàng. Vàng tài sản cũng là một loại tài sản vì trị giá được bằng tiền, được công nhận trong lưu thông dân sự và có sự sở hữu của nhà đầu tư(mặc dù đây có vẻ là quyền sở hữu không hoàn chỉnh do việc định đoạt phải lệ thuộc vào tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ cảnh báo…) Một mặt khác em cũng cho rằng một khi đã có hoạt động mua bán, thì đối tượng mua bán đó chính là một loại hàng hóa. Sự khác biệt chỉ là loại hàng hóa đó đã được chính phủ cho phép giao dịch hay không mà thôi.
    Câu hỏi thứ hai em đặt ra trong trường hợp suy diễn ở câu thứ nhất của em là không hợp lý, khi đó giao dịch vàng không phải là mua bán hàng hóa. Và như vậy sẽ không thể áp dụng Mục 3 LTM 2005 trong việc giải quyết các tranh chấp xảy ra?
    Em xin cảm ơn thầy!

    • Chào thaouyen,
      Để xác định một giao dịch là hợp đồng mua bán hay không? em cần căn cứ vào bản chất pháp lý của loại hợp đồng này là chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán và bên bán được bên mua thanh toán giá trị bằng tiền hoặc hình thức thanh toán khác. Nếu một giao dịch có đối tượng là vàng mang bản chất pháp lý trên thì nó là hợp đồng mua bán. Tài sản là đối tượng trong hợp đồng mua bán là dạng thức trị giá được bằng tiền và các bên có thể thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu theo nguyên tắc có đền bù giá trị.
      Em lưu ý, vào thời điểm hiện tại các sàn giao dịch vàng đã không được phép hoạt động nên các giao dịch qua sàn này hiện tại không hợp pháp.

  107. em chào thầy

    thầy cho em hỏi: câu sau là đúng hay sai
    văn bản áp dụng pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.
    cả giải thích nữa ạ!

  108. em chào thầy, em có một câu hỏi muốn tham khảo ya kiến của thầy ạ ^^
    câu hỏi là như thế này ạ: hãy xác định cấu tạo quy phạm pháp luật được quy định tại điều 247 BLDS ?
    có 2 ý kiến được đưa ra :
    – ý kiến 1: phần giả định gồm từ đầu đến đối với BDS ở khoản 1 , và ” người chiếm hữu ts …………..không có căn cứ pháp luật” ở khoản 2 .
    phần quy định là các phần còn lại ở 2 khoản
    – ý kiến 2: phần giả định gồm ” người chiếm hữu , người được lợi,…………..30 năm đối với.bds”
    phần quy định là ” thì trở thành chủ sở hữu ts đó,……cho đến hết khoanr1″.
    phần chế tài là khoản 2

    vậy em thưa thầy, theo thầy thì ý kiến nào là hợp lý ạ? em cảm ơn thầy ạ

  109. thua thay,co qa nhieu cau hoi ma hok co phan giai dap a

  110. thua thay thay cho e hoi tai sao noi pha san la hinh thuc thanh toan no dac biet

  111. Em muon hoi ve cachinh thuc thuc hien phap luat va su khac nhau giua chung. Thay co the cho vi du cu the duoc ko?
    Khong co vi pham phap luat thi co ap dung phap luat ko?

  112. ko nên đánh đồng việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là ly thân. Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân mục đích chủ yếu của nó là nhằm làm cho người vợ hoặc chồng có thể kinh doanh bằng số tài sản độc lập của mình. Ly thân ngoài yêu tố kinh tế(tài sản) còn có một yếu tố rất qua trọng khác mà bản thân cái tên nó cũng nói lên đó là yếu ttố nhân thân

  113. theo mọi người có nên quy địnhvấn đề ly thân trong luật Hôn nhân & Gia đình hay không?

    • Chào may hong,
      Để xác định có cần thiết qui định ly thân hay không, em nên xem xét trên các khía cạnh sau:
      – Nguồn gốc của ly thân;
      – các yếu tố truyền thống văn hóa, tập quán đạo đức xã hội và gia đình của Việt Nam có phù hợp với ly thân khồng;
      – Công nhận ly thân có ảnh hưởng đến quyền tự do ly hôn của vợ chồng hay không (VN công nhận và bảo hộ quyền này);
      – Có giải pháp nào thay thế hợp lý hơn không (Ví dụ: chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)
      ….

  114. thưa thầy sự thay đổi các kiểu nhà nước là quá trình lich sư mang tính tất yếu khách quan. Tại sao ah

  115. thưa thầy;năng lực pháp luật cá nhân có từ khi người đó sinh ra. Vậy thời điểm đó tính vào thời điểm nào ạ: khi vừa sinh ra; khi đã thành thai; hay khi làm giấy khai sinh ạ

    • Chào thuha,
      Năng lực pháp luật pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra, Giấy khai sinh cũng chỉ là sự xác nhận lại và hợp thức hóa thời điểm cá nhân được sinh ra thôi (Trong giấy khai sinh có mục ngày tháng năm sinh)

  116. thay oi; e muon hỏi đối với những người bị tuyên bố mất tích ý ạ; thì sẽ tạm dừng năng lực chủ thể của người đó; giả như họ không biết mình bị tuyên bố như thế họ tham gia một giao dịch ở một nơi khác; sau này người này trở về và được hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích; vậy giao dịch trên có hiệu lực không ạ.

  117. phan tich ve le hoi trong lang xa viet nam

  118. Em Chào Thầy và các ban.
    Thầy và các bạn có thể giúp em tài liệu để trả lời câu hỏi:
    Phân tích các hình thức nhà nước, tổ chức nhà nước và pháp luật nước Anh. So sánh với Việt Nam
    Em cảm ơn Thầy và các bạn nhiều.càng sớm cho em càng tốt vì thứ 5(03-12) em phải nộp rùi.

    • Mặc dù câu hỏi này post vào 1/12, đến hôm nay (23/12) mới tình cờ đọc được, nhưng tôi thấy cần nêu ý kiến cho cả hai bên-thầy và trò (nhờ thầy Hải chuyển góp ý này tới thầy/cô nào đã ra đề này):
      1- Đối với thầy, giảng viên ra một đề bài quá rộng, có thể viết thành sách được; ra đề như thế này dễ cho thầy quá, ko phải mất công tìm tòi, nghĩ ngơi gì cả;
      2- Đối với trò, có thể là tài liệu in ấn ko nhiều. Nhưng có vẻ như sinh viên này ko biết, hay ko chiu kho tìm kiếm trên mạng, vì nói đến pl nước Anh thì có lợi thế là có thể tìm thấy nhiều tài liệu bằng tiếng Anh trên mạng (mặc dù cần phải kiểm chứng độ tin cậy của thông tin).

      3- Về tài liệu, mặc dù muộn, nhưng tôi cũng xin gợi ý là đã có cuốn “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại” của học giả người Pháp Rene David đã được dịch ra tiếng Việt (khoe: do TS Nguyễn Sĩ Dũng & tôi dịch), NXB TP HCM 2003, chắc là có trong thư viện của trường. Cuốn này có hẳn 1 chương nói về common law, tập trung vào Anh và Mỹ. Ngoài ra, tôi cũng có một số tài liệu bằng tiếng Anh về pháp luật nước Anh nói riêng và common law nói chung. Nếu cần thì xin liên hệ, tôi sẵn lòng cung cấp.

  119. Thưa thầy! Thầy cho e hỏi trường hợp như sau:
    Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp.Do ông A là người lăng nhăng nên có quan hệ với bà C và chung sông như vợ chồng. Sau đó, ông A bị tai nạn chết. Tài sản của ông có chung với bà B là 100tr, tài sản có chung với bà C là 100tr. Vậy tài sản của ông A sau khi chết là bao nhiêu?
    Nếu em tính như thế này thì xin thầy cho biết là đúng hay sai:
    Cách 1: TS của A trong khối TS chung với B là: 100/2 = 50 tr
    TS của A trong khối TS chung với C là: 100/2 =50 tr
    Vậy TS của A là:50 +50 =100 tr
    Cách 2: TS của A trong khối TS chung với B là: 50 tr
    TS của A trong khối Ts chung với C là TS chung của cả A và B. Vì TS tạo ra trong thời kì hôn nhân là TS chung của vợ chồng ( A và C là quan hệ hôn nhân bất hợp pháp). Do đó AB = C =100/2 =
    50 tr. TS của A=50/2 =25 tr
    Vậy TS của A sau khi chết là:50+25 =75 tr.
    Em rất mong sớm nhận được trả lời của thầy.
    Em cảm ơn thầy nhiều!

    • Chào thuyle,
      Cả hai cách tính của em cũng có phần hợp lý, nhưng cũng khoonga sp dụng tuyệt đối cho một trong hai cách tính trên:
      – Quan hệ AB là quan hệ hôn nhân hợp pháp: 100 tr tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất. Khi vợ, chồng chết thì chia đôi.
      – Quan hệ AC là quan hệ hôn nhân không hợp pháp: 100 tr tài sản chung thuộc sở hữu chung theo phần. Phần tài sản của mỗi người chia theo công sức đóng góp của mỗi bên. Nếu không xác định được tỷ lệ đóng góp thì chia trung bình cho AC.
      Giả thiết không xác định được tỷ lệ đóng góp phần tài sản của AC/2 = 50 TR
      Vấn đề đặt ra, 50 tr của A được chia từ tài sản chung của AC thuộc sở whux chung của AB hay thuộc sở hữu riêng của A.
      Nếu A góp vào tài sản chung của AC bằng tài sản riêng của mình (TS có trước khi kết hôn với AB, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng…) thì 50 tr thuộc di sản của A.
      Trong trường hợp này di sản của A = 50 tr +
      50 tr = 100 tr
      Ngoài ra, nó thuộc tài sản chung của AB:
      100 tr + 50 tr = 150/2 = 75 tr
      Như vậy trong trường hợp này di sản của A = 75 tr

      • Thưa thầy! Em rất cảm ơn thầy vì đáp án vừa rồi. Tuy nhiên, thầy cho em hỏi: nếu trong đề bài người ra đề không nói tài sản đó là tài sản riêng của A, thì mình có mặc định nó là tài sản chung của A với B và chia như cách thứ 2 không a?

  120. Kính chào thầy!
    Thưa thầy, em có một vài thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn của thầy.
    Thứ nhất, em xin hỏi Hợp đồng bản quyền và triển khai phần mềm kinh doanh chứng khoán là gì ạ? Hợp đồng này thuộc loại hợp đồng gì? Bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này?
    Thứ hai, xin thầy làm rõ cho em khái niệm sự kiện bất khả kháng trong pháp luật Việt Nam?
    Rất mong sớm nhận được hồi âm của thầy?

  121. thay oi, bon em co mot bai tap nhu the nay ma chua biet giai thich the nao. Xin thay cho bon em y kien a.
    Bai tap: A la chu tich hoi dong quan tri cua cong ty co phan dai thang loi, A den ngan hang ACB vay von de kinh doanh. Do khong co tai san bao dam nen ngan hang da dat dieu kien se cho cong ty vay neu A dong y cho dai dien ngan hang la 1 chuyen gia gioi ve tai chinh vao hoi dong quan tri cua cong ty. Theo anh chi neu A dong y voi phuong an nay thi co hop phap khong? Vi sao? Neu dai hoi co dong quyet dinh bau dai dien cua ngan hang ACB vao hoi dong quan tri thi co thoa thuan khong va vi sao? Mong thay giup do bon em a.

    • Chào hai yen,
      Trong phạm vi bài tập các em phải hoàn thành tôi không thể gợi ý, em nên xin tư vấn bên bộ môn Luật Thương mại. Tuy nhiên em cần quan tâm đến điều kiện để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị và tư cách đại diện của chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần, đối tượng của bảo đảm nghĩa vụ …

  122. thưa thầy kì này trường mình vẫn thi vấn đáp ạ? ĐHLHN !!! em nghe có tin bảo rằng kì này chuyển hết thành thi trắc nghiệm khách quan.

  123. em chào thầy a
    em muon hỏi thầy 1 câu mong thầy giúp em a.Phân tích điều 306 trong luật dân sự (2005) Em cam on thầy a

    • Chào nguyen quynh anh,
      Đ 306 áp dụng trách nhiệm cho người có quyền khi bên bên có nghĩa thực hiện đúng thời hạn và không vi phạm về nội dung nghĩa vụ, nhưng bên có quyền lại chậm tiếp nhận nghĩa vụ.
      Ví dụ: A thuê B vận chuyển hàng đến kho của B, thời hạn là 15 giờ ngày 20 tháng 8 năm 2009, B thực hiện đúng cam kết tuy nhiên đến ngày 24 tháng 8 năm 2009 A mới tiếp nhận hàng mà không có sự thỏa thuận nào khác với B. Khoảng thời gian từ 15 giờ ngày 20 tháng 8 đến ngày 24 tháng 8 năm 2009 được xác định là thời hạn A chậm tiếp nhận nghĩa vụ vận chuyển của B, những thiệt hại, chi phí phát sinh đối với B trong khoảng thời gian A chậm tiếp nhận nghĩa vụ A phải chi trả. Nếu có rủi ro đến hàng của A mà không có lỗi của B thì A phải chịu rủi ro liên quan đến hàng.
      Em đọc thêm Đ 285, 288

  124. thua thầy thầy cho em hỏi: Ông A không có bất cứ giấy tờ nào về quyền sử dụng đất để dủ điều kiện được nhà nước cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 93 sửa đổi 98 và 2001. vậy mà năm 2002 UBND huyện B vẫn cho phép ông A chuyển nhượng một phần diện tích đâấtcủa ông A và kyý xaácnhận vào hợp đồng chuyển nhượng 300m2 đất ở. Đến nay UBND huyện B lại phát hiện ra sai việc làm sai của mình thì có đươợcquyền hủy hợp đồng CN QSD đất của ông A khônng?. UBND huyện B có được quyền không công nhận hợp đồng CNQSSD đất của ông A không? thaầycó thể cho em huớng giảio quyết tình huống naày không ah.

  125. cho em hỏi đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ là gì ạ?

  126. thưa thầy, em cũng như bạn Linh tran, muốn tìm nguồn thông tin về, quyền đc chết, mong thầy giúp đỡ!

    • Chào Thủy và Linh Tran,
      Hiện nay ở Việt Nam, việc tự chấm dứt sự sống của cá nhân bằng hành vi của chính cá nhân đó hoặc thông qua hành vi của chủ thể khác chưa được công nhân là quyền cá nhân mà vẫn đang ở tồn tại những quan điểm khác nhau. Do vậy khi nghiên cứu các em nên tiếp cận các vấn đề sau:
      – Tại sao lại đặt ra vấn đề công nhận quyền được chết?
      – Pháp luật nước ngoài qui định về vấn đề này như thế nào (các em nên tra cứu các thông tin trên mạng bằng tiếng Anh)?
      – Pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này:
      + Nếu một cá nhân tự mình chấm dứt sự sống hoặc chấm dứt sự sống của mình dưới sự giúp đỡ của chủ thể khác sẽ phát sinh hậu quả pháp lý như thế nào?
      + Xu hướng trong tương lai pháp luật có nên công nhân việc tự chấm dứt sự sống là quyền của cá nhân hay không? Nếu không vì sao? Nếu có thifcaafn qui định những gì về điều kiện? Hậu quả pháp lý? quyền, nghĩa vụ của những người có liên quan.
      ….

  127. thầy ơi cho e hỏi e có bài tập này mà e ko bit’ làm thế nào thầy giúp e với: đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần B quyết định miễn nhiệm ông Trần Xuân là thành viên Hội đồng quản trị của công ty vì ông Xuân đã ko tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty B tám tháng liên tục. Vậy quyết định đó đúng hay sai? Quy định tại điều nào? Văn bản luật nào?

    • Chào hoanganh,
      Nếu là bài tập em phải làm thì tôi không thể gợi ý đáp án đâu. Em thông cảm nhé.
      Để giải quyết vấn đề này em cần nghiên cứu kỹ qui định của pháp luật về Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và thẩm quyền của chúng.

  128. thua thay,neu A la em trai cua B.Khi B chet B khong de lai di chuc thi A khong duoc quyen thua ke vi A khong thuoc hang thua ke thu nhat.Nhung neu B da de lai di chuc rang se chia tai san dong deu cho tat ca bo,me,con va A thi A hoan toan co the nhan phan tai san bang cua nhung nguoi khac dung khong a?

    • Chào loveofmay,
      Trong trường hợp B chết không lập di chúc A vẫn có thể được thừa kế di sản của B nếu không còn người thừa kế ở hàng thứ nhất. Ví dụ: Tất cả người thừa kế ở hàng thứ nhất đều từ chối nhận di sản hoặc họ đều không còn sống tại thời điểm mở thừa kế (Trừ trường hợp người thứ nhất có người hưởng thừa kế thế vị)…
      Nếu B có lập di chúc như em đã nói thì đương nhiên A có quyền thừa kế như những người thừa kế theo di chúc của B.

  129. thầy ơi, thầy có thể cho em hỏi là khi mà 1nguoi chết,tài sản được chia doi cho vợ,con lại chia đều cho các con,vậy có trường hợp nào vợ người chết lại chuyển thêm cho 1 trong số những người con này một phần tài sản này cua mình không ah?Đó co phải là để người con đó lo việc ma chay cho bố hay là vì vợ ngưòi chết đã vay tiền của con trứoc đó mà số tiền này dùng cho mục đích riêng của người vợ mà không liên quan gì đến người đã chết không a?hay chỉ đơn thuần là mẹ cho riêng con tiền thôi a?em chư ahọc về thừa kế,em đã tìm sách về luật thừa kế để đọc nhưng em vẫn không hiểu lắm thầy ạ.và thầy cho em hỏi thêm nữa là theo em biết thì thừa kế thuộc hàng thứ 2 sẽ chỉ đựoc thừa kế khi thừa kế hàng thứ nhất chết,từ chối thừa kế…Vậy trong trường hợp trên đó ạ,khi mà só tiền đã đựoc chia đều cho các con rồi,mà lại xuất hiện hai ngưòi được chia thừa kế mà phần thừa kế của hai người này là ngang nhau và tổng thừa kế đúng bằng phần thừa kế của 1 trong những người con.(lúc này số tiền đã chia).Vậy có phải 1trong số những người con đó đã chết và để phần thừa kế của mình cho các con(tức cháu ngưòi chết lúc đầu không a?

    • Chào loveofmay,
      Câu hỏi của em có liên quan đến phần bài tập cá nhân các em phải hoàn thành nên tôi không thể gợi mở được. Tuy nhiên em nên đọc kỹ các qui định của pháp luật về thanh toán, phân chia di sản, trường hợp xuất hiện người thừa kế mới, di sản mới.

  130. em thưa thầy.
    Em đang làm bài về vấn đề Quyền Được chết và một số vấn đề pháp lý.
    Nhưng quyền này ở VN chưa được công nhận và vẫn còn nhiều tranh cãi nên có rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo.
    Em mong thầy chỉ giúp em một số tài liệu có liên quan đến vấn đề này.
    Em cảm ơn thầy!

  131. em chao` thay`.Em muon’ tim` hieu ve`:qua trinh doi moi cua DCSVN ve viec thuc hien an sinh xa hoi-xoa doi giam ngheo tu 1975 den nay.Vay em co the tim hieu o dau?

    • chào tuyen,
      Em có thể tìm đọc các các tuyển tập nghị quyết của Đảng từ trước đến nay. Các hiệu sách và thư viện có giới thiệu loại sách này. Hoặc em vào cổng điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội để tra cứu.
      Khi phân tích nên gắn liền với hệt hống pháp luật VN về vấn đề em nghiên cứu.

  132. Caâu 3:Luaät giao thoâng ñöøông boä naêm 2008 caám ngöôøi ñieàu khieån xe moâtoâ hai baùnh,xe moâtoâ ba baùnh, xe gaén maùy thöïc hieän caùc haønh vi naøo :
    Caâu 4:Haõy neâu nhöõng quy ñònh cuûa luaät giao thoâng ñöøông boä naêm 2008 veà nhöôøng ñöôøng taïi nôi ñöôøng giao nhau:
    Caâu 5: Haõy neâu nhöõng thay ñoåi chính trong chöông 2 (quy taéc giao thoâng ñöôøng boä) cuûa Luaät giao thoâng ñöôøng boä naêm 2008 so vôùi Luaät giao thoâng ñöôøng boä naêm 2001:
    Caâu 6: Haõy neâu nhöõng thay ñoåi chính trong chöông 4 vaø chöông 5 (Phöông tieän tham gia giao thoâng ñöôøng boä) cuûa Luaät giao thoâng ñöôøng boä naêm 2008 so vôùi Luaät giao thoâng ñöôøng boä naêm 2001

  133. Thầy ơi! Thầy cho em xin 1 ví dụ về áp dụng tương tự pháp luật với. Tại sao nước ta ko công nhận án lệ là nguồn của PL vậy thầy?

  134. Thay cho em hoi: Bieu thue moi nhat ap dung doi voi hoa don ban le thong thuong cua mat hang do go my nghe tinh tren doanh thu la bao nhieu? Truoc kia em chi phai nop bang 2,5 tong doanh thu tren hoa don vay bay gio bieu thue moi lai la 3,5 co dung hay khong
    Rat mong nhan duoc su hoi am cua thay
    Em xin chan thanh cam on

  135. Em chào thầy, thầy giúp cho em một vài gợi ý được không a.
    Chuyên đề của chúng em là Luật dân sự trong quyền con người, trong đó chung em tìm hiểu vấn đề
    “Quyền con người trong pháp luật sở hữu”.
    mong thầy giúp em cần phải nêu được những vấn đề gì và phải làm rõ những vấn đề gì.
    em xin chân thành cảm ơn thầy và mong som nhân được câu trả lời.

  136. thầy ơi! thầy giúp em phân biệt:sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung và sở hữu chung theo phần với.

    • Chào kem,
      Để phân biệt hai hình thức sở hữu này em cần quan tâm đến các yếu tố sau:
      – Chủ thể của sở hữu chung hợp nhất và theo phần
      – Căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần;
      – Nguyên tắc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
      Có nhiều bài viết trên trang này có liên quan đến nội dung em hỏi

  137. thua thay!
    thương nhân thuộc chủ thể nào của pháp luật kinh tế?
    Làm sao dể nhận biết thương nhân?

  138. thưa thầy em đã về đọc rõ giáo trình và hiểu được phần nào câu hỏi mà e định nhờ thầy giúp đỡ. e lại có một câu hỏi muốn thầy giúp. em muốn biết cách giải quyết một tình huống đe dọa trong giao dịch dân sự, nếu có đe dọa thì nó còn có cả hình sự thì giải quyết thế nào? em rất mong sự tư vấn sớm của thầy. em xin cảm ơn thầy.

    • Chào hien_buiba,
      Một hành vi vi pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự. Nhưng cũng có thể chủ thể vi phạm bị truy cứu trách nhiệm đồng thời hai hoặc cả ba loại trách nhiệm pháp lý phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.
      Trong giải quyết hình sự ngoài tuy cứu trách nhiệm hình sự, có thể xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi phạm tôi nếu hành vi đó xâm phạm các quyền dân sự của chủ thể khác về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản.
      Khi nghiên cứu một bài tập dân sự em chỉ nên quan tâm đến phần giải quyết trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

  139. thua thay em co 1 cau hoi nhu sau nho thay giai dap giup: tai sao trong quan he so huu chu the mang nghia vu lai ko duoc xac dinh?

    • Chào kem,
      Quan hệ sở hữu thuộc loại quan hệ tuyệt đối. Nó xác định một tài sản thuộc về chủ thể nào (chủ sở hữu) và chủ thể đó có các quyền năng gì đối với tài sản của mình. Do vậy khi xác định một tài sản đã thuộc sở hữu của một chủ thể thì bất kỳ chủ thể khác (Nhà nước, tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu.
      Tuy nhiên, khi chủ sở hữu tham gia một quan hệ nghĩa vụ dân sự thì chủ thể có nghĩa vụ có quan hệ với chủ sở hữu phải được xác định cụ thể.

  140. thưa thầy em mới học học phần 1 của môn luật dân sự. em muốn hỏi thầy thế nào là giao dịch dân sự lừa dối, đe dọa,và có tranh chấp( hay các dấu hiệu chứng tỏ hợp đồng có sự lừa dối, đe dọa,và có tranh chấp).em muốn hỏi 1 tình huống về hợp đồng dân sự có thể có 1 or 2 hay bắt buộc 3 yếu tố trên. ngoài ra khi hợp đồng có những dấu hiệu đó mà có tranh chấp sảy ra thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó( vấn đề này thuộc tố tụng dân sự mà em chưa được học). em xin cảm ơn thầy ạ. mong thầy xớm hồi âm cho em ạ

  141. Chao thay ! em muon nho thay lay cho em mot vi du ve mot vu an giao dich dan su co su de doa

  142. thua thay em co mot bi tap the nay a:
    bang kien thuc ve thoi hieu khoi kien, hay danh gia va binh luan su kien sau day: ” ngay 22/01/2002, Toa an nhan dan quan H nhan don khoi kien cua ba T va ba K yeu cau chia di san thua ke cua gia toc mo truoc ngay 10/9/1990. Ngay 13/01/2003, Tham phan C ky giay gioi thieu cho nop tien tam ung an phi 15 trieu dong. Trong giay nay ong C yeu cau phai nop tien tam ung an phi co tham trong vong 30 ngay, neu qua thoi han trense khong thu ky an.Do chua du tien nen 2 ba xin khat den ngay 13/3/2003. Tham phan C dong y nhung yeu cau lam don khoi kien moi.Do khong hieu biet phap luat nen 2 nguoi viet don khoi kien moi ghi ngay 19/3/2003.Den ngay 21/4/2003 tham phan C giay gioi thieu moi di nop tam ung an phi. (yeu cau 2 nguoi khoi kien nop lai tat ca giay to da dua truoc day).Hai nguoi da nop du tam ung an phi va duoc thu ly, nhung sau do tham phan C lai ra quyet dinh dinh chi vu an vi het thoi hieu khoi kien”.
    thua thay theo em biet thi neu thua ke mo truoc ngay 10/9/1990 thi thoi hieu se tinh tu ngay 10/9/1990 cho den het ngay 9/9/2000 neu co khoi kien.Neu thua ke la nha o thi moi duoc cong them 30 thang.Nhungo day khong cho biet di an thua ke cua gia toc la nhung gi thi lam the nao de xac dinh thoi hieu khoi kien a?

  143. Em chào thầy!
    Thầy cho em hỏi về vấn đề một người vi phạm pháp luật, bị xử phạt 3 năm tù nếu đó là người VN. Vậy nếu người này là người nước ngoài thì sẽ bị xử phạt như thế nào ?
    Các trường hợp pháp luật VN quy định người nước ngoài VPPL bị trục xuất là gì ?
    Em xin cảm ơn !

  144. Thầy ơi! Thầy có thể cho em 2 ví dụ cụ thể về áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật đc kô? Cám ơn thầy.

  145. XIN HÃY CHO BIẾT ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LÀ GÌ?

  146. Em muốn hỏi thầy về một tình huống xảy ra thực tế hiện tại trên quê em có liên quan đến bài học GDDS của chúng em.
    Em tên : TRÁNG A SAY lớp DS33A
    quê : ĐIỆN BIÊN
    Trên quê em có một tình huống xảy ra trên thực tế hiện tại la: Bác hàng xóm gần nhà em có thàng con trai hư suốt ngày chỉ chơi lêu lỏng , có một ngày bố mẹ đi làm hết , thàng con này đã mở tủ trộm lấy SỔ ĐỎ cua nhà bác ấy , tự viết đơn ủy quyền của bố, tự giả làm dấu vân tay cua mẹ rồi mang cái đơn ủy quyền này đi xác nhận của trưởng công an xã .Cuối cùng mang SỔ ĐỎ và đơn ủy quyền này đi cắm lấy một chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng mang về bán lấy tiền tiêu. Còn gia đình thì không biết gì nhưng hè vừa rồi phía chủ xe mà cái anh này đi cắm xe photo đơn ủy quyền về thì bác hàng xóm mới biết nhưng bác này không biêt gì về pháp luật nên chỉ ngồi nhà lo va chờ đợi xem mọi chuyện xảy ra như nào thôi. em muốn hỏi thầy , cô là trong trường hợp này cái anh này tự làm đơn ủy quyền giả như vậy mà xã vẫn xác nhận ,trong khi anh này đã bị lên xã phạt hành chính mấy lần vì phạm tội thì đơn uỷ quyền này xác nhận có hiệu lực không? và ông trưởng công an xã đúng hay sai khi xác nhận cho anh này?GDDS giữa anh này với bên chủ xe đó có hiệu lực không? và bac này có khả năng bị mất sổ đỏ không? thủ tục giải quyết sự việc này như thế nào ?
    Quê em mọi người dân chưa hiểu biết gì về pháp luật, trong tình huống này .
    Em mong nhận được lơi giải đáp của thầy cô.
    em cảm ơn thầy, cô !

  147. Em muốn hỏi thầy về vấn đề Tuyên bố người đã chết.
    Em có đọc trong giáo trình về thủ tục tuyên bố người đã chết đối với trường hợp đã tuyên bố bị mất tích, thì không có nhắc đến khi Tòa tuyên bố mất tích có phải đăng thông báo tìm kiếm lại hay không.
    Tuy nhiên có một số báo và tạp chí lại nói rằng, đối với người bị mất tích, trước khi tuyên bố là đã chết, Tòa phải có thủ tục thông báo tìm kiếm lại để đảm bảo quyền lợi cho người bị tuyên bố chết.

    Vậy, ý kiến nào đúng và ý kiến nào sai.
    Em mong nhận được sự giải đáp của thầy.
    Em cảm ơn.

    • Chào Linh Trần,
      Việc tuyên bố một cá nhân là đã chết sau khi tuyên bố người đó đã mất tích có hiệu lực 3 năm trở lên mà vẫn không có tin tức còn sống chỉ là căn cứ pháp lý để tuyên bố chết. Việc tuyên bố chết là việc dân sự độc lập với việc tuyên bố mất tích trước đó. Do vậy vẫn phải tiến hành theo thủ tục chung

  148. thưa thây em muốn hỏi là muốn trình bày vấn đề quyền con người trong pháp luật sở hữu dưới góc độ ” quyền dân sự trong quyền con người” thì phải làm rõ những vấn đề gì ?

    • Em tìm đọc các cuốn sách về quyền con người do trung tâm Nghiên cứu quyền con người – Học viện Chính trị – hành chính Quốc gia Hò Chí Minh và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành để tham khảo.

  149. em cung lam cau nhu ban phuong anh va cung co thac mac nhu ban.em muon hoi huong lam cua phan dua ra nhan xet cua ca nhan la gi a.rat mong thay giao giup do em.

    • Chào quynhtrang,
      Đưa ra nhận xét cá nhân là đưa ra quan điển riêng của em về vấn đề pháp lý em nghiên cứu. Ví dụ Nguyên tắc áp dụng tập quán phù hợp hay không phù hợp, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng, nhứng đề xuất của em…

  150. thầy ơi, thầy cho em hỏi đối với dạng bài tập có đề bài như sau thì em phải trình bày như thế nào cho rõ ràng và tránh rườm rà ạ. Đề bài như sau:”Xây dưngj một tình huống có nội dung của một quan hệ pháp luật về tài sản cụ thể,để qua đó xác định quan hệ tài sản đó mang tích chất hàng hóa_tiền tệ và chỉ ra những quan hệ tài sản trong xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự?”Mong được sự giúp đỡ của thầy.Em xin cảm ơn ạ!

    • Chào huyenpham,
      Em cần đọc kỹ lại đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự (trongd dso có tính chất hàng hóa – tiền tệ). Trên cơ sở đó em xây dựng một tình huống cụ thể và chỉ rõ nó mang tính hàng hóa – tiền tệ ở điểm nào? Những quan hệ tài sản không có các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự thì không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  151. da thua thay,thu3 phai nop bai tap nen em khong the len van phong khoa xin tu van bai tap ca nhan duoc vimuon qua.vay thay co the cho em su huong dan khi lam cau hay chi ra nhung nguyen nhan,dieu kien ap dung tap quan phap khi giai quyet cac tranh chap dan su(tuc la em mun hoi nguyen nhan va dieu kien o day ta gan vao tung truong hop,tung dieu khoan cu the hay chi la nguyen nhan dieu kien chung chung thoi a.

    • Chào phuong anh,
      Em cần đưa ra lý thuyết về nguyên nhân, điều kiện áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp dân sự. Sau đó vận dụng đưa ra một ví dụ cụ thể.
      Trên trang thông tin pháp luật dân sự đã có một số bài viết về vấn đề này. Ngoài ra trên thư viên của trường cũng có một cuốn sách tham khảo về vấn đề áp dụng tập quán. Em tìm tên cuốn sách trong chuyên mục tài liệu tham khảo của thongtinphapluatdansu

  152. vang.em cung co thac mac nhu ban linh a.hau het chung em deu khong hieu ro ve nhung de bt do.vay em mong cac thay giai thich som cho chung em a.va em xin hoi la bt ca nhan dan su tuan 1 thi bao gio nop a?

    • Chào phuong anh,
      Hàng tuan vào sáng thứ 5, tổ bộ môn có giờ tư vấn cho sinh viên tại văn phòng bộ môn 303 K4 em nên tranh thủ giờ tư vấn này để hỗ trợ trong làm bài tậpcá nhân, nhóm và học kỳ.
      Thời gian nộp đã được ghi rõ trong quyển đề cương môn học em cần tra cứu kỹ tài liệu này.

  153. Em chào thầy.
    Em hiện đang là học sinh năm thứ 2 – K33. Năm nay là năm đầu tiên em học LDS. Vì vậy có bài tiểu luận về nhà. Đa số các đề đều yêu cầu xây dựng một tình huống thực tế. Đối với em đây là một dạng bài tập bài tập còn rất mới vì vậy em chưa biết nên làm thế nào.
    Ví dụ em chọn đề ” xây dựng một tình huống có nội dung của một QHPL dân sự cụ thể, qua đó chỉ ra và phân tích làm rõ các mối quan hệ PL của các chủ thể trong quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS “.
    Em thực sự gặp khó khăn trong việc định hướng làm bài.
    Mong thầy giúp đỡ. Em xin cảm ơn.

    • Chào Linh Trần,
      Dạng bài tập em đang băn khoăn giúp các em rèn luyện kỹ năng khái quát hoá kiến thức lý thuyết thành những tình huống cụ thể, từ đó có thể vận dụng để giải quyết vụ việc trên thực tế.
      Tôi sẽ gợi ý cách tiếp cận khi làm dạng bài tập này như sau:
      – Em phải xác định một quan hệ có chủ thể dân sự, khách thể và nội dung có chứa đựng quyền dân sự, nghĩa vụ dân. Với đề này em nên lấy ví dụ tình huống về quan hệ tài sản;
      – Về mối quan hệ pháp luật của các chủ thể em nghiên cứu trên phương diện quan hệ chủ thể trong quan hệ pháp luật tương đối, tuyệt đối hoặc quan hệ vật quyền, trái quyền…
      Chúc em hoàn thành tốt bài tập của mình

  154. Xin cho tôi hỏi thể lệ đăng bài trên trang web thongtinphpaluatdansu!
    Xin cảm ơn

    • Chào Châu Vĩ Tuấn,
      Việc đăng bài trên trang Thông tin pháp luật dân sự nhằm mục đích xây dựng cộng đồng học liệu mở về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
      Thể lệ đăng bài như sau:
      1. Việc tác giả gửi bài là tự nguyện vì mục đích chia sẻ thông tin và kiến thức pháp lý cho mọi người;
      2. Nguồn gốc bài đăng phải được trích dẫn cụ thể.
      3. Trang thông tin đặc biệt khuyến khích các bạn sinh viên Luật ở tất cả các cơ sở đào tạo Luật gửi các bài viết, tham luận của mình như là một hình thức gián tiếp khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học.
      Quyền lợi liên quan đến người gửi bài:
      1. Tác giả đăng bài không được hưởng nhuận bút;
      2. Trang Thông tin pháp luật không giới hạn việc tác giả đã đăng bài trên trang thông tin lại tái đăng lại ở các tạp chí, trang thông tin khoa học khác.
      Rất mong nhận được sự cộng tác của bạn.
      Trân trọng,

  155. Xin cho hỏi :
    Tôi có một miếng đất được nhà nước đền bù tái định cư và được cấp giấy chứng nhận chủ quyền, do không có khả năng cất nhà lên, nên tôi đã bán đi và mua lại 01 căn nhà giá rẻ để ở và tôi không làm thủ tục xin cấp giấy chủ quyền ( vì không có tiền)
    Như vậy, hiện nay bản thân tôi chỉ sở hữu duy nhất ( đứng tên giấy chủ quyền đất ) 01 miếng đất vừa bán xong, còn căn nhà mới mua thì không có sổ chủ quyền do nhà nước cấp thì coi như tôi chưa có quyền sở hữu căn nhà đó theo luật pháp đã qui định.
    Vậy khi làm thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân về việc bán miếng đất trên, tôi có được miễn thuế thu nhập cá nhân theo luật định không?

    Xin Thầy giải thích cụ thể dùm. Thành thật cảm ơn!

  156. Chào Thầy và các bạn! Có tình huống muốn tham khảo ý kiến của Thây và các bạn như sau:
    Thuộc lĩnh vực đất đai – tái định cư như sau:
    – Năm 2003 gia đình bà A bị nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ở và đất vườn.
    – Đầu năm 2007 gia đình bà A được bố trí tái định cư (do phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đ, chủ đầu tư, UBND phường nơi có đất tái định cư) tại vị trí B, nhưng chưa được giao QĐ cấp đất và bà A đã làm nhà ở trên đó.
    – Cuối năm 2007 UBND thành phố Đ lại ban hành QĐ cấp đất tái định cư cho gia đình ông C đúng tại vị trí B mà phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đ, chủ đầu tư, UBND phường nơi có đất tái định cư đã bàn giao cho gia đình bà A
    Hỏi:
    – Việc làm đó của UBND thành phố Đ đúng hay sai
    – Nếu gia đình bà A yêu cầu UBND thành phố Đ ra QĐ cấp đất cho bà A đúng tại vị trí B thì UBND thành phố Đ phải xử lý như thế nào?
    – Trước khi ban hành QĐ cấp đất tái định cư cho gia đình ông C đúng tại vị trí B như trên thì UBND thành phố Đ có phải ban hành Qđ thu hồi đất của gia đình bà A không vì bà A khi được nhận bàn giao đất ở trên thực địa tại vị trí B đã xây nhà trên đó để ổn định cuộc sống
    Em cảm ơn Thầy!
    Mình cảm ơn các bạn nhé!

  157. E chào thầy ah!
    Xin nhờ thầy và các bạn giải quyết hộ em tình huống này với ạ
    – phòng TN và MT của Thành phố A tham mưu choUBND thành phố A ban hành một quyết định cấp đất cho 01 hộ gia đình
    – Sau đó phòng TN và MT của thành phố A phát hiện ra trong QĐ cấp đất mà phòng TN và MT tham mưu cho UBND thành phố A có sai sót về họ tên của người được cấp đất, thứ tự ô đất, số lô đất và vị trí giáp ranh. Nên phòng tài nguyên và MT của thành phố A đã ra một thông báo đính chính lại về họ tên của người được cấp đất, thứ tự ô đất, số lô đất, vị trí giáp ranh cho đúng. E thấy việc phòng TN và MT ra thông báo đính chính lại QĐ của UBND thành phố A là sai không thuộc thẩm quyền của phòng TN và MT nhưng em không tìm đâu ra cơ sở pháp lý để chứng minh. Mong thầy và các bạn giúp em tình huống này với

  158. thưa thầy cho em hỏi: thẩm quyền phân ô, lô thửa để cấp đất tái định cư cho người dân? cơ sở pháp lý?
    em cảm ơn thầy ạ

  159. Chào thầy ah!
    Em có câu hỏi này muốn nhờ thầy giải đáp giúp:
    Việc phân ô, lô, thửa để bố trí đất tái định cư thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? cơ sở pháp lý

  160. Xin civillawinfor có thể cho em một vài trang web có thể tải miễn phí văn bản pháp luật bản tiếng anh?
    Em xin cảm ơn nhiều!

    • Chào huynhtantan1986,
      Tôi không biết em muốn tìm hiểu văn bản pháp luật của Việt nam bằng tiếng Anh hay văn bản pháp luật của nước ngoài. Hiện tại chưa có một trang web nào cung cấp miễn phí văn bản pháp luật việt Nam,bằng tiếng Anh miễn phí, hoặc có thì rất hạn chế về diện văn bản. Tôi biết nhà xuất bản thế giới phát hành nhiều cuốn sách pháp luật song ngữ Việt Anh em có thể tìm đọc.
      Riêng Civillawinfor đang cố gắng sưu tầm các văn bản PL Việt nam bằng tiếng Anh để đăng tải trên trang thông tin pháp luật dân sự phiên bản bằng tiếng Anh (civil law network) hiện tại chưa public để nâng cấp thông tin.

      • Em chào thầy. Cho em hoỏi một ấn đề về nghĩa vụ dân sự, đó là: khi nào thì nghĩa vụ dân sự riêng rẽ chấm dứt?nghĩa vụ dân sự có thể chuyển thành nghĩa vụ dân sự liên đới được k ạ? Em xin cảm ơn thầy!

  161. cong an co duoc lay chong ma co em traibi di tu ko.xin tra loi giup em.cam on nhieu!

    • Chào doan vinh quang và Thu Hằng,
      Về nguyên tắc pháp luật HNGĐ Việt Nam bảo đảm quyền tự do kết hôn. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành công an, việc kết hôn của người thuộc lực lượng này có những ràng buộc riêng về nhân thân của người kết hôn và gia đình người kết hôn. Ví dụ: nếu một chiến sĩ công an kết hôn với người mà có anh trai phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì không được kết hôn…
      Do vậy, các bạn nên liên hệ đến đơn vị quản lý trực tiếp chiến sĩ công an để tham vấn qui định của ngành.

  162. Công an có được lấy Vợ, gia đình có người theo Đạo Thiên Chúa k?.Em được biết là không nhưng gia đình đó có công với cách mạng thì sao.Hoặc có người là thương bệnh binh.

  163. cho em hỏi nếu nhà tư bản trả đúng giá trị sức lao động thì có còn bóc lột giá trị thặng dư không ?cho ví dụ.

  164. da e cam on thay nhieu

  165. thầy ơi giúp e giải quyết tình huống này với:
    A đén cửa hàng X mua 1 tivi,A đã thanh toán hết tiền và hẹn ngày X giao ti vi đến.đến hẹn X cho nhân viên chuyển tivi đến nhà A nhưng trên đường đi cành cây gãy rớt xuống đầu nhân viên và làm tivi hư hỏng nặng.trong trườnghợp này ai phải chịu trách nhiệm.biết cành cây gãy là sự kiện bất khả kháng.
    nếu theo qui định về nghĩa vụ giao vật thì bên cửa hàng phải chịu trách nhiệm nhưng nếu xét đây là sự kiện bất khả kháng theo hợp đồng thì A phải chịu thiệt hại này,
    mongthầy chỉ giúp.em cảm ơn thầy

    • Chào pekhoe_pengoan,
      Trường hợp này bên bán vẫn phải chịu rủi ro và phải thay thế bằng một tivi cùng loại khác. Sự kiện bát khả kháng này chỉ có ý nghĩa trong xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Do có sự kiện bất khả kháng dẫn tới việc giao hàng chậm hơn cam kết là căn cứ để xác định bên bán không vi phạm thời hạn giao hàng

  166. CHÀO pekhoe_pengoan,
    Đúng là phần này tôi chưa cập nhật được do thời gian bận quá. Em thông cảm nhé

  167. em chào thầy,dạ thưa thầy cho e hỏi là sao e tìm đề cương phần sở hữu và thừa kế mà không thấy vậy ah.thầy có thể chỉ giúp em đc k? e cảm ơn thầy nhiều

  168. Em xin hỏi câu cuối: trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan tố tụng có phải là trách nhiệm bồi thường của nhà nước không? Nếu cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều có lỗi gây thiệt hại thì các cơ quan này có phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại không? giải quyết bồi thường như thế nào?
    hic, mai thi rồi, thầy giải đáp giúp em sớm thầy nhé.

    • Bản chất trách nhiệm này thuộc trách nhiệm bồi thường nhà nước (các cơ quan tố tụng chỉ là người đại diện nhà nước, việc bồi thường được chi trả bằng ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, thuật ngữ “bồi thường Nhà nước” hiện này mới được sử dụng trong Dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước (có khả năng kỳ họp quốc hội lần này sẽ thông qua), còn trong BLDS, NQ 388 và các văn bản hiện hành chưa sử dụng thuật ngữ này. Do vậy, em vẫn tạm thời sử duungj thuật trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng nhé.

  169. Thầy ơi, thầy cho em hỏi 1 câu nữa:
    Tại sao lại nói “trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thương…” (phần khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trang 257 giáo trình LDS 2 năm 2006).
    2 khái niệm này khác nhau như thế nào ạ?

    • Để tìm hiểu em nên đọc thêm phần trách nhiệm dân sự trong bài nghĩa vụ dân sự.
      Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nó phát sinh khi chủ thể có hành vi xâm phạm đến các lợi ích được luật dân sự bảo vệ (tính mạng, sức khỏe, …). Khi một chủ thể có hành vi xâm phạm tính mạng,…. mà gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thệt hại và khi đó họ có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại theo qui định của pháp luật (phương thức thực hiện và mức bồi thường có thể dựa theo qui định pháp luật).
      Tuy nhiên, ở nghĩa rộng, theo quan điểm của tôi, nghĩa vụ dân sự trong nhiều trường hợp lại phát sinh trước trách nhiệm dân sự và trách nhiệm dân sự thể hiện ở mức độ cao về nghĩa vụ áp dụng cho người có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (Nghĩa vụ dân sự có thể được hình thành theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật việc vi phạm nghĩa vụ làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người vi phạm).

  170. Thưa thầy, thầy cho em hỏi: nghĩa vụ dân sự là một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự, vậy tại sao bản thân nó lại là một quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nói quan hệ nghĩa vụ ds cũng là quan hệ quyền ds được không ạ?
    Thầy cho em hỏi 1 câu nữa ạ: em đã đọc phần viết về hành vi pháp lí và xử sự pháp lí trong giáo trình tập 1 nhưng em vẫn chưa xác định được khi nào thì một hành vi là xử sự, khi nào là hành vi pháp lí. thầy có thể giải thích một chút về phần này được không ạ.
    Em cảm ơn thầy

    • Chào Tk32,
      – Quan hệ nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp luật dân sự.
      – Cả hai đều là sự kiện hành vi (phát sinh theo ý chí chủ quan của chủ thể):
      + Hành vi pháp lý (Theo quan điểm của riêng tôi hiểu là hành vi dân sự): hành vi khi chủ thể thực hiện nhằm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự;
      + Xử sự pháp lý: các hành vi mà khi chủ thể thực hiện không nhằm mục đích phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự, nhưng khi thực hiện lại làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự.

  171. Thưa thầy, thi cuối kì trắc nghiệm như thế nào ạ. Kiểu đề là chọn đáp án đúng rồi tô vào ô trống hay là bán trắc nghiệm vừa trả lời vừa giải thích ạ.

    Giả sử là thì bán trắc nghiệm, e muốn hỏi cách làm bài ạ, có 1 câu như thế này :
    Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thì có quyền mua tài sản đấu giá đó;

    Chỉ cần trả lời là “Sai, theo k2Đ458 BLDS 2005” hay phải trả lời đầy đủ ra như là : “Sai. Theo k2 Đ458 thì người trả giá cao nhất và ít nhất = giá khởi điểm mới đc quyền mua tài sản bán đấu giá đó.”

    Em thấy các anh chị khóa trước nói phần trả lời trog giấy thi rất nhỏ, khó viết nên trả lời càng ngắn gọn càng tốt, thế thì trả lời theo cách 1 có được điểm tối đa ko ạ.

    • Chào DiepKitty,
      Thi cuối kỳ áp dụng cho K 32 dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Chọn đáp án đúng (có một đáp án đúng) trong 4 đáp án có sẵn. Không cần giải thích cho câu trả lời.
      Hình thức làm bài giống như thi trắc nghiệm trong tuyển sinh. Em và các bạn cần mang bút chì đi để tô đáp án em chọn.
      Được phép sử dụng BLDS
      Thời gian làm bài 60 phút.
      Những vấn đề em thắc mắc sẽ không có trong hình thức thi này
      Chúc các em thi tốt!

  172. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá;

    Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá;

    _________

    Thưa thầy, e băn khoăn cụm từ “tiền đặt cọc” trog 2 câu này, “tiền đặt cọc” ở đây có đc hiểu là “tiền đặt trước” theo như NĐ k3 Đ14 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản k ạ.

    Và “tiền đặt trước” ở đây có giống với “tiền trả trước” trong HĐ mua bán k ạ.

    Em cảm ơn thầy ạ.

    • Chào DiepKitty,
      Khoản tiền đặt trước trong mua đấu giá có ý nghĩa như một khoản tiền đặt cọc. Người tham gia mua đấu giá nộp khoản tiền đó để cam kết tham gia và thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ đấu giá. Nếu họ không tham gia, hoặc vi phạm nghĩa vụ thì họ không được lấy lại hoản tiền đặt cọc. Còn nếu họ tham gia không trở thành người mua đấu giá (không phải là người trả giá cao nhất) thì được hoàn lại. Nếu họ trở thành người mua đấu giá thì khoản tiền đặt trước sẽ được bù trừ vào khoản tiền mà bên mua đấu giá phải trả.

  173. thầy ơi, dường như những vấn đề về tố tụng dân sự k được đề cập đến. sinh viên năm 3 tụi em rất mong có sự hỗ trợ của thầy.

    • Chào hkt14588,
      Tôi hiểu nguyện vọng trao đổi kiến thức của các em. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi mà các em đưa ra liên quan đến chuyên ngành mà tôi đang nghiên cứu giảng dạy là điều tôi cần phải làm, nếu ngoài chuyên ngành đó việc trả lời là có thể nhưng tôi e rằng nó sẽ tác động nhiều đến vấn đề học lý và phương thức học tập của các em. Do vậy, với những vấn đề ngoài chuyên ngành dân sự, hôn nhân và gia đình, môn tố tụng dân sự tôi sẽ tham gia trao đổi không phải với tư cách giáo viên mà với tư cách thành viên diễn đàn.
      Thân

  174. Thay cho e hoi: tai sao cong ty hop danh duoc cong nhan tu cach phap nhan tu thoi diem duoc cap giay chung nhan dang ki kinh doanh? e cam on!

  175. thầy ơi! giúp em giải thích mấy câu hỏi này với
    1. phân biệt trả chậm trả dần và trả góp
    2. gui tin nhắn sms là loại hợp đồng dịch vụ j?
    3. phân biệt hợp đồng thuê gia công và hợp đồg mua đặt sẵn
    4 khi xác định thiệt hại chỉ có thiệt hại trên thực tế còn thịêt hại trong tương lai không được ccông nhận

    • Chào bao bao,
      1. Có lẽ em định hỏi phân biệt hợp đồng mua bán mà bên mua có thể thanh toán nghĩa vụ trả tiền thành nhiều lần và mua bán trả chậm, trả dần (trả góp)???
      2. Gửi SMS là một loại dịch vụ viễn thông giữa nguời gửi SMS và bên cung cấp dịch vụ đã hình thành một hợp đồng dịch vụ khi bên thuê dịch vụ gửi tin nhắn (hình thức hợp đồng là hành vi)
      3. Trong hợp đồng thuê gia công: tài sản được làm ra từ hành vi gia công thuộc sở hữu của bên thuê gia công, bên nhận gia công tạo ra tài sản theo khuôn mẫu và nguyên, vật liệu do bên thuê gia công cung cấp. Bên nhận gia công được thanh toán tiền công.
      Hợp đồng mua bán đặt sẵn: tài sản do bên mua đặt theo khuôn mẫu từ trước, bên bán cung cấp tài sản bán theo đúng khuôn mẫu mà bên mua yêu cầu. Trong trường hợp này, bên bán phải là nguời tạo ra tài sản bằng nguyên vật liệu của mình hoặc lấy từ nguồn khác thông qua giao dịch hợp pháp và thuộc sở hữu của bên bán (hoặc bên bán có quyền bán). Bên mua muốn sở hữu tài sản mua thì phải thanh toán giá trị tài sản mua cho bên bán theo thoả thuận và theo nguyên tắc chuyển quyền sở hữu của hợp đồng mua bán.
      4. nếu thiệt hại trong tương lai là rõ ràng và có thể chúng minh được và nó là hậu qảu trực tiếp của hành vi gây thiệt hại trái luật vì vẫn được xác định là thiệt hại phải bồi thường

  176. chao thay
    trong các căn cứ để huy quyết định trọng tài thương mại co hai chổ em không hiểu nhờ thầy giải thích giùm
    đó là điều một ko có quyết định trọng tài va điều 6 quyềt đnh trọng tài trái với lợi ích công cộng của cộng hoà xả hoi chủ nghia VIỆt NAM
    nhờ thày cho vi dụ luôn . em cảm ơn thầy nhièu.

    • Chào nam,
      Em nên nói rõ hơn nhé, theo Điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại hủy quyết định trọng tài dựa trên các căn cứ :
      1. Không có thỏa thuận trọng tài;
      2. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này
      Em muốn hỏi về qui định này?

  177. Kính chào thầy!

    Xin Thầy giải đáp giùm em vấn đề sau:

    Công ty A ký HĐ tín dụng với Ngân hàng B có tài sản thế chấp là các Giấy tờ Pháp lý về việc thực hiện Dự án đầu tư (như Quyết định chấp thuận Dự án; QĐ giao đất; QĐ thu hồi đất…….; và các Hợp đồng giao thầu xây dựng các hạng mục công trình của DA và Hóa đơn GTGT, Phiếu chi).

    Thưa thầy, tài sản TC của Công ty A có đảm bảo đủ điều kiện để NH nhận thế chấp và cho vay không? Theo BLDS TS thế chấp của Công ty A có phải là thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

    Trong quá trình thực hiện HĐ, Công ty A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ (đến nay thời hạn HĐ đã hết mà Bên A vẫn chưa thanh toán hết số nợ gốc và nợ lãi vay, lãi phạt, và số nợ của Công ty A đã chuyển lên nợ xấu).

    Sau khi ký kết HĐ tín dụng, Bên NH B đã có thêm Thư thông báo tín dụng đồng ý tài trợ tiền cho công ty (ngoài số tiền đã cam kết cho vay trong HĐ tín dụng), nhưng sau đó Bên NH lại hủy.

    Vậy NH B khởi kiện công ty A có được không?.

    Kính mong Thầy bớt chút thời gian giải đáp giùm em.

    Trân trọng cám ơn Thầy.

    Nguyetanh.

    • Chào nguyetanh,
      Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm có hai loại:
      – Tài sản chưa hình thành trên thực tế những chắc chắn sẽ hình thành trên thực tế và thuộc sở hữu của chủ thể sau thời điểm giao dịch được giao kết;
      – Tài sản đã hình thành trên thực tế nhưng chưa thuộc sở hữu của chủ thể, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch chắc chắn nó sẽ thuộc sở hữu của chủ thể.
      Bạn vận dụng lý thuyết này để xác định những dạng thức bạn nêu có phải là tài sản hình thành trong tương lai không?
      Một lưu ý: việc xử lý tài sản thế chấp là tài sản trong tương lai khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ phụ thuộc vào tài sản đó đã hình thành trên thực tế và thuộc sở hữu của bên thế chấp hay chưa?
      Nếu bên A không thanh nợ theo đúng cam kết thì ngân hàng B có thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho mình. Trong trường hợp không có tái ản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ thanh toán nợ thì ngân hàng có quyền kiện buộc công ty thực hiện nghĩa vụ (nếu việc thương lượng giữa các bên không đem lại sự tự giác thực hiện nghĩa vụ của công ty A).

      • Kính chào Thầy!

        Cám ơn Thầy đã giải đáp giùm em.

        Tuy nhiên, Thầy có thể giải thích rõ hơn giùm em dược không a?

        Nếu như ở lưu ý của Thầy: “việc xử lý tài sản thế chấp là tài sản trong tương lai khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ phụ thuộc vào tài sản đó đã hình thành trên thực tế và thuộc sở hữu của bên thế chấp hay chưa?”

        Vậy, nếu tại thời điểm thế chấp mà tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai nhưng chưa hình thành trên thực tế thì có được xử lý không a?.

        Công ty A khi thế chấp tài sản là các Giấy tờ chấp thuận đầu tư dự án (nôm na là Quyền khai thác Dự án) và một số Hợp đồng giao thầu và Hóa đơn thanh tóan tiền cho Nhà thầu thi công.

        Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, thì Dự án đã triển khai trên thưc tế như đã hoàn thành đồng bộ hạ tầng, đã có dân cư sống trên Dự án, tuy nhiên vẫn Dự án vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (vì chưa đóng đủ tiền sử dụng đất).

        Vậy Ngân hàng đòi khởi kiện Công ty A và phát mại tài sản thế chấp thì có đủ căn cứ pháp lý không a?

        Nhờ Thầy giải đáp giùm em ạ.

        Trân trọng cám ơn Thầy.

      • Chào nguyetanh,
        Bạn nên đọc Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm tại đây:
        http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2006/200612/200612290003/lawdocument_view

  178. e chào thầy, e có 1 bài tập trong luật dân sự : hãy phân tích những điểm bất hợp lý của pháp luật trong chế đinhg giám hộ. Thầy có thể phân tích dùm e chế định giám hộ hiện nay của Việt Nam.e cảm ơn thầy.

  179. Thầy cho e hỏi những điểm bất hợp lí nhất của pháp luật trong chế định giám hộ là gì được không ạh!? E rất mong sự giúp đỡ của thầy, e cảm ơn thầy!

    • Chào Hải Minh,
      Có lẽ câu hỏi của em thuộc về bài tập em phải làm,do vậy tự nghiên cứu là cần thiết và bắt buộc.Tuy nhiên, theo tôi em cần tiếp cận những qui định nào không phù hợp với thực tiễn hoặc không cụ thể khi áp dụng gặp nhiều vướng mắc (điều kiện giám hộ, trách nhiệm dân sự của nguời giám hộ…)

  180. Thầy cho em hỏi sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì được không ạ.

    • Chào Ken_ueh,
      Phạt vi phạm là một biện pháp do các bên thỏa thuận nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì sẽ bị phạt một khoản tiền mà không phụ thuộc hành vi vi phạm đã gây thiệt hại hay chưa.
      Bồi thường thiệt hại là một chế tài do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Theo đó, bên nào vi phạm nghĩa vụ dẫn tới gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường

  181. Em chào thầy,thầy có thể cho em biết thêm về thể chế chính trị Lưỡng Đầu thời nhà Trần và nhà Nguyễn khác nhau như thế nào không ạ.Mong thầy giải thích rõ cho em với.Và thể chế Lưỡng đầu ở thời nhà Nguyễn có tiến bộ hơn so với nhà Trần không ạ,nếu nó tiến bộ hơn thì hơn ở điểm nào ạ.

  182. hic, rắc rối qua’. Quy về từng quan hệ cụ thể thì mới giải quyết được!

  183. Tôi có 1 tình huống như sau:
    A + B kết hôn vào năm 1967 và có 4 người con Xuân, Hạ, Thu, Đông.
    1986: Bà B xuất khẩu lao động. Trước khi đi A+B vay 5 chỉ vàng.
    1990: B sang nước thứ 3 và gửi về 1 thùng hàng cho A. Ông A bán thùng hàng được 10 chỉ.
    Sau đó, ông A trả nợ 5 chỉ, còn 5 chỉ mua cho ông và 4 người con mỗi người 1 xe đạp.
    1991: Cơ quan cấp cho A+B 1 mãnh đất 50m2.
    Bà B từ nước ngoài gửi về 300tr cho A xây 1 căn nhà N1(2 tầng) trên mãnh đất đó. N1+Đất = 450tr.
    1993 : B xin ly hôn với ông A. Thủ tục hoàn tất vào năm 95.
    1994: Xuân lấy Mùa. Mùa có hồi môn 70 cây.
    1995: Xuân + Mùa xây lên tầng 3 trị giá 190tr ở N1.
    B quyết định để nhà cho chồng + các con.
    1998: Hạ lấy Kim
    Mùa + Xuân bỏ tiếp 195tr để xây tầng 4 ở N1.
    2000: Mùa và Xuân sinh con thứ 2, con thứ 2 là cháu đích tôn.
    Mùa và Xuân mua được căn nhà N2
    2001: Mùa + Xuân xây lại N2.
    A lấy C. A họp các con và muốn bán N1.
    Mùa + Xuân đưa cho A 800tr và 1 xe máy để A ổn định cuộc sống.
    Cuối năm A mua dc N3.
    B về nước, đưa cho Mùa+ Xuân 100tr để xây cho mình 1 phòng ở N2.
    Nhân dịp sinh nhật cháu đích tôn, B bảo gửi tiền góp xây nhà N2. N2 lúc này chưa hoàn thiện giấy tớ.
    Hạ, Thu, Đông yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất N2 đứng tên 4 anh em
    Mùa+Xuân không đồng ý.
    2002: N2 xây xong
    B cho các con chở đồ của Hạ về N2.
    B bắt Xuân viết giấy nhận tiền để mua đất và xây nhà.
    T4/2002: Mùa nhận được học bổng ở Paris.
    B yêu cầu Mùa ly dị với Xuân và ghi giấy là Mùa ko liên quan gì đến N2 mới được đi du học
    Mùa ko đồng ý và hoãn đi Paris
    2003: Mùa xin được học bổng cho Đông
    T9/2003: Mùa và Đông đi du học Paris
    T10/2004 Mùa về nước mua N4 và bàn giao cửa hàng bán đồ ăn ở Paris cho Đông.
    N2 đc đăng ký tên quyền sử dụng đất là Thu
    Hạ vẫn đang ở N2.
    2005 Thu lấy vợ
    Vợ của Thu đòi đuổi Hạ ra khỏi nhà N2 vì nhà là đứng tên Thu
    T8/2005: Thu thế chấp đất N2, lấy tiền đi nuôi tôm.
    2006: Bảo Chanchu, Thu mất trắng
    B yêu cầu Mùa và Xuân giúp
    Mùa bán ô tô và hủy 1 hợp đồng kinh doanh được 1 tỷ 600tr. Mùa bảo Xuân mua 1 căn nhà mới đứng tên 2 vợ chồng rồi đón em và mẹ ra ở.
    Xuân lại đem 1 tỷ 600tr đó trả cho ngân hàng và lấy về N2. Thủ tục trả lại nhà hoàn tất.
    Sau đó Hạ tổ chức đánh bạc ở N2. N2 là nơi chứa chấp đánh bạc
    Biết điều đó nên Cả A+B+C đưa ra quan điểm
    1 Bà B đòi bán N2
    2 Ông A đòi bán N1 vì đất này là giao cho A và đứng tên là A

    Hỏi:
    GIải quyết mâu thuẩn giữa vợ chồng Mùa – Xuân trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
    GIải quyết mâu thuẩn giữa Hạ và Thu trong quá trình sử dụng và khai thác N2
    Chú ý là trong quá trình giải quyết không phải là chia di sản thừa kế
    Mọi người thảo luận nhé
    ng_huy_cuong@yahoo.com

  184. làm ơn giúp dùm em câu này với:
    Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Quan điểm? giải thích? chứng minh?
    em xin cảm ơn.

  185. Làm ơn giúp em trả lời câu này nha:
    Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. quan điểm? giải thích? chứng minh?
    em cảm ơn nhiều.

  186. em chào thầy. em là sinh viên kt32.trong buổi thảo luận vừa rồi, thầy có trả lời rằng: khi bên gia công cung cấp nguyên vật liệu thì sẽ trở thành hợp đồng hỗn hợp giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng gia công. Trong giáo trình luật dân sự có ghi,…hợp đồng gia công còn có đặc điểm của hợp đồng mua bán. vậy hợp đồng hỗn hợp và hợp đồng gia công ở hai trường hợp này nên hiểu thế nào ?

    • Chào brulee,
      Trong một hợp đồng gia công, bên gia công đồng thời cung cấp nguyên vật liệu cho bên gia công, thì khi thanh toán hợp đồng, bên gia công thanh toán cả giá trị nguyên vật liệu (theo các nguyên tắc của hợp đồng mua bán) và thanh toán tiền công cho bên gia công. Đây vẫn là hợp đồng gia công nhưng trong nội dung của nó có chứa đựng nội dung của hợp đồng mua bán (quan hệ giữa bên thuê gia công với bên gia công qua nguyên vật liệu) – Hợp đồng hỗn hợp.

      • thưa thầy, e muốn hỏi trong trường hợp bên gia công đồng thời cung cấp nguyên vật liệu cho bên gia công thì hợp đồng này có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại không hay chỉ do BLDS điều chình (cả 2 bên đều là thương nhân)

    • Tôi có 1 tình huống như sau:
      A + B kết hôn vào năm 1967 và có 4 người con Xuân, Hạ, Thu, Đông.
      1986: Bà B xuất khẩu lao động. Trước khi đi A+B vay 5 chỉ vàng.
      1990: B sang nước thứ 3 và gửi về 1 thùng hàng cho A. Ông A bán thùng hàng được 10 chỉ.
      Sau đó, ông A trả nợ 5 chỉ, còn 5 chỉ mua cho ông và 4 người con mỗi người 1 xe đạp.
      1991: Cơ quan cấp cho A+B 1 mãnh đất 50m2.
      Bà B từ nước ngoài gửi về 300tr cho A xây 1 căn nhà N1(2 tầng) trên mãnh đất đó. N1+Đất = 450tr.
      1993 : B xin ly hôn với ông A. Thủ tục hoàn tất vào năm 95.
      1994: Xuân lấy Mùa. Mùa có hồi môn 70 cây.
      1995: Xuân + Mùa xây lên tầng 3 trị giá 190tr ở N1.
      B quyết định để nhà cho chồng + các con.
      1998: Hạ lấy Kim
      Mùa + Xuân bỏ tiếp 195tr để xây tầng 4 ở N1.
      2000: Mùa và Xuân sinh con thứ 2, con thứ 2 là cháu đích tôn.
      Mùa và Xuân mua được căn nhà N2
      2001: Mùa + Xuân xây lại N2.
      A lấy C. A họp các con và muốn bán N1.
      Mùa + Xuân đưa cho A 800tr và 1 xe máy để A ổn định cuộc sống.
      Cuối năm A mua dc N3.
      B về nước, đưa cho Mùa+ Xuân 100tr để xây cho mình 1 phòng ở N2.
      Nhân dịp sinh nhật cháu đích tôn, B bảo gửi tiền góp xây nhà N2. N2 lúc này chưa hoàn thiện giấy tớ.
      Hạ, Thu, Đông yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất N2 đứng tên 4 anh em
      Mùa+Xuân không đồng ý.
      2002: N2 xây xong
      B cho các con chở đồ của Hạ về N2.
      B bắt Xuân viết giấy nhận tiền để mua đất và xây nhà.
      T4/2002: Mùa nhận được học bổng ở Paris.
      B yêu cầu Mùa ly dị với Xuân và ghi giấy là Mùa ko liên quan gì đến N2 mới được đi du học
      Mùa ko đồng ý và hoãn đi Paris
      2003: Mùa xin được học bổng cho Đông
      T9/2003: Mùa và Đông đi du học Paris
      T10/2004 Mùa về nước mua N4 và bàn giao cửa hàng bán đồ ăn ở Paris cho Đông.
      N2 đc đăng ký tên quyền sử dụng đất là Thu
      Hạ vẫn đang ở N2.
      2005 Thu lấy vợ
      Vợ của Thu đòi đuổi Hạ ra khỏi nhà N2 vì nhà là đứng tên Thu
      T8/2005: Thu thế chấp đất N2, lấy tiền đi nuôi tôm.
      2006: Bảo Chanchu, Thu mất trắng
      B yêu cầu Mùa và Xuân giúp
      Mùa bán ô tô và hủy 1 hợp đồng kinh doanh được 1 tỷ 600tr. Mùa bảo Xuân mua 1 căn nhà mới đứng tên 2 vợ chồng rồi đón em và mẹ ra ở.
      Xuân lại đem 1 tỷ 600tr đó trả cho ngân hàng và lấy về N2. Thủ tục trả lại nhà hoàn tất.
      Sau đó Hạ tổ chức đánh bạc ở N2. N2 là nơi chứa chấp đánh bạc
      Biết điều đó nên Cả A+B+C đưa ra quan điểm
      1 Bà B đòi bán N2
      2 Ông A đòi bán N1 vì đất này là giao cho A và đứng tên là A
      Hỏi:
      GIải quyết mâu thuẩn giữa vợ chồng Mùa – Xuân trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
      GIải quyết mâu thuẩn giữa Hạ và Thu trong quá trình sử dụng và khai thác N2
      Chú ý là trong quá trình giải quyết không phải là chia di sản thừa kế
      Mọi người thảo luận nhé

  187. em chào thầy,em đang làm việc ở nước ngòai,em đang rất cần tài liều và các thông tin cụ thể về vấn đề công nhân và việc thi hành các quyết định dân sự của tòa án nước ngoài vị dụ như các nước,anh,pháp ,mỹ ,đức vân vân..em cảm ơn thầy rất nhiều…

  188. Chào HoangHuy,
    Hiện tại tôi chưa thấy bộ luật này được đăng trên mạng

  189. Chào Zy52B,
    1. Bản thân Nhà nước không phải là pháp nhân mà nó là một chủ thể dân sự đặc biệt, nhưng các cơ quan nhà nước là pháp nhân;
    2. Về nguyên tắc người đại diện của pháp nhân không thể xác lập giao dịch với chính pháp nhân mà mình đại diện.

  190. thầy có thể cho em biết là muốn tìm thông tin về bộ: ”
    Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ” ở trên mạng thì tìm ở đâu được không ạ?

  191. em chào thầy ạ!
    thầy ơi, thầy cho em hỏi 1 chút về vấn đề pháp nhân được không ạ? em đang làm bài tập về vấn đề này, nhưng còn 1 số vấn đề em chưa làm rõ được ạ!
    1.nhà nước VN có phải là pháp nhân hay không?
    2. Người đại diện của pháp nhân đồng thời là người đại diện tài sản của người đó, vậy người đó có thể tự mình giao kết hợp đồng với chính pháp nhân mà mình đại diện không?
    Em rất mong thầy giúp đỡ ạ! em cảm ơn thầy nhìu!

  192. Chào phanhuy,
    Người có yêu cầu đăng ký kết hôn phải làm tờ khai theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cung cấp.
    Tờ khai đó phải có xác nhận của UBND xã, phường nơi anh cư trú. Do UBND xã, phường không biết chính xác thông tin về người khai đăng ký kết hôn nên họ có quyền yêu cầu trưởng thôn, thưởng khu phố, trưởng ấp nơi người khai trực tiếp sinh sống cung cấp thông tin cần thiết, căn cứ vào thông tin đó UBND xác nhận trực tiếp vào tờ khai.

  193. Chào thanhmai,
    Điều 317 BLDS năm 2005, qui định về chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm. Tôi có thể lấy ví dụ để em hình dung như sau:
    A – B là hai bên trong một quan hệ nghĩa vụ. Trong đó, B là người có nghĩa vụ. B đã thế chấp nhà thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ. Sau đó, B chuyển giao nghĩa vụ cho C. Việc chuyển giao có hiệu làm chấm dứt quan hệ AB, phát sinh quan hệ A-C. Trong đó, C là người thế nghĩa vụ. Do B không còn là người có nghĩa vụ nên B không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm nữa. Do vậy, về nguyên tắc quan hệ thế chấp giữa A-B chấm dứt. Tuy nhiên giữa A và B lại có thỏa thuận tiếp tục duy trì hợp đồng thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ là C, thì biện thế chấp không chấm dứt và bên bảo đảm là B với tư cách là người bảo lãnh cho C.

  194. Chào Hoanghuy,
    Bộ luật:”Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ” được coi như là bộ luật tố tụng do nhà Lê ban hành gồm 133 điều quy định chi tiết các thủ tục xét xử. Trong đó, chương I gồm 33 điều quy định chung, các chương tiếp theo quy định cụ thể của quá trình xét xử.
    Để tìm hiểu kỹ hơn, em có thể tìm đọc sách:
    MỘT SỐ VĂN BẢN ĐIỂN CHẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM, Tập 1 (từ thế kỉ XV đếnXVIII).

    Nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc Nhuận (chủ biên), Lê Tuấn Anh, Trần Thị Kim Anh.

    Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2006. 772 trang, bìa cứng.

  195. Hi Cam thảo!
    có thể phân tích theo hướng như sau: NHà nc của dân: Nhà nươc do dân thành lập ra thông qua các cuộc bầu cử. NN nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân, hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của ND. ND có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm,tín nhiệm các chức danh trong cơ quan NN và các tầng lớp ND đều có người đại diện của mình trong cơ quan NN
    – NN do dân: ND có toàn quyền quyết định mọi chủ trương chính sách pháp luật của NN và kiểm tra, jam sát việc thực hiện chủ trương, chính sách đó
    – NN vì dân: Mọi chính sách, pl của NN đều hướng tới phục vụ lợi ích của các jai tầng trong xh.

  196. xin chao!
    cho toi hoi: Khi dang ky ket hon co buoc phai co to khai dang ky ket hon hay khong? truong hop lam don xin xac nhan tinh trang hon nhan, ap truong xac nhan tinh trang hon nhan va ky ten xac nhan, sau do ubnd xa noi co ho khau thuong tru chung thuc chu ky cua ap truong. Nhu vay giay nay co hop le khong? va co the nop dang ky ket hon khong?

  197. thầy có thể cho em biết thêm thông tin về bộ luật:”Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ” được không

  198. thầy có thể giải thích giúp em điều 317 BLDS được không a?

  199. Chào lương van thuận,
    Em nên tham khảo các sách giáo trình về kỹ năng dành cho luật sư và các chức danh tư pháp khác của học viện Tư pháp.
    Em vào địa chỉ sau để tham khảo: http://www.judaca.edu.vn/

  200. Chào CẨM THẢO,
    Trong khuôn khổ trang này tôi không thể đáp ứng được vấn đề em cần tham khảo. Em nên đọc kỹ Giáo trình Lý luận về NN&PL, các sách thảm khảo về nhà nước và pháp luật, hoặc em vào địa chỉ http://www.tapchicongsan.org.vn để tham khảo thêm.

  201. thưa thầy cô!
    phương pháp đặt câu hỏi trong trường hợp bào chữa cho bị can và bảo vệ cho người bị hại?
    như thế nào? thầy cô có thể cho E biết?

  202. Thưa thầy! Xin yhầy phân tích, chứng minh giúp em nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Em xin cảm ơn thầy.

  203. Chào koikoi,
    Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ hợp đồng là khách thể của quan hệ hợp đồng đó. Trong một quan hệ nghĩa vụ, hành vi thực hiện yêu cầu là khách thể của quan hệ nghĩa vụ.
    Còn đối tượng như bạn em nói là đúng đấy.
    Tôi lấy ví dụ: A muốn sở hữu nhà nên A xác lập hợp đồng mua bán nhà ở với A. Trong quan hệ giữa A và B, hành vi chuyển giao nhà và chuyển giao quyền sở hữu nhà của B sang A là lợi ích (khách thể) mà A hướng tới, còn nhà của B là đối tượng của quan hệ mua bán giữa A và B.

  204. Chào hai anh,
    Ở đây em cần lưu ý: về nguyên tắc, khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ chấm dứt chứ không phải là vô hiệu nhé. Tôi lấy một ví dụ để giải thích vấn đề em nêu:
    A và B xác lập hợp đồng vay nợ, theo đó A là bên vay, B là bên cho vay. Giá trị khoản vay là 300 triệu VND. Để đảm bảo nghĩa vụ của A, AB thỏa thuận A thế chấp nhà thuộc sở hữu của A. Sau khi hợp đồng vay được giao kết, B đã chuyển cho A 300 tr tiền vay. Tuy nhiên, HĐ vay nợ giữa AB bị vô hiệu do vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của HĐ. Về nguyên tắc, HĐ vay ts giữa AB vô hiệu thì hợp đồng thế chấp giữa AB cũng chấm dứt. Nhưng ở đây, vì B đã chuyển 300 tr cho A, nên phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của A cho B 300 tr đồng do HĐ vô hiệu, để bảo đảm chính nghĩa vụ hoàn trả của A, HĐ thế chấp không bị chấm dứt đến khi nào A đã hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả 300 tr. Trong trường hợp A vi phạm nghĩa vụ này, B có quyền xử lý nhà của A để thực hiện nghĩa vụ mà A vi phạm.

  205. thầy cho em hỏi một câu ạ: “Về nguyên tắc hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ vô hiệu trừ trường hợp với các biện pháp bảo đảm”. Em ko hiểu lắm thầy ạ, với hợp đồng cho vay có biện pháp bảo đảm là thế chấp, nếu hd vay vô hiệu thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực ạ? Em cám ơn thầy

  206. em có tình huống rất mong được các bạn cùng tham khảo:
    vợ chồng A,B đầu tư 400 triệu mua một xe chở khách đã qua sử dụng để chạy tuyến HN-CB. Để tiện kinh doanh năm 2004 họ thành lập công ty TNHH vẫn tải do hai vợ chồng A,B và C là con trai làm thành viên sáng lập, vốn điều lệ của công ty là 100triệu đồng, trong đó A góp 40triệu, B,C mỗi người góp 30triệu. Đầu năm 2005 trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, xe chở khách của A,B đâm vào một xe ôtô tư nhân của D, phá hủy toàn bộ chiếc xe này và gây thương tích cho D cũng như nhiều khách hàng trên xe, tổng số tiền phải bồi thường là 600triệu. Trách nhiệm của các thành viên trong vụ việc này như thế nào?

  207. em chào thày, thày ơi thày có thể cho em hỏi một chút chút nha thày :
    “BLDS năm 2005 cũng như BLDS năm 1995 quy định về việc buộc những người cùng có lỗi trong việc gây thiệt hại phải liên đới bồi thường thiệt hại đã được đề cập, nhưng không quy định buộc những người cùng có lỗi trong việc để người khác dùng tài sản của mình, hoặc tài sản của người thứ ba để thế chấp có nghĩa vụ liên đới trả nợ, dẫn đến tình trạng tại thời điểm vay, người vay đã dùng những giấy tờ có giá trị pháp lý để xác định số tài sản thế chấp thuộc sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất đai) của mình, nhưng sau đó có tranh chấp về phần tài sản này, Toà án xác định tài sản mà người vay mang thế chấp không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Toà án buộc người vay phải trả tài sản lại cho chủ cũ, đồng thời buộc người vay phải trả tiền đã vay cho người cho vay và buộc người cho vay phải trả chủ cũ giấy tờ thế chấp để họ làm thủ tục sang tên. Trong khi đó, người vay lại không có khả năng thanh toán khoản tiền vay gây thiệt hại cho người cho vay”
    Vậy trong trường hợp này :người nào có lỗi trong việc để người khác dùng tài sản của mình hoặc tài sản của người thứ ba làm tài sản thế chấp để vay tài sản, phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ ko hả thày ?
    em đang làm bài tập cá nhân liên quan đến vấn đề này. Mong thày giải đáp giùm em chút xú. Chân thành cám ơn thày ạh!

  208. em chào thầy, em và bạn em có 1 vấn đề thắc mắc mãi.đối tượng của hợp đồng có pải là lợi ích mà 2 bên chủ thể hướng tới không ah? còn bạn em lại có quan điểm là đối tượng của hợp đồng là cái mà 2 bên chủ thể tác động vào nhằm đạt được mục đích của họ. thầy có thể trả lời hộ em được ko ah. em cảm ơn thầy

  209. em chào thầy, em rất mong thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi sau ạ:
    Do quen biết, H ở hải phòng đã nhiều lần vay tiền của chị V đển kinh doanh và lần nào cũng trả tiền gốc và tiền lãi đúng hẹn.
    ngày 15/2/1999 h vay của V 350 triệu đồng và đã trả được tiền gốc là 200 triệu đồng, còn 150 triệu H không trả được vì H cho Nguyễn thị T vay lại, nhưng T đã bỏ trốn. H làm đơn gửi cơ quan công an tố cáo T chiếm đoạt tiền của mình. còn H do bị T lừa không có tiền trả cho chị T nên không dám về hải phòng mà ở nhờ nhà người quen ở hà nội để tiếp tục tìm kiếm T.
    ngày 29/5/2001, vì nhớ con , H về hải phòng thì bị chị V báo công an bắt giữ.
    Với những tình tiết nêu trên có các ý kiến sau:
    1. H phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 điều 140 blhs.
    2. H không phạm tội.
    vậy theo thầy thì như thế nào ạ? em cám ơn thầy

  210. Chào lan,
    Em nên đọc cấc qui định về thời hạn trong BLDS. Trong trường em nêu cần lưu ý: nếu thỏa thuận thời hạn giao hàng không trễ hơn 25/11/2007 mà không có thỏa thuận gì khác (tính theo giờ làm việc của công ty nhận hàng), thì thời hạn giao được xác định là 24 giờ ngày 25/11/2007. Một luu ý khác, thời hạn có thể tính bằng giây, phút, giờ….

  211. Chào ththuy,
    Nếu ông lập giấy Ủy quyền cho vợ tại phòng công chứng hoặc UBND cơ sở, có xác nhận của công chứng viên hoặc cán bộ ủy ban có thẩm quyền thì Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý

  212. Chào ththuy,
    Theo quan điểm của tôi, việc ghi diện tích đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu không phù hợp với thực tế thì diện tích đất trên giấy không được công nhận. Thẩm quyền xác định là diện tích đất thuộc về UBND

  213. Chào ha thai tho,
    Câu hỏi của bạn xứng đáng một đề tài luận án tiến sĩ đấy. Bạn có thể tham khảo sách chuyên khảo của các tác giả: Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Ngọc Điện, Nguyễn Mạnh Bách, các sách về Hoàng Việt Luật Lệ, Bộ Luật Hồng Đức, Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam….
    Lịch sử hình thành hợp đồng dân sự ở Việt Nam có thể hiểu trên hai phương diện: lịch sử hình thành hợp đồng dân sự trong thực tiễn kinh tế – xã hội ở Việt Nam và lịch sử qui định của pháp luật về Hợp đồng ở Việt Nam.

  214. Chào nguyen duy thang,
    Việc phân biệt các ngành luật thành ngành luật độc lập chỉ mang tính chất tương đối thôi. Chủ yêu căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật mà xác định chúng có sự độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

  215. Chào mai thuy,
    Em nên đọc thêm các qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối và chính sách tiền tệ của Nhà nước đối với ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ. Về nguyên tắc các giao dịch thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thanh toán bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những trường hợp luật định có thể được thanh toán bằng ngoại tệ: Các hợp đồng thương mại quốc tế, các hợp đồng mua bán, trao đổi ngoại tệ mà bên bán, bên mua có chức năng kinh doanh ngoại tệ….

  216. Chào chung,
    Quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân là quan hệ tài sản gắn liền với một chủ thể xác định không thể chuyển giao cho chủ thể khác do luật định hoặc do thỏa thuận.
    Ví dụ:
    – Quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con là một loại quan hệ TS gắn liền với nhân thân;
    – Hợp đồng vay tín dụng dành cho sinh viên theo chính sách ưu đãi của Nhà nước
    …..

  217. Chào mai,
    Mặc dù đã qua thời điểm em cần sự gợi ý về những câu hỏi đưa ra. Tuy nhiên, theo tôi em cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
    1. Pháp luật qui định xử sự bắt buộc đối mọi chủ thể trong xã hội khi tham gia một quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Điều lệ qui định xử sự cho các thành viên của pháp nhân có điều lệ đó. Em cần so sánh trên phương diện ngừoi có thẩm quyền ban hành, hiệu lực…
    2. Về sự khác nhau giữa Nhà nước và Tổ chức khác em nên đọc Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật để tham khảo
    3. Toàn bộ chế định thừa kế? câu gợi ý là em nên đọc toàn bộ các qui định của BLDS và các văn bản hướng dẫn có liên quan về thừa kế, Giáo trình Luật dân sự và các tài liệu có liên quan.

  218. Chào nguyen van duc,
    Trường hợp em nêu tôi xin gợi ý như sau: Biện pháp cầm cố chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên cầm cố

  219. CHÀO CÁC BẠN,
    THÀNH THẬT XIN LỖI CÁC BẠN VÌ THỜI GIAN QUA QUÁ BẬN NÊN KHÔNG TRAO ĐỔI THƯỜNG XUYÊN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ CÁC BẠN NÊU RA

  220. Tinh huong nho cac ban tra loi gap:
    Ong A ru chi B vao quan cua ong C uong bia vi dang co chuong trinh trung thuong: bat nap tiger trung xe hoi. Chi D la nguoi phuc vu quan, khi bat nap bia rot cho chi B thi chi D phat hien nap trung thuong. Va ai cung noi minh la nguoi trung thuong voi ly do:
    Ong A: Toi la nguoi tra tien bia nen toi trung thuong.
    Chi B: Anh moi toi chai bia nen chai bia la cua toi nen toi trung thuong.
    Ong C: Chai bia chua tra tien nen no van la cua tui nen tui trung thuong
    Chi D: Chuong trinh khuyen mai: “bat nap trung thuong”, toi la nguoi bat nap nen toi trung thuong
    Cac ban doc cau hoi tra loi dum minh nhe !
    Thanks nhiu
    Email cua minh: only_love9100@yahoo.com.vn

  221. A là doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng. B là doanh nghiệp tư nhân sản xuất giày dép. Ngày 28/9/2007 A đã kí hợp đồng với B với các nội dung như sau:
    -A mua của B 1000 đôi giày cỡ 40, cỡ 41, mỗi loại 500 đôi với chất lượng theo 2 mẫu giày B đã gửi cho A trước đó.
    -Giá bán 200000VND/đôi. Giao hàng tại trụ sở của A.
    -A có quyền kiểm tra hàng trước khi nhận và thời điểm giao hàng không trễ hơn ngày 25/11/2007.
    -A thanh toán 15% ngay sau khi kí hợp đồng và 85% sau khi nhận hàng.
    -Bên nào vi phạm hợp đồng chịu trsch nhiệm theo qui định của Luật thương mại Việt Nam 2005.
    Tình huống :A thường đóng cửa và nghỉ làm việc vào lúc 6h chiều. lúc 5h50 chiều 25/11/2007, B cho xe ôtô chở hàng giao cho A. Giám đốc của A đi vắng, nhân viên của A từ chối nhận hàng vì thời gian làm việc chỉ còn 10phút không đủ để kiểm tra hàng nhưng B vẫn cho rằng A phải nhận hàng.Hãy cho ý kiến về tình huống này

  222. ong A la thuong binh 1/4 do co vet thuong thau nao.hien nay ong co uy quyen cho vo la B tham gia vao viec giai quyet tranh chap dat dai.ong khai nhan,co luc tinh luc bi tam than.khi tinh tao thi ong viet giay uy quyen.vay viec viec giay uy quyen tren co du can cu khong.neu khong thi khi viet giay uy quyen ong phai lam gj

  223. 2 gia dinh A,B sinh song tren 2 manh dat cung phien dat do ong ba de lai.theo so dia chinh cua xa nam 1926 thi dien tich dat cua nha A la 360m2,nha B la 350m2.den nam 1999,xa cho do dac lai thi dien tich nha A la 365m2,nha B la 348m2.Nhu vay tong dien tich cua 2 nha cung tang len.nam 2003,xa cap so do theo so dia chinh nam 1999.nay nha B khoi kien yeu cau chia lai phan dien tich con thieu theo so dia chinmh nam2006.vay toa an phai giai quyet nhu the nao

  224. ban biet gi ve lich su hinh thanh hop dong dan su tai viet nam?

  225. tai sao luat dan su la nghanh luat doc lap trong he thong phap luat viet nam.tai sao luat hinh su la nghanh luat doc lap trong he thong phap luat viet nam

  226. thua thay em muon hoi ve gia tri phap ly cua dieu khoan thanh toan bang ngoai te trong cac hop dong dan su va thuong mai?thay co the goi y giup em ko a?

  227. Em muon’ xin thay` vai` vi’ du. ve` quan he. tai` san? gan’ voi’ nhan than. Mong nhan. dc cau tra? loi` cua? thay` som’

  228. mong co cau tra loi som nhat ,em cam on truoc

  229. Cho em hoi cau nay:
    1/ “So sanh Phap luat voi dieu le cua doanh nghiep “?
    2/Cho biet su khac nhau giua nha nuoc va cac to chuc khong phai nha nuoc?cho vd?
    3/Toan bo che dinh ve thua ke?

    • * pháp luật:
      – do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
      – đảm bảo bằng quyền lực nhà nước
      – mọi người trong xã hội phải chấp hành
      – quan hệ xã hội điều chỉnh đa dạng
      * doanh nghiệp thì ngược lại

  230. Cho em hỏi một tình huống : ông A vay ông B 20 tr đồng , ông A viết giấy chứng nhận nợ vay. Để đảm bảo trả nợ, B yêu cầu A giao chiếc xe máy và giấy tờ xe cho B giữ ( 2 bên chỉ thoả thuận bằng miệng ) . Vào khoảng 10h đêm 3 ngày sau , A vào quán rượu , sau đó đi ra thì hô mất xe và giấy tờ để trong cốp xe . Công an khu vực đã đến lập biên bản . Trước cơ quan điều tra , A khăng khăng bảo mất xe , còn B thì bảo cầm xe theo thoả thuận. Vậy cho em hỏi là vụ việc trên thuộc loại chiếm hữu nào ? và cách giải quyết vụ việc trên phải tiến hành ra sao ? em xin cảm ơn !

  231. thay oi e thay trang nay rat hay.gia ma khoa nao cung lam trang web ntn thi tot wa.cam on thay nhieu!e hoc xong mon nay roi nhung thay trang nay van rat co ich voi e.

  232. thua thay cau truc cau hoi thi van dap mon nay nhu the nao a? co bai tap chia thua ke khong a?

  233. Thua thay thay e co tình huong nay muon nho thay giup do
    gia dinh em o tren manh dat nay on dinh tu truoc 15/10/1993 khong co giay to gi. năm 1994 bo em chuyen cho ong B 84m2 dat o. den 20/10/2008 bo em lam so do theo han muc cong nhan dat o cua tinh thi ho gia dinh o on dinh tu truoc 15/10/1993 khong co giay to gi thi duoc cong nhan 100m2 dat o con lai la dat vuon nhung UBND thanh pho lam so do chi cong nhan cho gia dinh em 16m2 dat o con lai la dat vuon vi gia dinh em da chuyen nhuong 84m2 dat o neu tren. theo thay cach lam tren cua UB co dung voi quy dinh hien hanhcua phap luat k? E cam on thay

  234. Chào hahuyen, Nguyen Van Sang
    Để có thông tin về vấn đề các em nêu, theo tôi em nên vào trang web của Ngân hàng Nhà nước hoặc của Bộ tài chính tìm hiểu. Trên trang thông tin này phần chủ đề về tài chính – ngân hàng cũng có nhiều bài cho các em tham khảo đấy.
    Ngoài ra, em có thể vào trang luattaichinh.wordpress.com của thầy Trần Vũ Hải để xin hỗ trợ tư vấn thêm

  235. Kính gửi Quý cơ quan!
    Xin hỏi Quý cơ quan câu hỏi sau:
    Bố trước kia công tác tại Nhà máy M1, thuộc bộ tư lệnh thông tin, là công nhân quốc phòng. Công tác trong đơn vị 19 năm thì xin nghỉ theo chế độ 176/CP.
    Tôi nghe nói hiện nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho những người nghỉ chế độ 176 này được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ năm 60 tuổi nếu đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm. Điều này có đúng không?
    Nếu thông tin trên là không đúng thì xin cho chúng tôi biết liệu đến khi nào thì nhà nước mới có những chính sách hỗ trợ những người nghỉ theo chế độ này?. Thật sự là họ rất thiệt thòi, và chúng tôi thấy thật sự khó khăn trong tình cảnh đất nước với vật giá leo thang như hiện nay.
    Xin Quý cơ quan giải đáp và cho chúng tôi thông tin về vấn đề này, hoặc cho chúng tôi biết chúng tôi có thể liên hệ với phòng ban hay đơn vị nào để giải đáp thắc mắc này của chúng tôi.
    Xin chân thành cảm ơn!

  236. thua thay ,co ,va cac anh ,cac chi hay jup em tim hieu ro hon ve cac chinh sach tai chinh cua viet nam dc ko a?em xin chan thanh cam on

  237. @ nhan
    Theo mình, luật áp dụng là luật hiện hành theo nguyên tắc “bất hồi tố” (cơ sở pháp lý thì mình chịu !) tuy nhiên cũng có xem xét đến luật cũ trong quá trình giải quyết tranh chấp.

  238. Một thẩm phán khi giảng dạy, có quan điểm, đối với tranh chấp trong việc mua bán nhà đất, để giải quyết tranh chấp thì “áp dụng luật có hiệu lực khi giao kết hợp đồng”, cũng vấn đề trên, một luật sư, có quan điểm khác “áp dụng luật có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp”
    Xin hỏi: quan điểm nài đúng, dựa trên cơ sở pháp lý nào để xác định điều đó.
    Trân trọng

  239. Thầy cho em hỏi: trong bộ môn Tài chính tiền tệ em có câu hỏi là phân tích tình hình bội chi ngân sách nhà nước từ năm 1998 -> 2008? Thầy có thể giúp em phân tích được không ạ ?

  240. Chào red wine,
    – Trừ khoản nợ 360 tr vào đâu? Về nguyên tắc lấy tổng di sản của người chết để lại trừ đi khoản nợ. Tuy nhiên, công thức này có sự thay đổi nếu người để lại di sản lập di chúc mà theo di chúc có một phần di sản để thờ cúng hoặc di tặng:
    + Theo di chúc của ông A: 1/4 di sản để làm thờ cúng, 1/4 di sản làm di tặng = 1/2 X 720 = 360 tr
    + Theo Đ 670 và Đ 671 BLDS năm 2005: tài sản thờ cúng và di tặng chỉ dùng để thanh toán nghĩa vụ của người để lại di sản khi di sản để chia cho những người thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ của người để lại di sản để lại.
    Do vậy, trước khi trừ nợ chúng ta phải trừ tài sản di tặng, tài sản thờ cúng = 360 triệu sau đó mới trừ khoản nợ mà ông A để lại. Do khoản nợ bằng đúng phần di sản còn lại (360 tr) sau khi không tính tài sản thờ cúng, tài sản di tặng, nên mặc dù theo di chúc C được 1/2 di sản. Nhưng trên thực tế không còn di sản đê chia cho C.
    – Về phương thức tính 2/3 suất theo luật được qui định tại Đ 669 BLDS năm 2005:
    + Về nguyên tắc tính trên tổng di sản người chết để lại. Tuy nhiên, nếu người để lại di sản có nợ để lại (A = 360 tr), thì di sản được tính phải là phần di sản sau khi trừ đi giá trị nợ mà người chết để lại 720 tr – 360 tr nợ = 360 tr.
    + Tính 2/3 suất trên cơ sở coi như không có di chúc của ông A và di sản của ông A được chia theo pháp luật. Do vậy, bà X coi như không bị truất quyền thừa kế vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A. Đồng thời, 1/4 di sản làm thờ cúng, 1/4 di tặng để di tặng coi như không có.
    Với những giả thuyết trên, phần di sản để tính trong trường hợp này không thể là 720 triệu mà phải là phần di sản sau khi đã trừ khoản nợ 360 tr = 360 tr còn lại.
    Hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm 3 người: X, C, D.
    2/3 của một suất theo luật để tính cho bà X theo Đ 669 = 360 tr :3 X 2/3 = 80 tr

  241. chaò thầy, em? về tình huống chia thừa kế của bạn nguyenkim. Trong phần trả lời của thầy em không hiểu tại sao di sản gốc 720tr lại không trừ đi 360 tr tiền nợ trứoc.. Lúc đấy còn 360 tr rồi đem chia, nều chia như vậy thì C vẫn đc hưởng một khoản chứ không đc hưởng j như cách chia của thầy. ở đây em hiểu thông thường thì phải trả nợ trước rồi mới đem chia di sản.
    Thêm 1 điểm nữa em không hiểu là cách tính 2/3 một suất của thầy. theo cách của thầy thầy tính là 2/3 một suất (bà X đc hưởng)= (360tr:3)* 2/3. Nếu tính vậy thì 1 suất phải bằng (720tr:3)*2/3. vì theo cách của thầy ; thầy ban đầu không đem thanh toán nợ trứoc nên tổng di sản để tính 2/3suất phải là 720tr. Nếu là (360 triệu:3)*2/3 thì ngay từ lúc đầu thầy phải trừ đi 360tr tiền nợ. Mong thầy giải thích giúp

  242. thưa thầy,thầy có thể cho em hỏi về những bất cập trong thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay không? em cảm ơn thầy ạ.

  243. Chào chu thuy dung,
    Trường hợp em nêu nếu có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND nơi có đất tranh chấp. Em tìm đọc BLTTDS năm 2004

  244. thua thay thay cho em hoi mot nguoi dang cai tao trong tu thi ho bi tuoc nhung quyen nao, lieu ho co duoc quyen khieu nai khong khi co mot quyet dinh hanh chinh co anh huong truc tiep den quyen va loi ich cua ho. em cam on thay ah

  245. Chào nguyenkim,
    Theo di chúc của ông A, M được di tặng 1/4 di sản = 720 tr X 1/4 = 180, Tài sản thờ cúng = 720 X 1/4 = 180 triệu. Như vậy, di sản còn lại là 360 triệu. Ông A nợ K 360 triệu, số nợ này được trừ vào phần di sản còn lại (không tính tài sản di tặng và thờ cúng) = 360 tr – 360 tr = 0 tr.
    Như vậy, không còn di sản cho C được hưởng theo di chúc.
    Bà X bị truất quyền, nhưng bà X thuộc diện qui định tại Đ 669. Do vậy, bà vẫn được hưởng 2/3 1 suất theo luật nếu di sản của ông A được chia theo luật.
    2/3 suất theo luật = 360 triệu (ts di tặng + ts thờ cúng) : 3 (X, C, D) X 2/3 = 80 tr
    Bà X được hưởng 80 tr, số tiền này được trừ vào tài sản di tặng và thờ cúng theo tỷ lệ tương ứng: M = 180 – 40 tr = 140 tr; TS thờ cúng = 180 – 40 tr = 140 tr
    Kết luận:
    C = O tr
    X = 80 tr
    M = 140 tr
    Thờ cúng = 140 tr
    Thành thật xin lỗi nguyenkim về sai sót trong cách tính trước

  246. thưa thầy! thầy giúp em xác định thẩm quyền chia tài sản chung là quyền sử dụng đất do bố mẹ để lại đã hết thời hiệu khởi kiện. vẫn là tình huống em nêu trên thầy ạ (căn cứ pháp lý nữa thầy nhé). E cảm on thầy

  247. Thưa thầy! Em muốn hỏi thầy một vấn đề như sau:

    Ông A có tổng di sản để lại là 720 triệu VNĐ.

    Vợ ông là bà X, cùng 2 con là C và D.

    Khi còn sống, ông nợ K 360 triệu nhưng chưa trả.

    Ông để lại di chúc với nội dung:

    – Cho C 1/2 di sản.
    – Cho D quản lý 1/4 di sản để dùng vào việc thờ cúng.
    – Cho người bạn M 1/4 di sản.
    – Truấ quyền thừa kế của bà X.

    Bà X làm đơn ra tòa và yêu cầu tòa bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

    Vậy khi xuất hiện tình huống như trên thì Tòa án sẽ phân giải theo hướng nào?

  248. Chào vuthinhung,
    Bạn có thể vào trang web của tạp chí bảo hiểm xã hội để tìm hiểu thông tin
    http://www.tapchibaohiemxahoi.org.vn/

  249. sory!
    ” mình không học luật…”

  250. cho mình hỏi:
    “thực trạng triển khai các chế độ BHXH ở việt nam hiện nay theo luật BHXH 2006”
    mình học luật mà tìm trên internet thì chẳng đâu ra đâu
    mong được moị người giúp đỡ

  251. Chào lephuong,
    Bản thân tôi cũng thấy khó hiểu vì qui định này. Theo Điều 422. BLDS năm 2005, các bên có quyền thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không bị giới hạn về mức phạt:

    1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

    3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

    Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

  252. Chào ththuy,
    Việc M. N đứng tên trong sổ địa chính và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế trước khi ông bà AE chết mà không có tranh chấp thì họ đã được hợp thức hóa đối với mảnh đất đó. C, D không có đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu chia mảnh đất trên

  253. Chào chu thuy dung,
    Giấy ủy thác trong trường hợp này không hợp pháp. Theo nghị quyết số 02 mà tôi đã giới thiệu cho em quyefn sử dụng đất trên thuộc sở hữu chung của những người thừa kế của ông thiểm và bà Mấng.
    Về vấn đề chia tài sản chung em đọc Điều 224 BLDS năm 2005.

  254. Xin thầy, cô và các anh, chị cùng trao đổi và giải đáp giúp em vấn đề sau: Cơ sở nào luật đưa ra mức phạt tối đa do vi phạm hợp đồng thương mại là 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (luật thương mại 2005) và 12 % giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm (pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989). Mong các anh (chị) tham gia thảo luận giúp em vấn đề này.

  255. thua thay em co tunh huong thuc te sau,.mong thay tu van giup em.em cam on thay
    A _B la vo chong.co 2 nguoi con la C,D.Sau do,A bo ba B nhung khong lam thu thuc li hon.A de lai toan bo taisan cho B va den o voi ba E.A_E cung nhau khai hoang mot manh dat va co voi nhau mot nguoi con la M,Nam1984,M ket hon voi N .M_N nuoi ong A va duoc dung ten trong so dia chinh va nop thue dooi coi manh dat cua ong A,ba E tu 1984 deen nay.Nam 1983, ba B chet.Nam 1987,ong A chet. Nay ,,C,D khoi kien doi chia tai san la manh dat ma N_M dung ten trong so dia chinh.Vay phai giai quyet nhu the nao de bao ve quyen loi cua N.M.Manh dat nay chua duoc cap so do.

  256. thưa thầy thầy cho em hỏi căn cứ pháp lý nào để chia tài sản chung (không phải của vợ chồng). thầy trả lời giùm em với nhé

  257. Thưa thầy em muốn thầy chia sẻ cùng em vấn đề này với ạ: Ông Thiểm và bà Mấng có 3 người con trai: Hòa, Bình, Xuân. Năm 1986 ông Thiểm chết, năm 1991 bà Mấng chết ông Bình vẫn ở trên mảnh đất của bố mẹ ông đến 1998 ông Bình ( lúc này đã có 3 người con là Minh, Bảo, Thủy) chết lúc này ông Hòa là em trai ông Bình có viết một tờ giấy ủy thác có chứng nhận của UBND thị trấn nơi có mảnh đất của ông Thiểm và bà Mấng trong giấy ủy thác có ghi “Tôi trình quý ủy và ủy thác lại cho cháu trai Đào Xuân Bảo để bảo quản trông nom và được quyền sở hữu, bảo quản trồng cây hoa mầu để sau này coi như hương hỏa cũng như mảnh hồi môn của ông bà để lại cho các cháu” Đến năm 2003 UBND thị trấn MT tiến hành chia thừa kế cho 3 người con của ông Thiểm bà Mấng mỗi người 456m2 đất nhưng các con ông Bình không đồng ý. Năm 2007 ông Hòa khởi kiện đòi chia thừa kế nhưng tòa án nhân đan thanh phố T đình chỉ giả quyết vu án do hết thời hiệu khởi kiện. Đến tháng 7/2008 UBND thành phố T lại cấp sổ đỏ cho ông Hòa với diện tích được cấp sổ đỏ là 456m2. Đến 30/10/2008 một người con của ông Bình khiếu nại quyết định cấp GCNQSDĐ nơi trên cho ông Hòa. Theo thầy em phải giải quyết nhủ thế nào cho hợp tình đối với tài sản thừa kế chung này nhưng thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết. Theo thầy việc ông Hòa viết giầy ủy thác như vậy có đúng không, ta nên xác định giấy ủy thác đó là giấy chuyển quyền sử dụng đất hay là giấy ủy quyền cho cháu ông trông coi. theo em tài sản sau thừa kế này được xác định là tài sản chung của 3 người con ông Thiểm và ta tiến hành chia tài sản chung, còn việc ông Hoà viết giấy ủy thác là sai vì mảnh đất đó là của bố mẹ ông việc ông viết giấy ủy thác phải có sự đồng ý của bà Xuân và những ngườiđược thừa kế di sản của ông Bình

  258. Chào chu thuy dung,
    Em có thể đọc tham khảo Nghị quyết 02 của HĐTPTANDTC về vấn đề này:
    http://sotaythamphan.gov.vn/reference/NQ%2002%202004.htm#NQ02/2004

  259. chào thầy em có một câu hỏi muốn nhờ thầy giúp đỡ: Theo quy đinh tại điều 645 bộ LDS 2005 thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm. Vậy sau 10 năm đó người có quyền thừa kế không có quyền khởi kiện đòi quyền thừa kế thì tài sản mà họ có quyền hưởng thừa kế đó sẽ thuộc về ai, thầy có thể chỉ cho em cơ sở pháp lý

  260. Da,em cam on thay rat nhieu

  261. Chào vinh,
    Những câu hỏi trong chuyên trang này chủ yếu để tạo điều kiện và định hướng cho sinh viên cùng nhau trao đổi về kiến thức đã học. Không có đáp án định hướng vì có thể ảnh hưởng đến tinh thần tự học của sinh viên.
    Tuy nhiên, nếu em và các bạn thấy cần có sự trao đổi về về kết quả cuối cùng hoặc có những vấn đề không tìm ra hướng giải quyết, thì có thể nêu câu hỏi trên chính chuyên trang này để các bạn cùng thảo luận hoặc tôi cùng tham gia gợi ý.

  262. chao thay,thay co the cho em hoi la em co the tim dap an cua nhung cau hoi nay o dau a,cam on thay nhieu!

  263. Chào ducluatsu,
    Em cần đọc lại câu hỏi của Lisa:
    “…vậy trong cả TH ông X viết hay ko viết di chúc thì D có được hưởng di sản ko?
    theo e D ko được hưởng vì dù có quan hệ nuôi dưỡng với ông X nhưng ko phải con đẻ, cũng chẳng phải con ông X nhận nuôi, nghĩ như vậy có đúng ko ạ?”

    Và em nên đọc thêm Điều 679 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”

    • chao thayva cac ban!minh muon hoi,de phan tich quyen thua ke cua vo chong theo phap luat viet nam minh phai bat dau tu dau.minh dang roi cho viet de cuong phan biet thua ke theo phap luat va thua ke theo di chuc.giup minh voi!minh cam on truoc

  264. theo nhu thầy civillawinfor noi như vây “thực tế ông X và D đã chung sống với nhau và đã thực hiện các quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con thi vẫn D vẫn được hưởng thừa kế như A, B, C được hưởng từ X”
    nói vậy khác nào nói bản án của TAND ( ra quyết đinh là D có là con của ông X hay không) là không có ý nghĩa vì đằng nào anh D cung x dc nhận
    Theo tôi thì ở đây vấn đè bạn lisa muốn hỏi cụ thể là xãc định cha cho con hoạc con cho cha sau khi con hoặc cha chết thì người còn lại có được hương di san ko nếu xđ được rằng người kia ko phải là cha hoăc con của người đã chết. 😀

  265. Chào lisa,
    Việc xác định D không phải là con của ông X phải căn cứ vào bản án, quyết địnhc ó hiệu lực của Tòa án. Trong trường hợp theo TA, D không phải là con đẻ của ông X, nhưng thực tế ông X và D đã chung sống với nhau và đã thực hiện các quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con thi vẫn D vẫn được hưởng thừa kế như A, B, C được hưởng từ X

  266. xin thầy cho em ý kiến về trường hợp này:
    Ông X và bà Y có 4 con A,B,C,D. Ông X chết đi, để lại di sản thừa kế là tài sản riêng. Sau đó A,B,C chứng minh đc là D ko phải con ông X mà là con của bà Y với người khác (dĩ nhiên ông X ko biết điều này) vậy trong cả TH ông X viết hay ko viết di chúc thì D có được hưởng di sản ko?
    theo e D ko được hưởng vì dù có quan hệ nuôi dưỡng với ông X nhưng ko phải con đẻ, cũng chẳng phải con ông X nhận nuôi, nghĩ như vậy có đúng ko ạ?

  267. Chào Thu,
    Em tìm đọc Giáo lý luận nhà nước và pháp luật chương quan hệ pháp luật nhé

  268. thưa thầy: phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ XH khác ntn?

  269. Chào daibang,
    Vấn đề này em phải tìm hiểu các qui định về thang bảng lương cho nhưng người thuộc ngạch công chức hoặc viên chức. Em nên liên hệ với bộ phân tổ chức hoặc phòng kê stoasn – tài vụ nơi công tác để xin tư vấn

  270. Chào ththuy,
    Tất cả nhưng nội dung em nêu đều không thuộc thẩm quyền của trưởng phó thôn

  271. Da! thưa thầy!? em hok biết làm lương theo chế độ nhà nước, GD vừa giao việc cho em ma em h0k biết fải làm thề nào, Thưa thầy thầy júp em với ạ, em đã tải các điều luật để xem nhưng thật sự em hok hiểu ji`

  272. thua thay.viec chinh quyen thon tu y thu tien cua nhung ho gia dinh lan chiem dat cong va noi rang do la tien boi thuong do lan chiem co dung khong?phai xu li nhu the nao?

  273. thua thay.viec tra lai dat cho nguoi dan ma truoc day da cho nha nuoc muon do co quan nao thuc hien.chinh quyen thon co quyen gi trong van de nay.

  274. Chào Vũ Văn Điền,
    Em vào địa chỉ sau đây http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
    search tìm luật gia và luật sư sẽ có câu trả lời cho em

  275. Chào ngocxuyen,
    Nếu em sử dụng đường truyền của VNN thì rất khó vào trang Weblog này. Để khắc phục em sử dụng phần mềm Ultra Surf 9.1. Phần mềm miễn phí, em có thể search tìm trên mạng. Trước khi mở trang web em chay phần mềm này đến khi trên của sổ của phần mềm báo đã kết nôi thành công em có thể vào trang web bình thường.

  276. Chào lisa,
    Việc xác định nơi cư trú của họ theo nguyên tắc nơi tập trung phần lớn tài sản, nơi họ sống lâu nhất hoặc nơi sống cuối cùng.

  277. mình ko hiểu tại sao máy của mình vào trang wed này lại không thể chạy được, bạn nào có thể giúp tớ với??

  278. thầy ơi, thầy có thể đăng tải đề cương và câu hỏi nhận định phần quyền sở hửu được ko ạ.

  279. Nhờ thấy và các anh chị giải thích các thuật ngữ sau: Luật gia và luật sư. Sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm này.
    Xin cám ơn

  280. thưa thầy cho e hỏi nữa ạ: theo Đ52 BLDS nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc nơi người đó đang sinh sống, vậy người vô gia cư,người lang thang, dân du mục sẽ không có nơi cư trú phải không ạ?những người như vậy có chịu thiệt thòi gì ko ạ?

  281. Chào lisa,
    Trường hợp này em có thể vận dụng qui định về tuyên bố một cá nhân mất năng lực hành vi dân sự (căn cứ vào bệnh khác dẫn tới mất khả năng nhaajn thứ và không khả năng điều khiển hành vi). Khi đó việc thực hiện giao dịch sẽ do người giám hộ thực hiện. Họ chưa chết nên không đặt ra vấn đề thừa kế trong trường hợp này

  282. Chào DiepKitty,
    Xin lỗi em về việc trả lời chậm, đề ra như vậy có nghĩa 1 vụ việc cho 1 điều kiện nhé.

  283. thưa thầy cho em hỏi trường hợp một người bị sống thực vật quá lâu mà ít khả nảng tỉnh dậy thì phải làm sao,có tạm dừng nănglực PL ko ạ?con cái người đó có được phép yêu cầu chia TS thừa kế ko a?

  284. thưa thầy, thầy cho e hỏi chút : trong bài tập nhóm tháng câu 15 “thu thập 4 vụ việc thực tế có liên quan đến GDDS vô hiệu. yêu cầu : – Mỗi điều kiện có hiệu lực 4 vụ, – Phải có chứng minh cho từng vụ việc, – Viết mô tả và nhận xét cho từng vụ việc”.
    Dạ, điều e muốn hỏi ở đây là yêu cầu thứ nhất ý ạ “mỗi điều kiện có hiệu lực 4 vụ” có nghĩa là sao ạ, hay đây là lỗi đánh máy của thầy cô nhầm 1 thành 4 ạ (tức là “mỗi điều kiện có hiệu lực 1 vụ”).

    E xin cảm ơn thầy.

  285. Chào THU THAO,
    Diện người em hỏi không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Em đọc Điều 23 BLDS năm 2005

  286. cho em hoi nguoi bi cam.diec hoac mu bam sinh co phai la nguoi bi han che nang luc hanh vi dan su khong

  287. Chào xuxu!
    Chị cũng thích đề tài này. tài liệu thì có trên thư viện cả đấy thui, chị nhớ bài viết của thầy Tuyết về việc tuyên bố chết đối với cá nhân, hay 1 bài của thầy Hải về việc xác định thời điểm chết.. có cả trong quyển đề cương mà…Còn nếu viết cho dai theo yêu cầu của 1 bài học kì thì kiểu đề này phải đào sâu, đưa vào bài những quan điểm khác nhau hiện có rùi lí giải quan điểm của mình. cho là đúng . vấn đề này còn có 1 số ý kiến về việc xác định thời điểmtuyeen bố chết.Chọn đề cũng là 1 cách làm bài. Chị chọn đề học kì ko phải là đề tài mình thích nhưng nó dễ viết, dài thoải mái, và đặc biệt trong đó phải có 1 vài vấn đề có thể đào sâu 1 chút đểlàm cho bài làm của mình có điểm nhấn, chứ nếu ko nó chẳng khác gì là chép lại giáo trình!!
    Làm bài tôt nhé!

  288. e chao thay a
    thua thay e dang chuan bi bai tap hoc ky cau”dieu kien va hau qua phap ly cua viec tuyen bo chet doi voi ca nhan”
    e rat thich de tai nay nhung tim tai lieu kho qua a,toan bo dieu kien thi da co trong dieu 78 va 81 BLHS ,ke ca hau qua thi viet ra chac cung chi duoc 2 trang
    ko phai e nho thay lam bt ho nhung thay co the giup e dinh huong viet bai va chi giup e co the tim tai lieu o ko dau a
    e rat cam on thay

  289. Chào DiepKitty,
    Đây là đề bài tập cá nhân, nên về nguyên tắc tôi không nói về nội dung. Tôi chỉ định hướng cho em như sau: ý của đề bài là em phải một tình huống dẫn sự từ đó em chứng minh các quan hệ trong đó thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự, không cần thiết phải nêu cả quan hệ nhân thân hoặc tài sản, 1 trong hai loại quan hệ đó thôi

  290. Chào kittyangel,,
    Với đề tài em đã chọ có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên theo tôi em nên tập trung phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về thị trường chứng khoán (bao gồm cả về qui định của pháp luật và áp dụng qui định pháp luật trên thực tiễn); dự báo sự phát triển và các yêu cầu khách quan của thị trường chứng khoán; đưa ra những giải pháp, phương hướng hoặc khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán.
    Thân

  291. Chào baobao,
    Những câu hỏi trong đề cương chỉ là sự gợi ý cho người học, nên không có đáp án. Tuy nhiên, em và các bạn nếu thấy vấn đề nào cần trao đỏi thêm thì có thể đưa ra thảo uuận trên diễn đàn.
    Thân

  292. e chào thầy ạ.
    Thầy giúp e với. bọn e đang có bài tập cá nhân môn luật dân sự là “tìm 1 tình huống tranh chấp dân sự và xác định, phân tích các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong tình huống đó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự”.
    E thực sự k hiểu đề bài này ạ. Trong tình huống tranh chấp dân sự của e không chỉ có quan hệ nhân thân và quan hệ tài sẩn mà còn có nhiều quan hệ khác (quan hệ hợp đồng, …) thì e có phải chỉ hết các mối quan hệ trong tình huống đó ra rùi phân tích không ạ, hay là e chỉ cần phân tích 2 mối quan hệ đc đưa ra trong đề bài thôi ạ.
    E cũng chưa định hướng được cách làm bài tập này, thầy có thể gợi ý cho e 1 chút về cách làm bài đc không ạ.
    E xin cảm ơn thầy.

  293. Kính chào thầy!
    Em có một đề tài là “Hoàn thiện pháp luật trên thị trường chứng khoán”. Thầy có thể cho em một dàn ý về đề tài này được ko ạ? Em cảm ơn thầy nhiều.

  294. thua thay cho em hoi, de cuong on tap nay co dap an khong a!(neu co thi e co the tham khao o dau). vi em muon kiem tra lai cac phan lam cua minh xem co dung k ah! em cam on thay nhieu!

  295. Chào bạn thu,
    Thầy đưa ra các câu hỏi trong đề cương chủ yếu để gợi ý người học tự nghiên cứu nên không có đáp án trên trang này đâu. Theo mình những câu nào bạn không hiểu có thể đem ra thảo luận cùng các bạn hoặc trong giờ thảo luận

  296. cho em hoi cau tra loi trong phan de cuong o dau vay thay

  297. Thầy ơi,
    thầy có thể đăng tải đề cương bài học và câu hỏi thảo luận Luật HNGĐ được không ạh

  298. ba con dien dan ai co cau hoi dung sai mon ly luan chung ve nha nuoc va phap luat ko.Co thi up len cho minh nha hoac gui mail ve dia chi:dungcool@yahoo.com.vn.thank

  299. hic..! e đang cần để ôn thi tốt nghiêp, tháng 8 này thi rùi..nhưng dù sao cũng rất cảm ơn thầy đã tạo nên trang web này,nó rất hữu ích cho những người học luật,bây gìơ và sau này nữa..Chúc thầy luôn vui khoẻ

  300. Chào nguyen long,
    Trong thời ngắn tới tôi sẽ đưa phần câu hỏi các học phần luật dân sự 1 và 2
    Thân

  301. thầy ơi, trong phần đề cương sao không thấy có phần câu hỏi của phần dân sự 1 và 2 (như là Đại diện,thời hạn -thời hiệu,quyền sở hữu, quyền thừa kế..) vậy thầy

  302. Chào NBT,
    – Trường hợp thứ nhất, 600 triệu đồng của ông A chia đều cho B, K, M, C, D, H (bà T không được chia);
    – Trường hợp 2, Di sản của ông A liên quán đến ngôi nhà bị giải tỏa là 1/2 phần giá trị tiền được đền bù = 1,2 tỷ : 2 = 600.
    – Nhà do A và T đứng tên, cần chia làm 2 trường hợp:
    + Nếu có đủ chứng cứ nhà thuộc tài sản chung của A, T và H thì nhà thuộc sh chung theo phần của ba người, xác định theo công sức đóng góp, nếu không xác định được công sức đóng góp chia cho A , T và H phần bằng nhau:: 800 : 3 = phần di sản của A chia cho: B, K, M, C, D, H
    + Nếu H không có đủ chứng cứ về quyền sở hữu đối với nhà do AT đứng tên, thì nhà thuộc sở hữu theo phần của AT. Xác định theo công sức, nếu không xác định được công sức đóng góp chia cho A và T phần bằng nhau: 800 : 2= 400. Phần của A chia cho: B, K, M, C, D, H

  303. Chào Xuan,
    Vì lý do thời gian nên việc trả lời chạm mong bạn thông cảm. Về vai trò của BLDS tôi gợi ý như sau:
    1. BLDS đưa ra các chuẩn mực ứng xử cho các thành viên xã hội trong các giao lưu dân sự theo nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt, bình đẳng và tự nguyện;
    2. Bộ luạt dân sự là căn cứ pháp lý khẳng định sự bảo hộ của nhà nước đối với các chủ thể về tài sản, sở hữu, thừa kế, xác lập, chấm dứt giao dịch dân sự (hợp đồng, hành vi đơn phương), các quyền và nghĩ vụ bị xâm phạm và trách nhiệm của người vi phạm quyền, nghĩa vụ của chủ thể khác. Từ đó giúp các chủ thể yên tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh…
    3. Kinh tế phát triển tất yếu dẫn tới các giao dịch dân sự, các tranh chấp dân sự, thương mại phát triển. BLDS là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định những giao dịch nào bị cấm, bị hạn chế hoặc được tự do. Đồng thời là căn cứ để giải quyết các tranh chấp góp phần làm ổn định vafphast triển các quan hệ dân sự, thương mại….
    Còn rất nhiều vai trò cụ thể nữa nếu bạn gắn với từng quan hệ cụ thể…
    Thân

  304. Em có một tình huống thừa kế kính mong thầy giúp đỡ:
    Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, trong quá tình chung sống sinh được hai người con là K và M, do ông A là con trai duy nhất của dòng họ nên gia đình đốc thúc phải đẻ con tai . Năm 1974 ông a từ gai đình tại Đà Nẵng vào Quảng Nam gặp được chị T và hai người đã tổ chức đám cưới vào năm 1975 và sinh được 3 người con là C,D,H. Năm 2001 ông A chết không để lại di chúc , năm 2007 do UBND TP Đà Nẵng tiến hành giải tỏa, diện tích đất và đền bù 1,2 tỉ đồng nên tranh chấp thừa kế phát sinh.
    Hãy chia di sản thừa kế theo pháp luật vụ án này theo các trường hợp sau :
    a, Di sản của ông A để lại là 600 triệu đồng
    b, Ông A và bà B có ngôi nhà ở Đà Nẵng, bị giảu tỏa đền bù là 1,2 tỉ triệu đồng , A và T cùng đứng tên một ngôi nhà ( hiện nay bà T và H đang sống tại TP Đà Nẵng trị giá 800 triệu đồng ) toàn bộ tài sản chung trên là của 3 người

  305. Th­ua thay em muon hoi vai tro cua luat dan su trong tinh hinh phat trien kinh te xa hoi o viet nam hien nay. thay tra loi som dum em. cam on thay nhieu

  306. Chào qt31a,
    Tôi thấy cách chia thứ nhất của em hợp lý hơn, vì:
    DD669 qui định, vợ, chồng, cha, mẹ, con (chưa tn, dtn không có khả năng lao động) của người để lại di sản được hưởng 2/3 suất thừa kế chia theo luật trong trường hợp họ bị người để lại di sản truất quyền thừa kế hoặc vì có di chúc mà họ được hưởng thấp hơn 2/3 suất theo luật.
    Như vậy, chúng ta trước khi vận dụng Đ 669, thì cần phải xác định phần di sản của người thuộc diện D699 được hưởng theo di chúc và theo luật là bao nhiêu? nếu tổng di sản họ đượcc hưởng theo di chúc và theo pháp luật vẫn thấp hơn 2/3 suất thừa kế theo luật thì họ được bổ sung thêm phần di sản còn thiếu để đủ 2/3 suất. Nếu phần di sản họ được hưởng bằng hoặc lớn hơn 2/3 suất, thì Đ 669 không được áp dụng nữa

    • Theo e nghĩ thì cả 2 cách trên đều ko phải.
      Đầu tiên thì ta ưu tiên chia TK không phụ thuộc vào di chúc trc (theo Điều 669) bà B được 2/3*600/3= 400/3 tr
      phần còn lại sau khi chia cho bà B là 600 -400/3=1400/3 tr.Số tiền này sẽ dc chia đôi cho C và D.(C,D mỗi người được nhận 1400/3/2=700/3)
      nhưng vì C đã chết nên đem tài sản của C chia theo PL theo hàng TK (Điều 676,BLDS 2005) ưu tiên cho bà B (hàng TKế thứ 1) sẽ đc nhận toàn bộ tài sản của C (ko chia cho D vì D thuộc hàng thừa kế thứ 2,theo Khoản 3,Điều 676 thì những ng thuoc hang thừa kế sau chi dc nhận TK khi hang TK trc ko con ai). Vậy,bà B sẽ nhận dc 400/3+700/3=1100/3=366,67 tr).
      Hẻm bít cách giải quyết của e ntn?e nghi là z đóa,mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến thêm. ()hihi

      • tôi ko đồng ý c\với ban Thu chia thừa kế như vậy.
        Tôi đồng ý với cách trả lời của thầy. Vì
        C chết trước khi ông A chết.nên C không đc chia (trừ th C có con ở hành thừ kế thế vị)

  307. thua thay!
    có một tình huống về di sản thừa kế như sau.
    ông A có vợ là B . hai con là C và D.tài sản của riêng ông A là 600 triệu đồng. 1999 ông A có lập di chúc để lại tài sản cho hai con, không có nêu tên bà B trong di chúc. Năm 2002 thì C chết. năm 2003 thì ông A chết (di chúc không hề thay đổi). Có 2 cách chia di sản như sau:
    cách 1:
    theo di chúc tài sản của ông A được chia cho C và D mỗi người được hưởng là 300 triệu đồng. Nhưng do C đã chết nên tài sản đó lại đem chia theo pháp luật.
    như vậy thì D=B=300/2=150 triệu
    do bà B là người thừa hưởng không theo di chúc theo điều 669 nên số tiền mà bà đáng lễ ra phải được hưởng là: 600/2 x 2/3 = 200 triệu
    như vậy D phải đưa cho bà B thêm số tiền là 50 triệu.
    kết quả: D=400, B= 200
    Cách 2:
    ta ưu tiên điều 669 trước thì bà B được hưởng là 600/2 x 2/3 = 200
    tài săn của ông A còn lại là 600-200=400
    lúc này mới đem chia theo di chúc
    C=D=400/2=200
    nhưng do C đã chết nên ta lại chia tiếp số tiền đó như sau: B=D=200/2=100
    kết quả là B=300,D =300
    em xin hỏi 2 cách trên thì cách nào đúng và tại sao lại như vậy.!

  308. Chào NNI,
    thông tin về các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống tôi gợi ý như sau:
    – Trước hết bạn nên đọc bài viết sau:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/03/25/1241/
    – Có một số sách bạn có thể tham khảo:
    + Ý niệm dân chủ và những chính thể dân chủ / Bùi Quang Khánh
    + Những đại chính thể ở Châu Âu / Alex N. Dragnich . – H.: Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, 1964 . – 489 tr. ; 28 cm
    + Hình thức của các nhà nước đương đại / Nguyễn Đăng Dung . – H. : Thế giới, 2004 . – 498 tr. ; 20,5 cm
    Bạn có thể tìm mua các cuốn sách trên ở các hiệu sách. nếu bạn là SV ĐHL thì có thể mượn trên thư viện.

  309. em muốn tìm hiểu các nước theo chính thể cộng hoà tổng thống,đại nghị xin thầy giúp đỡ

  310. Chào NBT,
    Em tìm đọc cuốn Giáo trình Luật tố tụng dân sự trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005, tại chương V Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu đã có sự phân tích khá kỹ đấy
    Ngoài ra, em có thể search “THỜI HIỆU KHỞI KIỆN” trên trang thông tin này để tìm thêm các thông tin liên quan

  311. Kính chào thầy !
    Thầy có thể cho em tài liệu đầy đủ về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Em đang gặp khó khăn về vấn đề này, em dọc thấy nó phức tạp quá, rất khó hiểu. Mong thầy cho em và chỉ cho em cách tiếp cận nó với.

  312. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Phải nói mỗi sinh viên học luật là một ngôi sao trên trời,mà trang Wed của thầy như Giải NGÂN HÀ nhóm họp tất cả sinh viên học luật và những người quan tâm đến pháp luật dân sự. Nếu lên mạng tìm tài liệu không thể bỏ qua được trang web của thầy. Một lần nữa em chúc thầy luôn khỏe mạnh, công tác tốt để tiếp tục cống hiến cho đất nước, chúc thầy sắp tới có một kì nghỉ hè vui vẻ + hạnh phúc!

  313. Chào NBT,
    CÁC CÂU HỎI DẠNG NÀY LẦN SAU EM ĐƯA SANG BÊN TRANG Q&A NHÉ.
    Về tình huống thừa kế tôi gợi ý sau:
    – Xác định di sản của ông A: 300 tr : 2 = 150 triệu
    – Xác định hiệu lực của di chúc do ông A lập. Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm ông A chết tháng 10/2003. Theo di chúc thì bà B không được hưởng di sản của ông A, nhưng lại thuộc diện qui định tại Điều 669. BLDS. Do đó bà B vẫn đương nhiên được hưởng kỷ phần bằng 2/3 suất thừa kế theo luật nếu di sản của ông A được chia theo pháp luật.
    Nếu chia theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất của ông A có: B, C, D, E = 150 tr : 4 = 37.5 tr
    Phần bà B được hưởng theo Điêug 669 = 37,5 tr x 2/3 = 25 tr
    Như vậy, phần di sản của mỗi người được hưởng là:
    C= 125 tr
    B= 25 tr
    D= 0 đ
    E = 0 đ
    Lưu ý: Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết

  314. Thầy cho em hỏi:
    Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp luật từ khi người lập di chúc kí tên hoặc điểm chỉ vào di chúc.
    là đúng hay là sai

  315. Em có một tình huống xin hỏi thầy và để cho các bạn tham khảo:
    ông A và bà B kết hôn hợp pháp vào năm 1953. Trong quá trình sinh sống ông bà sinh được 3 người con là C(sinh năm 1954),D (sinh năm 1957),E (sinh năm 1960). Tháng 12/1996 ông A lập di chúc hợp pháp cho anh C hưởng toàn bộ di sản. Vào tháng 10/2003 ông A chết. Năm 2004 các con của ông A khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A. Qua các chứng cứ và các bên thỏa thuận giá tài sản được biết: A và B có ngôi nhà chung hợp nhất trị giá 300 triệu đồng.
    Căn cứ vào bộ luật dân sự 2005, xác định và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên.
    Theo ý kiến của riêng em thì: Theo khoản 2 pháp lệnh thừa kế thì khi vợ hoặc chồng chết thì tài sản chia đôi thì 300 triệu tài sản chung giữa ông A và bà B thì mỗi người có phàn tài sản của mình là 150 triệu. Theo di chúc thì tài sản của ông A cho C hưởng hết 150 triệu nhưng theo khoản 1 điều 669 BLDS thì bà B vẫn có quyền được hưởng phần tài sản của C do ông A để lại và nếu D,E mất khả năng lao động thì vẫn được hưởng. Thầy cho em hỏi bà B được hưởng bao nhiêu tài sản.

  316. Em xin chân thành cảm ơn thầy !

  317. Chào NBT,
    Trường hợp em hỏi tôi gợi ý như sau:
    – Đây là trường hợp chia thừa kế theo pháp luật (cả ông H và bà T đều không lập di chúc);
    – Cần xác định di sản của từng người: H và T. Theo đó, căn nhà số 49 đường Nguyễn Văn Trỗi (tính theo giá trị là 800 triệu) được chia đôi, 800 : 2 = 400 triệu.
    Di sản của bà T = 400 triệu
    Di sản của ông H = 400 + 9 + phần di sản mà ông được hưởng từ bà T (tại thời điểm bà T chết năm 1997 ông H còn sống)
    – Hàng thừa kế thứ nhất của bà T gồm có (Tính tại thời điểm thừa kế năm 1997): C, D và H
    400 : 3= 133,333 triệu (C = 133,333 tr; D = 133,33 tr; H = 133,333 tr)
    NHư vậy, di sảm của ông H sẽ bao gồm = 400 + 9 + 133,333 = 542,333 triệu
    – Hàng thừa kế thứ nhất của ông H gồm có (Tính tại thời điểm mở thừa kế – năm 2000): C, D, Q, K
    Bà K về nguyên tắc không được hưởng. Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09-06-2000 Về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình của Quốc hội, thì các trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký trong giai đoạn 3/1/1987 – 1/1/2001 thì buộc phải đăng ký kết hôn từ 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003. Trong trường hợp quan hệ chấm dứt trước ngày 1/1/2003 mà các bên chưa đăng ký thì vẫn công nhận là vợ chồng (Nghị quyết chỉ đề cập đến trường hợp ly hôn, chúng ta có thể vận dụng tương tự qui định này vào trường hợp chết). Ở đây, mắc dù trước khi bà T chết, quan hệ giữa ông H và bà K là trái luật. Tuy nhiên, kể từ thời điểm bà T chết việc chung sống giữa ông H và bà K không còn trái luật nũa và họ thuộc diện Nghị quyết số 35 của quốc hội. Như vậy, bà K vẫn được hưởng với tư cách là vợ trong quan hệ hôn nhân thực tế với ông H
    542,333 : 4 = 135,583 triệu (C = 135,583 triệu; D = 135,583 triệu; Q = 135,583 triệu; K = 135,583 triệu)
    Phần di sản mà những người thừa kế được hưởng là:
    C = 133,333 + 135,583 = 268,916 triệu
    D = 133,333 + 135,583 = 268,916 triệu
    Q= 135,583 triệu
    K = 135,583 triệu

  318. Kính chào thầy !
    Mong thầy xác định tài sản và chia di sản thừa kế giúp em trong trường hợp sau: ông H và bà T kết hôn hợp pháp tại Huế trong quá trình sinh sống sinh được hai người con là C(sinh năm 1975)và D (sinh năm 1977),ông bà cũng tạo dựng được ngôi nhà số 49 đường Nguyễn văn Trỗi TP Huế. Năm 1980 được sự đồng ý của bà T, ông H lấy bà K và sinh được người con chung là Q (sinh năm 1981). Năm 1997 bà T chết khong để laị di chúc . năm 2000 ông H chết không để lại di chúc. Năm 2006 các con của ông H do mâu thuẫn nên đã khởi kiện xin chia di chúc của ông H và bà T .
    Được biết ngôi nhà ở là tài sản chung hợp nhất của ông H và bà T trị giá 800 triệu đồng, tài sản riêng của ông H là 9 triệu đồng;Sau khi bà T chết , ông H và bà K chung sống không cá đăng kí kết hôn.
    Thầy hãy giúp em xác định di sản thừa kế và chia di sản thừa kế trong trường hợp trên.

  319. Th­­ua Thay, Em muon hieu ro ve su giong va khac nhau giua tin dung ngan hang va tin dung thuong mai

  320. Chào Nguyễn Tiến Đạt, các thầy cô và các bạn
    Đề xuất của bạn đạt , rất mong nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô và các bạn về các câu hỏi, nhận định Đ-S giải thích của luật thương mại phần Chủ thể kinh doanh

  321. Chào NGUYEN,
    Vấn đề em hỏi, tôi đã trao đổi bên Q&A em sang đó đọc tham khảo nhé

  322. Thua thay,Thay co the chi cho em nhung cuon sach ve van de thua ke va phan chia di san duoc khong a? Em cam thay rat mo ho ve van de nay.

    Thua thay , em nghi rang di chuc co the la mot hop dong cho tang giua nguoi chet doi voi mot nguoi khac, dac biet trong truong hop di tang tai san,phai khong a?
    Thua thay, viec “truat ” va “tuoc” quyen huong di san co cho nao khac nhau a.Em thay hai tu do deu giong nhau ca .

    Thua thay, neu A la chong chinh thuc cua B, ca hai due chua Ly hon va khong co con,B nhung de lai di chuc chi cho A 1/3 tai san cua B ma thoi.Trong khi A khong co kha nang lao dong. Vay A co duoc nhan them 1/3 tai san ( neu chia theo PL) nua khong a ?

  323. Thầy cô có thể gửi cho em các câu hỏi, nhận định Đ-S giải thích của luật thương mại phần Chủ thể kinh doanh đựoc ko?
    Em đang chuẩn bị thi, hiện tại em có rất ít tài liệu môn này.

  324. chao thay! thay cho em hoi mot so khuyet diem cua che dinh dai dien trong bo luat dan su 2005 theo quan diem cua thay!em cam on.

  325. Chao Giang Anh,
    Minh thay van de nay co ban neu ra va tra loi o muc Q&A roi day, ban ghe qua ben do tim di.

  326. Em Chao Thay!Thay giup Em cau hoi nay voi a:
    – Doi tuong cua bien phap “cam co” co the la tai san hinh thanh trong tuong lai duoc khong a?

  327. Thầy giúp em câu hỏi này với ạ:
    – Nếu các bên trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài mà không muốn giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì có được giải quyết tại tòa án ko?
    – Nếu tranh chấp được xác định là giải quyết tại tòa án thì làm thế nào xác định đích danh tòa án có thẩm quyền giải quyết?

  328. Chào TRUONG THANH CONG,
    Luật doanh nghiệp năm 2005, không có qui định nào cấm chủ tịch HDQT, kế toán trưởng làm các công việc quản lý trên. Do đó về nguyên tắc là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, em cần lưu ý Điều lệ công ty có cho phép không nhé.
    Thân

  329. Chào tran ha,
    Đúng là cần có sự gợi ý. Tuy nhiên, tôi rất muốn các em cùng trao đổi với nhau về những câu hỏi đó.
    Rất mong nhận được sự cộng tác của em và các bạn
    Thân

  330. Em chao thay thay co the tra loi cho em cau hoi nay nha thay :
    Voi cong ty co phan chu tich hoi dong quan tri co duoc kiem pho giam doc khong? Pho giam doc co duoc kiem ke toan truong khong?

    Em mong nhan cau tra loi cua thay trong thoi gian som nhat. Em cam on thay .

  331. Thua thay,
    Cacs cau hoi trong muc nay rat hay va con kho nua. Nhieu khi chung em khong tra loi chinh xac duoc. Nhu vay thi thay co the goi y cach tra loi duoc khong a.Xin cam on cac thay da xay dung mot web rat hay cho chung em va moi nguoi quan tam den PLDS

  332. Em chào thầy,
    Dạo này em không thấy thầy lên lớp và em cũng thấy thầy không up đề cương bài học hiii. Thầy up nhanh thầy nhé. Nó rất giúp em định hướng học tập
    Em cảm ơn thầy

  333. Trong qua trinh tim tai lieu toi biet den trang web nay. Cam on cac ban rat nhieu nhung toi khong biet duoc ten mien cua Website. Vi vay cac ban co the gui ten mien cho toi theo dia chi: tranminhhiepdhl@yahoo.com.vn.
    Tran trong

  334. Chào Chau Thi Van,
    Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên bán hàng phụ thuộc vào đối tượng và nội dung của hợp đồng mua bán, song họ phải thông tin đúng, đầy đủ và khách quan về tính chất của tài sản bán, giá bán, số lượng, chủng loại, chỉ dẫn địa lý… cho bên bán. Trong trường hợp bên bán cố tình đưa ra những thông tin giả tạo hoặc thông tin không đúng về tài sản bán làm cho người mua hiểu sai lệnh về tính chất của tài sản bán mà xác lập hợp đồng mua bán thì sẽ bị xác định là giao dịch vô hiệu.
    Tuy nhiên, có những thông tin về tài sản bán mà bên mua buộc phải biết, hoặc đương nhiên biết mà bên bán không cung cấp thông tin thì bên bán cũng không bị coi là vi phạm.
    Em đọc thêm các qui định về giao dịch dân sự vô hiệu và hợp đồng mua bán trong BLDS năm 2005
    Thân

  335. Thưa thầy, thầy có thể cho em biết những thông tin mà bên bán hàng phải cung cấp cho người mua hàng khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa? Nếu người bán không cung cấp những thông tin này thì coi đó là hành vi lừa dối và là điều kiện để yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu?

  336. Thank 2 ban Hanhkt3B,chikn nhá.Tớ hiểu rõ rồi.có nhiều có cùng quan điểm với bạn đấy

  337. chào hoatuyet!
    hic…hnay mạng nhà mình mới vào được trang này :((
    theo mình, trường hợp không phải là liên đới mà cũng không xác định được mức độ gây thiệt hại của ai nhiều hơn ai thì mức bt cũng sẽ được chia đôi. Tuy nhiên có khác trường hợp liên đói ở chỗ 1 người trong số những người phải bt sẽ bt cả phần của những người khác, sau đó những người còn lại sẽ phải thanh toán đúng phần nghĩa vụ của mình cho người đó. còn nếu k phải là liên đới, nghĩa vụ bt là bằng nhau nhưng phần của ai người đó chịu . đây chỉ là ý kiến cảu riêng mình!

  338. Mình lại không nghĩ thế.Nếu là liên đới mà không xác định được phần thiệt hại của mỗi người thì thiệt hại được chia đều ( ở đây mình không bàn đến việc 1 con nợ thay mặt trả hay tất cả phải cùng trả). Còn nếu không liên đới thì người chịu thiệt hại liệu có thể đòi bồi thường ở các chủ thể độc lập đó cùng một số tiền bồi thường được không. ví dụ tổng chi phí thiệt hại là 1tr, nếu không phải là liên đới với 2 chủ thể gây thiệt hại độc lập. Mỗi chủ thể sẽ trả cho người bị thiệt hại 1tr. Còn nếu là liên đới mỗi người chỉ phải trả 500 ng. Nếu cũng chia đôi thiệt hại như nhau thì liên đới hay không liên đới cũng thế àh.
    Thưa thầy, thầy có thể cho em biết ý kiến nào là đúng nhất không ạ.

  339. theo mình thì việc chia đôi hay ko chia đôi thiệt hại ko phải do liên dới hay ko liên đới.liên dới hay ko liên đới nhằm bảo vệ lợi ích cho ng có quyền mà thôi.nếu liên dới thì chủ nợ chỉ cần đòi nợ 1 con nợ trả hết nợ cho các con nợ khác,còn ko liên dới thì chủ nợ buộc phải đòi từng con nợ thôi.nếu ko liên dới thì việc ” chia đôi” thiệt hại là do thoả thuận mà thôi.

  340. trách nhiệm liên đới là bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những ng có ngiã vụ liên đới phải bồi thường toàn bộ,và sau đó ng này có quyền yêu cầu những ng có ngiã vụ còn lại hoàn trả lại phần mà ng này đã thay họ bồi thường.trong liên đới có thể phần nghĩa vụ của mỗi ng đã xác định hoặc ko xác định.nếu đẫ xác định được phần nghĩa vụ của mình thì ng ta chỉ hoàn trả lại đúng phần nghĩa vụ của mình thôi,ko xác định được thì phải thoả thuận chia đều chẳng hạn.như vậy liên dới vẫn có thể áp dụng “việc chia đôi thiệt hại ” chứ nếu phần nghĩa vụ của họ ngang nhau hoặc họ thoả thuận vậy.

  341. nếu không phải trách nhiệm liên đới liệu có áp dụng “việc chia đôi thiệt hại “thế không,hay giải quyết thế nào

  342. chào hoatuyet, chào chikn!
    mình đồng ý vói ý kiến của bạn chikn, một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới là hành vi gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất làm dẫn đến hậu quả thiệt hại cho người bị thiệt hại,. vì vậy, ngay cả khi các chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau về hành vi nhưng vẫn phải liên đới chịu trách nhiện btth. Còn nếu không thể xác định được mức đọ lỗi của chủ thể nào là nhiều hơn thì mức bồi thường sẽ được chia đều cho mỗi người, điều này được căn cứ vào Đ616 BLDS2005 về BTTH do nhiều người cùng gây ra.

  343. chào hoatuyết!
    theo mình hai chủ thể độc lập (giả sử trường hợp là họ ko thống nhất về hành vi) cùng gây thiệt hại cho 1 người về cùng một loại thiệt hạivà ko xác đinh được phần thiệt hại nào là của ai,như vậy hậu quả của thiệt hại là ko thể phân chia,họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên dới bồi thường.và nếu như hị ko thể các định được mức độ lỗi của mỗi người để xác định phần thiệt hại mà mình chịu thì chia đều thôi.đây là ý kiến của mình.

  344. Thưa thầy, thầy cho em hỏi về trách nhiệm liên đới. Các chủ thể chịu trách nhiệm liên đới có cần thống nhất về mặt ý chí. Nếu hai chủ thể độc lập cùng gây thiệt hại cho một người về cùng một loại thiệt hại và không xác định được phần thiệt hại nào là của ai,thì các chủ thể này có liên dới chịu trách nhiệm bồi thường, và mỗi phần bồi thường được chia bằng nhau không ạ.
    Em cảm ơn thầy ạ!

  345. Chào thao trang,
    Việc đăng ký kinh doanh mang những ý nghĩa sau:
    + Khẳng định tính chuyên nghiệp, sự ổn định mang tính chiến lược của người có hành vi kinh doanh;
    + Tạo niềm tin cho khách hàng từ ý nghĩa trên;
    + Nhà nước công nhận và bảo hộ hành vi kinh doanh;
    + Giúp người có hành vi kinh doanh có tư cách chủ thể trong tham gia cácgiao dịch thương mại;
    + Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh từ đó xác định nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác của người có hành vi kinh doanh.
    …….
    Em xác định thêm.
    Lưu ý: những câu hỏi dạng này em nên gửi sàn mục Q&A để các bạn cùng trao đổi

  346. xin cho em hoi y nghia phap ly cua hanh vi dang ky kinh doanh

  347. Chào henilove,
    Đợt này bận quá chưa chuẩn bị kịp, xin hứa với các bạn vào cuối tuần tới sẽ đăng đầy đủ vấn đề 8+9
    thân

  348. thay oi dao nay thay khong dang de cuong các van de a, em chi thay co cau hoi thoi

  349. bạn có thể giải đáp giúp mình vấn đề trách nhiệm dân sự do nhà cửa công trình xây dựng khac gây ra ko?cho mình biết có những văn bản pháp luật nào liên quan điều chỉnh vấn đề này ko?trả lời nhanh giúp mình nha

  350. Chào thunguyen,
    Chưa thể khẳng định ngay nó là hợp đồng gửi giữ hay là hợp đồng vay:
    – Nếu A có một khoản tiềm mặt lớn, A đến một ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi giữ tài sản đẻ gửi số tiền trên trong một thời hạn nhất định và bên ngân hàng không có quyền sử dụng số tiền đó vào bất kỳ mục đích nào khác. Hết thời hạn gửii A lấy lại số tiền đó và trả cho ngân hàng tiền công gửi giữ. Trường hợp này phải là hợp đồng gửi giữ;
    – Nếu A gửi tiền tại ngân hàng trong một thời hạn nhất định và bên ngân hàng có quyền sử dụng số tiền của A để cho vay lại hoặc sử dụng vào các hoạt động đầu tư khác. Đồng thời A được ngân hàng trả lãi tính theo giá trị tiền gửi, thời hạn gửi và lãi suất. Trường hợp này là hợp đồng vay tài sản, trong đó ngân hàng là người vay và A là người cho vay.
    Lưu ý: những câu hỏi loại này em không nên hỏi ở chuyên mục này mà nên hỏi bên chuyên mục Q&A.
    Thân

    • thầy, cô cho E hỏi?
      A là bên cho thuê, cho B thuê xưởng sản xuất trong 5 năm. B cho C thuê lại xưởng sản xuất với thời gian 3 năm không báo cho A. C đã trả cho B 2 năm tiền thuê. Nếu pjo xảy ra khiếu nại, khởi kiện ra tòa thì tòa xử thế nào a.?

  351. Thầy ơi, cho em hỏi hợp đồng giữa một cá nhân có tiền gửi tại ngân hàng và ngân hàng đó về bản chất là hợp đồng gì ah? Em băn khoăn giữa hợp đồng gửi giữ (bất thường_theo ý kiến của một tác giả) và hợp đồng vay? Mong thầy giải đáp giúp em! Em cám ơn ạh!

  352. xin hãy phân tích giùm em vấn đề pháp nhân.

  353. Chào Nguyen Ha,
    Đúng là link tải vấn đề 3 đã bị lỗi mất rồi. Tôi xin lỗi nhé, để tôi kiểm tra và cập nhật lại. Mong bạn chờ một thời gian nhé.
    Thân

  354. TẢI ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 3 – MODUL2 TẠI ĐÂY
    Làm j có j để tải đâu admin ơi. Admin check lại đi nhé. Dù sao cũng cảm ơn Admin vì thông tin của trang rất hay và xúc tích

  355. Chào anh Nguyen Thai Hoa,
    anh xem vấn đề này bên trang Q&A nhé

  356. Xin cho hoi : Van de giam ho trong bo luat dan su ? Xin tra loi som dum

  357. Em xem vấn đề này bên mục Q@A nhé

  358. chào thầy , thầy cho em hỏi đối tượng của hợp đồng vay tài sản có thể là quyền sử dụng đất được không ?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn