admin@phapluatdansu.edu.vn

VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC

NGUYỄN THANH XUÂN

Quy định về nuôi con nuôi là quy định không mới đối với hệ thống các quy định pháp luật ở nước ta. Việc cho và nhận nuôi con nuôi thể hiện tính nhân đạo sâu sắc đảm bảo cho người con nuôi được chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Với những ý nghĩa đó pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý về vấn đề nuôi con nuôi nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người được nhận làm con nuôi. Văn bản pháp lý điều chỉnh về việc đăng ký nuôi con nuôi là Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các thủ tục nuôi con nuôi theo các quy định của Nghị định 158 đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập mà trong thời gian tới Nghị định 158 cần có sự bổ sung và sửa đổi.

Trước đây, Nghị định 83 về đăng ký hộ tịch quy định hồ sơ, thủ tục nuôi con nuôi bao gồm đơn xin nhận nuôi con nuôi, giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi, giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi, chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi, sổ hộ khẩu gia đình… Nghị định 158 đã đơn giản hóa các thủ tục của Nghị định 83 hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi chỉ còn các giấy tờ như giấy thỏa thuận, bản sao khai sinh của người được nhận làm con nuôi, biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi (trường hợp người con nuôi là trẻ bỏ rơi). Liên quan đến thủ tục nhận nuôi con nuôi đối với trẻ bị bỏ rơi đã phát sinh nhiều vướng mắc khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và người nhận nuôi con nuôi. Khi trẻ em bị bỏ rơi để được nhận làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Sau đó UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương ba lần trong ba ngày liên tiếp thông tin của đứa trẻ để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng nếu không tìm được cha, mẹ đẻ thì người, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh và làm thủ tục nuôi con nuôi nếu muốn nhận trẻ làm con nuôi. Trong quy định ta nhận thấy vướng mắc phát sinh từ thời gian thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi từ Đài phát thanh hay Đài truyền hình địa phương. Thực tiễn cho thấy hầu hết các UBND cấp xã tiến hành thông báo trên trạm truyền thanh, đài truyền thanh địa phương (cấp xã, huyện) mà không tiến hành thông báo đúng quy định thông báo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình (cấp tỉnh) dẫn đến thực hiện thủ tục thông báo tình trạng trẻ em bị bỏ rơi sai quy định. Một vấn đề phát sinh cho thấy nếu tiến hành thông báo trên Đài phát thanh hay Đài truyền hình cấp tỉnh thì cán bộ phụ trách cấp xã phải thực hiện theo quy trình nào, phải trực tiếp đến Đài phát thanh, Đài truyền hình yêu cầu thông báo hay chuyển thông báo đến Đài phát thanh, Đài truyền hình qua đường bưu điện và thời điểm phát tin thông báo là ngày nào để tính khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng như luật định. Điều này UBND cấp xã xử lý vẫn còn bỏ ngỏ dẫn đến không đảm bảo các thủ tục khai sinh cho trẻ em bỏ rơi và thủ tục nhận nuôi con nuôi sau này.

Continue reading

MỸ MUỐN HỢP TÁC MINH VỀ CON NUÔI VỚI VIỆT NAM

image XUÂN LINH

Trao đổi với VietNamNet ngày 12/2 tại Hà Nội, tân trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Janice L.Jacobs cho hay Mỹ trông đợi việc Việt Nam sớm tham gia Công ước La Haye, làm nền tảng nối lại hoạt động hợp tác cho và nhận con nuôi giữa hai nước, vốn bị dừng lại từ tháng 9/2008.

Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã dừng lại theo nguyện vọng của hai bên sau khi hết hạn 3 năm theo giao kết.

Trong 3 năm đó, trong số 69 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có 42 tổ chức thuộc Mỹ. 1.700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Mỹ đã trở thành nước nhận nhiều con nuôi nhất từ Việt Nam.

Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận con nuôi quốc tế, trong đó có việc chuẩn bị tham gia Công ước La Haye, nhằm đảm bảo các chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam với quốc tế chất lượng hơn.

Bà Janice L.Jacobs khẳng định Mỹ trông đợi những bước hợp tác tích cực giữa hai nước trong vấn đề cho và nhận con nuôi khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước La Haye, thậm chí để ngỏ khả năng ký kết một thỏa thuận hợp tác bước đệm.

Cơ chế minh bạch

Khi Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa hai nước hết hiệu lực, các văn phòng của các tổ chức con nuôi Mỹ tại Việt Nam cũng đã dừng hoạt động. Nhu cầu thực tế nhận con nuôi từ Việt Nam của các gia đình Mỹ hiện như thế nào, thưa bà?

Việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia với nhau là vấn đề được quan tâm ở Mỹ. Có nhiều tổ chức, nhóm ở Mỹ quan tâm lĩnh vực nhận con nuôi giữa các quốc gia vì đây là công việc đem lại cơ hội để trẻ em thiệt thòi được chăm sóc, yêu thương.

Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm tham gia Công ước La Haye về cho và nhận con nuôi quốc tế, nhằm hướng tới sự minh bạch, thúc đẩy quyền lợi của trẻ em được cho và nhận làm con nuôi, cũng như của bố mẹ nuôi và bố mẹ đẻ.

Continue reading

NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ: CẦN MINH BẠCH CÁC KHOẢN TÀI TRỢ

ĐỨC MINH

Đề án thành lập quỹ nuôi con nuôi sẽ xây dựng xong trong quý I – 2009. Các khoản hỗ trợ bằng tiền cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cần bắt buộc chuyển khoản để dễ kiểm tra, giám sát. Trong hai ngày 4 và 5-9, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị sơ kết năm năm thực hiện Nghị định 68 trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Một trong những thành công được nhắc tới của Nghị định 68 là quy định về cơ chế hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài đối với cơ sở nuôi dưỡng thông qua dự án nhân đạo. Tuy nhiên, thực tế mặt trái của quy định này cũng đã bộc lộ.

Quyết đầu vào lẫn đầu ra

Theo số liệu từ Cục Con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp), hiện cả nước chỉ có 91 trong 378 cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Báo cáo chưa đầy đủ cho biết từ năm 2003 đến nay, tổng giá trị hỗ trợ nhân đạo bằng tiền và vật chất khoảng 160 tỷ đồng, riêng năm 2007 đạt gần 60 tỷ đồng. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng sau khi nhận được sự hỗ trợ nhân đạo tương đối lớn từ các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động trên địa bàn đã được sửa chữa lại khá khang trang. Mức nuôi dưỡng trẻ đạt trên dưới một triệu đồng/trẻ/tháng, gấp vài lần mức hỗ trợ chính thức từ nhà nước.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

CẨM VÂN

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã tạo ra một sự thay đổi căn bản, chuyển biến tích cực trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 68 là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế, nhất là đáp ứng yêu cầu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để soạn thảo Luật Nuôi con nuôi.

Cơ chế mới trong xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế

Mặc dù còn một số tồn tại, khiếm khuyết cần tiếp tục được khắc phục, song Nghị định 68 có bước tiến vượt bậc so với Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 trong việc cải cách cơ chế, quy trình, thủ tục, giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài theo hướng minh bạch, rõ ràng, cụ thể hơn, tiệm cận với thông lệ quốc tế, với các nguyên tắc của Công ước La Hay.

Continue reading

VỀ VỤ TRẺ EM TẠI NAM ĐỊNH BỊ LÀM GIẢ HỒ SƠ ĐƯA ĐI LÀM CON NUÔI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI: "KHÔNG LOẠI TRỪ KHẢ NĂNG TRỤC LỢI"

image HỒNG THÚY – Báo Pháp luật (Thực hiện)

Thông tin về việc Công an tỉnh Nam Định khám phá vụ làm giả hồ sơ trẻ sơ sinh cho người nước ngoài nhận làm con nuôi tại Trung tâm trợ giúp nhân đạo huyện Ý Yên và Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đang làm dư luận bất bình. Liệu đây có phải là một mắt xích của đường dây đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi? Phóng viên Báo Pháp luật VN đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Đức Long, Cục trưởng Cục Con nuôi Quốc tế, Bộ Tư pháp về vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết quy trình để một trẻ em bị bỏ rơi được cho đi làm con nuôi người nước ngoài được tiến hành như nào?

*. Nó rất phức tạp. Một người nước ngoài muốn xin con nuôi Việt Nam trước hết phải nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Hồ sơ phải đầy đủ các loại giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, Cục con nuôi Quốc tế cấp cho họ một cái giấy xác nhận đã nhận hồ sơ. Sau đó, nếu có thông tin về trẻ em bỏ rơi được các Cơ sở nuôi dưỡng địa phương nhận nuôi thì Cục gửi thư đề nghị Cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ. Lúc đó, Sở Tư pháp sẽ kết hợp với Cơ sở nuôi dưỡng làm thủ tục giới thiệu đứa trẻ gửi lên Bộ Tư pháp. Trên cơ sở hồ sơ do địa phương gửi lên, Cục Con nuôi quốc tế nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì sẽ làm một Công văn đề nghị Sở Tư pháp cùng với Cơ sở nuôi dưỡng chuẩn bị hồ sơ con nuôi. Hồ sơ con nuôi được quyền chuẩn bị trong 1 – 2 tháng, gồm rất nhiều loại giấy tờ như Biên bản trẻ bỏ rơi, Tường trình, Quyết định nhận vào Cơ sở nuôi dưỡng, Phiếu khám sức khoẻ của trẻ, một số đánh giá về trẻ v.v… Đồng thời Sở phải có công văn xác định trẻ đủ điều kiện. Bước tiếp theo, Cục Con nuôi Quốc tế sẽ gửi một bộ hồ sơ hợp lệ đã nhận được cùng với Thư đồng ý đề nghị địa phương cho trẻ đi làm con nuôi. Khi có Thư đề nghị của Cục, Sở Tư pháp sẽ trình hồ sơ lên UBND tỉnh, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh) ký quyết định đồng ý cho trẻ đi làm con nuôi người nước ngoài. Khi thủ tục được tiến hành hoàn tất thì địa phương mới tiến hành tổ chức bàn giao trẻ. Như vậy, toàn bộ quy trình này nếu làm đúng luật thì tối thiểu phải mất 4 tháng, trên thực tế thường kéo dài lâu hơn, phải 5 – 6 tháng. Toàn bộ hồ sơ về con nuôi quốc tế được lưu tại Bộ Tư pháp trong vòng 20 năm.

Continue reading

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CANADA

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Canada (sau đây gọi là các Nước ký kết):

Công nhận rằng, để phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông;

Công nhận rằng, mỗi Nước ký kết phải tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình;

Công nhận rằng, vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài có lợi là đem lại một gia đình lâu dài cho những trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình;

Tin tưởng vào sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi nước ngoài được thực hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và để ngăn chặn việc dụ dỗ, bán hoặc buôn bán trẻ em;

Công nhận rằng, tại Canada, vấn đề nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Tỉnh bang và lãnh thổ;

Mong muốn thiết lập những quy định chung vì mục đích này, có tính đến hai chế độ pháp luật của Canada và các nguyên tắc được công nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989;

Đã thỏa thuận như sau:

Continue reading

THỎA THUẬN HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ QUÉBEC

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Sau đây gọi là “Việt Nam”)

CHÍNH PHỦ QUÉBEC
(Sau đây gọi là “Québec”)

Dưới đây được chỉ định là các Bên,

Thừa nhận rằng, để phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em phải được lớn lên trong một môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, tình thương yêu và sự cảm thông;

Thừa nhận rằng, mỗi Bên phải có những biện pháp thích hợp cho phép trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình của mình và bảo đảm gia đình thay thế cho trẻ em không có môi trường gia đình gốc;

Thừa nhận rằng, việc nuôi con nuôi quốc tế có lợi thế mang lại một gia đình vững bền cho trẻ em trong trường hợp không thể tìm được một gia đình phù hợp cho trẻ em đó tại Nước gốc của mình;

Dựa trên các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20 tháng 11 năm 1989, đặc biệt những quy định nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền của trẻ em trong việc nuôi con nuôi;

Mong muốn thiết lập các quy định chung nhằm bảo đảm việc tôn trọng những quyền của trẻ em thường trú tại Việt Nam được những ngươi cư trú tại Québec nhận làm con nuôi và nhằm phòng ngừa việc thu lợi vật chất bất chính, bắt cóc trẻ em, bán và buôn bán trẻ em từ việc nuôi con nuôi;

Continue reading

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA ITALIA

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Italia (sau đây gọi là các Nước ký kết);

Thừa nhận rằng, để phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường yêu thương, hạnh phúc và cảm thông của gia đình;

Thừa nhận rằng, mỗi Nước ký kết cần áp dụng các biện pháp thích hợp bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc trong môi trường gia đình, những trẻ em không có gia đình được chăm sóc trong môi trường thay thế gia đình;

Thừa nhận rằng, nuôi con nuôi quốc tế là biện pháp phù hợp nhằm đem lại một môi trường gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em đó ngay tại nước gốc của mình;

Thừa nhận rằng, trẻ em được nhận làm con nuôi theo Hiệp định này được hưởng trên lãnh thổ của mỗi Nước ký kết đầy đủ những quyền và lợi ích mà trẻ em là công dân hoặc thường trú trên lãnh thổ của Nước ký kết đó được hưởng;

Đã quyết định ký kết Hiệp định này với các điều khoản dưới đây:

Continue reading

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NUÔI CON NUÔI GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

Sweet Look bw1(e-mail) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi là các Bên);

Nhận thức rằng, để bảo đảm sự phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường yêu thương, hạnh phúc của gia đình;

Nhận thức rằng, các Bên cam kết trên cơ sở ưu tiên, áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc trong môi trường gia đình ruột thịt;

Nhận thức rằng, việc nuôi con nuôi quốc tế là biện pháp phù hợp nhằm đem lại một môi trường gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em đó ngay tại Nước gốc của mình;

Mong muốn khẳng định rằng, công dân của Bên này nhận trẻ em là công dân của Bên ký kết kia làm con nuôi, được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị và nguyên tắc cơ bản của mỗi Bên, phù hợp với Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế ngày 29 tháng 5 năm 1993 (sau đây gọi tắt là Công ước La Hay về nuôi con nuôi), đặc biệt là những điều khoản về việc bảo vệ lợi ích cho trẻ em một cách tốt nhất và tôn trọng những quyền cơ bản của trẻ em, nhằm ngăn chặn việc bắt cóc, buôn bán trẻ em và thu lợi bất hợp pháp từ quá trình nhận nuôi con nuôi, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ;

Đã thỏa thuận như sau:

Continue reading

MUA BÁN TRẺ EM VÀ PHỤ NỮ: MỘT THỰC TẾ NHỨC NHỐI

responsibility21. Mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ và trẻ em bị bán

VTCnews – Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 193 vụ với hơn 430 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động (trung bình mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ, trẻ em bị đem bán).

Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo sáng nay, 27/6, công bố Thông tư liên tịch số 03/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Theo Thông tư này, phụ nữ, trẻ em bị sử dụng vũ lực hoặc bị đe dọa sử dụng vũ lực, bị bắt cóc, bị ép buộc dưới nhiều hình thức để bán ra nước ngoài; bị lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương để bán ra nước ngoài; đưa ra nước ngoài để nhận lợi ích vật chất khác… đều được xác định là nạn nhân của các vụ buôn bán ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể).

Continue reading

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ NUÔI CON NUÔI GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG THỤY SỸ

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ (dưới đây được gọi là các Nước ký kết),

Thừa nhận rằng, để phát triển hài hòa nhân cách của mình, trẻ em phải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, tình thương yêu và sự cảm thông;

Thừa nhận rằng, mỗi Nước ký kết phải có các biện pháp thích hợp bảo đảm cho trẻ em được lớn lên trong môi trường gia đình và bảo đảm gia đình thay thế đối với trẻ em không có môi trường gia đình;

Thừa nhận rằng, việc nuôi con nuôi quốc tế là biện pháp phù hợp tạo cho trẻ em một gia đình ổn định trong trường hợp không tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em ngay tại nước gốc của mình;

Thừa nhận rằng, trẻ em được nhận làm con nuôi theo Hiệp định này phải được hưởng trên lãnh thổ của mỗi Nước ký kết đầy đủ các quyền và lợi ích mà trẻ em là công dân hoặc thường trú trên lãnh thổ của Nước ký kết được hưởng;

Đã quyết định ký kết hiệp định này.

Continue reading

MỘT SỐ TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC VỀ VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ

PHẠM VĂN CHUNG

Thực hiện các văn bản của Chính phủ và Bộ Tư pháp về vấn đề nuôi con nuôi. Trong những năm vừa qua các Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu UBND các tỉnh, thành phố ban hành các văn bản về công tác nuôi con nuôi và quan tâm triển khai đưa công tác này vào thực tế cuộc sống. Do vậy việc quản lý và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi quốc tế thời gian quan đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đáp ứng tốt nhu cầu về nuôi con nuôi của người dân trên địa bàn cả nước.

Tuy nhiên, qua hơn 5 năm thực hiện các văn bản của Chính phủ về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi quốc tế nói riêng. Đặc biệt là từ khi ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là NĐ 68), chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc sau đây:

Continue reading

TRANH CHẤP NUÔI CON NUÔI

GIA TUỆ

TAND TP Cần Thơ vừa xử phúc thẩm một vụ án khá lạ ở địa phương: Chị Nguyễn Thị Lượm, ngụ ấp Thới Bình B, xã Thới Thạnh (Cờ Đỏ) kiện ông hàng xóm là Nguyễn Văn Tám ra tòa để tranh chấp quyền nuôi… con nuôi.

Ai cũng muốn nuôi con

Theo chị Lượm trình bày, trước đây ngày 16-11-2001, mẹ chị có xin một cháu trai tại Bệnh viện 121 (Cần Thơ) về nuôi và cho chị ra xã Thạnh Hòa (Phụng Hiệp) đứng tên làm giấy khai sinh cho cháu với tên là NCB. Sau đó, vợ chồng chị đem theo cháu B. chuyển đến huyện Cờ Đỏ sống nhờ ở nhà một người bạn là ông Tám.

Là chỗ thân quen, vợ chồng chị Lượm lại ở nhờ nhà ông Tám nên mỗi lần đi làm xa, vợ chồng chị đều để cháu B. ở nhà cho ông trông nom giúp. Mãi hơn hai năm trước, đến khi vợ chồng chị có điều kiện cất nhà riêng và qua xin rước cháu B. về thì ông Tám quyến luyến, nhất quyết không chịu giao trả cháu.

Đòi con hoài không được, cuối cùng chị Lượm phải khởi kiện ra TAND huyện Cờ Đỏ để nhờ phân xử, buộc ông Tám trả lại cháu B. để chị nuôi dưỡng, chăm sóc và cho đi học.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn