admin@phapluatdansu.edu.vn

BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH NHÌN TỪ CÁC NƯỚC ASEAN

GS. TRẦN VĂN THỌ – Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

1. Mở đầu

Nhìn từ trình độ phát triển, thế giới hiện nay có thể chia thành 4 nhóm: Nhóm 1 gồm những nước thu nhập thấp, đang trực diện với bẫy nghèo. Nhóm 2 gồm những nước đã đạt được trình độ phát triển trung bình từ rất lâu nhưng sau đó trì trệ cho đến ngày hôm nay. Nhiều nước ở châu Mỹ La tinh thuộc nhóm này. Nhóm thứ ba gồm những nước mới phát triển vài mươi năm nay và hiện nay đã đạt mức thu nhập trung bình. Ở Á châu, Trung Quốc và một số nước ASEAN thuộc nhóm này. Nhóm thứ tư gồm những nước tiên tiến, có thu nhập cao như Mỹ, Nhật, các nước Tây Âu, v.v…

Đáng chú ý là nhóm nước thứ hai đã chuyển sang giai đoạn trì trệ lâu dài sau khi đạt được mức thu nhập trung bình. Hiện tượng này gần đây được gọi là “Bẫy thu nhập trung bình” (Gill and Kharas 2007, Spence 2011,…). Từ kinh nghiệm này, điều quan tâm của nhiều người hiện nay là liệu các nước mới nổi như ASEAN có thể tránh bẫy thu nhập trung bình và bước vào quỹ đạo phát triển bền vững để trở thành những nước có thu nhập cao hay không. Đâu là những điều kiện để ASEAN tránh được bẫy thu nhập trung bình? Mục đích của bài viết này là thử tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

Trong phần dưới đây, Mục 2 sẽ đưa ra một khung phân tích bao gồm các thuật ngữ như giai đoạn phát triển, điểm chuyển hoán trên thị trường lao động, tăng trưởng dựa trên đầu vào, tăng trưởng dựa trên năng suất toàn yếu tố, lợi thế so sánh động và yếu tố thể chế. Mục 3 bàn về giai đoạn phát triển hiện nay của các nước ASEAN, có so sánh với các nước Đông Á khác. Dựa trên khung phân tích ở Mục 2, Mục 4 sẽ đánh giá khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình của các nước ASEAN bằng cách thử so sánh tình trạng hiện nay của các nước đó với kinh nghiệm của Hàn Quốc, một nước đã thành công trong quá trình thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và phát triển thành nước tiên tiến. Mục 5 sẽ bàn về trường hợp Việt Nam, một nước vừa đạt mức thu nhập trung bình thấp nhưng đang trực diện nhiều yếu tố bất ổn về cơ cấu. Nếu không cải cách triệt để, Việt Nam có thể rơi vào trường hợp mà tác giả gọi là sự xuất hiện sớm của bẫy thu nhập trung bình (an early appearance of a middle income trap). Cuối cùng, phần kết luận sẽ tóm tắt những vấn đề hiện nay của các nước ASEAN và đưa ra các đề án chính sách mà các nước ASEAN cần quan tâm để tránh được bẫy thu nhập trung bình.

2. Khung phân tích từ lý luận kinh tế phát triển

Khung khái niệm cơ bản của bài viết này bắt đầu bằng việc phân tích ba giai đoạn phát triển của một nền kinh tế (Hình 1). Điểm C trong hình chỉ giai đoạn đạt mức thu nhập trung bình. Một nước có thu nhập đầu người 500 USD nếu phát triển trung bình hàng năm là 7% (không phải tốc độ GDP mà là tốc độ thu nhập đầu người), nghĩa là tăng gấp đôi thu nhập đầu người trong 10 năm, thì nước này cần bội tăng thu nhập 3 lần (cần 30 năm) để đạt mức 4.000 USD, hoặc cần 40 năm để đạt 8.000 USD, những mức thuộc thu nhập trung bình cao (sẽ giải thích thêm ở Mục 3). Nếu thu nhập trung bình tăng mỗi năm 5% thì nước này cần từ 45 đến 60 năm mới đạt được mức thu nhập trung bình cao nói trên. Như vậy chuyển từ một nước nghèo sang một nước có thu nhập trung bình là một quá trình phát triển kéo dài rất nhiều năm. Tuy nhiên, nếu quá trình phát triển bền vững tiếp tục thì từ mức thu nhập trung bình cao tiến lên mức thu nhập cao chỉ cần một khoảng thời gian ngắn. Quá trình này chỉ cần 15 năm nếu thu nhập đầu người tăng mỗi năm 5%. Đây là khoảng thời gian rất ngắn.Tuy nhiên, như nhiều người (Spence 2011:20 chẳng hạn) …

….

XEM TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI 24, THÁNG 3/2012 Trích dẫn từ: http://www.tapchithoidai.org

BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG – QUẢN TRỊ TRANG TAPCHITHOIDAI.ORG, ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CHỈ ĐỌC THAM KHẢO VÀ KHÔNG CHÉP LẠI BÀI VIẾT ĐỂ ĐĂNG Ở NƠI KHÁC VỚI BẤT KỲ MỤC ĐÍCH GÌ.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading