admin@phapluatdansu.edu.vn

KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CHO THAY ĐỔI

Kết quả hình ảnh cho VIETNAM ECONOMY GS.TSKH. NGUYỄN QUANG THÁI & TS. BÙI TRINH

1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam qua một số chỉ số vĩ mô

Tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 đạt khoảng 6%, đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào cấu trúc về sở hữu trong GDP giai đoạn này có thể thấy, đóng góp vào GDP của Việt Nam cơ bản là từ khu vực kinh tế cá thể, với tỷ lệ ổn định ở mức 32%; trong khi tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm khoảng 4%, thì khu vực đầu tư 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại tăng khoảng 4%. Cấu trúc về sở hữu cho thấy, nền kinh tế Việt Nam hầu như không có sự thay đổi lớn về cấu trúc; các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển; tỷ trọng của khu vực sở hữu này trong GDP rất thấp, chiếm khoảng 8% và không thay đổi trong cả giai đoạn 2005 – 2014.

Bảng 1. GDP giá thực tế theo thành phần kinh tế                      Đơn vị: %

 

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Sơ bộ 2014

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Kinh tế nhà nước

37,62

36,69

35,35

35,07

34,72

29,34

29,01

29,39

29,01

28,73

Kinh tế ngoài nhà nước

47,22

47,24

47,69

47,50

47,97

42,96

43,87

44,62

43,52

43,33

Kinh tế tập thể

6,65

6,39

6,10

5,91

5,80

3,99

3,98

4,00

4,03

4,04

Kinh tế tư nhân

8,51

8,98

9,69

10,23

10,46

6,90

7,34

7,97

7,78

7,79

Kinh tế cá thể

32

32

32

31

32

32

33

33

32

32

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

15,16

16,07

16,96

17,43

17,31

15,15

15,66

16,04

17,36

17,89

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

..

..

..

..

..

12,55

11,46

9,95

10,11

10,05

Nguồn: TCTK

Ngoài ra, trong Hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) không chỉ có GDP, mà còn có chỉ số khác phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế như: Tổng thu nhập quốc gia (GNI)1, thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và chỉ tiêu để dành2. Đối với Việt Nam, các chỉ tiêu tăng trưởng GDP và thu hút FDI luôn là một thước đo để đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế. Việc định hướng phát triển cho nền kinh tế về dài hạn, không phải chỉ lấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP làm một chuẩn mực để phấn đấu. Tăng trưởng GDP có thể cao, nhưng giá trị thực chất mà một quốc gia có được phải thông qua các chỉ số về GNI, NDI và tiết kiệm.

Chênh lệch giữa GNI và GDP của Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Nếu năm 2000, tỷ lệ chênh lệch này chỉ khoảng 1,4%; thì đến năm 2014, tỷ lệ này đã lên tới xấp xỉ 5%. Đồng thời, nếu quy ra USD, thì năm 2000, thu nhập sở hữu thuần ra nước ngoài chỉ khoảng 0,45 tỷ USD; đến năm 2014, luồng tiền chảy ra nước ngoài ước tính khoảng 9 tỷ USD. Sở dĩ, tỷ lệ để dành trong GDP không sụt giảm nhiều là do lượng kiều hối hàng năm đạt khoảng 10 tỷ USD. Lượng tiền mất đi này một phần là do từ khu vực FDI (chi trả sở hữu thuần).

Bảng 2. GDP và GNI

Năm

GDP

(Tỷ VND)

GNI

(Tỷ VND)

Thu nhập thuần túy từ nước ngoài

(Tỷ VND)

GNI/GDP

(%)

Tỷ giá(USD/VND)

GDP

(Tỷ USD)

GNI

(Tỷ USD)

Thu nhập thuần túy từ nước ngoài

(Tỷ USD)

2000

441.646

435.319

– 6.327

98,6

14.168

31,2

30,7

– 0,45

2001

481.295

474.855

– 6.440

98,7

14.725

32,7

32,2

– 0,44

2002

535.762

527.056

– 8.706

98,4

15.280

35,1

34,5

– 0,57

2003

613.443

603.688

– 9.755

98,4

15.510

39,6

38,9

– 0,63

2004

779.338

701.906

– 77.432

90,1

15.746

49,5

44,6

– 4,92

2005

914.001

822.432

– 91.569

90

15.859

57,6

51,9

– 5,77

2006

1.061.565

953.232

– 108.333

89,8

15.994

66,4

59,6

– 6,77

2007

1.246.769

1.108.752

– 138.017

88,9

16.105

77,4

68,8

– 8,57

2008

1.616.047

1.567.964

– 48.083

97

16.302

99,1

96,2

– 2,95

2009

1.809.149

1.731.221

– 77.928

95,7

17.065

106

101,4

– 4,57

2010

2.157.828

2.075.578

– 82.250

96,2

18.613

115,9

111,5

– 4,42

2011

2.779.880

2.660.076

– 119.804

95,7

20.490

135,7

129,8

– 5,85

2012

3.245.419

3.102.553

– 142.866

95,6

20.828

155,3

149

– 6,2

2013

3.584.262

3.430.668

– 153.594

95,6

20.839

171,2

163

– 8,2

2014

3.937.856

3.745.515

– 192.341

95,1

21.200

186

177

– 9

Nguồn: ADB

Về ngoại thương

Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy, xuất khẩu tuy làm tăng sản xuất xấp xỉ ở mức 12%, nhưng tác động lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm (-13,3%) và quan trọng hơn là thúc đẩy nhập khẩu tăng rất mạnh (52%). Điều này cho thấy, xuất khẩu ở thời điểm hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, tài nguyên và sản phẩm gia công hàm lượng chất xám thấp, dẫn đến nhập siêu tăng mạnh.

Xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa đạt trên 18 tỷ USD. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu và sau đó lại quay trở lại phục vụ cho xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện, hàng dệt may, giầy dép… mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao. Điều này được phản ánh rõ qua kết quả tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 – 2014. Nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá. Năm 2014, xuất siêu hàng hóa khoảng 3 tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 5,98%. Năm 2015, nhập siêu hàng hóa khoảng 3,2 tỷ USD, GDP lại đạt tăng trưởng cao hơn, ở mức 6,68%.

Năm 2012, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, tuy xuất siêu đạt xấp xỉ 2,5 tỷ USD nhưng khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu 10,2 tỷ USD. Việc xuất siêu hoàn toàn do khu vực FDI mang lại. Nếu trong năm 2013, xuất siêu của khu vực này đạt 13 tỷ USD thì trong 9 tháng năm 2014 đã lên tới 12,7 tỷ USD.

Giai đoạn 2000 – 2014, khu vực FDI luôn xuất siêu (đặc biệt từ năm 2012 có xu hướng xuất siêu mạnh) và khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu.

Giai đoạn 2005 – 2013, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, từ 57% năm 2005, lên 67% năm 2013, nhưng tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này lại không tăng lên đáng kể (từ 15,16% năm 2005 và 17,36% năm 2013). Điều này phần nào cho thấy, khu vực FDI đang dần “lấn lướt” hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng; mặt khác, điều này cũng cho thấy sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn.

Hình 1. Thâm hụt thương mại của khu vực trong nước và khu vực FDI

clip_image002

Nguồn: TCTK

Tăng trưởng GDP là quan điểm tăng trưởng mang tính ngắn hạn do Keynes đưa ra khi cho rằng tổng cầu tăng sẽ kích thích phía cung. Ngoài ra, theo một số quan điểm khác, tác động cầu không làm tăng sản lượng và thu nhập từ sản xuất nhiều mà chỉ kích thích nhập khẩu và tiềm ẩn rủi ro lạm phát. Điều này cho thấy, chi tiêu của Chính phủ (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư công) có thể làm tăng GDP trong ngắn hạn, nhưng lại làm nhỏ đi nguồn lực của nền kinh tế do tiết kiệm là nguồn lực chủ yếu nhằm mục đích đầu tư trong tương lai. Trong giai đoạn 2005 – 2013, GDP (tính theo USD) tăng xấp xỉ 3 lần, GNI tăng 2,8 lần, tiết kiệm chỉ tăng 2,7 lần và luồng tiền chi trả sở hữu ra nước ngoài tăng gần 9 lần. Tỷ trọng tiết kiệm/GDP giảm từ 33% trong năm 2007, xuống còn 27% trong năm 2013. Qua đó có thểthấy, Nhà nước cần có chính sách tương thích hướng tới duy trì nguồn lực chứ không nên chỉ tập trung tuyệt đối vào GDP.

Về nợ của các loại hình doanh nghiệp

Nợ công, theo khái niệm của Việt Nam, là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt tiêu chí nợ công trên GDP bao nhiêu là hợp lý? Theo công bố của Tổng cục Thống kê (TCTK), tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006 – 2011 của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là 3,3, của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước là 3. Tuy nhiên, đến năm 2013, tỷ lệ nợ này của DNNN giảm chỉ còn 2,18, nhưng tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu của khu vực ngoài nhà nước lại tăng nhanh (Bảng 3). Về bản chất, do quá trình cổ phần hóa DNNN nên nợ của DNNN chuyển sang khu vực tư nhân, tổng nợ hầu như không thay đổi.

Bảng 3. Tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2013

 

Tổng nguồn vốn tính đến 31/12

(Tỷ đồng)

Nợ phải trả

(Tỷ đồng)

Nguồn vốn chủ sở hữu

(Tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (%)

GDP

(Tỷ đồng)

Nợ/GDP (%)

Tổng số

           

Năm 2013

17.977.367

12.132.049

5.845.318

2,08

3.584.262

338,5

Năm 2012

16.058.217

11.094.737

4.963.480

2,24

3.245.419

341,9

Năm 2011

15.278.057

10.461.912

4.816.145

2,17

2.779.880

376,3

Năm 2010

12.089.281

8.353.932

3.735.349

2,24

2.157.828

387,1

Năm 2009

8.963.483

6.119.377

2.844.106

2,15

1.809.149

338,2

Năm 2008

6.716.548

4.548.273

2.168.275

2,1

1.616.047

281,4

Năm 2007

4.801.124

3.309.585

1.491.538

2,22

1.246.769

265,5

Năm 2006

3.362.152

2.326.871

1.035.281

2,25

1.061.565

219,2

Theo sở hữu

           

1. DNNN

           

Năm 2013

4.433.509

3.037.546

1.395.963

2,18

 

84,7

Năm 2012

5.385.324

4.016.243

1.369.080

2,93

 

123,8

Năm 2011

5.131.830

3.976.610

1.155.220

3,44

 

143

Năm 2010

3.968.790

3.024.246

944.544

3,2

 

140

Năm 2009

3.473.305

2.618.026

855.279

3,06

 

144,7

Năm 2008

2.949.814

2.169.279

780.535

2,78

 

134,2

Năm 2007

2.151.136

1.661.090

490.046

3,39

 

133,2

Năm 2006

1.742.171

1.328.466

413.705

3,21

 

125,1

2. Doanh nghiệp ngoàinhà nước

           

Năm 2013

9.925.022

6.801.773

3.123.249

2,18

 

190

Năm 2012

7.960.726

5.430.354

2.530.372

2,15

 

167

Năm 2011

7.759.571

5.053.077

2.706.494

1,87

 

182

Năm 2010

6.214.203

4.104.470

2.109.733

1,95

 

190

Năm 2009

4.158.280

2.720.898

1.437.382

1,89

 

150

Năm 2008

2.679.964

1.724.470

955.494

1,8

 

107

Năm 2007

1.797.330

1.139.356

657.974

1,73

 

91

Năm 2006

964.524

622.284

342.240

1,82

 

59

3. Doanh nghiệp FDI

           

Năm 2013

3.618.836

2.292.730

1.326.106

1,73

   

Năm 2012

2.712.167

1.648.140

1.064.027

1,55

   

Năm 2011

2.386.656

1.432.226

954.431

1,5

   

Năm 2010

1.906.288

1.225.217

681.071

1,8

   

Năm 2009

1.331.898

780.453

551.446

1,42

   

Năm 2008

1.086.769

654.524

432.246

1,51

   

Năm 2007

852.657

509.140

343.517

1,48

   

Năm 2006

655.456

376.120

279.336

1,35

   

Nguồn: TCTK

Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân và doanh thu thuần

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

Lợi nhuận trước thuế/

Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế/

Tổng nguồn vốn

Tổng số

   

2006

6,24

5,51

2007

6,45

5,39

2008

4,17

3,77

2009

5,55

4,12

2010

4,76

3,29

2011

3,25

2,45

2012

3,21

2,36

2013

4,00

2,75

2014

4,35

3,33

Theo loại hình doanh nghiệp

   

1. Doanh nghiệp trong nước

   

2006

3,88

3,32

2007

4,54

3,65

2008

2,68

2,39

2009

4,27

3,07

2010

3,78

2,52

2011

2,77

2,00

2012

2,73

1,89

2013

3,06

1,94

2014

3,40

2,36

Trong đó:

   

DNNN

   

2006

6,32

3,86

2007

6,99

3,94

2008

5,30

3,21

2009

8,20

4,11

2010

5,66

3,11

2011

5,37

3,17

2012

5,80

3,45

2013

6,85

3,48

2014

7,24

3,64

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

   

2006

1,74

2,30

2007

2,86

3,25

2008

1,25

1,50

2009

2,32

2,13

2010

2,84

2,12

2011

1,51

1,22

2012

1,18

0,88

2013

1,27

0,91

2014

1,74

1,44

2. Doanh nghiệp FDI

   

2006

14,44

14,25

2007

13,52

13,11

2008

10,95

10,56

2009

11,28

9,90

2010

9,05

7,43

2011

5,18

4,83

2012

4,94

4,67

2013

6,81

6,22

2014

7,08

7,65

Nguồn: TCTK

Bảng 4 cho thấy, hệ số sinh lời của hầu hết doanh nghiệp trong nước rất thấp, đặc biệt khối DNNN ngày càng giảm xuống, ở mức trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6 – 7% và lãi phải trả ngân hàng xoay quanh mức 10%. Về mặt kinh tế, các DNNN không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất; thậm chí, còn chưa xét đến sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực FDI và DNNN, cũng như nhiều rào cản về mặt thủ tục hành chính và các chi phí không chính thức.

2. Giải pháp

2.1. Giảm bội chi

Nếu đặt lộ trình đến năm 2035 nền kinh tế Việt Nam “cất cánh” thực sự thì 2016 là năm đầu tiên thực hiện mục tiêu này. Do vậy, nhiều thách thức đang đặt ra trong năm 2016.

Xét về ngắn hạn, có thể dựa vào chỉ tiêu như GDP3. Trong suốt một giai đoạn dài, Việt Nam thực hiện chính sách quản lý cầu, trong đó GDP là tổng cầu cuối cùng. Việc tăng trưởng GDP thực ra không có ý nghĩa nhiều. Số liệu từ TCTK cho thấy, dù xuất siêu hay nhập siêu hàng hóa dường như không có ảnh hưởng gì đến tăng trưởng. Chẳng hạn năm 2014, xuất siêu hàng hóa khoảng 3 tỷ USD, GDP tăng xấp xỉ 6%; năm 2015, tình hình xuất nhập khẩu diễn biến ngược lại, trong khi nhập siêu đạt khoảng 3,2 tỷ USD thì GDP lại tăng trưởng 6,7%. Như vậy, dù xuất nhập khẩu thế nào thì người ta cũng co kéo cầu tiêu dùng và cầu đầu tư để đảm bảo tăng trưởng theo kế hoạch.

Khi nghiên cứu về chiến lược dài hạn thường phải nhìn nhận vấn đề từ các chỉ số vĩ mô khác phản ánh thực trạng và nguồn lực của nền kinh tế như thâm hụt ngân sách, nợ của nền kinh tế, GNI, NDI, tiền để dành, năng lực tài chính. Có thể thấy, tăng trưởng cao hơn hay thấp hơn dường như không ảnh hưởng nhiều đến người dân? Điều cần nhìn nhận nhất trong năm 2016 và xa hơn nữa là thắt chặt chi tiêu ngân sách, cái gì cần chi tiêu thì phải xem xét tính hiệu quả của nó một cách thực chất nhất.

2.2. Cơ cấu sở hữu

Trong 10 năm qua, kinh tế tư nhân dường như bị chèn lấn bởi khu vực kinh tế nhà nước và FDI, trong khi khu vực kinh tế cá thể vẫn đóng góp chính vào quy mô GDP.

Ngoài ra, cũng theo tính toán từ số liệu của TCTK, trong mấy năm gần đây, lượng tiền để dành của nền kinh tế tương đương mức đầu tư, chủ yếu là của khu vực ngoài nhà nước, cụ thể là của khu vực hộ gia đình vì khu vực nhà nước vẫn đang bội chi, do vậy không thể có tiền để dành, mà khu vực này phải đi vay rất nhiều.

Hình 2. Tỷ lệ để dành và đầu tư trong GDP của Việt Nam

Đơn vị: %

clip_image004

Nguồn: TCTK

Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp cũng có vốn vay phải trả cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu khoảng 3 lần, cho thấy nguồn lực trong dân vẫn khá dồi dào. Nếu khu vực kinh tế tư nhân và cá thể được khuyến khích đúng hướng sẽ tạo động lực rất lớn trong hội nhập và tăng trưởng. Điều này chỉ rõ nền kinh tế Việt Nam khác với những vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc đang vướng phải. Đối với nền kinh tế Trung Quốc, khi khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng xa nhau, với cố gắng đạt tăng trưởng cao mà không đủ nội lực thì đi vay là điều đương nhiên. Điều này không chỉ dẫn đến phải vay mượn và bội chi ngân sách mà nguồn lực trong dân cũng cạn kiệt. Trong giai đoạn 2007 – 2014, tỷ lệ tiết kiệm/GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP của Trung Quốc ngày càng có khoảng cách rộng. Năm 2007, sự chênh lệch này là 2,1%, thì đến năm 2014 là 12,5%.

Hình 3. Tỷ lệ tiết kiệm/GDP và đầu tư/GDP của Trung Quốc

clip_image006

Nguồn: Tính toán từ số liệu trên trang web của Cục Thống kê Trung Quốc

Như vậy, có thể thấy, nếu tạo được niềm tin với người dân thì lượng để dành trong dân không chỉ là tài chính mà sẽ đi vào đầu tư cho sản xuất để gia tăng tư bản.

2.3. Cơ cấu ngành

Từ 20 năm trước, cơ cấu ngành trong GDP đã được định hướng công nghiệp, dịch vụ rồi nông nghiệp. Dường như các nhà hoạch định cơ chế chính sách và các chuyên gia kinh tế không nhận ra tác động tiêu cực của định hướng này, dẫn đến kết quả là đất đai nông nghiệp mất đi, hàng nghìn con sông bị lấp để phục vụ cho một nền công nghiệp ngày càng mang tính gia công toàn diện hơn. Thậm chí, định hướng cấu trúc này vẫn tiếp tục được duy trì với nhiều đề xuất hơn (khu vực nông nghiệp chỉ còn 10% trong GDP) trong báo cáo Việt Nam 2035.

Tính toán từ bảng I/O của Việt Nam qua các năm cho thấy, ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế, xuất khẩu tuy giá trị lớn nhưng không lan tỏa nhiều đến thu nhập (Bảng 5 chỉ ra sự khác nhau về cấu trúc kinh tế ở các giai đoạn). Trong giai đoạn hiện nay, có hai yếu tố là tiêu dùng cuối cùng và đầu tư lan tỏa tới sản xuất và thu nhập tốt hơn thời kỳ trước, nhưng xuất khẩu mặc dù lan tỏa mạnh tới sản xuất lại không lan tỏa nhiều tới giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng được gây ra bởi xuất khẩu thấp nhấp từ năm 2000 đến nay. Khi xem xét mức độ lan tỏa đến nhập khẩu, có thể thấy, xuất khẩu là nhân tố kích thích nhập khẩu tăng mạnh, với chỉ số này là 1 trong năm 2000, sau đó đã tăng lên 1,45 vào năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ lệ giá trị gia tăng của xuất khẩu trong tổng cầu cuối cùng trong nước giảm mạnh, từ 0,45 năm 2000 xuống 0,27 năm 2011. Qua đó cho thấy, hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua không những không được cải thiện mà còn giảm sút trầm trọng và xuất khẩu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài.

Bảng 5. Lan tỏa tới sản xuất, giá trị gia tăng và nhập khẩu gây nên bởi các nhân tố của tổng cầu cuối cùng

Năm 2000

Năm 2007

Năm 2011

C

I

E

C

I

E

C

I

E

Lan tỏa tới sản xuất

1,27

1,35

1,53

1,09

1,12

1,7

2,04

1,17

2,01

Phần trăm thay đổi (%)

     

– 14,1

– 17,1

11,7

86,9

4,5

18,27

Lan tỏa tới giá trị gia tăng

0,6

0,43

0,69

0,48

0,41

0,59

0,64

0,54

0,54

Phần trăm thay đổi (%)

 

– 20,4

– 5,6

– 13,3

33,3

31,22

-8,94

Lan tỏa tới nhập khẩu

1,44

1,7

1

1,28

1,63

1,47

1,31

1,5

1,45

Phần trăm thay đổi (%)

 

– 12,1

– 3,9

52

2,27

– 8,13

– 1,29

Tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng cầu cuối cùng trong nước

0,47

0,32

0,45

0,44

0,37

0,35

0,31

0,46

0,27

                       

Nguồn: Bảng I/O và tính toán của tác giả

Tuy xuất khẩu của nền kinh tế không lan tỏa nhiều đến thu nhập mà chủ yếu là đến nhập khẩu, nhưng xét riêng về nguyên nhân gây thâm hụt thương mại cho thấy, các ngành chăn nuôi, thủy sản và những ngành chế biến hiện nay có xuất khẩu lan tỏa tới nhập khẩu rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu về mức độ lan tỏa tới nền kinh tế và nhập khẩu, các ngành chăn nuôi và thủy sản cũng như công nghiệp chế biến các sản phẩm là những ngành có độ lan tỏa cao đến nền kinh tế và ít gây ra kích thích nhập khẩu. Trong khi đó, những ngành chế biến các sản phẩm công nghiệp lại là những ngành kích thích nhập khẩu rất cao (lớn hơn 1). Như vậy, có thể thấy, nếu chú trọng phát triển các ngành thuộc nhóm chế biến các sản phẩm công nghiệp thì nguy cơ dẫn đến thâm hụt thương mại là rất lớn, nhưng nếu chú trọng hơn tới phát triển nhóm ngành chăn nuôi, thủy sản cũng như công nghiệp chế biến các sản phẩm từ những ngành này thì không chỉ mang lại sức lan tỏa lớn cho toàn bộ nền kinh tế mà còn làm giảm nhập khẩu do khai thác được lợi thế quốc gia.

3. Kết luận

Từ những phân tích trên cho thấy, nền kinh tế còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt, tiềm lực của hội nhập chưa phát huy đầy đủ trong khi các thành phần kinh tế nội địa cũng chưa được tạo điều kiện bình đẳng đúng mức. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên không chỉ bởi sự hạn chế trong công tác quản lý, mà còn do "mô hình tăng trưởng", cơ cấu kinh tế (qua bảng cân đối liên ngành) vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này càng chứng tỏ sự cần thiết phải tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cho thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Ngoài ra, chính sách vĩ mô của Việt Nam cần có sự thay đổi từ quản lý cầu trong ngắn hạn sang trọng cung dài hạn; chú trọng đến sản xuất, NDI và chỉ số để dành của nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. H.W Richardson, Input-Output and Regional Analysis, John Wiley and Sons, New

York, 1972.

2. Nguyen Quang Thai and Bui Trinh (2010), Analysis of the Components Contributing to Economic Growth, Journal of Economic Research, No. 5 – 6.

3. Nguyen Quang Thai and Bui Trinh, Vietnam Public Debt in the Safe Limitation?, VNR500.

4. Trade in Value – Added: Concepts, Methodologies and Challenges, OECD –

WTO, 2012.

5. Robert Koopman, Zhi Wang, Shang – Jin Wei, How much of Chinese Exports is Really

Made in China? Assessing Domestic Value Added when Processing Trade is Pervasive, Working Paper National Bureau of Economic Research, Cambridge MA, 2008.

6. Leontief W, Strout A, Multiregional Input-Output Analysis, In: T. Barna (ed.), Structural Interdependence and Economic Development, New York: St-Martin’s Press, 1963, 119 – 150.

7. Miller RE, Blair PD, Input-Output Analysis: Foundations and Extensions, Englewood

Cliffs, New Jersey: Prentice Hall, 1985.

8. Ahmad N, Araujo S, Measuring Trade in Value-Added and Income Using Firm-Level

Data, Washington, 2011, 9 – 10.

Chú thích:

*1 Hệ thống các tài khoản quốc gia – SNA, 1993 và 2008 thay thế chỉ số GNP bằng GNI.

*2 Để dành có nghĩa là phần còn dư ra sau khi đã được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng (bao gồm tiêu dùng của dân cư và chi thường xuyên của Chính phủ).

*3 Chỉ tiêu GDP phản ánh tình hình về chu chuyển hàng hóa (bao gồm dịch vụ) trong ngắn hạn và nhất thời (thường là hàng năm).

SOURCE: CHƯA XÁC ĐỊNH

Trích dẫn từ: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, BỘ TÀI CHÍNH

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading