admin@phapluatdansu.edu.vn

BÀN THÊM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

THS. NGUYỄN HỒNG HẢI – Khoa Luật Dân sự – Đại học Luật Hà Nội

Chế độ tài sản chung của vợ chồng được qui định tại các điều 27, 28 Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết)

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống…)

Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18 ) tiếp tục qui định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các qui định này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi chung là Nghị định số 70).

Theo qui định của pháp luật HN&GĐ hiện hành, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước phương Tây(1). Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều. Theo Điều 30 Luật HN&GĐ và theo Điều 8 Nghị định số 70, phần tài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khi vợ chồng có thoả thuận khác.

Trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào phân tích các điều kiện và hậu quả pháp lý của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo tinh thần của pháp luật thực định, mà chúng tôi muốn đưa ra một số vướng mắc cần có sự qui định hoặc hướng dẫn cụ thể hơn(2).

1. Việc pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận (Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000), là hoàn toàn phù hợp về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu áp dụng qui định này vào thực tiễn vẫn còn vấn đề bất cập cần phải có sự vận dụng linh hoạt hơn. Theo luật hiện hành, khi vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thoả thuận (Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000). Vấn đề đặt ra là, rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ, thì quyền lợi của họ được đảm bảo như thế nào?

Theo chúng tôi, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hp người có quyn có đủ chng c cho rng, v chng không có tho thun hoc không yêu cu Tòa án chia tài sn chung trong thi k hôn nhân nhm mc đích trn tránh thc hin nghĩa v v tài sn, thì người có quyn có th yêu cu Toà án chia tài sn chung ca v chng trong thi k hôn nhân để ly phn tài sn ca người v hoc người chng có nghĩa v thc hin thanh toán các khon n. Yêu cu ca người có quyn s không được Toà án công nhn, nếu vic chia tài sn chung nh hưởng nghiêm trng đến li ích gia đình ca người có nghĩa v hoc bn thân v, chng có nghĩa vđủ tài sn riêng để thanh toán các khon n.

2. Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa qui định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi việc chia tài sản chung đó thuộc thẩm quyền của Toà án. Do đó, trong thực tiễn áp dụng, Toà án sẽ gặp khó khăn khi vận dụng căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 đã qui định: “Khi hôn nhân còn tn ti, nếu mt bên yêu cu và có lý do chính đáng, thì có th chia tài sn chung ca v chng theo qui định Điu 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) ca Lut này”. Trên cơ sở kế thừa qui định trên của Luật HN&GĐ năm 1986, theo chúng tôi cần thiết phải qui định một giải pháp như sau:

Khi chia tài sn chung, Toà án căn c vào lý do, mc đích chia tài sn chung để quyết định phm vi tài sn chung được chia. Vic chia tài sn chung căn c vào các nguyên tc chia tài sn khi ly hôn qui định ti Điu 95 ca Lut HN&GĐ; nếu tài sn là nhà và quyn s dng đất thì áp dng các qui định ti các điu 97, 98 và 99 ca Lut HN&GĐ.

3. Qui định trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản mà không qui định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một qui định quá “m”. Giả sử, ngay sau khi kết hôn với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng có thoả thuận toàn bộ tài sản chung được chia, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Nếu thoả thuận này được thực hiện thì quan hệ hôn nhân chỉ còn tồn tại về mặt nhân thân, còn quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã được dân sự hóa, bản chất của hôn nhân XHCN vì thế không được thực hiện.

Theo chúng tôi, để phát huy được mục đích, ý nghĩa của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần bổ sung vào khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70 một nội dung bắt buộc trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là: Tài sn bo đảm cho các nhu cu chung ca gia đình.

Ngoài ra cũng cần qui định cụ thể: Trong trường hp v chng không tho thun được vic bo đảm các nhu cu chung ca gia đình, thì có th yêu cu Tòa án gii quyết. Toà án quyết định mc đóng góp ca các bên trên cơ s nhu cu thc tế ca gia đình và kh năng kinh tế ca các bên hoc quyết định không chia toàn b tài sn chung, phn tài sn chung không chia được s dng cho nhu cu ca gia đình.

4. Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70 qui định các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có lý do chính đáng thì bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ lại không qui định ai là người có thể yêu cầu Toà án hủy bỏ thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp thoả thuận này vi phạm các điều kiện được qui định tại Điều 29 Luật HN&GĐ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, đến việc trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Mặt khác, Luật HN&GĐ cũng chưa qui định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thoả thuận chia tài sản chung. Theo chúng tôi, cần qui định rõ: Trong trường hp tho thun chia tài sn chung trong thi k hôn nhân b Toà án tuyên b vô hiu, chế độ tài sn chung ca v chng được khôi phc li tình trng trước khi có tho thun chia tài sn chung.

5. Theo Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 70 trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận bằng văn bản về khôi phục chế độ tài sản chung, thì kể từ ngày văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, phần tài sản thuộc sở hữu chung căn cứ vào sự thoả thuận của vợ chồng. Theo chúng tôi, qui định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời có quyền khôi phục chế độ tài sản chung mà không cần có sự xem xét của Toà án đã đưa Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra. Theo quan điểm của chúng tôi, việc khôi phục chế độ tài sản chung có nghĩa là khôi phục chế độ tài sản pháp lý được qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, do đó khi thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc được qui định tại Điều 27 phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật chỉ nên trao cho vợ, chồng quyền thoả thuận về tài sản chung đối với những tài sản riêng được qui định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000(3).

6. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo qui định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Thực tế, việc vợ chồng áp dụng chế định này đã phản ánh những mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ giữa họ. Sự độc lập về tài sản sau khi chia tài sản chung, có thể dẫn đến vợ chồng sống ly thân hoặc một trong các bên lại lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, từ đó có tranh chấp về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các con, theo chúng tôi, pháp luật cần qui định rõ: Trong trường hp sau khi chia tài sn chung, v chng có tranh chp v chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dc con chưa thành niên, con đã thành niên mt năng lc hành vi dân s, không có kh năng lao động, không có thu nhp và không có tài sn để t nuôi mình, thì Toà án quyết định theo yêu cu ca v, chng hoc ca các cá nhân, cơ quan, t chc có thm quyn. Vic gii quyết tranh chp liên quan đến con áp dng tương t qui định v quyn và nghĩa v gia cha m và con khi ly hôn.

===============================

(1) Một trong các đặc trưng về hậu quả pháp lý của ly thân trong pháp luật HN&GĐ của một số nước phương Tây là vợ chồng phải sống riêng – “Biệt cư”;

(2) Xem: Nguyễn Văn Cừ, “Một số suy nghĩ về Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986”, Tạp chí Luật học, số 1/1995, tr. 24; Nguyễn Phương Lan, “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học số 6/2002, Tr. 22;

(3) Về vấn đề này, xem thêm Nguyễn Phương Lan, “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học số 6/2002, Tr. 22.


TẠP CHÍ LUẬT HỌC 5/2003 – ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

11 Responses

  1. cho mình hỏi vấn đề nhỏ này thôi nha. trường hợp chia tài sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân. trường hợp yêu cầu tòa án chia thì tòa án có thụ lý không. Vì trường hợp này không thuộc thảm quyền của tòa án mà là cơ quan tư pháp sẽ chia có đúng không? và được quy định cụ thể ở đâi

  2. mình muốn hỏi các bạn môt câu hỏi mong cac bạn giúp đỡ minh với.minh xin cảm ơn rất nhiều.
    so sánh các trương hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.luật hôn nhân năm 2000.

  3. em muốn hỏi các anh chị có thể tư vấn dùm em được không? cha mẹ em có 5 người con , me em chết 2009, bây giờ cha em định bán nhà và đất đai hồi 2 ông bà còn sống đã gây dựng nên . vậy thì 5 chị em em co quyền gì trong tài sản đó không ? em mong các anh chị trả lời dùm em

    • chào bạn lê thị hiếu: vấn đề của bạn thì mình xin có vài ý kiến thế này:
      Trước hết mình khẳng định các anh chị em bạn có quyền lợi đối với khối tài sản nói trên.
      vì nhà và đất là tài sản mà cha mẹ bạn đã gây dựng nên trong thời kì hôn nhân nên đó là tài sản chung của cha mẹ bạn. Vì bạn ko đề cập đến việc mẹ bạn có để lại di chúc hay không nên mình giả định 2 trường hợp dưới đây, bạn đối chiếu với trường hợp của nhà bạn nhé.
      – nếu mẹ bạn khi qua đời có để lại di chúc trước khi chết thì sẽ thực hiện theo di chúc của mẹ bạn.
      – nếu mẹ bạn không để lại di chúc thì di sản của mẹ bạn để lại được xác định là 1/2 phần tài sản trong khối tài sản chung với cha bạn (gồm nhà, đất và các tài sản khác được gây dựng trong thời kì hôn nhân với cha bạn) sẽ được chia đều cho cha bạn và các anh chị em của bạn ( 6 suất) vì cha bạn và 5 anh chị em đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (điều 676 Bộ luật dân sự). Như vậy cha bạn ngoài 1/2 tài sản chung với mẹ bạn thì còn có thêm 1 suất thừa kế từ di sản mà mẹ bạn để lại.
      Việc cha bạn có ý định bán nhà và đất đai thì cần phải hỏi ý kiến của các anh chị em bạn (những người đã thành niên) vì các bạn là những người có quyền lợi liên quan đến khối tài sản đó. Nếu các bạn không đồng ý bán nhà và đất thì cha bạn ko được bán. Nếu các bạn đồng ý cho cha bán nhà và đất thì phải có văn bản thỏa thuận sự đồng ý của những người thừa kế về việc đồng ý này (văn bản bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực ) và 5 anh chị bạn sẽ được hưởng phần giá trị tương ứng với mỗi suất thừa kế của mình.
      => Nếu bạn cần tìm hiểu cho rõ thì có thể tham khảo từ điều 631 đến điều 680 bộ luật dân sự 2005 về chế định Thừa kế.

      • Bạn Kuki có thể có mình hỏi nếu bố bạn Hiếu không bán nhà mà bán phần đất của ông trong khối tài sản chung là ½ mảnh đất trên và phần đất ông được thừa kế của vợ thì có được hay không? Và nếu di chúc của mẹ bạn Hiếu theo bạn nói ở trường hợp thứ nhất đã định đoạt toàn bộ nhà đất nói trên thì có thể làm theo di chúc đó hay không? Cám ơn.

  4. Theo điều 5, nghị định 70/2001, các tài sản chung phải đăng kí tên của cả 2 vợ chồng là: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản mà PL quy định phải đăng kí quyền sơ hữu.
    Nếu các tài sản kể trên chỉ đăng kí tên của bố bạn, khi ra tòa, nếu có tranh chấp, bố bạn có nghĩa vụ phải chứng minh tài sản đó thuộc sở hữu riêng của mình.

  5. cháu rất mong các cô các chú có thể tư vấn giúp cháu về vấn đề phân chia tài sản của bố mẹ cháu. Bố mẹ cháu sống ly thân đã lâu, không có khả năng chung sống trở lại, giờ mẹ cháu muốn làm đơn ra tòa xin ly hôn để được giải thoát. Nhưng có vấn đề về phân chia tài sản khiến cho công việc đưa đơn gặp trở ngại. Đó là toàn bộ tài sản chung trong quá trình chung sống của bố mẹ cháu đều chỉ đứng tên bố, bố cháu không cho tên mẹ vào bất cứ giấy tờ sở hữu tài sản nào, mặc dù mọi tài sản có được đều có sự chung tay xây dựng và bỏ tiền của cả2 người. Bản thân mẹ cháu đã từng đổ nước mắt, đổ máu vì bị bố cháu đánh để hi sinh cho những gì ngày hôm nay bố cháu được sở hữu. Cháu thấy thực sự rất bất công cho mẹ. Tất cả những ai hiểu cho mẹ cháu đều không muốn mẹ cháu ra đi tay không và bỏ lại những thứ là mồ hôi, sương máu suốt 18 năm trời nhưng mẹ cháu vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng. Bố cháu không chấp nhận thỏa thuận chia đều tài sản. Giờ mẹ cháu cần phải làm gì và pháp luật có qui định ra sao về quyền phân chia tài sản trong trường hợp của gia đình cháu, cháu rất mong các cô chú giúp đỡ và tư vấn cho mẹ con cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn!

    • Nếu tài sản hình thành sau khi bố mẹ bạn lấy nhau thì cho dù tài sản chỉ đứng tên bố bạn, mẹ bạn vẫn được chia một nửa, trừ khi bố bạn chứng minh được đó là tài sản riêng(được tặng, cho riêng…)

    • theo như bạn nói thì minh co thể dự đoán thì quan hệ hôn nhân của ba má bạn được xác lập trước 01/01/2001 . theo nghị quyết 35/2000/ QH10 được công nhân là vợ chồng .

      trong tài sản vợ chồng thì mình sẻ chia thế này nhé
      – tài sản chung :
      + co sau hôn nhân
      + thừa kế , tặng cho chung
      + nhập tài sản riêng vào tài sản chung
      + tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
      trong tài sản riêng :
      + tài sản riêng của vợ hoặc chồng có trước hôn nhân
      + tặng cho , thừa kế riêng
      + tài sản mà vợ chồng thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân
      đây là các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình tại điều 29 ,32
      và nghị định 70/2001
      như vậy dù ly thân thì tất cả khối tài sản chung vẩn là của chung của vợ chồng . nếu ly hôn thì tài sản riêng thì vẩn thuộc của của người đó ( trừ 1 số trường hợp khác mà pháp luật quy định ) , tài sản chung theo nguyên tắc là chia đôi , căn cứ vào công sức đóng góp xây dựng , con chia theo tỷ lệ thế nào thì do toa án quyết định , có thể là 6/4 , 7/3 ….

  6. thay co the dua ra vi du ve thuc tien ap dung, nhung thuan loi va kho khan de lam ro hon ko?

  7. thay co the noi ve van de chia tai san rieng trong thoi ky hon nhan voi thuc tien cua no de toi hieu ky hon ve van de ay.nhung truong hop cu the?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading