admin@phapluatdansu.edu.vn

QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CỔ ĐÔNG HOẶC CÔNG TY ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

LS. NGUYỄN DUY ANH – Công ty Luật Trí Minh

1. Đặt vấn đề

Kể từ Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã khai sinh ra loại hình công ty cổ phần, một pháp nhân hoàn toàn xa lạ với thương nhân Việt Nam, vốn quen với loại hình hộ gia đình. Vốn công ty cổ phần vốn được chia thành các phần bằng nhau, và việc huy động vốn là không giới hạn. Trong đó những quyền hạn của các cổ đông với mức sở hữu cổ phần khác nhau là khác nhau, đương nhiên là cổ đông lớn có nhiều đặc quyền hơn cổ đông nhỏ. Để bảo vê cổ đông thì Luật Doanh nghiệp quy định nhiều thể chế, trong đó có thể chế khởi kiện người quản lý công ty của cổ đông. Bài luận này tập trung trả lời các câu hỏi chính sách khởi kiện người quản lý quy định trong luật có thực thi được không? Các kiến nghị và giải pháp để quyền khởi kiện người quản lý được thực thi hiệu quả hơn.

2. Nội dung

2.1. Quyền khởi kiện quản lý công ty của cổ đông

Điều 161 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN) quy định về khởi kiện người quản lý trong công ty cổ phần như sau:

“1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;

Continue reading

QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT SỞ HỮU GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM – GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN

 HOÀNG HẢI YẾN – Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Hình mẫu tổ chức hoạt động và điều hành công ty theo lối gia đình trị được chứng minh là có khá nhiều thuận lợi, đặc biệt ở Việt Nam và có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, theo Forbes đánh giá, phương pháp tổ chức hoạt động theo hình thức trên theo thời gian cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ luỵ phức tạp. Thực tế trên đặt ra những yêu cầu của việc cần thiết phải có những nghiên cứu một cách bài bản nghiêm túc về cách thức và phương pháp loại hình công ty này.

2. Khái quát chung về vai trò của công ty gia đình

Hiện nay vẫn còn đang tồn tại rất nhiều các cách định nghĩa khác nhau về Công ty gia đình (CTGĐ), các học giả vẫn đang tiếp tục tranh luận và chưa thực sự tìm ra tiếng nói chung trong cách tiếp cận cũng như đưa ra định nghĩa cụ thể về loại hình công ty này. Nhìn chung các cách định nghĩa CTGĐ thường bị phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau về văn hoá, tôn giáo và khuôn khổ pháp lý.

Thực tế, trên thế giới, CTGĐ là loại hình doanh nghiệp tồn tại lâu đời và chiến số lượng đông đảo nhất. Đây có thể được xem là cách thức tổ chức sản xuất – kinh doanh nguyên thuỷ nhất. Tỷ trọng CTGĐ ở nhiều nước chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công an việc làm cho người lao động, ví dụ, theo thống kê của IFC 2008: tại Tây Ban Nha số lượng CTGĐ chiếm 75% tổng số các doanh nghiệp, đóng góp vào 65% tổng GNP; còn tại khu vực Mỹ La tinh, các công ty gia đình chiếm khoảng 60% tổng GNP. Các CTGĐ bao gồm tất cả các loại hình công ty từ quy mô nhỏ, vừa đến các tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau. Tại các quốc gia khác nhau có tổn tại rất nhiều các thuật ngữ để chỉ mô hình CTGĐ như: “Zaibetsu” ở Nhật Bản, “cheabol” ở Hàn Quốc “giant” ở Mỹ, “grupo” ở các nước Mỹ La tinh.. Sự phổ biến đa dạng của các thuật ngữ trên thể hiện sự phổ biến của mô hình CTGĐ. Theo thống kê của Fortune 500, có rất nhiều CTGĐ thành công và lọt vào bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập của mỗi công ty. Tại các quốc gia thuộc nhóm OECD, số lượng các CTGĐ chiếm khoảng 40-60% tổng số lượng các doanh nghiệp nói chung.

Continue reading

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ THẢO LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ THẢO LUẬT CỦA VIỆT NAM

Thẩm phán JÉRÔME DEHARVENG  –  Bộ Tư pháp, Cộng hòa Pháp

Với sự tham gia thảo luận của Luật sư HUBERT DE FREMONT

Trước hết, tôi xin trình bày một số vấn đề chung trong lĩnh vực pháp luật về phá sản doanh nghiệp với các nguyên tắc chung để xử lý các trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đây là thuật ngữ hay được sử dụng trong các hội nghị quốc tế. Ở đây, người ta hay nói đến việc mất khả năng thanh toán hơn là phá sản doanh nghiệp.

Ngày nay hầu hết tất cả các nước đã bỏ khái niệm xử lý phá sản kèm theo chế tài đối với các doanh nghiệp. Trong nhiều thế kỷ trước đây, xử lý phá sản là thủ tục nhằm áp dụng các chế tài đối với các con nợ không thanh toán được các khoản nợ của mình. Hiện nay, chúng ta đã có một quan niệm mới hiện đại hơn về vấn đề này. Thủ tục xử lý phá sản doanh nghiệp được hiểu là thủ tục xử lý tập thể đối với tài sản của những con nợ không thanh toán được các khoản nợ của mình. Thủ tục xử lý tập thể đã thay thế thủ tục đòi nợ của từng chủ nợ đối với con nợ, nghĩa là khi đã mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính tập thể như vậy, quyền đòi nợ cá nhân của mỗi chủ nợ riêng lẻ sẽ tạm thời bị chấm dứt. Continue reading

TÁCH BẠCH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ QUAN HỆ CỔ ĐÔNG – BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG, QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, QUYỀN TÀI SẢN

TS. VÕ TRÍ HẢO – Trọng tài viên VIAC, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM

Các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty sẽ là cộng đồng cùng sở hữu thì toàn bộ khối “sản nghiệp” theo mô hình hình thức sở hữu chung theo phần. Điều này là không thể phủ nhận, bởi trong điều lệ, sổ cổ đông của mỗi công ty đều ghi rất rõ về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ cổ phần và nguyên tắc định biểu quyết quan hệ sở hữu chung theo phần này.

1. Nghênh đón mô hình kinh doanh mới bằng tinh thần “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” và học thuyết

Cách đây khoảng 5 thế kỷ, cư dân thành Venice đã nghĩ ra mô hình công ty cổ phần từ thế kỷ 14 và chính sáng kiến này đã biến Venice trở thành thương cảng giàu có nhất thế giới trong suốt hai trăm năm sau đó [1]. Cốt lõi của mô hình công ty cổ phần, TNHH, hợp danh… là sự tưởng tượng, sáng tạo ra khái niệm “pháp nhân” và gán cho tổ chức này quyền năng như thể một con người độc lập. Chính sự “độc lập” về tài sản và trách nhiệm này đã tạo ra một bức tường ngăn bảo vệ khối tài sản tiêu dùng của doanh nhân khỏi sự lây lan rủi ro từ hoạt động kinh doanh của thương nhân; mọi rủi ro kinh doanh chỉ giới hạn lại trong phạm phần vốn đã chuyển vào công ty. Công ty đóng vai trò như “hộp cát”, như “lưới an toàn” cho các thương nhân đầu tư vào các dự án mạo hiểm bên cạnh vô vàn các lợi thế khác của mô hình này mà tác giả không có dịp phân tích ở đây.

Cách đây 2 thế kỷ, người phương Đông vẫn chìm đắm mô hình “cá nhân” kinh doanh trộn lẫn với mô hình hukou kiểu Lã Bất Vi – mô hình mà rủi ro kinh doanh có thể phải bán vợ, đợ con và đi đến “khánh kiệt”. Sự chậm trễ đổi mới thể chế này góp phần biến Trung Quốc rộng lớn thời nhà Thanh lại bị khuất phục bởi sức mạnh kinh tế quân sự của những tiểu quốc (xét về phương diện dân số, diện tích) từ phương tây; Nga Sa Hoàng thua trận trước Nhật Bản vào 1903.

Continue reading

ĐƯA HỘ KINH DOANH VÀO LUẬT SẼ KÉO LÙI LUẬT DOANH NGHIỆP

TS. LÊ DUY BÌNH

Luật Doanh nghiệp được đánh giá là một trong những luật trong lĩnh vực kinh tế có chất lượng tốt nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu Đổi mới.

Tuy nhiên, ý tưởng đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi này, nếu thành hiện thực, sẽ làm sứt mẻ hình ảnh đẹp đẽ của Luật Doanh nghiệp.

Phá vỡ cấu trúc, tư tưởng và logic của Luật Doanh nghiệp

Đưa hộ kinh doanh thành một loại hình doanh nghiệp vào Luật Doanh nghiệp và vỡ cấu trúc và logic của luật, khiến bộ luật rất tiến bộ này trở thành một luật chứa đựng đầy mâu thuẫn về phương diện khoa học pháp lý và về thực tiễn.

Điều đó có thể đe dọa tới sự phát triển bền vững của khu vực hộ kinh doanh cá thể và không thể hiện được một triết lý và một phương pháp luận đầy đủ, tổng thể nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực này. Thậm chí, ngáng đường cho những cải cách của khu vực hộ kinh doanh bởi những luật và quy định khác trong thời gian tới do đặt vị thế của hộ kinh doanh vào “một sự đã rồi”.

Luật Doanh nghiệp đã quy định đầy đủ các hình thức pháp lý như pháp nhân kinh doanh với các hình thức như cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, và thậm chí rất mở với các hình thức như doanh nghiệp TNHH một thành viên.

Luật Doanh nghiệp cũng quy định các hình thức cá nhân kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân (đáng nhẽ ra phải được gọi là doanh nghiệp cá thể hoặc doanh nghiệp một chủ). Nếu đưa hộ kinh doanh vào luật, câu hỏi đặt ra là bản chất về tư cách pháp lý của hộ kinh doanh sẽ là gì. Continue reading

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP, THANH LÝ DOANH NGHIỆP, XỬ LÝ PHÁ SẢN CÁ NHÂN VÀ TỘI PHÁ SẢN

LUẬT SỐ 67-563, NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 1967

Thiên 1

PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP

Chương 1. Tình trạng ngừng thanh toán

Điều 1

Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thanh toán thì đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp.

Điều 2

Thủ tục phục hồi hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp cũng có thể được mở theo đơn yêu cầu của một chủ nợ, không cần tính đến bản chất khoản nợ của người đó là như thế nào.

Toà án cũng có thể tự thụ lý vụ việc để giải quyết sau khi đã chất vấn con nợ hoặc con nợ đã được triệu tập hợp lệ.

Điều 3

Nếu một thương nhân đang trong tình trạng ngừng thanh toán mà chết thì người được hưởng thừa kế và chủ nợ của người đó được hưởng thời hạn khởi kiện ra toà thương mại là một năm, kể từ ngày người đó chết.

Toà thương mại cũng có thể tự thụ lý vụ việc để xét xử trong cùng thời hạn như quy định ở đoạn trên, sau khi những người được hưởng thừa kế được biết đến vào thời điểm đó đã được lấy ý kiến hoặc đã được triệu tập hợp lệ.

Continue reading

LUẬT CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

LUẬT SỐ 83-675 NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 1984 

Thiên I

Phạm vi, đối tượng áp dụng

Điều 1

Luật này điều chỉnh các loại doanh nghiệp sau đây:

1. Các đơn vị phi hành chính của Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, không kể các đơn vị mà trong đó cán bộ, nhân viên chịu sự điều chỉnh của luật công; các đơn vị phi hành chính khác của Nhà nước có chức năng hoạt động dịch vụ công vừa mang tính hành chính, vừa mang tính công nghiệp và thương mại nếu có đa số nhân viên chịu sự điều chỉnh của luật tư.

2. Các công ty được quy định tại phụ lục I của luật này.

3. Doanh nghiệp hình thành từ quốc hữu hoá, công ty hình thành từ quốc hữu hoá, công ty công tư hợp doanh hay công ty cổ phần trong đó Nhà nước trực tiếp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các công ty bảo hiểm kinh doanh[1] hình thành từ quốc hữu hoá.

4. Công ty cổ phần trong đó trên 50% vốn điều lệ do một đơn vị phi hành chính nhà nước hoặc một công ty theo quy định tại điều này đang trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ được trên 6 tháng tính đến thời điểm luật này có hiệu lực, với điều kiện là công ty cổ phần đó phải sử dụng trung bình 200 lao động trong khoảng thời gian 24 tháng gần đây nhất.

5. Các công ty cổ phần khác có trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước kết hợp với các đơn vị phi hành chính của Nhà nước hoặc các công ty theo quy định tại điều này đang trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ được trên 6 tháng tính đến thời điểm luật này có hiệu lực, với điều kiện là công ty cổ phần đó phải sử dụng trung bình 200 lao động trong khoảng thời gian 24 tháng gần đây nhất.

Continue reading

BÀI HỌC NÀO CHO DOANH NHÂN QUA VỤ LY HÔN CỦA VỢ CHỒNG “VUA CÀ PHÊ” TRUNG NGUYÊN?

LS. ĐỖ ĐĂNG KHOA – Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng, TP.HCM

Những ngày này, báo chí và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vụ án ly hôn nổi tiếng vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là chủ của Tập đoàn Trung Nguyên do Tòa án Tp.Hồ Chí Minh xét xử công khai từ ngày 20/2/2019.

Điểm mấu chốt gay gắt nhất dẫn đến không thể hòa giải giữa hai vợ chồng, đó là chia cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ đòi chia 70% cổ phần; bà Thảo đòi 51% cổ phần. Cổ phần không chỉ có giá trị về mặt tài sản mà còn có giá trị đặc biệt về quyền biểu quyết, điều hành phát triển Trung Nguyên trong tương lai.

Với ông Vũ thì mục tiêu cần nắm quyền điều hành là quan trọng nhất vì Trung Nguyên là đứa con tinh thần, là sự nghiệp, là khát vọng xây dựng cà phê phải khác biệt, đặc biệt, duy nhất trên thế giới nên ông Vũ đòi chia 70% cổ phần và muốn mua lại phần 30% của bà Thảo. Còn bà Thảo dường như muốn tất cả: nhà đất, tiền trong ngân hàng, cổ phần, con cái và cả quyền điều hành Trung Nguyên. Vì vậy cuộc chiến giữa hai vợ chồng bắt đầu bùng nổ năm 2015 khi ông Vũ cùng Hội đồng quản trị bãi nhiệm bà Thảo với chức danh Phó TGĐ điều hành. Đến giờ ông Vũ, bà Thảo và các công ty của Trung Nguyên có đến hàng chục vụ tranh chấp trên khắp các mặt trận và đang chờ Tòa án xét xử.

Ông Vũ cho rằng mình xứng đáng được hưởng 70% cổ phần vì ông là người đại diện, chủ tịch HĐQT, là trụ cột điều hành, là linh hồn của cà phê Trung Nguyên và điều này là hiển nhiên – không tin “hãy hỏi tất cả những người anh em trong Tập đoàn”.

Continue reading

Sự cần thiết xây dựng chế định VỀ CÔNG TY HỢP VỐN CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN LÂM – Đại học Bách khoa Hà Nội

Công ty hợp vốn cổ phần được hiểu là một loại công ty kết hợp giữa công ty hợp vốn đơn giản và công ty cổ phần. Công ty có hai loại thành viên là: Thành viên hợp danh (thành viên nhận vốn) có cổ phần trong công ty, nhưng lại có tư cách thương nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới với các thành viên hợp danh khác đối với các nghĩa vụ trả nợ của công ty. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi giá trị cổ phần thành viên đó sở hữu. Vốn điều lệ công ty được chia thành các cổ phần bằng nhau.

1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần

1.1. Khái niệm công ty hợp vốn cổ phần

Công ty hợp vốn cổ phần được pháp luật của nhiều các quốc gia trên thế giới quy định, theo đó, loại hình công ty này là một sự kết hợp giữa các đặc điểm nổi bật của công ty hợp vốn đơn giản và công ty cổ phần.

Ở Đức, công ty hợp vốn cổ phần được hiểu là một hình thức pháp lý có chứa các yếu tố của hợp danh hữu hạn và công ty cổ phần. Trong đó, “các thành viên hợp danh có trách nhiệm và quản lý không bị giới hạn và các nhóm khác – cổ đông – trách nhiệm được giới hạn trong phần đóng góp của họ”. Cụ thể, theo Điều 278 Luật Công ty cổ phần của Đức quy định: “Công ty hợp vốn cổ phần là một loại hình công ty, trong đó ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với các chủ nợ của công ty (thành viên hợp danh) và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty (cổ đông hạn chế) trong phạm vi số cổ phần mà họ sở hữu”.

Continue reading

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở CỘNG HÒA PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

 RÉMI BOUCHEZ – Thành viên tham chính viện Cộng hoà Pháp

So với các quốc gia khác ở Châu Âu thì khu vực doanh nghiệp nhà nước của Pháp có khá nhiều điểm đặc thù, xuất phát từ chính sách can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu, tức là trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế được thực hiện một cách trực tiếp dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất là các cơ quan Nhà nước trực tiếp tiến hành quản lý các hoạt động sản xuất. Hình thứ thứ hai là Nhà nước ký kết các hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân và thông qua đó giao cho tư nhân thực hiện các dịch vụ công. Các dịch vụ như vận tải đường sắt, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đều được thực hiện dưới hình thức giao khoán cho doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp nhà nước lớn của Pháp chỉ bắt đầu xuất hiện vào những năm 1935 – 1940 trên cơ sở quốc hữu hoá, xuất phát từ những yêu cầu thực tại của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng năm 1929 và nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn này, khu vực kinh tế nhà nước thực sự đã được hình thành với một số doanh nghiệp có quy mô lớn trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất vũ khí và công nghiệp xe hơi. Làn sóng quốc hữu hoá lần thứ hai đã diễn ra vào năm 1982, xuất phát từ sự thay đổi chính sách vĩ mô. Một loạt ngân hàng cùng 5 tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước đã được hình thành vào giai đoạn này. Có thể nói những năm 1980 là thời kỳ phát triển cực thịnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước bởi vì vào thời kỳ này, đại đa số các doanh nghiệp lớn đều là của Nhà nước, và doanh nghiệp nhà nước sử dụng tới hơn 10% tổng số người lao động trong cả nước. Continue reading

VỀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

VĨNH SƠN

1. Đặt vấn đề

Quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật DN) đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; bởi vì, trong giai đoạn hội nhập và đổi mới hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, làm phát sinh nhiều nhu cầu giao dịch nhằm thực hiện các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh… mà một người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp không thể đảm nhận hết các vai trò quan trọng này.

Tuy nhiên, nếu quy định nêu trên không được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực hoạt động, trong đó có lĩnh vực khởi kiện vụ án; bởi các lẽ sau:

– Luật DN không có quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện vụ án đối với các doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, mà chỉ có quy định chung chung là :“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân… đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án…” (khoản 1 Điều 13) và “…Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” (khoản 2 Điều 13).

Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng không có quy định và hướng dẫn cụ thể về thủ tục khởi kiện vụ án đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật; mà chỉ quy định chung chung làCơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án…” (Điều 186), Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án” (khoản 3 Điều 189)…

Continue reading

NGHĨA VỤ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

THS. NGUYỄN THỊ KIM THOA – Khoa Luật kinh tế, Đại học Ngân hàng TP.HCM

1. Việc ghi nhận nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng trong pháp luật một số nước theo hệ thống dân luật và thông luật

Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng (TCHĐNH)[1] đã manh nha hình thành cách đây khoảng 4000 năm[2] và được ghi nhận lần đầu tiên trong các quy định của ngân hàng Banco Ambrosiano Milano năm 1593.[3] Ngày nay, nghĩa vụ này được quy định trong pháp luật của nhiều nước theo hệ thống dân luật như Pháp, Đức, Thụy Sĩ… và hệ thống thông luật như Anh, Mỹ Australia… nhưng bản chất của nghĩa vụ, các trường hợp ngoại lệ, hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật này lại khác nhau ở từng nước và theo thời gian.

1.1. Bản chất của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng

Bản chất của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của TCHĐNH được thể hiện qua một số nội dung dưới đây:

a. Bảo mật thông tin khách hàng – một bộ phận của quyền riêng tư Continue reading

ĐƠN KÊU CỨU CỦA BA HUÂN TỪ GÓC NHÌN ĐA CHIỀU

 NGUYỄN THÙY DƯƠNG & NGUYỄN THỊ DIỆU THẢO – Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự

Gần đây, các phương tiện truyền thông liên tiếp đưa tin về sự kiện chấm dứt hợp tác giữa Công ty Ba Huân và Quỹ đầu tư VinaCapital. Tuy nhiên, bài viết này không bàn về khía cạnh pháp lý của tranh chấp hợp đồng giữa Công ty Ba Huân và VinaCapital mà thay vào đó sẽ phân tích lý do và những hệ quả của việc gửi đơn kêu cứu trong vụ việc Công ty Ba Huân nói riêng và những trường hợp doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu nói chung. Cần lưu ý rằng các dữ kiện được tiết lộ qua thông tin báo chí về tranh chấp giữa Công ty Ba Huân và VinaCapital hiện nay chưa đủ để khẳng định ai đúng ai sai trong vụ việc này.

Căn nguyên của việc gửi đơn kêu cứu

Việc Công ty Ba Huân gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ khiến các tác giả nhớ tới một thuật ngữ vui là “đơn hươu cao cổ”. Thuật ngữ này được sử dụng bởi một số cán bộ trong cơ quan Nhà nước để chỉ những đơn kêu cứu với danh sách kính gửi đôi khi dài đến cả một trang giấy, kính gửi từ Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ trưởng, từ Quốc hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xét về khía cạnh pháp lý, “đơn kêu cứu” của doanh nghiệp không thuộc bất kỳ một biện pháp giải quyết tranh chấp hay vướng mắc chính thống nào. Nếu là tranh chấp thương mại như vụ việc của Công ty Ba Huân thì thông thường con đường giải quyết tranh chấp sẽ là thương lượng. Nếu thương lượng không thành công thì các bên sẽ lựa chọn trọng tài hoặc khởi kiện ra toà (tuỳ thoả thuận) và khi đó sẽ có “đơn khởi kiện”. Nếu là vướng mắc giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước thì khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành chính, tương ứng sẽ có “đơn khiếu nại”, “đơn tố cáo” hay “đơn khởi kiện”. Lưu ý rằng những dạng thức đơn này đều được quy định trong hệ thống pháp luật với các quy định cụ thể từ nội dung đơn, chủ thể tiếp nhận đơn đến quy trình thụ lý và giải quyết… Trái ngược với các hình thức đơn chính thống, “đơn kêu cứu” không được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nhưng lại đang xuất hiện từng ngày, từng giờ và trong mọi lĩnh vực. Điều này là do đâu?.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d