admin@phapluatdansu.edu.vn

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN

images THS. LS. PHAN MẠNH THĂNG – Công ty Luật Long Phan PMT, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là mô hình còn nhiều mới mẻ, gắn với những đặc trưng riêng mang lại nhiều giá trị lớn lao cho cộng đồng. Với mục tiêu hàng đầu hướng đến lợi ích xã hội, trách nhiệm từ thiện của loại hình doanh nghiệp này là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những sự thay đổi và biến chuyển của xã hội, nền kinh tế thị trường, khung pháp lý dành cho DNXH ngày càng hoàn thiện và từng bước vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý về DNXH, bên cạnh đó là trách nhiệm từ thiện đối với loại hình doanh nghiệp này.

Continue reading

SÁCH TRẮNG Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

1546831768Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .1 Continue reading

XÁC ĐỊNH VIỆC GÓP VỐN và giấy chứng nhận phần vốn góp

LG. TRẦN MỘNG BÌNH

Góp vốn vào công ty là một hoạt động bình thường, theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vụ tranh chấp về việc góp vốn của các thành viên công ty, việc xác định có hay không có việc góp vốn của các thành viên là một vấn đề còn nhiều quan điểm giải quyết khác nhau.

1. Khái quát về việc góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Continue reading

BÁO CÁO Nghiên cứu giải pháp cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Screenshot (17) VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ban Pháp chế)

Nhận diện chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

Chi phí gia nhập thị trường: Chi phí gia nhập thị trường đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2020, thông thường doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày để đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ, giảm từ con số 8 ngày của năm 2015. Thời gian thay đổi đăng ký doanh nghiệp năm 2020 chỉ là 4 ngày, với xu hướng giảm tương tự số ngày đăng ký doanh nghiệp. Nếu so với năm 2006, năm đầu tiên VCCI tiến hành điều tra PCI trên phạm vi toàn quốc, thì thời gian đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp còn giảm rất ấn tượng hơn (lần lượt ở mức 20 và 10 ngày). Chất lượng giải quyết thủ tục đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp cũng có bước tiến qua đánh giá của doanh nghiệp. Một loạt các chỉ tiêu như thủ tục tại bộ phận một cửa được niêm yết công khai, cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng đầy đủ, cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu chuyên môn, cán bộ nhiệt tình, thân thiện và ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa là tốt đã có xu hướng cải thiện từ năm 2015 đến 2019.

Continue reading

Kỷ yếu Tọa đàm “LUẬT THƯƠNG MẠI SỬA ĐỔI”

Commercial-law-services1-533x800GS. Michel GERMAIN, Đại học Paris II – Cộng hòa Pháp:

Trước tiên, tôi cũng sẽ trình bày một vài nhật xét chung về dự thảo Luật Thương mại này. Theo tôi, đây là một dự thảo rất giàu về nội dung và rất bổ ích. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết và đây là các vấn đề luôn tồn tại trong những hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa Luật Thương mại và luật dân sự. Continue reading

QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG HỒNG & LƯU MINH SANG – Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trở thành một trong những khía cạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của các SME.

SME trong bản đồ kinh tế

Continue reading

TÀI XẾ VÀ GRAB: Mối quan hệ chưa thể gọi tên

ĐẶNG THỊ HẢI HÀ – Sáng lập và cố vấn chiến lược của Respect Vietnam

Những ngày qua, các phương tiện truyền thông nóng lên với sự kiện hàng trăm tài xế Grab đã tắt ứng dụng, tập trung diễu hành phản đối tại một số thành phố lớn sau khi Grab lấy cớ vì bị tăng thuế VAT nên đã tăng tỉ lệ chiết khấu đối với tài xế từ khoảng 28% lên trên 32%. Giữa Grab và tài xế luôn là một mối quan hệ yêu ghét bất phân mà pháp luật hiện nay chưa thể điều chỉnh được.

Continue reading

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

ĐÀO KIM ANH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

Đặt vấn đề

Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện nhất định (Điều 284). Một điểm nổi bật trong quan hệ nhượng quyền là tồn tại tình trạng bất đối xứng thông tin giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng. Continue reading

NHÂN ĐỌC BÀI: “TRƯỜNG VIỆT – ÚC GỬI THÔNG BÁO TỪ CHỐI 40 HỌC SINH”

LS. VÕ ĐỨC DUY – Trưởng điều hành chi nhánh Việt Nam, Công ty Luật Santa Lawyers (Hoa Kỳ)

Vấn đề Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ, dư luận có 2 luồng ý kiến, có bên cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, có bên cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra …

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :

Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws ( hệ thống thông luật ), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses ( những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông.

Thứ nhất: Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang ( như Mỹ, ÚC, Canada , etc…) có qui định “ We reserve the right to refuse services to anyone” ( hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ ( bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, Khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ Khách hàng ( dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng)1.

Continue reading

XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN “PHÁT SINH GIỮA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH VỚI NHAU” TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

TS. ĐẶNG THANH HOA & THS. NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN – Đại học Luật  TP.HCM

Điều kiện “phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có ĐKKD với nhau” quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS năm 2015 là điều kiện quan trọng để xác định và phân biệt tranh chấp về kinh doanh, thương mại với tranh chấp về dân sự; tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết, có một số vấn đề đặt ra cần phải được làm rõ, bao gồm: (i) Có ĐKKD là gì? (ii) các bên trong tranh chấp có buộc phải ĐKKD không? Và (iii) một số hệ quả liên quan đến quy định về điều kiện có ĐKKD?.

Chúng ta cùng xem xét 03 vụ án cụ thể:

Vụ án 1: Ông Đ và bà H có thỏa thuận mua bán rừng trồng với nhóm hộ ông X, ông B và ông C. Hai bên đã giao nhận số tiền tổng cộng là 300.000.000 đồng. Ngày 23-12-2013, ông Đ khởi kiện các bị đơn gồm: ông X, ông B, ông C về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán cây rừng trồng nhằm mục đích khai thác, yêu cầu các bị đơn phải trả lại cho ông 300.000.000 đồng tiền mua rừng nêu trên.

Ngày 17-4-2014, Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm. Tiếp đến ngày 04-9-2014, Tòa án cấp phúc thẩm đã ban hành bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm.

Continue reading

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Khi bên bán và bên mua đã đạt được thỏa thuận về giao dịch đối với một tài sản, họ vẫn cần phải thực hiện nhiều thủ tục nữa trước khi quyền sở hữu đối với tài sản đó chính thức được chuyển giao cho bên mua và được ghi nhận trên thực tế.

Sau đây là một vài thủ tục trong quá trình đó, được xem xét chủ yếu dưới góc độ thực tiễn:

– Ký kết “hợp đồng sơ bộ” (I)

– Lập hồ sơ mua bán (II)

– Ký kết hợp đồng mua bán và hoàn tất các thủ tục (III)

– Thanh toán các chi phí của giao dịch (IV)

I. Ký kết hợp đồng sơ bộ

Trước khi đề nghị công chứng viên hợp pháp hóa giao dịch mua bán, các bên thường thỏa thuận ký kết hợp đồng sơ bộ.

Continue reading

KHOẢN NỢ DOANH NGHIỆP VÀ VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐÒI NỢ PHÙ HỢP, HIỆU QUẢ

 THS. LS. NGUYỄN TIẾN MẠNH – Giám đốc Công ty luật Hồng Long, đoàn Luật sư Tp.HCM

Trong quá trình hoạt động, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp đa phần phải đối diện với các khoản nợ chậm thanh toán của đối tác. Nếu giải quyết không ổn thỏa, sẽ phát sinh tình trạng doanh nghiệp nợ dây dưa, hoặc thực sự mất khả năng thanh toán. Để giải quyết hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là các bên thiện chí thương lượng giải quyết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp không giải quyết được thì chủ nợ có quyền áp dụng biện pháp pháp lý cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tùy theo điều kiện và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ có thể nộp đơn khởi kiện đòi nợ (vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại) theo thủ tục tố tụng dân sự, hoặc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng biện pháp nào để đòi nợ một cách hợp pháp và hiệu quả là một vấn đề mà chủ nợ cần phải cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp.

Sau đây, chúng tôi xin phân tích một số nội dung về những thuận lợi và hạn chế của từng biện pháp pháp lý để quý doanh nghiệp tham khảo.

1. Về điều kiện áp dụng của từng biện pháp

Continue reading

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

A. BỘ LUẬT THƯƠNG MẠI (Trích)

Điu L122-1

Nghiêm cấm người nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Cộng hoà Pháp các hoạt động thương mại, công nghiệp hoặc thủ công mỹ nghệ khi không có thẻ ghi nhận "thương nhân" do người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh nơi người đó dự định thực hiện các hoạt động kinh doanh cấp.

Điu L122-2

Mọi hành vi vi phạm Điều L.122-1 và các quy định của Nghị định hướng dẫn thi hành theo Điều L122-4 bị phạt tù 6 tháng và kèm theo khoản phạt tiền 3750 ơ-rô (25 000 franc). Trong trường hợp tái phạm, hình phạt tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, toà án có thể ra quyết định đóng cửa cơ sở đó.

Điu L122-3

1. Các quy định tại Điều L.122-1 và Điều L.122-2 không áp dụng đối với những người mang quốc tịch của một trong các quốc gia thành viên Cộng đồng Châu Âu hoặc mang quốc tịch của một quốc gia tham gia Hiệp định về không gian kinh tế Châu Âu, khi người đó tiến hành các hoạt động vì lợi ích của chính mình hoặc vì lợi ích của một đối tượng khác cũng có quốc tịch của các quốc gia nêu trên hoặc vì lợi ích của một công ty được thành lập theo pháp luật của một quốc gia là thành viên của các tổ chức nêu trên và công ty đó có trụ sở điều lệ, trụ sở hành chính hoặc cơ sở chính tại một trong các quốc gia đó.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn