admin@phapluatdansu.edu.vn

FRENCH CIVIL CODE – THE CODE NAPOLEON 1804

PRELIMINARY TITLE.

OF THE PUBLICATION, EFFECT, AND APPLICATION OF THE LAWS IN GENERAL.

Degreed 5th of March, 1803. Promulgated 15th of the same Month.

Artice 1.

The laws are executory throughout the whole French territory, by virtue of the promulgation thereof made by the first consul. Continue reading

BẢO ĐẢM TÍNH AN TOÀN CHO HỢP ĐỒNG, CHO BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHO GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995 CỦA VIỆT NAM

 MICHEL CORDIER – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao, Cộng hòa Pháp

1. S an toàn trong hp đồng

Cũng giống như Bộ luật Dân sự Pháp[1], Bộ luật Dân sự Việt Nam (1995) có định nghĩa về hợp đồng dân sự[2], nhưng lại không quy định về các loại chứng cứ chứng minh nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong khi đó, để chứng minh cho các bên có liên quan và cho tòa án về sự tồn tại, về nội dung và phạm vi của một cam kết, thì nhất thiết phải có một cơ sở pháp lý. Bộ luật Dân sự Pháp[3] quy định các loại chứng cứ, bao gồm: “chng c viết, nhân chng, suy đoán, li thú nhn ca đương s và li th”. Và cũng như các nước theo “lut thành văn[4], Bộ luật Dân sự Pháp cũng xác định trật tự các loại chứng cứ, theo đó chứng cứ viết là có giá trị cao nhất, và công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư do các bên ký. Công chứng thư do một “nhân viên công quyn” (công chứng viên là người được uỷ quyền thực hiện quyền lực nhà nước) lập, nên bảo đảm hoàn toàn giá trị của hợp đồng được chứng nhận[5].

Nhất thiết Bộ luật Dân sự phải khẳng định những nguyên tắc nêu trên, vì Bộ luật Dân sự là nền tảng của hệ thống luật dân sự của mỗi quốc gia. Những nguyên tắc này có thể được đưa vào Phần III của Bộ luật Dân sự Việt Nam, phần về “Nghĩa v dân s và hp đồng dân s”.

Continue reading

BỘ LUẬT TRƯNG MUA VÌ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG CỦA CỘNG HÒA PHÁP

PHN I Các quy định lp pháp

Thiên 1 Các quy định chung

Chương 1 – Tuyên bố lợi ích công cộng, quyết định chuyển nhượng

Điu L.11-1

Chỉ có thể trưng mua một phần hoặc toàn bộ bất động sản hoặc các quyền đối vật trên bất động sản nếu trước đó cơ quan có thẩm quyền đã tuyên bố lợi ích công cộng trên cơ sở kết quả điều tra công khai được tiến hành trước đó, đã tiến hành xác định theo thể thức tranh tụng các bất động sản sẽ trưng mua và chủ sở hữu của các bất động sản đó, những người có quyền đối vật trên bất động sản và những người khác có quyền lợi liên quan.

Việc điều tra trước khi tuyên bố lợi ích công cộng do một ủy viên hoặc một uỷ ban điều tra thực hiện. Phương thức bổ nhiệm và quyền hạn của uỷ viên điều tra hoặc các thành viên của uỷ ban điều tra được quy định tại Chương III, Thiên II Quyển I của Bộ luật về môi trường.

Điều tra viên hoặc ban điều tra phải có kết luận điều tra trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày mở thủ tục điều tra.

Điu L.11-1-1

Trong trường hợp cần trưng mua bất động sản hoặc quyền đối vật trên bất động sản để phục vụ một dự án quy hoạch hoặc dự án xây dựng công trình công cộng theo quy định tại Điều L.123-1 của Bộ luật môi trường, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản kết luận điều tra quy định tại Điều L.11.1 của Bộ luật này để tiến hành công bố dự án theo quy định tại Điều L.126-1 của Bộ luật môi trường như sau:

Continue reading

VĂN BẢN CÔNG CHỨNG Ở CỘNG HÒA PHÁP

 JEAN PAUL DECORPS – Chủ tịch danh dự Hội đồng Công chứng tối cao Pháp

Văn bản công chứng là một công cụ đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng, nói rộng hơn là một công cụ góp phần phục vụ Nhà nước pháp quyền hiện đại.

Để định nghĩa văn bản công chứng, tôi xin nêu hai tiêu chí cơ bản, đó là tính hiệu quả và an toàn của văn bản công chứng.

Hiệu quả của văn bản công chứng xuất phát từ những đặc trưng và phạm vi áp dụng của loại văn bản này.

Những đặc trưng chính của văn bản công chứng

Có những đặc trưng gắn liền với điều kiện ký văn bản công chứng, có những đặc trưng khác gắn với hệ quả của việc ký văn bản công chứng.

Có 3 điều kiện để ký văn bản công chứng

Thứ nhất, các bên đương sự phải có mặt trước công chứng viên. Điều đó cho phép kiểm tra được căn cước của các bên ký kết, năng lực pháp lý, thẩm quyền của các bên.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG THỦ TỤC THỪA KẾ

I. Những lý do chính của sự can thiệp của công chứng viên vào thủ tục thừa kế

1. Trước hết, việc thừa kế là cả một thủ tục phức tạp

Không phải cứ tuyên bố là người thân ruột thịt của người đã chết là có thể được công nhận quyền thừa kế. Người thừa kế phải chứng minh được tư cách là người thừa kế và phải yêu cầu công chứng viên lập một giấy chứng nhận theo lời khai của hai nhân chứng hoặc một biên bản kê khai. Chỉ khi nào khối tài sản thừa kế không lớn lắm, chẳng hạn như chỉ bao gồm bất động sản của người để lại di sản và tiền gửi ngân hàng thì mới có thể không cần đến văn bản công chứng. Trong trường hợp này, và với điều kiện là tình huống pháp lý thật đơn giản (chẳng hạn như khi không có chúc thư) thì có thể chỉ cần một giấy chứng nhận theo lời khai của nhân chứng hoặc một giấy chứng nhận quyền thừa kế do thị trưởng hoặc lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp lập.

Ngược lại, nếu có một di chúc viết tay do người lập di chúc viết hoặc đọc cho người khác viết và di chúc này được trình cho công chứng viên để niêm phong và xác nhận trước sự chứng kiến của hai nhân chứng thì sau khi người lập di chúc chết, di chúc đó phải được trao lại cho công chứng viên. Khi đó, công chứng viên sẽ mở di chúc, lập biên bản về việc mở di chúc trong đó có ghi rõ hoàn cảnh nhận và mở di chúc. Tiếp đó, công chứng viên có nhiệm vụ lưu giữ di chúc và biên bản mở di chúc vào số các văn bản gốc của mình. Trong tháng diễn ra việc lập biên bản mở di chúc, công chứng viên có nghĩa vụ chuyển đến cho lục sự của tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng tại nơi mở thủ tục thừa kế bản sao (thường là bản photocopie) của biên bản nói trên và của di chúc.

Continue reading

KỸ NĂNG CHUẨN BỊ HỒ SƠ BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

clip_image002Sau khi ký hợp đồng sơ bộ, công chứng viên phải chuẩn bị hồ sơ bán bất động sản.

Công chứng viên phải tiến hành xác minh những vấn đề cơ bản sau đây trước khi hợp thức hoá một hợp đồng mua bán bất động sản theo thoả thuận.

Các vấn đề cần xác minh được trình bày theo nhóm như sau:

– Năng lực và quyền hạn của các bên (I)

– Bất động sản là đối tượng của hợp đồng (II)

– Giá trị hợp đồng (III)

– Thuế (IV).

I. Năng lực của các bên

Công chứng viên phải xác minh năng lực của các bên.

Các quy định của Bộ luật Dân sự về năng lực của các bên trong hợp đồng được áp dụng đối với trường hợp mua bán bất động sản.

Continue reading

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN GÂY RA TỪ GÓC NHÌN PHÁP LUẬT SO SÁNH

TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM – Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

1.1. Khái niệm năng lực chịu trách nhiệm

Trong pháp luật dân sự, về nguyên tắc, một chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) đối với những tổn thất do mình gây ra cho người bị hại. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi xâm hại không có khả năng nhận thức nhất định về hành vi do mình thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm BTTH. Khả năng nhận thức về hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được khoa học pháp lý luật dân sự gọi là: “Năng lực chịu trách nhiệm BTTH”. Như vậy, “năng lực chịu trách nhiệm” như một điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và thông thường, nghĩa vụ lập chứng sẽ thuộc về bị đơn. Điều này có nghĩa rằng, khi bị đơn chứng minh mình không có năng lực chịu trách nhiệm thì không thể cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với bị đơn, cho dù tồn tại đầy đủ điều kiện cấu thành trách nhiệm BTTH như hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

1.2. Mối quan hệ giữa năng lực chịu trách nhiệm và chủ thể BTTH là người chưa thành niên trong pháp luật Nhật Bản và pháp luật Đức

Điều 712 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: Người chưa thành niên trong trường hợp gây thiệt hại cho người khác, không phải chịu trách nhiệm bồi thường về hành vi đó khi không được trang bị đầy đủ năng lực trí tuệ để lý giải được trách nhiệm hành vi của bản thân. Điều đó có nghĩa rằng, khi người chưa thành niên có năng lực trí tuệ lý giải được trách nhiệm phát sinh từ hành vi do mình thực hiện thì người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Dưới góc độ khoa học pháp lý, cũng như luật thực định thì đối với trường hợp này không cấu thành trách nhiệm BTTH thay thế của cha mẹ/người giám hộ.

Continue reading

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LỖI CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP GÂY RA

 CHANTAL ARENS – Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng EVREUX, Toà Phúc thẩm ROUEN

I. Các vấn đề đặt ra trong việc bồi thường các thiệt hại do lỗi của cơ quan tư pháp gây ra

Do tính chất đặc thù của hoạt động xét xử, trách nhiệm bồi thường của những người tiến hành công tác xét xử cũng như của bản thân Nhà nước cũng phải được thực hiện theo một cơ chế đặc biệt, vì hoạt động tư pháp về cơ bản vốn thuộc đặc quyền của Nhà nước.

Từ khoảng 30 năm trở lại đây, trong một số điều kiện nhất định, Nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi những sai sót trong vận hành của các cơ quan tư pháp. Trong lĩnh vực hình sự, cơ quan lập pháp cũng đã có những giải pháp cụ thể và quyền đòi bồi thường được xây dựng theo nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại không căn cứ vào yếu tố lỗi hay theo bản chất khách quan.

Pháp luật Pháp hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 3 của Nghị định thư số 7 của Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản, trong đó quy định về quyền đòi bồi thường thiệt hại do sai sót của cơ quan tư pháp gây ra.

1. Hoạt động của các cơ quan tư pháp và trách nhiệm của Nhà nước

Continue reading

KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ MUA HÀNG AN TOÀN QUA MẠNG ĐIỆN TỬ

 Hiện nay, thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến bên cạnh các phương thức mua bán truyền thống. Tuy nhiên, phương thức này cũng ẩn chứa một số rủi ro cho người tiêu dùng. Pháp luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có các văn bản quan trọng như sau:

B lut Dân s

B lut Tiêu dùng

B lut Tin t và tài chính

B lut Bưu đin và truyn thông đin t

Lut s 2004-575 ngày 21 tháng 06 năm 2004 liên quan đến nim tin trong thương mi đin t

Lut ngày 06 tháng 01 năm 1978 v thông tin và các quyn t do

Ngh định ngày 31 tháng 12 năm 2008 v thông báo gim giá đi vi ngưi tiêu dùng.

Sau đây là một số kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn của Cộng hòa Pháp về mua hàng an toàn qua trang thương mại điện tử.

Continue reading

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA HIỆP HỘI HENRI CAPITANT VỀ SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN CỦA CỘNG HÒA PHÁP

clip_image002VỀ KHỐI TÀI SẢN VÀ CÁC TÀI SẢN CẤU THÀNH

FRÉDÉRIC POLLAND-DULIAN

Lời mở đầu

Quyển II của Bộ luật Dân sự hiện hành được mở đầu một cách khá đột ngột bằng việc phân biệt các loại tài sản, động sản hoặc bất động sản, mà không có trước những định nghĩa chung, những quy định mở đầu hoặc giới thiệu, chằng hạn như những quy định có thể được tìm thấy tại các Điều từ 1101 đến 1104 về lĩnh vực hợp đồng hoặc tại phần mở đầu của Quyển III (“Những phương thức xác lập quyền sở hữu: những quy định chung”) hoặc trong các chỉ thị và nghị định của Liên minh châu Âu. Người ta có thể phê phán cách trình bày này bởi nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các bất động sản, trong khi trong phần trình bày các căn cứ, lí do của Bộ luật ngày 25 tháng 01 năm 1804, Thẩm phán Treilhard đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các động sản so với các bất động sản. Ủy ban sửa đổi đã muốn bỏ cách trình bày này bằng cách đặt ra một số định nghĩa trước khi phân biệt các loại tài sản ở Thiên II (Điều 526 và các điều tiếp theo). Ủy ban muốn đưa vào Quyển II này ba điều khoản mở đầu có tính chất quy định chung và Thiên I với một số định nghĩa và nguyên tắc chung chủ yếu chưa được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự. Thiên đầu tiên này được đặt tên là “Những quy định về khối tài sản và các tài sản cấu thành”. Hai thuật ngữ khối tài sản tài sản, mặc dù được sử dụng thường xuyên trong các văn bản quy phạm pháp luật, án lệ và học thuyết, nhưng không được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Phương pháp tiếp cận đồng tâm có thể là phương pháp tốt nhất để tiếp cận với khái niệm khối tài sản, ít nhất là từ quan điểm chuyên môn, xuất phát từ tập hợp các định nghĩa, các nội dung rộng để dẫn đến chế độ áp dụng, sau khi đã định nghĩa về các loại tài sản và các khái niệm có liên quan. Các định nghĩa do Ủy ban sửa đổi đưa ra không mang nhiều thay đổi tiến bộ, và cần nhấn mạnh rằng Ủy ban cũng xem xét nhiều định nghĩa khác: ít nhất là 9 định nghĩa khác nhau về khối tài sản, 14 định nghĩa về tài sản, 6 định nghĩa về quyền đối vật và tương tự, 6 định nghĩa về quyền đối nhân. Như Portalis đã viết “Người ta có thể dùng liềm trong một cánh đồng bỏ hoang; nhưng trên một mảnh đất trồng trọt, chỉ cần nhổ bỏ những cây ký sinh gây hại cho các sản phẩm nông nghiệp (…) những lí thuyết mới chỉ là các hệ thống của một số cá nhân; những học thuyết cổ điển là tinh thần của nhiều thế kỷ”[2].

Continue reading

QUY ĐỊNH CỦA CỘNG HÒA PHÁP VỀ CHO VÀ SỬ DỤNG BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ SẢN PHẨM TỪ CƠ THỂ NGƯỜI

clip_image002QUYN 2 – B LUT Y T CNG ĐNG CỘNG HÒA PHÁP (Trích)

THIÊN 1. Nhng nguyên tc cơ bn

Điều 1211-1

Hoạt động chuyển giao, sử dụng bộ phận và sản phẩm từ cơ thể người thực hiện theo quy định của Chương II, Thiên I, Quyển I, Bộ luật Dân sự và quy định tại Quyển này.

Trong số các sản phẩm này, sinh phẩm có tác dụng điều trị bao gồm bộ phận cơ thể người, mô, tế bào đã qua xử lý nhằm mục đích chữa bệnh. Để đảm bảo an toàn y tế, việc sử dụng loại sản phẩm này phải tuân theo đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật nhằm đánh giá được mức độ rủi ro và hậu quả của chúng, đồng thời xác định được các nguy cơ tiềm ẩn.

Liệu pháp tế bào là liệu pháp sử dụng sinh phẩm có tác dụng điều trị có nguồn gốc từ tế bào sống của người hay động vật.

Điều 1211-2

Không được phép tiến hành lấy bộ phận cơ thể người hay sản phẩm từ cơ thể người nếu không có sự đồng ý trước của người cho. Người cho có quyền rút lại quyết định cho vào bất cứ lúc nào.

Continue reading

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI CỘNG HÒA PHÁP

 NATHALIE CHAUVETCơ quan Lý lịch Tư pháp Quốc gia Cộng hòa Pháp

1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

1.1 Lịch sử hình thành

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan cấp trung ương trực thuộc Vụ Hình sự và Ân xá của Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp. Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp có 2 vụ lớn là Vụ Dân sự và Ấn tín (Luật tư) và Vụ Hình sự và Ân xá (Luật hình sự). Ngoài ra, còn có Vụ Quản lý tòa án chịu trách nhiệm quản lý các cơ quan xét xử, thẩm phán và công chức nhà nước làm việc trong các cơ quan đó, Vụ Hành chính chịu trách nhiệm quản lý các trại giam và Vụ Bảo trợ tư pháp thanh thiếu niên chịu trách nhiệm quản lý các trường hợp phạm tội là trẻ em.

Ở Pháp, trước đây lý lịch tư pháp do các tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi sinh của đương sự quản lý. Sau đó Bộ Tư Pháp đã thành lập Trung tâm Lý lịch tư pháp trung ương, trực thuộc Vụ Hình sự và Ân xá. Đến năm 1966, Trung tâm này được chuyển về thành phố Nantes. Luật số 80-2 ngày 4/1/1980 (được pháp điển hóa thành các Điều từ 768 đến 781 và R.62 đến R.90 của Bộ luật Tố tụng hình sự) đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc tin học hóa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và thành lập một trung tâm dữ liệu điện tử thống nhất về lý lịch tư pháp vẫn đặt tại Nantes thay thế cho Trung tâm Lý lịch tư pháp trung ương. Trung tâm này có tên gọi là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Trung tâm) bắt đầu hoạt động từ năm 1982.

Continue reading

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ CÁC GỢI Ý CHO VIỆT NAM

TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Singapore

1.1 Các văn bản pháp luật của Singapore về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngày 15/10/2012, Nghị viện Singapore thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN)[1]. Luật công nhận quyền của các cá nhân trong việc bảo vệ các DLCN của chính họ, đồng thời thừa nhận sự cần thiết của việc các tổ chức tiến hành thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân vì những mục đích phù hợp với những hoàn cảnh nhất định. Bên cạnh Luật Bảo vệ DLCN, một số văn bản pháp luật chuyên ngành của Singapore cũng quy định về vấn đề này như: Luật An ninh mạng và máy tính; Luật Bí mật công vụ, Luật Thống kê; Luật Giao dịch điện tử, Luật Ngân hàng, Luật Viễn thông[2]. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích quy định của Luật Bảo vệ DLCN năm 2012.

1.2 Nội dung cơ bản của Luật bảo vệ DLCN năm 2012

a. Định nghĩa DLCN

Theo quy định của Điều 2.1 Luật Bảo vệ DLCN, DLCN là các dữ liệu, dù đúng hay sai, về một cá nhân mà có thể xác định được danh tính của họ từ các dữ liệu đó; hoặc từ các dữ liệu đó và các thông tin khác mà các tổ chức có hoặc có thể có quyền truy cập. Một số loại thông tin được loại trừ khỏi định nghĩa DLCN: thông tin liên hệ kinh doanh; thông tin về một cá nhân được lưu lại trong các bản ghi đã tồn tại ít nhất 100 năm; thông tin cá nhân về một người đã mất hơn 10 năm; thông tin cá nhân đã được công khai.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d