admin@phapluatdansu.edu.vn

QUẢN LÝ RỦI RO PHÁP LÝ khi nhận bảo đảm bằng tiền gửi và số dư tài khoản thanh toán

TS. BÙI ĐỨC GIANG

Bảo đảm bằng tiền gửi là một biện pháp bảo đảm khá phổ biến trong nghiệp vụ cấp tín dụng, nhất là, trong trường hợp cấp tín dụng cho cá nhân. Tính ưu việt của biện pháp bảo đảm này nằm ở chỗ, về nguyên tắc, nó có thể được xử lý một cách khá dễ dàng. Bên gửi tiền có thể sử dụng tiền gửi để bảo đảm cho nghĩa vụ của một bên khác hoặc khách hàng yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD) cấp bảo lãnh có thể sử dụng tiền gửi làm tài sản bảo đảm. Continue reading

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

 LÊ THỊ HƯƠNG GIANG – BSH

PHẠM THỊ THÚY HẰNG – PTI

Trong Hợp đồng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng thường có điều khoản loại trừ bảo hiểm. Bài viết dưới đây xin được nêu lên một số ý kiến về thực tiễn áp dụng, một số bất cập trong quy định pháp luật và các tranh chấp thường xảy ra liên quan đến điều khoản loại trừ bảo hiểm. Đồng thời cũng xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong bảo hiểm phi nhân thọ. Continue reading

TRANH CHẤP BẢO HIỂM NHÂN THỌ: Gian dối trục lợi bảo hiểm, “tiền mất, tật mang”

TÂM LỤA – Báo Tuổi trẻ

Tháng 5/2020, vụ một bí thư xã ở huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông giết người đốt xác rồi mượn xác ngụy tạo cái chết giả để vợ con được hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ đã gây chấn động dư luận.

Thời gian qua, có hàng loạt vụ việc gian dối khi mua bảo hiểm nhân thọ để trục lợi như cố tình che giấu bệnh tật, không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các thông tin sức khỏe… Nghiêm trọng hơn là những trường hợp chết do bệnh nhưng ngụy tạo hiện trường tai nạn, cố ý gây thương tích để được bồi thường. Continue reading

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁP

 FABRICE BAUMGARTNER – Văn phòng Cleary Gottlieb, Paris, Cộng hòa Pháp

1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Pháp

Cho tới năm 1980, Thị trường chứng khoán Paris được quản lý bởi Hiệp hội môi giới chứng khoán là một thiết chế nắm độc quyền về niêm yết chứng khoán. Ngay từ đầu những năm 1980 và sau khi có sự phục hồi cạnh tranh giữa các thị trường giao dịch chứng khoán quốc tế, đặt ra vấn đề hiện đại hóa Thị trường chứng khoán Paris mà cho tới thời điểm đó vẫn hoạt động theo phương thức khớp lệnh bằng lời. Việc quản lý thị trường chứng khoán được giao cho Công ty chứng khoán Pháp (SBF). Sau này Công ty chứng khoán Pháp có tên là ParisBourse S.A. Hệ thống CAC (Khớp lệnh tập trung) được từng bước đưa vào sử dụng vào những năm 1986-1989 đã cho phép áp dụng phương thức khớp lệnh tập trung và giúp thị trường chứng khoán Paris có thể tồn tại trước sự de dọa của Thị trường chứng khoán Luân Đôn. Kể từ năm 1989, việc khớp lệnh đã được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Tiếp theo đợt tin học hóa này, nhiều cải cách liên quan tới các thiết chế đã được tiến hành như việc thay đổi địa vị của các nhân viên môi giới chứng khoán với việc thay thế họ bằng các công ty chứng khoán.

Continue reading

MỘT SỐ THUẬT NGỮ BẢO HIỂM HÀNG HẢI QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2015 CẦN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN HIỂU THỐNG NHẤT

  LS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG – Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu

I. Một số khái niệm bảo hiểm hàng hải cần hướng dẫn hiểu thống nhất

1. Đoan kết “tàu đủ khả năng đi biển” (seaworthiness)

Tàu đủ khả năng đi biển là một đoan kết mặc nhiên của chủ tàu khi tham gia bảo hiểm. Điều 325.1a của Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về tổn thất phát sinh khi tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển. Vậy tiêu chí nào xác định tàu đủ khả năng đi biển?.

Tham khảo Luật Bảo hiểm hàng hải Anh quốc 1906: Điều 39.4 quy định “Tàu được coi là đủ khả năng đi biển khi nó thích ứng hợp lý về mọi phương diện để chịu đựng những hiểm hỏa biển cả thông thường của phiêu trình được bảo hiểm” (A ship is deemed to be seaworthy when she is reasonably fit in all respects to encounter the ordinary perils of the seas of the adventure insured).

Tính chất “thông thường” (ordinary) của hiểm họa biển cả không được ấn định một cách cụ thể cho mọi trường hợp. Tùy thuộc vào vùng biển để xác định hiểm họa nào là thông thường. Chẳng hạn, những vùng biển thường có bão tố, lốc xoáy, thời tiết xấu,… thì tàu nào đi vào vùng biển đó phải có thiết kế phù hợp để chịu đựng được các điều kiện thiên nhiên này. Như vậy, bão tố, lốc xoáy, thời tiết xấu cũng có thể là hiểm họa biển cả thông thường trong một số vùng biển nào đó. Hệ thống Common Law đo lường mức độ thích ứng hợp lý của tàu dựa trên việc liệu một chủ tàu cẩn trọng có đưa tàu ra biển với tình trạng tàu như thế hay không? Các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu:

Continue reading

TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN – CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM VÀ KHUYẾN NGHỊ

 VŨ MAI CHI & TRẦN ANH QUÝ

Trong những năm qua, nợ xấu không chỉ là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của cả hệ thống ngân hàng – tài chính toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng sang các nước lân cận và trên thế giới.

1. Tổng quan về nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam qua các giai đoạn

Trong những năm qua, nợ xấu không chỉ là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của cả hệ thống ngân hàng – tài chính toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng sang các nước lân cận và trên thế giới. Thuật ngữ “nợ xấu” đã trở thành chủ đề được đề cập đến tại nhiều nghiên ở các nước phát triển và các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến việc đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn rủi ro do nợ xấu mang lại, cũng như biện pháp hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng – tài chính thông qua đề xuất… “Nợ xấu được hiểu là khoản nợ mà quá thời hạn thanh toán một số ngày nhất định mà người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng cho vay”, đây là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Nợ xấu vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, và tính hoàn trả đầy đủ, sau nữa, nó gây nên sự mất lòng tin của người cấp tín dụng đối với khách hàng nhận tín dụng. Việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là vấn đề mà tất cả các NHTM trên thế giới phải đối mặt, nếu tỷ nợ xấu quá cao, hoạt động ngân hàng sẽ bị tê liệt vì các ngân hàng không có vốn để thanh toán cho người gửi tiền khi đến hạn. Ở mức độ trầm trọng, sẽ dẫn tới sự phá sản ngân hàng. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu là một công tác hết sức quan trọng tại các NHTM.

Continue reading

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THS. NGUYỄN VĂN TIẾN – Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Mt s hn chế, vướng mc thường gp trong gii quyết tranh chp liên quan hp đồng tín dng

Qua thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng tín dụng, các Tòa án thường gặp một một số hạn chế, vướng mắc như sau:

Nhng hn chế, vướng mc do quy định ca pháp lut

V đánh giá giá tr ca tài sn hình thành trong tương lai

Theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm (1) tài sản chưa hình thành và (2) tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Việc pháp luật quy định cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đã mở ra cơ hội cho thị trường giao dịch dân sự phát triển sôi động, tuy nhiên cũng dẫn tới hệ lụy khi giải quyết tranh chấp. Theo đó, hiện nay, trừ quyền sử dụng đất, nhà ở và các bất động sản khác, tuy đã hiện hữu từ nhiều năm nhưng vẫn có thể được xác định là tài sản hình thành trong tương lai do chưa hoàn thành giao dịch liên quan hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Tuy nhiên, đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế vẫn được coi là tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thì Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc định giá, đánh giá giá trị tài sản, thậm chí có những tài sản khó có thể xác định được khi nào sẽ hình thành xong.

V xác định lut áp dng đối vi hp đồng thế chp liên quan tài sn hình thành trong tương lai

Continue reading

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN DỤNG VÀ CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ KHÁC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI TAND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THS. HOÀNG NGỌC THÀNH – Chánh tòa Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội

Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại về Hợp đồng tín dụng và các tranh chấp khác liên quan đến Ngân hàng tại TAND thành phố Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra có một số vấn đề trao đổi kinh nghiệm như sau:

I. V tranh chp Hp đồng tín dng

1. V Hp đồng tín dng (sau đây viết tt là HĐTD) có đầy đủ nhng đặc đim vn có ca mt hp đồng dân s nói chung. Tuy nhiên, vi bn cht đặc thù ca HĐTD, nên nó mang mt s đặc trưng riêng bit có th khái quát chung mà trong thc tin gii quyết các v án này chúng tôi xin lưu ý như sau:

a. Phân bit loi tranh chp dân s hay kinh doanh thương mi, do chủ thể một bên tham gia HĐTD luôn luôn là Ngân hàng hoặc các Tổ chức tài chính được phép kinh doanh tiền tệ (sau đây gọi chung là Tổ chức tín dụng và viết tắt là TCTD) và bên kia có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, phải có sự phân biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi thụ lý vụ án về kinh doanh thương mại hay vụ án dân sự. Sự phân biệt về thẩm quyền ở đây là về chủ thể và mục đích vay vốn. Nếu chủ thể vay vốn là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh và mục đích vay vốn để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thì Tòa án thụ lý vụ án kinh doanh thương mại. Đối với những trường hợp cá nhân không có đăng ký kinh doanh và mục đích vay vốn không có mục đích lợi nhuận thì Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Về luật áp dụng đối với các tranh chấp HĐTD là như nhau. Tuy nhiên, trước đây TAND thành phố Hà Nội và VKSND tối cao có hai ý kiến khác nhau về việc giải quyết loại án này liên quan đến lãi suất khi giải quyết vụ tranh chấp dân sự về HĐTD.

Continue reading

Thực tiễn xét xử các vụ án kinh doanh thương mại VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI ĐÀ NẴNG

 LÊ TỰ – Chánh Tòa kinh tê, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

1. Nhng vướng mc và bt cp

a. V áp dng th tc t tng

Th nht, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ở cấp tỉnh là kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp nhằm thu hồi vốn vay. Xuất phát từ đặc thù thẩm quyền giải quyết các loại vụ việc có yếu tố nước ngoài bao gồm chủ yếu là đương sự ở nước ngoài, tài sản bảo đảm ở nước ngoài, quá trình tiến hành tố tụng, Tòa án phải thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài và ấn định thời hạn tiến hành phiên họp hòa giải, phiên tòa phải theo qui định tại Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đơn cử, thời hạn ấn định phiên tòa không được sớm hơn 9 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Mặc dù Tòa án đã tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ phục vụ cho công tác giải quyết vụ án, nhưng phải chờ đến hạn luật định mới có thể tiến hành hòa giải hoặc xét xử. Việc giải quyết vụ án vì thế mà kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tương quan giữa giá trị nợ gốc, lãi vay và giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm giải quyết bằng bản án, quyết định. Chưa kể, việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài nhằm tống đạt văn bản tố tụng và thu thập chứng cứ hiện nay, đối với loại tranh chấp này, gần như không có kết quả, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án được toàn diện, bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Th hai, đương sự, chủ yếu là bên vay, người bảo lãnh, hoặc chủ sở hữu tài sản thế chấp thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án, cố tình vắng mặt, trì hoãn các phiên họp hòa giải, phiên tòa cũng như các phiên làm việc theo triệu tập hợp lệ của Tòa án; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về tình trạng quản lý, sử dụng tài sản thế chấp; có người thứ ba liên quan. Trên thực tiễn, đương sự là cá nhân bỏ đi nơi khác sinh sống, có dấu hiệu trốn nợ, tổ chức thường xuyên thay đổi địa chỉ trụ sở, địa chỉ nơi cư trú không thể xác định được địa chỉ cụ thể.

Continue reading

Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và các tranh chấp dân sự khác TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS. LÊ THANH PHONG – Chánh án, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

I. Khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và các tranh chấp dân sự khác trong lĩnh vực ngân hàng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý (sơ thẩm, phúc thẩm) 3.110 vụ án dân sự[1] (bao gồm án cũ chuyển qua), trong đó án kinh doanh thương mại là 677 vụ. Trong năm 2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý (sơ thẩm, phúc) 2.042 vụ án dân sự, trong đó án kinh doanh thương mại là 376 vụ. Trong tổng số các vụ án dân sự và kinh doanh thương mại mà Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý, giải quyết thì án có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng chiếm hơn 25% tổng số vụ việc.

Theo số liệu tham khảo tại trang web Wikipedia thì hiện nay trên cả nước có khoảng 102 ngân hàng, quỹ tín dụng; trong đó có đến 31 ngân hàng thương mại cổ phần, và 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại diện.

Với những số liệu nêu trên cho thấy, các giao dịch về tín dụng và giao dịch liên quan đến lĩnh vực ngân hàng là rất đa dạng và phức tạp cả về chủ thể tham gia lẫn nội dung giao dịch. Do đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng và các tranh chấp dân sự khác trong lĩnh vực ngân hàng ngày gia tăng với nhiều nội dung khác nhau.

1. Một số loại tranh chấp hợp đồng tín dụng điển hình tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Continue reading

Một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các tranh chấp TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

THS. NGUYỄN TUẤN VŨ – Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp bảo hiểm nhân thọ tại Tòa án như sau, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý như sau:

1. Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện

Hình thức và nội dung đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự. Một số Tòa án hiện nay thường không nắm vững tinh thần quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nên thường yêu cầu đương sự bổ sung nhiều giấy tờ không đúng như văn bản xác minh địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chưa đúng.

V các tài liu np kèm theo đơn khi kin

– Đối với cá nhân: Phải có bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu; Sổ hộ khẩu gia đình hoặc xác nhận đăng ký tạm trú của công an phường, xã nơi đăng ký tạm trú.

– Đối với pháp nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp đơn khởi kiện; Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; Điều lệ tổ chức và hoạt động; Giấy phép hoạt động (Đối với các ngành nghề kinh doanh có giấy phép riêng); Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật cho người được ủy quyền; CMND hoặc hộ chiếu của người ủy quyền và người được ủy quyền.

– Đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh: Quyết định thành lập chi nhánh; Đăng ký kinh doanh chi nhánh; Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; Quy chế hoạt động của chi nhánh.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm;

– Biên lai thu phí bảo hiểm; – Hồ sơ sự kiện bảo hiểm;

– Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng (nếu có);

– Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ (nếu có);

– Các công văn đòi nợ; Các công văn khất nợ, giãn nợ (nếu có);

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu phạt vi phạm, đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng (nếu có).

Lưu ý: Khi thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhiều Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự vì quá thời hiệu 03 năm quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm “kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp” là không đúng với quy định tại Điều 184 và Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đề nghị tại Hội thảo ngày hôm nay, Tòa án nhân dân tối cao nên có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất công tác xét xử các vụ án tranh chấp về bảo hiểm trong đó có quy định về thời hiệu.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Hội thảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ”, Tòa án nhân dân tối cao, Ngày 25/5/2018. Phú Quốc, Kiên Giang

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

PHAN NGUYỄN DIỆP LAN – Trưởng Ban pháp lý BHNT Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Giám đốc pháp lý & tuân thủ Công ty BHNT Manulife

I. Các quy định đặc thù về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

1. Hp đồng bo him nhân th

1.1. Các quy định ca pháp lut

Bộ luật Dân sự năm 2005 có Chương XVIII về các hợp đồng dân sự thông dụng, Mục 11 về hợp đồng bảo hiểm bao gồm 19 điều. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005 kể từ 01/01/2017 và không còn chương quy định riêng về hợp đồng bảo hiểm.

Luật Kinh doanh Bảo hiểm có Chương 2 quy định về hợp đồng bảo hiểm, bao gồm 19 điều quy định chung (từ Điều 12 đến Điều 30) và 9 điều quy định riêng cho hợp đồng bảo hiểm con người, trong đó có bảo hiểm nhân thọ (từ Điều 31 đến Điều 39).

Nghị Định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm.

Quyết định 35/2015/QĐ-TTg ban hành danh mục bổ sung hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu.

Continue reading

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP DÂN SỰ KHÁC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

NGUYỄN THÀNH LONG – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Căn cứ phản ánh của các Tổ chức tín dụng (TCTD) hội viên, Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng xin báo cáo những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án và kiến nghị, đề xuất như sau:

<p align="justify"><span style="color: rgb(128, 0, 0);"><b>Ph</b><b>ầ</b><b>n 1: Khó khăn, vư</b><b>ớ</b><b>ng m</b><b>ắ</b><b>c trong vi</b><b>ệ</b><b>c th</b><b>ự</b><b>c hi</b><b>ệ</b><b>n th</b><b>ủ</b><b> tục t</b><b>ố</b><b> tụng, gi</b><b>ả</b><b>i quy</b><b>ế</b><b>t tranh ch</b><b>ấ</b><b>p trong hoạt đ</b><b>ộ</b><b>ng ngân hàng và đ</b><b>ề</b><b> xu</b><b>ấ</b><b>t, ki</b><b>ế</b><b>n nghị</b></span></p>    <p align="justify"><b>I. Vư</b><b>ớ</b><b>ng m</b><b>ắ</b><b>c, b</b><b>ấ</b><b>t c</b><b>ậ</b><b>p c</b><b>ủ</b><b>a pháp lu</b><b>ậ</b><b>t </b></p>    <p align="justify"><b><i>1. </i></b><b><i>V</i></b><b><i>ề</i></b><b><i> vi</i></b><b><i>ệ</i></b><b><i>c gi</i></b><b><i>ả</i></b><b><i>i quy</i></b><b><i>ế</i></b><b><i>t tranh ch</i></b><b><i>ấ</i></b><b><i>p v</i></b><b><i>ề</i></b><b><i> t</i></b><b><i>à</i></b><b><i>i s</i></b><b><i>ả</i></b><b><i>n b</i></b><b><i>ả</i></b><b><i>o </i></b><b><i>đ</i></b><b><i>ả</i></b><b><i>m theo th</i></b><b><i>ủ</i></b><b><i> t</i></b><b><i>ụ</i></b><b><i>c rút gọn </i></b><i></i></p>    <p align="justify">Sau gần 01 năm kể từ ngày Nghị quyết 42/NQ-QH có hiệu lực thi hành, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 về hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn. Mặc dù vậy, đến nay tại các TCTD hầu như chưa có vụ việc nào được Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn. Thực trạng nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:</p><!--more--><p align="justify">(i) Nghị quyết 42/NQ-QH (Nghị quyết 42) cũng như nội dung hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 chỉ quy định, điều chỉnh về <i>(i) t</i><i>ranh ch</i><i>ấ</i><i>p v</i><i>ề</i><i> ngh</i><i>ĩ</i><i>a vụ giao tài s</i><i>ả</i><i>n b</i><i>ả</i><i>o đ</i><i>ả</i><i>m c</i><i>ủ</i><i>a kho</i><i>ả</i><i>n n</i><i>ợ</i><i> x</i><i>ấ</i><i>u</i><i>; và (ii) t</i><i>ranh ch</i><i>ấ</i><i>p v</i><i>ề</i><i> quy</i><i>ề</i><i>n x</i><i>ử</i><i> lý tài s</i><i>ả</i><i>n b</i><i>ả</i><i>o đ</i><i>ả</i><i>m c</i><i>ủ</i><i>a kho</i><i>ả</i><i>n n</i><i>ợ</i><i> x</i><i>ấ</i><i>u</i>. Trong khi đó quan hệ cho vay – quan hệ bảo đảm có sự liên quan mật thiết, thống nhất trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, thông thường khi xảy ra tranh chấp cần được giải quyết đồng thời. Vì vậy, trường hợp phải giải quyết tranh chấp về quan hệ tín dụng thì tranh chấp này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 42 và Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP;</p>    <p align="justify">(ii) Khoản 2, Điều 8 Nghị quyết 42 quy định <i>“Vi</i><i>ệ</i><i>c gi</i><i>ả</i><i>i quy</i><i>ế</i><i>t tranh ch</i><i>ấ</i><i>p quy định tại kho</i><i>ả</i><i>n 1 Đi</i><i>ề</i><i>u này đư</i><i>ợ</i><i>c th</i><i>ự</i><i>c hi</i><i>ệ</i><i>n theo th</i><i>ủ</i><i> tục rút gọn quy định tại B</i><i>ộ</i><i> lu</i><i>ậ</i><i>t T</i><i>ố</i><i> tụng dân s</i><i>ự</i><i>”</i>. Tuy nhiên, hiện nay các trường hợp loại trừ áp dụng thủ tục rút gọn tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (quy định cụ thể tại Điều 317) là rất rộng.</p>    <p align="justify">Từ các yếu tố pháp lý nêu trên dẫn đến việc: Khách hàng vay, bên bảo đảm đưa ra ý kiến không thống nhất/từ chối nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ được bảo đảm, giá trị định giá TSBĐ, hoặc cố tình vắng mặt khỏi nơi cư trú... nhằm tạo ra các điều kiện không đáp ứng việc áp dụng thủ tục rút gọn để trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ với TCTD. Đối với những trường hợp này, Thẩm phán được phân công giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường để tránh phát sinh trách nhiệm liên quan.</p>    <p align="justify"><span style="font-size: xx-small;">… </span></p>        <hr />        <p align="justify"><strong><span style="color: rgb(255, 0, 0);">TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ <a title="Click để tra cứu tài liệu" href="https://phapluatdansu.edu.vn/wp-content/uploads/2020/03/Nguyen-Thanh-Long.pdf"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">TẠI ĐÂY</span></a> </span></strong></p>        <hr />        <p><b>SOURCE: HỘI THẢO “THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤ[ LIẾN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN”, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM, NGÀY 04/10/2019. HỘI AN, QUẢNG NAM.</b></p></b>

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: