admin@phapluatdansu.edu.vn

BÁO CÁO SỐ 327/BC-UBTVQH12 NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 2010 VỀ GIẢI TRÌNH TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT NUÔI CON NUÔI

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2009), các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật nuôi con nuôi. Sau kỳ họp, Ủy ban pháp luật đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại một số địa phương, tổ chức hội thảo để tiếp tục lấy ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đại diện một số cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước về dự án Luật nuôi con nuôi.

Dự án Luật đã được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong quá trình hoàn thiện, Thường trực Ủy ban pháp luật và cơ quan soạn thảo đã làm việc với đại diện Đại sứ quán của 9 nước ký hiệp định nuôi con nuôi với nước ta, một tổ chức quốc tế và một số tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Sau đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo Quốc hội việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nuôi con nuôi.

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN

1. Về đối tượng và độ tuổi được nhận làm con nuôi; điều kiện của người được nhận làm con nuôi

a) Về đối tượng và độ tuổi được nhận làm con nuôi (Điều 7)

– Nhiều ý kiến đề nghị Luật chỉ điều chỉnh việc nuôi con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi; không áp dụng với trường hợp là “thương binh, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn”. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối tượng được nhận nuôi là người trên 15 tuổi, vì thực tế có phát sinh, nếu không quy định sẽ bỏ trống nhóm đối tượng này. Có ý kiến đề nghị quy định tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi là dưới 14 tuổi. Ý kiến khác đề nghị quy định tuổi trẻ em làm con nuôi “từ đủ 15 tuổi trở xuống”, vì pháp luật về hình sự, dân sự, lao động hiện hành quy định trách nhiệm đối với người trên độ tuổi này. Ngoài ra, có ý kiến băn khoăn quy định độ tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi như dự thảo Luật sẽ thấp hơn độ tuổi trong Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế năm 1993 (dưới 18 tuổi).

Continue reading

BÁO CÁO SỐ 320/BC-UBTVQH12 NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA 12 GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 11/2009) các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Trọng tài thương mại. Sau kỳ họp, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với Hội luật gia Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và nước ngoài, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan, tổ chức tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trọng tài thương mại như sau:

1. Về tên gọi của dự thảo Luật

Có ý kiến đề nghị lấy tên luật là Luật Trọng tài hoặc Luật thủ tục giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại.

Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, tên gọi của Luật này được quyết định bởi phạm vi điều chỉnh của Luật và phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Vì vậy, nếu lấy tên luật là Luật Trọng tài thì phạm vi điều chỉnh quá rộng; còn nếu lấy tên luật là Luật Thủ tục giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại, thì không bao quát được hết các nội dung của Luật này vì theo quy định của dự thảo Luật thì ngoài việc quy định trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài, thi hành phán quyết trọng tài, phạm vi điều chỉnh còn quy định cả những nội dung khác như: thẩm quyền của Trọng tài, hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài. Như vậy, với phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được quy định trong Luật này là những tranh chấp phát sinh chủ yếu từ hoạt động thương mại nên lấy tên gọi là Luật Trọng tài thương mại là phù hợp.

Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin được giữ nguyên tên gọi của dự thảo Luật.

2. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên; về tổ chức trọng tài nước ngoài, trọng tài viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cho phù hợp với quy định tại Chương XII của dự thảo Luật vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đồng thời để phù hợp với nội dung của dự thảo Luật, Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh được chỉnh lý như sau: “Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.”

Continue reading

TỜ TRÌNH CỦA BỘ TƯ PHÁP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Dự thảo ngày 02/02/2010

Kính gửi:

Chính phủ

Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản, đề án năm 2010 của Bộ Tư pháp trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm). Sau một thời gian xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, Bộ Tư pháp xin kính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Việc ban hành Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm là cần thiết xuất phát từ các lý do chủ yếu sau đây:

1. Trong thực tiễn, đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ đáp ứng lợi ích của người vay và người cho vay vốn, mà còn khuyến khích sự lưu thông nguồn vốn và giúp thị trường tín dụng hoạt động hiệu quả, an toàn, góp phần thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển. Thiết chế đăng ký giao dịch bảo đảm ra đời có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm, giúp công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức, vận hành có hiệu quả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà nước có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt liên quan trực tiếp đến mục tiêu bảo đảm an toàn tín dụng.

Bên cạnh đó, quá trình giải quyết các vụ án về tranh chấp quyền sở hữu tài sản cho thấy, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp là do các bên thiếu thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm (ví dụ: Trong vụ án tranh chấp giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GP Bank) với một số hộ dân về quyền sở hữu 47 biệt thự thuộc dự án xây dựng khu biệt thự tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội thì 47 biệt thư nêu trên là tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng giữa Cty D&T với ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GP Bank) để vay vốn thực hiện dự án đầu tư). Do không có thông tin chính thức về tình trạng pháp lý của tài sản nên các hộ dân đã mua 47 lô đất với giá 2,8 tỷ đồng/lô và khi Cty D&T không có khả năng thanh toán số vốn vay hơn 66 tỷ đồng nên đến tháng 12/2008, GP Bank đã ra thông báo chuyển quyền thụ hưởng 47 lô đất trên và GP Bank chính thức thay D&T thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp pháp đối với 47 biệt thự là tài sản đảm bảo nêu trên).

Continue reading

BÁO CÁO NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2010 CỦA THƯỜNG TRỰC ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN CỦA DỰ ÁN LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

Tài liệu phục vụ Phiên họp thứ 27 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (19.1.2010)

Kính gửi:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật An toàn thực phẩm. Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với Ban Soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN-MT) xin báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn đã được nghiên cứu và tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật.

1. Về quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lẻ

Có ý kiến đề nghị làm rõ Luật có quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với thực phẩm sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ lẻ hay chỉ quy định đối với thực phẩm sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban KHCN-MT thấy rằng, ở Việt Nam, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ còn phổ biến, liên quan trực tiếp tới đời sống của 9,4 triệu hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông sản và tiểu thương kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ tại các chợ. Vì vậy, để phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, dự thảo Luật quy định theo hướng:

– Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải bảo đảm ATTP, việc quản lý ATTP dựa trên tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Điều 3); Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn; thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)… (Điều 4), quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm (Chương II), quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (Chương III)…

Continue reading

TỜ TRÌNH CỦA BỘ TƯ PHÁP VỀ DỰ ÁN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Kính gửi:

Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII, được sự phân công của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin (sau đây gọi là Dự án Luật). Bộ Tư pháp xin trình Chính phủ những nội dung chính liên quan đến Dự án Luật như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN

Ở nước ta, quyền được thông tin của công dân, tổ chức đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã khẳng định: bảo đảm quyền được thông tin… của công dân. Thể chế hoá đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân… có quyền được thông tin… theo quy định của pháp luật” (Điều 69). Gần đây nhất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Trên phương diện quốc tế, quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự – chính trị, được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948[1], Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Các quyền này tiếp tục được khẳng định trong Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng[2], Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển và Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường. Cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ban hành luật liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của công chúng.[3]

Continue reading

KHÔNG THỂ SỬA ĐỔI LUẬT BẰNG NGHỊ ĐỊNH

LS. TRƯƠNG THANH ĐỨC

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quy định mới mang tính đột phá, nhằm hóa giải nhiều trường hợp bế tắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng lên những quy định ấy, nhiều điều khoản của dự thảo Nghị định lại trở thành trái luật.

Không công nhận, vẫn đủ tư cách?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua người đại diện theo pháp luật để xác định tư cách hợp pháp của người thay mặt doanh nghiệp trong các giao dịch kinh tế, dân sự.

Một doanh nghiệp hoạt động bình thường, thì không thể thiếu người đại diện theo pháp luật, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu không có người đại diện theo pháp luật, thì sẽ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí rơi vào tình trạng bế tắc, không có lối thoát.

Xét trên tổng thể mấy trăm ngàn doanh nghiệp, thì sự cố này xảy ra rất thường xuyên, phổ biến. Lý do thì vô khối, chẳng hạn do người đại diện bị chết, mất tích, bị cách chức, bị mất khả năng làm việc, trong khi chưa thể hoàn tất được thủ tục bổ nhiệm nhân sự mới và thay đổi đăng ký người đại diện theo pháp luật. Luật Doanh nghiệp đã không thiết kế các quy định cần thiết để xử lý tình huống éo le, do vậy, rất cần được giải quyết trong nghị định.

Tuy nhiên, dự thảo Nghị định lại đi quá xa bằng việc đưa ra một loạt quy định như: Người được ủy quyền sẽ được “làm người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện pháp luật vắng mặt trên 30 ngày.

Hay nếu thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH có hai thành viên mà bị tạm giữ, tạm giam, bỏ trốn, bị mất năng lực hành vi dân sự, thì thành viên còn lại sẽ đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Continue reading

DỰ THẢO (2) THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUI ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về xác định tài sản của vợ, chồng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn như­ sau:

1. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG

1.1. Xác định tài sản của vợ, chồng kết hôn trước ngày 03-01-1987

a) Theo quy định tại Điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 thì “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó, trong trường hợp vợ, chồng kết hôn trước ngày 03-01-1987, trước và sau khi kết hôn vợ, chồng có tài sản riêng thì tài sản riêng đó đương nhiên trở thành tài sản chung của vợ, chồng. Tòa án áp dụng quy định tại Điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 để xác định tài sản riêng mà vợ, chồng có trư­ớc hoặc sau khi kết hôn là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

b) Trong trư­ờng hợp sau ngày 03-01-1987, vợ, chồng có văn bản thỏa thuận về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, thì Tòa án căn cứ vào thỏa thuận của vợ, chồng để giải quyết. Tòa án lưu ý việc thỏa thuận đó phải là tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa…; tài sản thuộc trường hợp pháp luật quy định phải có đăng ký, chứng thực thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tòa án áp dụng quy định về trách nhiệm chứng minh và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ” để đánh giá và xác định tài sản của vợ, chồng.

Continue reading

Ý KIẾN TỔNG KẾT CỦA PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC KIÊN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 26 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA 12 VỀ DỰ THẢO LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Kính thưa các đồng chí.

Thời gian cũng hết rồi nhưng chúng tôi thấy cũng có thể gom lại một số ý kiến kết thúc mục này.

Kính thưa các đồng chí,

Thời gian thì vẫn còn và cũng còn một số bước nữa đương nhiên cũng phải làm khẩn trương trước khi hoàn chỉnh trình chính thức tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội xem xét thông qua, cho nên tiếp tục gợi mở để các đồng chí cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra nghiên cứu thêm để sẽ báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu thấy cần thiết một số điểm trước khi hoàn chỉnh dự án luật để trình với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Việc trình tiếp một số vấn đề xét thấy cần thiết với Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể diễn ra vào phiên họp tháng 4 hoặc cùng lắm là phiên họp xép của đầu tháng 5. Nhưng chúng ta với tinh thần chuẩn bị trình vào phiên họp tháng 4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vấn đề thứ nhất, về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước như thế nào thì chúng ta cũng thống nhất với nhau một tinh thần tức là thể chế chính trị của chúng ta có khác, cho nên mô hình tổ chức và mô hình quản trị quốc gia trên các lĩnh vực nó cũng khác, nó phù hợp với điều kiện nước ta. Chính vì thế cho nên hướng chung đồng ý với việc xác định địa vị pháp lý như trong dự thảo. Nhưng những điều quy định ở trong dự án luật phải tiến dần đến những chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương để nó phù hợp với Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Chính vì thế cho nên bữa trước khi làm việc với các ngành tôi có đề nghị với các đồng chí có một phụ lục để gửi các vị đại biểu Quốc hội, một bên nếu là Ngân hàng Nhà nước thì chức năng và nhiệm vụ cụ thể anh làm những việc gì? một bên là Ngân hàng Trung ương chức năng nhiệm vụ cụ thể anh làm những việc gì, cái nào giống nhau, cái nào khác nhau để các vị đại biểu Quốc hội người ta xem xét, người ta đối chiếu với những nội dung quy định ở trong dự thảo luật này. Đề nghị các đồng chí cũng cố gắng sưu tầm và chuẩn bị.

Continue reading

KỶ YẾU HỘI THẢO VỀ DỰ THẢO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức tại Hà Nội các ngày 24, 25/09/2009

(Kỷ yếu này chỉ ghi lại những nội dung trao đổi chính tại Hội thảo)

Thuyết trình viên :

– Ông Jean-Pierre Ancel, Chánh tòa danh dự Tòa án Tư pháp tối cao Cộng hòa Pháp

– Bà Corinne Montineri, Chủ nhiệm Ban Thư ký Ủy ban của Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

– TS. Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ QUỐC TẾ

I. KHUYNH HƯỚNG HIỆN NAY CỦA PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ QUỐC TẾ (Ông Jean-Pierre Ancel, Chánh tòa danh dự Tòa án Tư pháp tối cao Cộng hòa Pháp)

Tôi xin giới thiệu tổng quát về pháp luật của Pháp về trọng tài quốc tế, bắt đầu bằng hai nhận xét chính. Tôi sử dụng cụm từ “pháp luật của Pháp về trọng tài quốc tế” do Pháp không có Luật Trọng tài (điều này khác với nhiều nước từ 15 năm trở lại đây đã thông qua Luật Trọng tài). Ở Pháp, trọng tài được coi là lĩnh vực của tố tụng dân sự, được điều chỉnh bởi nghị định, không phải bởi luật. Vậy nên một nghị định cơ bản được ban hành vào năm 1981 (cho đến nay chưa hề bị sửa đổi). Điều này dẫn tới nhận xét thứ hai của tôi là: trong pháp luật của Pháp, hầu hết các quy định, thậm chí các quy định cơ bản nhất về trọng tài, đều bắt nguồn từ thực tiễn xét xử. Tòa án đã đưa ra hầu hết các quy định quan trọng về trọng tài, đặc biệt về trọng tài quốc tế.

Trong pháp luật của Pháp, có 3 nguyên tắc lớn mang tính chủ đạo điều chỉnh lĩnh vực trọng tài quốc tế. Nguyên tắc thứ nhất là tính độc lập và tính có hiệu lực của điều khoản trọng tài quốc tế. Nguyên tắc thứ hai là đảm bảo phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành công bằng và sự can thiệp của Tòa án phải rất hạn chế. Nguyên tắc thứ ba là quy chế pháp lý đặc biệt của phán quyết trọng tài quốc tế phải được chấp nhận. Trong đó, nguyên tắc thứ nhất mang tính truyền thống, hai nguyên tắc còn lại mới mẻ hơn trong luật so sánh.

Continue reading

DỰ THẢO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI CÓ Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

Dự thảo Luật này đã được một số chuyên gia Pháp và Liên Hợp quốc đóng góp ý kiến trong khuôn khổ các cuộc hội thảo do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức ngày 4-5/06/2009 và 24-25/09/2009. Đó là các chuyên gia sau đây:

1. Bà Laurence Kiffer, Luật sư Văn phòng luật sư Teynier, Pic & Associés, Đoàn luật sư Paris, Cộng hòa Pháp

2. Ông Eric Teynier, Luật sư Văn phòng luật sư Teynier, Pic & Associés, Đoàn luật sư Paris, Cộng hòa Pháp

3. Bà Corinne Montineri, Ủy ban Liên Hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

4. Ông Jean-Pierre Ancel, Chánh tòa danh dự Tòa thương mại, Tòa án tư pháp tối cao Cộng hòa Pháp.

LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Về tiêu đề của Luật:

Chuyên gia Pháp đề xuất bỏ từ “thương mại” để mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài.

Chuyên gia Ủy ban Liên Hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) cho rằng nếu giữ lại từ “thương mại” thì phải xét xem liệu khái niệm “thương mại” trong luật Việt Nam có được hiểu theo nghĩa rộng không. Về vấn đề này, Luật trọng tài mẫu của UNCITRAL nêu rõ “thuật ngữ thương mại phải được giải thích theo nghĩa rộng, nhằm bao hàm những vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ thương mại, hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng”.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Quốc hội ban hành Luật Trọng tài thương mại.

Continue reading

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUI ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC (Dt 1)

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

Điều 2. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;

c) Các trường hợp do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

Continue reading

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUI ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

Điều 2. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;

c) Các trường hợp do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

Continue reading

DỰ THẢO LUẬT NUÔI CON NUÔI: CẦN QUI ĐỊNH CỤ THỂ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NUÔI CON NUÔI

PHẠM ĐỨC THÀNH

Việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện được quy định gần như tách bạch trong hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau. Dự thảo Luật Nuôi con nuôi điều chỉnh thống nhất vấn đề này, nhằm mục đích đem lại mái ấm gia đình và lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu Dự thảo Luật cho thấy, một số nội dung cần được cân nhắc để quy định phù hợp hơn.

Nên coi trọng mục tiêu nuôi con nuôi trong nước

Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã quy định cả vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế. Điều này là hợp lý. Tuy nhiên, nên coi trọng mục tiêu nuôi con nuôi trong nước. Bởi, tìm mái ấm cho các em tại quê hương gốc sẽ góp phần làm dịu nỗi đau bị bỏ rơi, mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Nuôi con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng, khi không thể thu xếp ở trong nước. Do đó, dự thảo Luật Nuôi con nuôi cần quy định theo hướng kéo dài thời gian tìm mái ấm trong nước cho trẻ. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 1 Điều 15 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi quy định: “UBND cấp xã có trách nhiệm tìm biện pháp hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương hoặc thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương, trong thời hạn 30 ngày để tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, thì việc thông báo tìm gia đình thay thế được thực hiện kết hợp với thông báo về trẻ em bị bỏ rơi trước khi làm thủ tục khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Việc cho trẻ em làm con nuôi được giải quyết sau khi hết thời hạn thông báo”. Như vậy, quy định về thời hạn tìm mái ấm cho trẻ em trong nước là quá ngắn, nên kéo dài hơn, khoảng từ 4 đến 6 tháng là phù hợp. Đây là thời gian cần thiết để các cơ quan chức năng có thể thực hiện được các biện pháp tìm mái ấm cho trẻ em ở trong nước. Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: